Cây dừa thường sống ở đâu

Dừa là loại cây được trồng ở hầu khắp nhiều tỉnh thành của Việt Nam. Hình ảnh cây dừa được gắn liền với nhiều bài thơ, câu hát và cả trong tranh ảnh từ bao đời nay. Đối với người Việt, cây dừa mang đến hình ảnh của làng quê yên bình, đậm chất yêu thương.

Bạn đang xem: Đặc điểm sinh học cây dừa

Nhiều người chúng ta chỉ biết trái dừa là trái cây uống nước, làm bánh mứt ngọt ngào, thơm mát. Nhưng ít ai biết toàn bộ cây dừa còn mang rất nhiều lợi ích cho cuộc sống con người. Vậy đó là lợi ích gì ? Việc trồng và chăm sóc dừa có khó hay không?,… Cùng Cây Cảnh Store tìm hiểu tận gốc rễ về cây dừa ngay bài viết sau đây nhé!

Cây dừa thường sống ở đâu

Cây dừa gắn liền với hình ảnh làng quê Việt Nam

Tìm hiểu chung về cây dừa

Cây dừa là gì

Cây dừa có tên khoa học là Cocos Nucifera và nó đã xuất hiện trên trái đất từ rất lâu, từ thời tiền sử ở vùng Melanesie. Sau đó nó phát triển, mọc dần theo các bờ biển đến nhiều vùng nhiệt đới.

Đây là loại cây có thân thẳng và cao lớn, có thể cao lên đến 30m. Cây dừa được nhiều quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng lựa chọn là nguồn canh tác chính. Và nó đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế cao cho người dân.

Đặc điểm của cây dừa

Cây dừa có khả năng sinh trưởng cực tốt trên đất pha cát, đặc biệt có thể sống trong môi trường nước ngập mặn. Dưới đây là những đặc điểm nhận biết bên ngoài của cây dừa:

Thân cây dừa: không phân nhánh, mọc thẳng và có chiều cao trung bình từ khoảng 15 đến 20m. Trong 4 năm đầu tiên cây phát triển chậm và có thân cây ngắn.

Lá cây dừa: một cây dừa trưởng thành bình thường sẽ có khoảng 30-35 tàu lá và chiều dài mỗi tàu là 5-6m. Lá dừa chia làm 2 phần là phần cuống và phần chét lá xếp đều trên cuống.

Hoa cây dừa: hoa dừa sẽ mọc ở nách lá, mỗi nách lá sẽ mang một cụm hoa trắng ngà. Từ lúc trồng đến khi dừa có hoa là khoảng 30-40 tháng.

Rễ cây dừa: khi mới ra rễ non thì có màu trắng và sẽ chuyển sang màu nâu đỏ khi phát triển lên. Nó có một bộ rễ phát triển liên tục, đặc biệt là sự mãnh mẽ ở phần đáy gốc.

Cây dừa thường sống ở đâu

Đặc điểm rễ cây dừa

Các loại dừa nổi tiếng tại Việt Nam

Có thể nói đất nước Việt Nam là nơi rất thích hợp để trồng dừa, đặc biệt là Bến Tre vùng đất gắn với hình ảnh cây dừa. Ngày nay, ngoài những loại dừa truyền thống thì con người đã lai tạo ra nhiều loại giống dừa khác nhau. Đem lại hiệu quả kinh tế cao và có hương vị mới lạ hơn. Bài viết này sẽ kể tên một vài loại dừa phổ biến và được nhiều người yêu thích nhất hiện nay.

Dừa xiêm xanh

Đây là loại dừa cho trái rất sai, nó thường được dùng để uống nước là phổ biến. Có lớp vỏ mỏng màu xanh, có thể tích nước từ 250-350 ml/trái, vị ngọt thanh mát. Giống dừa này mang lại năng suất cao, bình quân 140-150 trái/cây, ra hoa sớm độ khoảng 2,5-3 năm trồng.

Dừa dứa

Đây có thể xem là dừa uống nước có chất lượng cực ngon. Có giá trị kinh tế cao, bởi hiện nay nhu cầu tiêu thụ loại dừa này rất lớn. Toàn bộ cây dừa đều tỏa hương thơm lá dứa đặc trưng. Uống một ngụm nước dừa dứa vào, bạn sẽ mang một cảm giác thư giãn, mát mẻ.

Dừa sáp

Giống dừa này là đặc sản của tỉnh Trà Vinh, với tên gọi khác là dừa kem hoặc dừa đặc ruột. Trái dừa sáp có cơm dày, xốp mềm, hương thơm nhẹ, nước thì sền sệt. Nó thường được dùng để chế biến thành kem, bánh kẹo hoặc nhiều món tráng miệng thơm ngon.

Hoa dừa sáp xuất hiện trong khoảng 4-4,5 năm trồng, năng suất đạt khoảng 50-60 trái/cây. Mật độ dừa sáp tự nhiên chỉ chiếm khoảng 20-25%, còn lại là những cây dừa bình thường.

Dừa ta

Đây là loại dừa phổ biến nhất tại Việt nam, nó sở hữu thân hình cao, là loại dừa truyền thống. Có kích thước lớn, cơm dày, hàm lượng dầu cao từ 63-65%.

Trái dừa ta có 3 khía khá rõ, đặc biệt dừa này có 3 lớp áo thường được gọi: dừa ta xanh, ta vàng và dừa lửa. Năng suất đạt được khoảng 60-70 trái/cây.

Dừa Tam Quan

Giống dừa này có nguồn gốc từ vùng đất Tam Quan – Bình Định, với màu sắc đẹp. Loại dừa này được người xưa lưu truyền có tính mát nên dùng để chữa bệnh.

Năng suất đạt được 100-120 trái/cây và ra hoa trong 3 năm trồng. Ngày nay, theo đánh giá loại dừa này có năng suất không cao nên chỉ được trồng ở một vài nơi.

Công dụng từ các bộ phận của cây dừa

Dừa được xem là loài cây có công dụng ngoài sức tưởng tượng. Toàn bộ các bộ phận của nó đều có mang một chức năng khác nhau. Bạn hoàn toàn có thể tìm thấy những được những món đồ được tạo ra từ cây dừa ngay xung quanh mình.

Công dụng của loài cây này đặc biệt như thế nào, tại sao lại được ca tụng như vậy. Xem ngay nội dung dưới đây để tìm hiểu kỹ hơn.

Nước dừa

Không gì bàn cãi, nước dừa là thứ thức uống giải khát nhiều dinh dưỡng nhất. Có tác dụng làm mát, thải độc, giải nhiệt cơ thể. Mùa hè nước dừa chính là sự lựa chọn tốt nhất để làm mát cơ thể. Bác sĩ khuyên phụ nữ mang thai nên uống nước dừa thường xuyên để tạo nhiều nước ối, giúp cho việc sinh con dễ dàng hơn.

Xem thêm: Tại Sao Không Xem Được Hình Trên Web, Lỗi Không Hiển Thị Hình Ảnh Trên Web

Các chuyên gia đã tìm thấy nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể như: đường, đạm, vitamin, các chất chống oxy hóa trong nước dừa. Bên cạnh đó, chuyên gia cùng khuyên không nên lạm dụng việc uống nước dừa quá nhiều trong một ngày. Bởi trong dừa cũng chưa nhiều hàm lượng kali nên hạn chế uống khi ra nhiều mồ hôi hoặc lao động nặng.

Cây dừa thường sống ở đâu

Hình ảnh trái dừa Việt NamLá dừa

Thời bé, lá dừa là thứ có thể tạo ra nhiều món đồ chơi nhất như: đồng hồ, chong chóng, làm nhà, con cào cào,… Lá dừa như cả một ký ức tuổi thơ của nhiều người con nông thôn Việt Nam.

Còn trong cuộc sống nó có thể làm nên nhiều vật dụng trong gia đình như cây chổi, giỏ lát, thảm,.. Ngoài ra nó cũng là những mái nhà lá đặc trưng của những ngôi nhà vùng Tây Nam Bộ.

Thân cây dừa

Những cây dừa đã không còn đem lại kinh tế sẽ được bổ ra thành những mảnh gỗ vô cùng chắc chắn. Nó có tính chất ưa nước, bền nên được dùng rất nhiều trong đê, đấp, hay gia cố trong các công trình thủy lợi.

Không những thế, thân dừa còn có thể tạo ra nhiều đồ nội thất trang trí được ưa chuộng. Từng sản phẩm tạo ra từ thân dừa có gia trị cực kỳ cao. Dựa vào độ bền cũng như nét tự nhiên trong chính hình ảnh cây dừa.

Cây dừa thường sống ở đâu

Thân cây dừa Việt NamXơ dừa

Những người đi biển hoặc đi rừng họ thường đôt xơ dừa để tạo ra khói xua đuổi muỗi, côn trùng. Mùi hương tỏa ra an toàn, không ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng. Vì cũng là nguyên liệu dễ cháy nên dùng để làm chất đốt ở những ngôi nhà vùng quê.

Ngoài ra, dưới sự tài tình của những nhà sản xuất họ bện xơ dừa lại với nhau từ đó tạo ra nhiều mặt hàng gia dụng phục vụ cho cuộc sống. Có thể kể đến như: thảm, đệm, dây thừng hay bàn chải,…

Vỏ dừa

Công dụng có thể thấy ngay tức thì đó là làm nguyên liệu đốt thay cho than củi. Tiếp theo đó là vỏ dừa tạo nên những chiếc bát nhẹ, đẹp. Hoàn toàn có thể thay thế bát ăn cơm thông thường. Hoặc là những chiếc gáo dừa mà ngày xưa ông cha ta vẫn thường dùng mà ngày nay bạn vẫn nhìn thấy trên phim ảnh.

Một khả năng khác mà ít ai ngờ tới, dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân những chiếc vỏ dừa thô sơ lại biến hóa thành các loại nhạc cụ đắt giá. Âm thanh phát ra mang đúng chất truyền thống dân tộc, mùi quê hương. Có thể bạn không tin nhưng nó còn có thể tạo thành cốt liệu thô rất hữu dụng trong dầm bê tông cốt thép.

Cơm dừa

Nó còn có tên gọi khác là cùi dừa, chính là phần thịt trắng tươi bên trong lớp vỏ. Bạn cỏ thể ăn trực tiếp và tận hưởng vị ngọt, béo ngậy và đạm đà hương vị nước cốt dừa. Đây cũng là nguyên liệu chính để ép và nấu ra loại dầu dừa rất tốt cho nấu nướng và làm đẹp.

Cây dừa thường sống ở đâu

Hình cơm dừa, củi dừa

Có thể nói vào dịp Tết Nguyên Đán Việt Nam, mứt dừa là món ăn không thể thiếu. Nó như là nét đặc trưng trong ẩm thực ngày tết vậy. Và để tạo nên món mứt thơm béo ấy nguyên liệu chính đó là cơm dừa kết hợp với sự khéo léo của các bà, các mẹ hay các chị. Ấy thế mà vẫn chưa hết khả năng của cùi dừa, nó còn được dùng làm nhiều món ngon cho bữa cơm gia đình hằng ngày như: kho thịt, kho cá,…

Rễ dừa

Đây ắt hẳn là điều mà rất nhiều người không biết, rễ dừa thì có công dụng gì chứ?

Các bạn không thể tin được, rễ dừa là nguyên liệu để sản xuất nhiều loại thuốc chữa chứng tiêu chảy và bệnh lỵ. Bên cạnh đó chỉ với vài nhánh rễ dừa đem đi đun sôi là có ngay màu thuốc nhuộm cực tốt. Đặc biệt nó còn được sử dụng để làm ra bàn chải đánh răng hằng ngày.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc dừa

Dừa là loài cây sống lâu năm, cần thời gian để sinh trưởng và phát triển. Chính vì thế người trồng dừa phải thật sự kiên nhẫn. Có như thế mới đem lại kết quả như mong đợi, những quả dừa trĩu nặng và ngọt nước.

Dưới đây là những thứ cần chuẩn bị và thực hiện khi trồng và chăm sóc dừa:

Chọn Đất trồng cây dừa

Như đã nói dừa có sức sống mạnh mẽ và không kén chọn đất. Nhưng khi đã trồng mang tính chất kinh tế bạn cũng nên lưu tâm đến vấn đề đât trồng. Dừa sẽ mang đến năng suất cao nếu được trồng ở những nơi gần mương nước, bồi bùn hay kênh rạch.

Cây dừa sử dụng phân bón nào

Khi trồng dừa phải bón lót 10-15kg phân chuồng trộn với 0.5kg phân NPK loại 16-16-8 để cung cấp dinh dưỡng cho cây.

Nên chọn giống dừa nào

Nên chọn những cây có chiều cao từ 0,3-0,35m. Có sức sống mạnh mẽ, không có hiện tượng úa, nhũng hay sâu bệnh.

Các bước trồng dừa

Đất đào hố kích thước 70 x 70 x 70 cm và đã được bón lót. Sau đó lấy cây con và cắt tỉa bớt rễ và lá. Tiếp đến nhúng cây vào nước phân và để vào hố rồi lấp đất. Lưu ý khoảng cách trồng dừa là từ 3-5 m.

Cây dừa thường sống ở đâu

Trồng và chăm sóc dừa đạt năng suất caoChăm sóc cây dừa

Trong vài ba tháng đầu phải che chắn để cây được cố định. Ddảm bảo mặt đất luôn ẩm, lượng nước đầy đủ để cây phát triển nhanh và xanh tươi.

Phòng ngừa và diệt trừ sâu bọ: đối với cây dừa, kiến là loài phá hoại nhiều nhất, ngoài ra còn có các loại bọ dừa, chuột, sâu. Chính vì thế phải có những biện pháp ngăn ngừa ngay từ lúc đầu. Bạn có thể bắt đầu điều đó với 2 cách: thứ nhất hòa 25% bột Aldrin vào nước có nồng độ 0.5%, thứ hai hòa Confidor 100 SL vào nước với tỷ lệ 30ml trong 10 lít nước.

Qua bài viết trên ắt hẳn các bạn đã hiểu rõ những công dụng tuyệt vời mà cây dừa mang lại. Đây không chỉ là loài cây mang giá trị tinh thần như trong thơ ca mà nó còn là thứ mang lại giá trị hiện thực, giá trị kinh tế cho nhiều người.