Chạy vào công an hết bao nhiêu tiền

(ĐTCK) Muốn "chạy việc" cho con vào những ngành công an, y tế, nhiều gia đình mất trắng tiền bạc vì gặp phải đối tượng lừa đảo.

Trong hai ngày 31/10 và 1/11, Tòa án nhân dân TP. Hà Nội đã xét xử vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn nhận xin việc vào các ngành công an, y tế.

Theo kết quả điều tra, trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến tháng 6/2016, các bị cáo Trần Trọng Quyền (SN 1984, trú tại Hải Phòng), Lê Đức Thọ (SN 1974, trú tại Nam Định), Nguyễn Thị Thanh (SN 1970, trú tại Hà Nội), Nguyễn Trọng Mạnh (SN 1983, trú tại Thái Bình), Đỗ Thị Len (SN 1989, trú tại Thái Bình) đã thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền của nhiều gia đình có nhu cầu xin việc làm.

Các bị cáo mạo nhận quen biết với nhiều lãnh đạo ngành công an, y tế, có khả năng xin việc vào các ngành này.

Bị cáo Trần Trọng Quyền làm giả các giấy tờ như thư đề nghị, thông báo tuyển dụng, quyết định tuyển dụng của lãnh đạo Bộ Y tế, Bộ Công an có dấu đỏ sau đó chụp lại hình ảnh bằng điện thoại và gửi cho người xin việc để họ tin là đã xin việc được cho nhiều người.

Các bị cáo còn tạo niềm tin bằng cách bố trí người bị hại đi khám sức khỏe tại Bệnh viện 19/8, dẫn các bị hại vào trụ sở của Viện Chiến lược và Khoa học Công an...

Các gia đình có nhu cầu xin việc tin tưởng các bị cáo làm được nên đã đưa tiền, hồ sơ nhờ xin việc. Sau khi nhận tiền, các bị cáo không thực hiện việc gì để giúp các gia đình đạt được mục đích. Số tiền đã nhận các bị cáo sử dụng chi tiêu cá nhân hết và không trả lại.

Căn cứ vào các giấy tờ tài liệu thu giữ được, cơ quan điều tra đã tiến hành xác minh đối với 43 trường hợp. Chỉ có 8 trường hợp làm đơn tố cáo hành vi lừa đảo

Đơn cử, trường hợp anh Vũ Đức Mạnh xin cho em trai Vũ Mạnh Dũng vào Bệnh viện Đa khoa Sơn Tây, anh Mạnh đã đưa hồ sơ và 100 triệu đồng cho Nguyễn Thị Thanh nhờ xin việc.

Quá trình trao đổi, các bị cáo nhiều lần hứa hẹn, cam kết xin được việc cho anh Dũng nên gia đình anh Dũng đã đưa thêm 2 lần tiền. Tổng cộng, số tiền đã đưa là 280 triệu đồng. Các bị cáo nhận tiền nhưng không xin được việc như đã hứa hẹn.

Một trường hợp khác, anh Đỗ Thanh Tùng muốn xin vào làm trong ngành công an. Các bị cáo yêu cầu chi phí 650 triệu đồng, đưa trước 80%, còn 20% khi nào nhận quyết định đi làm thì chuyển nốt. Gia đình anh Tùng đã chuyển cho các bị cáo 550 triệu đồng nhưng không thấy được gọi đi làm.

Tổng số tiền các bị cáo đã chiếm đoạt của 8 bị hại xin việc là 4,9 tỷ đồng.

Với hành vi này, Tòa án nhân dân TP. Hà Nội đã tuyên phạt các bị cáo Trần Trọng Quyền mức án 15 năm tù, Lê Đức Thọ nhận 10 năm tù, Nguyễn Thị Thanh 12 năm tù, Nguyễn Trọng Mạnh 12 năm tù, Đỗ Thị Len 12 năm tù vì tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

(Thanh tra) - Viện Kiểm sát Nhân dân TP Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố Nguyễn Vũ Giang (SN 1983) về tội danh “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Bị can Giang nguyên là Phó Đồn trưởng Đồn Công an Văn Nhân, huyện Phú Xuyên.

Nhiều người cả tin đã bị lừa số tiền lớn với mong muốn xin việc vào ngành Công an. Ảnh minh họa: Quang Đông

Theo cáo trạng, ngày 30/5/2019, anh Nguyễn Đức Đan (ở Đống Đa, Hà Nội) và ông Nguyễn Văn Hưng (ở Thường Tín, Hà Nội) có đơn gửi Công an huyện Phú Xuyên, Hà Nội) tố cáo Nguyễn Vũ Giang lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Quá trình xác minh, cơ quan công an xác định, Nguyễn Vũ Giang không có chức năng xin học, xin chuyển vào ngành công an.

Trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 10/2017, Giang vẫn giới thiệu với nhiều người rằng mình có mối quan hệ, có thể xin học vào các trường trung cấp công an và xin cho các trường hợp khi hết thời gian nghĩa vụ công an được chuyển vào biên chế trong ngành.

Tin tưởng Giang, một số người đã đưa tiền và hồ sơ để bị can giúp xin học và xin vào ngành công an. Song, tất cả đều bị lừa đảo, chiếm đoạt số tiền lớn.

Anh Nguyễn Đức Đan xin cho người quen vào biên chế ngành công an sau khi kết thúc thời gian nghĩa vụ. Do từng là bạn học tại Học viện Cảnh sát nhân dân, anh Đan đã nhờ Giang giúp với chi phí 520 triệu đồng. Nhận tiền xong, Giang không làm gì để giúp đỡ.

Một vụ việc khác, cuối tháng 10/2017, ông Nguyễn Văn Hưng nhờ Giang xin cho con trai là công an nghĩa vụ được vào biên chế trong ngành. Giang nói trong 2 tháng sẽ xin cho con trai ông vào học tại Trường Trung cấp Công an hoặc chuyển chuyên nghiệp biên chế trong ngành, với chi phí 650 triệu đồng.

Ông Nguyễn Văn Hưng đồng ý và đã giao cho Giang 650 triệu đồng. Sau khi nhận tiền, Giang không xin được việc như đã cam kết, cũng không trả lại tiền cho người bị hại.

Cáo trạng xác định, tổng số tiền Nguyễn Vũ Giang đã nhận từ anh Đan và ông Hưng là hơn 1,1 tỷ đồng. Bị can đã trả lại một phần, còn lại chiếm đoạt 580 triệu đồng.

Theo lời khai của Giang, sau khi nhận tiền của các bị hại, Giang đã chuyển tiền cho một người tên Đỗ Tuấn Anh, giảng viên tại Học viện Cảnh sát để nhờ người này giúp “chạy việc”. Tuy nhiên, sau đó Giang không liên lạc được với người này và cũng không được trả lại tiền.

Quá trình điều tra, cơ quan công an triệu tập Tuấn Anh đến làm việc để làm rõ nhưng người này đã bỏ trốn. Cơ quan điều tra đã ra lệnh truy nã do Tuấn Anh có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong một vụ án khác.

Cơ quan điều tra đã tách hành vi liên quan đến Tuấn Anh trong vụ án này để tiếp tục điều tra, làm rõ và xử lý sau.

Chạy vào ngành công an hết báo nhiêu tiền?

trúng tuyển Học viện Cảnh sát nhân dân kỳ thi năm 2019. Nếu không trúng tuyển thì sẽ học một trong các trường trong ngành Công an nhân dân hoặc trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân 6 – Bộ Công an. Dung nói chi phí “chạy trường” khoảng 800 triệu đồng, đợi con trai chị T. học xong lớp 12 sẽ làm việc cụ thể.

Học Công an cần học những môn gì?

Những môn học như pháp luật, kỹ năng điều tra, kỹ năng giao tiếp, an ninh mạng, quản lý và lãnh đạo, võ thuật và thể dục quân sự,… Sau khi tốt nghiệp, cán bộ, chiến sĩ trong ngành Công an sẽ phải tiếp tục tham gia đào tạo, huấn luyện để cập nhật kiến thức mới và nâng cao kỹ năng của mình.

Giả danh công an bị tội gì?

Người có hành vi giả danh lực lượng Công an nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Công an nhân dân ra trường làm gì?

Sau khi tốt nghiệp, học viên trường Công an có thể làm việc tại: Công an xã/ phường: quản lý nhân khẩu, hộ khẩu; quản lý an ninh trật tự; phòng chống tội phạm trên địa bàn xã/ phường;… Công an quận/ huyện: quản lý nhân khẩu, hộ khẩu; quản lý an ninh trật tự; phòng chống tội phạm trên địa bàn quận/ huyện;…