Cách xử lý giá trị tồn kho bị âm

Hàng tồn kho bị âm trên sổ sách là một trong những trường hợp mà doanh nghiệp nào cũng gặp phải. Vậy cách xử lý hàng tồn kho bị âm trên sổ sách như nào? Có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không? 

Cách xử lý giá trị tồn kho bị âm

Các nguyên nhân hàng hóa tồn kho bị âm

  • Hàng hóa bị âm kho tại một thời điểm. Điều này đồng nghĩa với việc kế toán xuất hóa đơn trước ngày hóa đơn của các hóa đơn mua hàng hóa.
  • Hàng hóa bị âm kho vào cuối kỳ. Kế toán xuất hàng quá số lượng hàng trong kho hoặc xuất nhầm hàng

Hàng trong kho thì còn, trên sổ sách thì thiếu 

Khi mua hàng hóa đầu vào của cá nhân không có hóa đơn. Và những mặt hàng này xuất bán thực tế khách yêu cầu lấy hóa đơn. Khi đó, kế toán thuế ghi nhận xuất bán thì phần mềm sẽ báo âm.

Cách xử lý:

  • Nên lấy hóa đơn đầu vào bổ sung trước hoặc ngay thời điểm xuất hóa đơn.
  • Xem có sự chênh lệch về kho hay không để có phương án lấy bổ sung hóa đơn cho những hàng hóa đang bị thiếu trên giấy tờ sổ sách mà kho đang có.
  • Tránh âm kho về sau theo những lỗi sai này.

Hàng trong kho nội bộ thì hết trong khi đó hàng trên sổ sách thì còn

Trường hợp này thì dễ xử lý hơn. Tuy nhiên lại có một số lưu ý đối với một DN mà hàng tồn kho nhiều trên sổ sách trong khi thực tế lại không có là do:

  • Trong quá trình bán hàng hóa, khách hàng không yêu cầu xuất hóa đơn. Kế toán lại quên không viết hóa đơn xuất bán hàng hóa đó ra tại thời điểm bán với nội dung: Khách hàng không lấy hóa đơn.
  • Cuối năm kế toán lại không biết cân đối kho.

Cách xử lý: 

Nếu có hóa đơn đầu vào

  • Kiểm tra số 331 xem trường hợp nào người bán chưa xuất hóa đơn không thì đề nghị bổ sung
  • Nếu có hóa đơn đầu vào nhưng hàng trong kho bị âm, các bạn làm biển bản kiểm kê kho, sau đó hạch toán vào 138.

Nếu không có hóa đơn đầu vào

Cách 1: Mua hóa đơn:

  • Kế toán có thể mua hóa đơn GTGT, hóa đơn bán lẻ của cá nhân, hộ kinh doanh (Ngày trên hóa đơn mua vào trước ngày hóa đơn bán ra)
  • Khi có hóa đơn các bạn nhập kho, tính giá thành bình thường

Cách 2:  Làm thủ tục hàng về trước hóa đơn về sau:

Kế toán phải chứng minh được việc hàng về trước hóa đơn về sa các bạ cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Hợp đồng/thỏa thuận với các bên, các phiếu nhập, phiếu xuất kho, chứng từ thanh toán
  • Trong hợp đồng phải ghi rõ: Thời điểm giao hàng, thời điểm nhận hóa đơn, chứng từ cho hàng đi đường (bên bán sử dụng phiếu xuất kho kiêm lệnh vận chuyển/điều động, sau khi giao nhận đủ, thanh toán tiền mới xuất hóa đơn GTGT

Lưu ý: Cách này thì bên bán sẽ bị xử phạt từ 4 – 8tr vì tội lập hóa đơn không đúng thời điểm (Theo thông tư số 10/2014/TT-BC

Đối với các doanh nghiệp trong loại hình thương mại thì việc hàng tồn kho bị âm là điều hầu hết các doanh nghiệp đều mắc phải. Vậy việc âm kho bị ảnh hưởng như thế nào đối với doanh nghiệp. Tin tức kế toán xin chia sẻ bài viết: “ Cách xử lý trường hợp hàng tồn kho bị âm”

>> Lớp học Kế Toán thuế – Cập nhật thông tin mới nhất

>>Điểm mới cần chú ý của Thông tư 96/2015/TT-BTC về thuế TNDN
>> Thông tư 133/2016/TT-BTC thay thế QĐ48/2006/QĐ-BTC

Cách xử lý giá trị tồn kho bị âm

Thứ nhất: Hàng hóa bị âm kho tại một thời điểm. Điều này đồng nghĩa với việc kế toán xuất hóa đơn trước ngày hóa đơn của các hóa đơn mua hàng hóa.

Thứ hai: Hàng hóa bị âm kho vào cuối kỳ. Kế toán xuất hàng quá số lượng hàng trong kho hoặc xuất nhầm hàng

Từ các nguyên nhân trên, kế toán có thể đưa ra các phương án xử lý khác nhau như sau:

1. Trường hợp có hóa đơn, Kế toán cần kiểm tra lại sổ sách để xem lượng hàng hóa về số lượng hóa đơn đã nhập vào kho, có xuất nhầm hàng để bổ sung lượng hàng hoặc đổi lại các mã hàng đã xuất

Kiểm tra lại sổ sách:

 Kiểm tra lại sổ chi tiết 331 các trường hợp người bán chưa xuất hoá đơn thì yêu cầu người bán xuất lại để bổ sung.

 Đối chiếu hóa đơn mua hàng, PNK, PXK với sổ chi tiết hàng tồn kho xem đã vào đủ các hóa đơn, bắt đầu từ thời điểm lên Bảng cân đối kế toán của kỳ trước, nếu thiếu hoặc sai sót thì chỉnh sửa và bổ sung.

Kiểm tra lại hàng trong kho:

 Nếu có hoá đơn đầu vào nhưng hàng hóa kho bị âm so với sổ, các bạn làm biên bản kiểm kê kho. Nếu hàng hóa đã khớp với sổ, chứng tỏ quá trình kiểm tra hàng trước đây có sai sót.
 Nếu hàng hóa thực sự bị âm, hạch toán hàng thiếu vào tài khoản 138, sau đó truy tìm nguyên nhân dẫn đến thiếu hàng và truy cứu trách nhiệm của thủ kho hoặc nhân viên có liên quan.

2. Nếu phát hiện trong kỳ bị âm kho, Kế toán cần bổ sung hóa đơn: hóa đơn trực tiếp, hóa đơn GTGT từ các nhà cung cấp và làm thủ tục hàng về trước hóa đơn về sau

Bổ sung hoá đơn

–    Doanh nghiệp có thể ổ sung hoá đơn GTGT, hoá đơn bán lẻ của cá nhân, hộ kinh doanh (Ngày trên hoá đơn bổ sung trước ngày hoá đơn bán ra).
–    Khi có hoá đơn, kế toán ghi sổ nhập kho, tính giá thành bình thường.
–    Các lưu ý khi bổ sung hóa đơn đầu vào:
 Đây là phương án “hạ sách” cuối cùng mà các doanh nghiệp cần sử dụng. Việc bổ sung hóa đơn đầu vào thể hiện sự gian dối trong hoạt động kinh doanh và chứa nhiều tiềm ẩn rủi ro.

 Không nên sử dụng các hóa đơn đầu vào không liên quan đến các nghiệp vụ của doanh nghiệp.

Ví dụ: doanh nghiệp không có hoạt động vận tải, nghiệp vụ giao xăng thì không thể có hóa đơn vận tải, xăng dầu.

 Nên giải thích được tính hợp lệ của hóa đơn, không nên bổ sung quá nhiều hóa đơn với giá trị và diễn giải chung chung giống nhau.

Làm thủ tục hàng về trước hoá đơn về sau

–    Nếu doanh nghiệp quan hệ được với các công ty khác hoặc có sự đồng thuận giao dịch giữa hai bên, có thể làm thủ tục như sau:
 
 Để chứng minh được việc hàng về trước hóa đơn về sau, doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ: hợp đồng / thoả thuận với các bên, các phiếu nhập, phiếu xuất kho, chứng từ thanh toán,…)

 Trong hợp đồng phải ghi rõ: thời điểm giao hàng, thời điểm giao nhận hoá đơn, chứng từ cho hàng đi đường (bên bán sử dụng Phiếu xuất kho kiêm lệnh vận chuyển / điều động, sau khi giao nhận đủ, thanh toán tiền mới xuất Hoá đơn GTGT).

–    Lưu ý:

Theo khoản 3, điều 11 Thông tư 10/2014/TT-BTC, Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi: Lập hóa đơn không đúng thời điểm.

 Trong trường hợp này, doanh nghiệp đã phải thỏa thuận trước với bên bán

 Doanh nghiệp phải giải thích với thuế: Bên bán đã giao hàng nhưng chưa kịp xuất hoá đơn. Do đó đây là lỗi của người bán.

Trường hợp cuối cùng, kế toán làm các phiếu hóa đơn bán hàng lẻ để nhập kho và loại chi phí khi quyết toán 

>>Điểm mới cần chú ý của Thông tư 96/2015/TT-BTC về thuế TNDN
>> Thông tư 133/2016/TT-BTC thay thế QĐ48/2006/QĐ-BTC

Cách xử lý giá trị tồn kho bị âm

? Chuyên trang kế toán:    www.tintucketoan.com

? Fanpage: Tin Tức Kế Toán:    https://www.facebook.com/tintucketoan

? Hoặc tổng đài giải đáp của Kế Toán Hà Nội 1900 6246

▶ THÔNG TIN THAM KHẢO:

Sau khi tham khảo Các trường hợp hàng tồn kho bị âm và cách xử lý, quý khách cần xem thêm về Khóa học kế toán thực hành trên chứng từ thực tế và các Dịch vụ kế toán vui lòng xem ở đây: