Câu hỏi lấy điểm 9 10 môn hóa năm 2024

TPO - Chiều nay, 3/7, thí sinh cả nước đã kết thúc bài thi môn Hóa học. Nhiều giáo viên và thí sinh cho rằng đề thi có khoảng 60% là dễ ăn điểm nhưng để đạt điểm 9-10 thì khó.

Đề thi gồm 50 câu, được đánh giá đúng theo kết cấu của đề minh họa. Theo một số thí sinh, đề thi khá dài, nhiều câu hỏi khó, phân loại thí sinh cao.

Tại điểm thi của Đại học Sư phạm Hà Nội, ĐH Bách Khoa Hà Nội, nhiều thí sinh kết thúc môn thi với tâm trạng thoải mái.

Thí sinh Duy Anh (Hà Nội) cho biết, đề được phân chia thành 2 phần rõ ràng, 30 câu dành cho thí sinh trung bình cũng có thể làm được. Từ câu 30 đến câu 50 để phân loại thí sinh khá, giỏi với nhiều câu hỏi khó.

“35 câu đầu em làm chỉ mất 15 phút nhưng từ câu 36 trở đi thì thực sự khó. Câu dễ thì cực dễ nhưng câu khó thì chỉ dành cho học sinh giỏi mới làm được. Có nhiều câu thực sự em không tính ra, phải đành dựa may rủi", thí sinh Duy Anh chia sẻ.

Tương tự, thí sinh Nguyễn Tuấn Đạt (Ninh Bình) cho hay, dù cố gắng, mình chỉ làm được trên 50%: “các câu về lý thuyết trong đề khá dễ nhưng có khoảng 10 câu em cho là cực khó. Đề này 5 điểm thì dễ nhưng để đạt 9-10 thì quá khó”.

Thầy Nguyễn Thành Sơn, tổ trưởng tổ Hóa (trường THPT Anhxtanh Hà Nội) cho biết, đề thi có 60% câu hỏi lý thuyết 40% bài tập tính toán. Phần hóa đại cương - vô cơ lớp 10 có 5 câu, phần hữu cơ lớp 11 có 10 câu, phần hóa vô cơ lớp 12 có 20 câu phần hữu cơ lớp 12 có 15 câu.

Cũng theo thầy Sơn nhận xét, đề có 30% các câu hỏi thuộc chương trình lớp 10, 11 và 65% câu hỏi thuộc chương trình lớp 12. 30 câu đầu (chiếm 60%) rất dễ, chỉ yêu cầu kiến thức cơ bản, nhìn qua có thể làm được ngay nên học sinh trung bình dễ dàng đạt 5-6 điểm.

40% câu hỏi còn lại có mức độ khó tăng dần đáp ứng được yêu cầu phân hóa cho mục đích tuyển sinh đại học, trong đó có 5 câu (chiếm 10%) câu hỏi thực sự khó khiến học sinh mất nhiều thời gian để tìm được hướng giải.

“So với đề minh họa thì các câu cơ bản dễ hơn. Phần bài tập có độ khó tương đương. Đề thi đáp ứng được hai yêu cầu tốt nghiệp và xét tuyển đại học. Với đề thi này, học sinh khá có thể được 8, 9 điểm. Điểm 10 sẽ khó khăn”- Thầy Sơn nhận định.

Thạc sỹ, thầy giáo Nguyễn Hoàng Lâm (Giáo viên Tuyensinh247.com, Trường THPT Yên Hòa, Cầu Giấy, HN) nhận xét: Đề thi ra đúng tinh thần chỉ đạo của Cục khảo thí, 30 câu đầu rất cơ bản, dành cho HS thi TN. Có sự phân loại rõ ràng hơn ở 20 câu sau. Đề bám sát chương trình, không có kiến thức mở rộng, có tích hợp thí nghiệm và kiến thức thực tế. Các câu khó bám sát đề thi minh họa do Bộ cung cấp, VD như câu 45,46,47 (của mã đề 357). Nhìn chung, các phương pháp giải toán thường dùng là bảo toàn electron, bảo toàn khối lượng, quy đổi… không mang tính chất quá đánh đố HS. Số câu khó phân phối đều cho 2 phần vô cơ và hữu cơ.

Tỷ lệ câu hỏi lý thuyết với câu hỏi bài tập là 27/23. Tuy nhiên, các câu hỏi lý thuyết trong đề đa phần là các câu hỏi dễ. Trong đó có 16 câu ở cấp độ nhớ (học sinh chỉ cần nhớ lại kiến thức trong SGK là có thể làm được), còn lại 11 câu lý thuyết ở mức độ hiểu (học sinh phải biết phân biệt, so sánh…các dữ kiện lý thuyết có trong đề bài để làm), một số câu lý thuyết đòi hỏi liên hệ kiến thức thực tế. So với đề thi THPT quốc gia môn Hóa học năm 2015 thì các câu lý thuyết trong đề thi năm 2016 có sự khác biệt là giảm lượng câu hỏi ở mức độ nhớ, tăng lượng câu hỏi ở mức độ hiểu.

Ngược lại, các câu tính toán trong đề có độ khó tăng dần: khoảng 10 câu ở mức độ dễ và trung bình, 13 câu còn lại ở mức độ khó và cực khó. So với đề thi THPT quốc gia môn Hóa học năm 2015 thì các câu tính toán trong đề thi năm 2016 có nhiều dạng bài mới và nhiều “bẫy” làm tăng độ khó của đề hơn.

Xét về mặt kiến thức, nội dung kiến thức trong đề thi nằm rải rác ở cả 3 lớp 10, 11, 12. Đề năm 2016 không có câu hỏi về tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học. Riêng phần kiến thức về phản ứng oxi hóa khử không thể hiện rõ rệt trong đề thi như những năm trước, mà nằm xen kẽ trong các bước làm ở một số bài tập tính toán khó.

Một số chuyên đề có lượng câu hỏi khá nhiều trong đề thi:

  • Bài tập về sắt – một số kim loại nhóm B và hợp chất
  • Tổng hợp nội dung kiến thức hoá học vô cơ.
  • Chuyên đề amin-amino axit-protein.
  • Tổng hợp nội dung kiến thức hoá học hữu cơ.

Theo nhận định: Đề năm nay không có câu đánh đố, không có câu công thức lạ, nhưng đáp án gây nhiễu khá tốt khiến nhiều học sinh dễ bị mắc “lừa”. Học sinh trung bình có thể đạt 6 điểm nhờ làm được 30 câu đầu, đây được đánh giá là những câu hỏi cơ bản. Học sinh khá có thể đạt 8 điểm nhờ làm được 40 câu trong đề thi. Teen có thể dễ dàng làm được các câu trên nếu theo học các chuyên đề trong giải pháp PEN.

Mặc dù vậy, trong đề vẫn có 10 câu ở mức độ cực khó, do đó nếu teen không có phương pháp học hiệu quả để hiểu sâu kiến thức thì sẽ khó có thể đạt điểm 8-10. Tuy nhiên, vẫn có nhiều 98ers làm bài rất tốt. Theo phản ánh, các em đều tự tin mình sẽ đạt kết quả cao (hầu hết đều tự tin sẽ được điểm trên 9) vì đã luyện những dạng bài tập tương tự với câu hỏi trong đề. Cụ thể như sau:

  • Phần vận dụng cao liên quan đến peptit nằm trọn trong PEN M của thầy Vũ Khắc Ngọc (câu 36, 41 mã 136).
  • Phần vận dụng cao liên quan đến sắt và hỗn hợp chất vô cơ xuất hiện trong PEN M của thầy Vũ Khắc Ngọc (câu 37, 44, 47 mã 136 ).
  • Phần vận dụng cao liên quan đến đồ thị xuất hiện trong PEN M của thầy Lê Đăng Khương (câu 50 mã 136).
  • Phần vận dụng tổng hợp hỗn hợp chất hữu cơ, hỗn hợp chất vô cơ đều xuất hiện trong các khóa PEN của các thầy: Lê Đăng Khương, Phạm Ngọc Sơn, Vũ Khắc Ngọc.

Như vậy, có thể thấy “sĩ tử” theo học những khóa thuộc giải pháp PEN sẽ có đủ kiến thức chuyên sâu và có thể làm được đa số câu hỏi nằm trong 20 câu cuối đề thi.

Câu hỏi lấy điểm 9 10 môn hóa năm 2024
Một bạn học sinh mất gốc môn Hóa, nhờ học chương trình PEN-C đã được 8.8 điểm trong bài thi vừa rồi.
Câu hỏi lấy điểm 9 10 môn hóa năm 2024
Thầy Lê Đăng Khương – giáo viên dạy giải pháp PEN cũng hào hứng chia sẻ trên facebook cá nhân khi những phần ôn luyện của thầy đều sát với đề thi THPT QG 2016.

Với những phân tích trên, chúc teen 99 sẽ rút ra được nhiều bài học và có sự chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi THPT QG năm tới!