Cách viết tình hình nghiên cứu de tài

Việc trình bày mục đích nghiên cứu đề tài tiểu luận đôi khi gây khó khăn cho các bạn sinh viên vì không biết cách dẫn dắt vấn đề, hoặc đi sai hướng của vấn đề. Sau đây, Luận Văn 24 sẽ hướng dẫn bạn cách thức nêu lên mục đích nghiên cứu của tiểu luận một cách chi tiết và súc tích nhất, giúp bạn dễ hiểu và áp dụng tốt vào bài tiểu luận của mình.

Cách viết tình hình nghiên cứu de tài

1. Mục đích nghiên cứu đề tài tiểu luận là gì?

  • Hiểu một cách đơn giản, mục đích nghiên cứu đề tài tiểu luận chính là cái đích mà đề tài hướng đến. Nó chính là lý do xuyên suốt, là cơ sở mà bạn chọn đề tài tiểu luận để nghiên cứu.
  • Trong phần mục đích này, bạn cần nêu được tầm quan trọng, tính cấp thiết của vấn đề mà bạn định nghiên cứu.
  • Để trình bày mục đích nghiên cứu đề tài tiểu luận hay, súc tích và thuyết phục bạn cần biết cách đặt vấn đề cho bài luận. Các bài tiểu luận có thể được giới thiệu mục đích nghiên cứu bằng nhiều cách nhưng phải đảm bảo tính liên quan chặt chẽ đến vấn đề mà bạn muốn nghiên cứu.
  • Bên cạnh đó, để thực hiện việc nghiên cứu và cho ra kết quả chính xác, bạn cần khoanh vùng phạm vi nghiên cứu để vẽ ra những hướng đi cụ thể cho phương pháp nghiên cứu trong tiểu luận. 
  • Phần dưới đây sẽ nói rõ hơn vì sao phải đặt vấn đề và khoanh vùng nghiên cứu, cũng như hướng dẫn chi tiết cách thực hiện như thế nào là chính xác, nhằm giúp bạn dễ dàng viết được một mở đầu tiểu luận đầy thuyết phục.
  • Ngoài mục đích nghiên cứu đề tài, bạn cũng nên tham khảo thêm cách viết lời cam đoan trong tiểu luận và lời cảm ơn trong tiểu luận để sản phẩm bài viết được chỉnh chu nhất trước khi nộp cho giáo viên hướng dẫn.

2. Hướng dẫn cách đặt vấn đề cho bài tiểu luận

  • Việc đặt vấn đề cho bài tiểu luận cần thực hiện một cách tự nhiên và thuyết phục qua các dẫn chứng về bối cảnh hoặc những kết quả hiện có
  • Việc dẫn chứng này chủ yếu để truyền cảm hứng cho người đọc nhận thấy tầm quan trọng của một vấn đề nào đó. Qua đây, bạn sẽ móc nối đến đề tài mà bạn đang nghiên cứu. 
  • Trong phần này, bạn cần nêu lên được tính cấp thiết của đề tài tiểu luận. Đề tài được chọn dù thuộc lĩnh vực nào thì đều phải mang tính cần thiết đối với lĩnh vực đó. Có như vậy, bài luận mới có giá trị nghiên cứu và có đủ sức hấp dẫn đối với người đọc.
  • Thêm vào đó, bạn phải chỉ ra được các ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài. Công việc nghiên cứu của bạn sẽ là vô nghĩa nếu như không đóng góp được gì cho khoa học và thực tiễn.
  • Do đó, điều này rất quan trọng và bắt buộc phải được thể hiện trong phần đặt vấn đề, nhằm thuyết phục người đọc rằng vấn đề bạn chọn là hữu ích.
Cách viết tình hình nghiên cứu de tài

Như vậy, phần đặt vấn đề trong tiểu luận cần bao trùm được 4 nội dung sau đây:

  • Tóm tắt tình hình chung (Mô tả và phân tích thực trạng)
  • Tóm tắt các nghiên cứu trước đây
  • Sự cần thiết, tầm quan trọng của nghiên cứu
  • Đề xuất biện pháp

Sau cùng, với những sự cấp thiết, cũng như những hứa hẹn đóng góp cho khoa học và thực tiễn của đề tài thì mục đích, mục tiêu của đề tài phải được xác định rõ ràng.

Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và phân biệt được các phần này bằng mẫu ví dụ dưới đây.

Ví dụ đề tài: Tính hiệu quả của việc áp dụng giãn cách xã hội và đeo khẩu trang trong phòng chống sự lây lan của chủng mới virus Corona ở Việt Nam.

Dưới sự bùng nổ của đại dịch Covid -19, cả thế giới đang rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế chưa từng có. Khi những nỗ lực tìm vac-xin của các nhà khoa học vẫn chưa đạt kết quả khả quan, việc tìm ra những giải pháp để ngăn chặn sự lây lan của virus là vô cùng cần thiết. Giãn cách xã hội và đeo khẩu trang hiện là những giải pháp phòng chống sự lan nhanh của đại dịch được áp dụng trên nhiều quốc qua nhưng lại đang vướng phải nhiều tranh cãi về tính hiệu quả của nó tại Mỹ. Và vẫn còn rất ít những nghiên cứu về vấn đề này. (Phần này đã nêu lên được tính cấp thiết của vấn đề)

Những nghiên cứu về tính hiệu quả của giãn cách xã hội và đeo khẩu trang sẽ giải thích được vì sao phải áp dụng những biện pháp này một cách khoa học, qua đó củng cố niềm tin của mọi người khi áp dụng chúng trong thực tiễn (Phần này đã nêu lên những đóng góp thuộc khoa học và thực tiễn của vấn đề).

Vì vậy, bài tiểu luận này sẽ tìm hiểu xem việc áp dụng giãn cách xã hội và đeo khẩu trang có tác dụng như thế nào đối với việc phòng chống sự lan nhanh của chủng mới virus Corona gây bệnh Sars-Cov 2 (Đây chính là mục tiêu của bài nghiên cứu).

3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài tiểu luận

Sau khi đã nêu lên được sự cần thiết, những đóng góp cho khoa học và thực tiễn, cũng như mục tiêu của đề tài tiểu luận, bạn cần xác định phạm vi nghiên cứu của đề tài tiểu luận.

Với tính chất của một bài tiểu luận, bạn không thể nghiên cứu ở một phạm vi quá rộng bởi những hạn chế về thời gian cũng như nguồn lực. Vì ngay cả các nghiên cứu khoa học chuyên sâu cũng luôn giới hạn trong một phạm vi nhất định.

Bạn hãy khoanh vùng để chọn mẫu nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu của mình. Phạm vi của một bài tiểu luận có thể chỉ gói gọn trong việc tham khảo và tổng hợp cơ sở lý thuyết, hoặc bạn có thể thực hiện khảo sát, phỏng vấn trong phạm vi một trường học, một thành phố, một vùng miền, hay một quốc gia nào đó.

Cách viết tình hình nghiên cứu de tài

Có thể bạn quan tâm: Cách viết và top mẫu bài tiểu luận đường lối cách mạng của Đảng

Hy vọng những chia sẻ của bài viết này sẽ giúp các bạn trình bày thật tốt phần mục đích nghiên cứu đề tài tiểu luận. Qua đó, thể hiện được sự nhiệt huyết của bạn trong công việc nghiên cứu của chính mình và đạt điểm số tối đa cho bài luận của mình.

Nếu bạn có những thắc mắc về cách trình bày mục đích nghiên cứu đề tài tiểu luận,hoặc cần đến sự trợ giúp từ dịch vụ thuê làm tiểu luận xin vui lòng liên hệ với Luận Văn 24 qua email: hoặc số hotline: 098.855.24.24 để được giải đáp sớm nhất.

Tôi là Thu Trà, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 24 – Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu.  Website: https://luanvan24.com/ – Hotline: 0988552424.

Dưới góc độ chun ngành Luật Hành chính, trên cơ sở những đòi hỏi của thực tiễn sự nghiệp xây dựng nền kinh tế thị trường, xây dựng nhà nước phápquyền hiện nay ở Lào và Việt Nam, qua nghiên cứu đề tài có thể khẳng định được rằng việc đổi mới, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chínhnhà nước nói chung và hồn thiện tổ chức và hoạt động của Chính phủ là vấn đề rất bức thiết và có ý nghĩa quyết định cho sự thành công của công cuộc đổi mới hệthống chính trị và thể chế nhà nước đáp ứng những yêu cầu cho sự phát triển của Việt Nam và Lào trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy; tác giả mạnh dạn chọnđề tài: “Tổ chức và hoạt động của Chính phủ Việt Nam và Lào” làm luận văn tốt nghiệp.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Cho đến nay, các vấn đề liên quan đến bộ máy hành chính nhà nước Lào nói chung và tổ chức – hoạt động của Chính phủ nói riêng vẫn là đề tài còn rấtmới mẻ trong nghiên cứu khoa học khơng những ở trong nước mà còn cả ở nước ngồi.Đã có một số cơng trình nghiên cứu có đề cập vấn đề tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước Lào nhưng một cách gián tiếp như:- Luận án tiến sĩ chuyên ngành lịch sử: “Đảng nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo q trình xây dựng bộ máy hành chính nhà nước 1975 - 1995 ” của nghiên cứusinh - On Kẹo Phôm Ma Kon. Đề tài nghiên cứu này đã được bảo vệ thành cơng tại Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Hà Nội năm 2004.- Luận văn thạc sĩ luật học: “Bộ máy hành chính nhà nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào hiện nay” của Phatthana Souk Aloun, bảo vệ năm 2003. - Luận văn thạc sĩ luật học: “Bộ máy nhà nước của nước Cộng hoà dân chủnhân dân Lào hiện nay” của NaLan Thammathava, bảo vệ năm 2003. Bên cạnh đó còn có một số bài viết đăng trên các tạp chí của Lào liên quanđến vấn đề đổi mới, kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước như: “Nắm vững quan điểm của Đảng trong cơng tác kiện tồn bộ máy tổ chức Chính phủ trong giai đoạnmới ” của BanNhăng VoLaChít Tạp chí A-LunMay, tháng 111998; “Mốt số vấn đề về cơng tác tổ chức bộ máy hành chính trong cơ chế thị trường” của On KẹoPhơmMa Kon Tạp chí KoSảng Phăk số 32 năm 2000; “Một số suy nghĩ về việc kiện tồn bộ máy Chính phủ” của PhănKhăm VịPhaVăn Tạp chí A-LunMay, tháng6042001; “Từng bước kiện tồn bộ máy hành chính nhà nước của Cộng hồ dân chủ nhân dân Lào” của dự án GPAR UNDP Tạp chí Hành chính năm 2004, 2005. Nhưng đến nay, vẫn chưa có một cơng trình nghiên cứu một cách hệ thốngvà hoàn chỉnh về tổ chức và hoạt động của Chính phủ Lào. Rõ ràng, việc thiếu những cơng trình nghiên cứu về tổ chức và hoạt độngcủa Chính phủ của hai nhà nước Lào và Việt Nam là một thiếu sót lớn. Bở lẽ, Việt Nam và Lào là hai quốc gia có mối quan hệ hữu hảo lâu đời. Hai quốc giacó sự giao thoa văn hoá sâu sắc. Đặc biệt trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ , quân và dân hai nước đã “kề vai, sát cánh” chiến đấu, hỗ trợnhau giành độc lập. Từ đó đến nay, mối quan hệ kinh tế, xã hội và chính trị đã được nâng lên tầm cao mới.3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận án Mục đích nghiên cứuTác giả nghiên cứu vấn đề lí luận và thực tiễn vấn đề tổ chức và hoạt độngcủa Chính phủ của Việt Nam và Lào qua từng giai đoạn lịch sử nhằm: - Góp phần hồn thiện lí luận cơ bản về tổ chức và hoạt động bộ máy hànhchính nhà nước Lào, trong đó trọng tâm là quan điểm về khái niệm hành chính nhà nước, Chính phủ ; chức năng và nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chínhphủ của Lào;- Đánh giá mức độ hoàn thiện của các chế định pháp luật về tổ chức và hoạt động của Chính phủ Lào qua từng giai đoạn lịch sử, phân tích thực trạngtổ chức và hoạt động của Chính phủ , trên cơ sở đó đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức và hoạt động Chính phủ trong điềukiện xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay của cả hai nước hiện nay.Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên đây, luận án có các nhiệm vụ nghiêncứu như sau: - Nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn những vấn đề lí luận cơ bản về tổ chứcvà hoạt động của Chính phủ Việt Nam và Lào như khái niệm chung về hành chính, Chính phủ; các chức năng cơ bản và các nguyên tắc tổ chức, hoạt độngcủa Chính phủ Việt Nam và Lào;7- Làm sáng tỏ q trình phát triển của Chính phủ Lào và Việt Nam, trình bày và phân tích nội dung các văn kiện của Đảng và văn bản quy phạm phápluật của Nhà nước về tổ chức và hoạt động của Chính phủ các cấp.- Nêu ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng tổ chức và hoạt động Chính phủ Việt Nam và Lào hiện nay;- Đưa ra những phương hướng và các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Chính phủ Việt Nam và Lào trong điều kiện xây dựngNhà nước pháp quyền , phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xu hướng hội nhập quốc tế.Phạm vi nghiên cứuTrong phạm vi của một luận văn tốt nghiệp đại học, tác giả tập trung giải quyết những vấn đề sau:- Nghiên cứu lí luận cơ bản về khái niệm tổ chức và hoạt động của Chính phủ. Trình bày các chức năng cơ bản, nguyên tắc tổ chức và hoạt động củaChính phủ Việt Nam và Lào; - Nghiêu cứu quá trình hình thành và phát triển, mức độ hoàn thiện của cácchế định về tổ chức và hoạt động Chính phủ Việt Nam và Lào; - Đánh giá thực trạng, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm hồn thiệntổ chức và hoạt động của Chính phủ Việt Nam và Lào hiện nay.5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn Tác giả đã nghiên cứu giải quyết đề tài luận văn dựa trên phương pháp luậnMác-Lênin về nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam và Đảng nhân dân cách mạng Lào về cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trong qua trình nghiên cứu, tác giả luận văn sử dụng các phương phápnghiên cứu cụ thể là: phương pháp lịch sử, thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hố… Thơng qua đó, những vấn đề có liên quan tới tổ chức vàhoạt động bộ máy hành chính Nhà nước được xem xét, đánh giá từ nhiều góc độ khác nhau, bảo đảm tính đầy đủ, tồn diện, có hệ thống và xác thực theo nhữngnội dung cụ thể trong luận văn