Cách trồng củ dong trắng

DONG RIỀNG ĐỎ

* Tên khoa học: Canna edulis Ker.

* Họ Dong riềng – Cannaceae.

* Tên khác: khoai riềng, dong riềng, khoai đao, khương vu, chuối củ.

* Bộ phận dùng:  thân rễ, hoa – Rhizoma et Flos cannae Edulis

* Thành phần hóa học: trong củ khoai riềng có tới 28% tinh bột và một ít tannin.

* Công dụng: củ luộc ăn ngon. Rễ dùng chữa viêm gan hoàng đản cấp tính. Dùng ngoài trị đòn ngã tổn thương, viêm mủ da. Hoa dùng chữa chảy máu bên ngoài. Hạt có thể tán bột rắc chữa viêm tai có mủ.

Tại Viện y học bản địa Việt Nam đang sử dụng dịch chiết của cây này làm thuốc chống thiếu máu cơ tim, suy mạch vành, rối loạn thần kinh tim, phòng ngừa bệnh nhồi máu cơ tim rất hiệu quả

1.Giống

Dong riềng trồng bằng củ hoặc bằng hạt.

– Trồng bằng củ: Để cây phát triển tốt cần chọn những củ giống đồng đều, không bị trầy xước và sạch bệnh.

– Trồng bằng hạt: có thể gieo thẳng hoặc gieo trong vườn ươm rồi đánh ra trồng.

2.Thời vụ và cách trồng.

Dong riềng trồng thích hợp nhất là vào mùa xuân ( tháng 2 – 3).

Cây phát triển củ theo chiều ngang, rễ ăn sâu nên khi làm đất phải cày sâu từ 15 – 20 cm, nhặt sạch cỏ.

Đối với vùng đồi núi, đào hố trồng đường kính khoảng 20 cm, sâu khoảng 20 – 25 cm… Sau khi làm đất xong, bón lót lần 1 từ 300 – 500 kg phân chuồng, 15 – 20 kg lân cho 1 sào Bắc bộ (360 m2), phủ một lớp đất mỏng rồi đặt củ giống lên trên (củ cách củ 40 – 45 cm, hàng cách hàng 45 – 50 cm). Xoay mầm củ hướng lên trên, bón lót lần 2 (3 – 4 kg phân đạm, 3 – 4 kg kali, bón ở khoảng cách giữa 2 củ) rồi lấp đất, phủ rơm rạ trên mặt luống để giữ ẩm.

3.Chăm sóc.

Để dong riềng sinh trưởng tốt cần bón thúc cho cây. Bón vào giữa 2 khóm, không bón trực tiếp vào gốc. Để cây không bị đổ, gẫy, cần phải vun gốc. Mỗi lần vun xới xong nếu có mùn rác mục hoặc trấu thì phủ vào gốc cây giúp cho củ to và năng suất cao.

4.Phòng trừ sâu bệnh.

Dong riềng ít bị sâu bệnh, chủ yếu là bị sâu xanh, sâu khoang, bọ nẹt nên chỉ cần loại bỏ bằng phương pháp thủ công, không tốn kém.

Sau khi thu hoạch bà con cần chọn củ tốt để làm giống cho vụ sau

5.Thu hái.

Thu hái các bộ phận của cây quanh năm.

+) Bài thuốc chữa viêm gan cấp: Rễ Dong riềng tươi 60g – 90g, đun sôi uống. Có hiệu quả sau 1 tuần điều trị.

Trồng riềng trắng, gia đình anh Nguyễn Minh Quang thực sự đổi đời với mức thu nhập 20 triệu đồng/tháng...

Cách trồng củ dong trắng

Qua việc trồng riềng trắng, gia đình anh Nguyễn Minh Quang đã thoát nghèo, xây được nhà khang trang, con cái có công ăn việc làm ổn định, đang dần dần từng bước cải thiện đời sống, với mức thu nhập 20 triệu đồng/tháng. Để mở rộng diện tích, anh dự kiến sẽ thuê thêm 5 công đất nữa để trồng riềng trắng. Học cách làm của anh nhiều hộ cũng dần khấm khá lên.

Trong khi nhiều người đang loay hoay chưa biết trồng cây gì trên cánh đồng bị nhiễm phèn, thì anh Nguyễn Minh Quang (Sáu Sút) ở ấp 4A, xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, TPHCM, mạnh dạn chuyển đổi từ đất trồng lúa sang trồng cây riềng trắng, mang lại hiệu quả cao cho gia đình.

Trao đổi với chúng tôi, anh Nguyễn Minh Quang cho biết: Trước đây anh đã từng làm công nhân nhà máy đường ở tỉnh Bình Dương. Tuy nhiên do nhà máy làm ăn bị thua lỗ, công nhân không có việc làm, thu nhập bấp bênh, không đủ chi phí cho gia đình, anh quyết định nghỉ việc tìm về mảnh vườn thân quen của cha ông để lại với hy vọng xây dựng kinh tế, thay đổi cuộc sống.

Anh Quang kể, hồi mới về làm nông nghiệp cũng nhiều bỡ ngỡ lắm, bởi vì từ bé tôi có phải chân lấm tay bùn bao giờ đâu, lớn lên đi làm công nhân luôn, cho nên công việc đồng áng không rành lắm, cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn. Năm 2007, trong một lần đi thăm người bạn ở quận 12 thấy anh ấy trồng riềng trắng, ngó cũng hơi lạ vì thông thường người ta hay trồng riềng đỏ.

Anh liền lân la hỏi thăm cách trồng, cũng như cách chăm bón làm sao và bán ở đâu? Thấy cũng dễ trồng anh mua giống về trồng thử. Lúc đầu anh Quang trồng 1.500m2, nhờ chịu khó cần cù, riềng được chăm sóc tốt, cây lớn nhanh, bán được giá, dần dà vườn riềng của anh Quang lên tới 10.000m2.

Anh Quang cho hay: “Cây riềng vừa là cây gia vị vừa là cây thuốc nam, cho nên thị trường tiêu thụ ở TPHCM và tỉnh Bình Dương rất lớn, nhờ trồng cây riềng nhiều gia đình có cơ hội thoát nghèo”. Theo anh, riềng cũng dễ trồng, cây ít bệnh, công chăm sóc thấp, không tốn tiền mua thuốc bảo vệ thực vật, ai trồng cũng được. Nên trồng vào đầu mùa mưa, có thể trồng bằng củ hoặc bằng nhánh, riềng cần những nơi đất có độ ẩm cao, nhưng không chịu được úng.

Trước khi trồng phải lên luống rộng 5 – 6m, xung quanh có đào mương để thoát nước. Dùng cuốc đào hố rộng 20cm, sâu 10cm (lưu ý có thể dùng tro trấu hoặc phân bón lót loại VL 07 + phân lân trộn đều, bón mỗi hố 1 nắm). Đặt củ riềng giống xuống lấp đất chặt xung quanh, phủ rơm khô hoặc cỏ lên trên để giữ ẩm. Cây cách cây 50cm, hàng cách hàng 60 – 70cm. Trồng xong tưới nước luôn, ngày 1 -2 lần, trời mưa không cần tưới. Khi cây riềng bắt đầu đẻ tược bón nhử loại phân 20 – 20 -15, mỗi cây 100g. Cây phát triển được 3 tháng (hình thành bụi) bón mỗi gốc 200g. Riềng trồng được 12 tháng bón thúc phân 999 của Bình Điền, để thêm 6 tháng là thu hoạch.

Năng suất riềng phụ thuộc rất lớn vào thời gian trồng, thời gian trồng càng lâu, riềng càng cay, củ càng lớn. Thông thường từ lúc trồng tới lúc thu hoạch khoảng 18 tháng là vừa (lứa đầu). Khi thu hoạch xong lứa đầu, nên để lại những cây bánh tẻ và lấp đất lại, tiếp tục chăm sóc, 12 tháng sau là thu được đợt hai. Trồng 1 công (1.000m2), chăm sóc tốt đạt 5 – 6 tấn. Giá bỏ mối hiện nay khoảng 4.000 – 5.000 đ/kg, lúc cao điểm lên tới 7.000 – 8.000 đ/kg, hiện nay một ngày anh Quang bán từ 80kg – 1.500kg riềng trắng.

2019-07-24 10:50:41

Dong riềng là cây trồng có nhiều tác dụng, cây có khả năng thích nghi cao, kỹ thuật trồng và chăm sóc dong riềng tốt sẽ cho năng suất cao và chống chịu với nhiều loại sâu bệnh.

Dong riềng là cây trồng được nhiều bà con lựa chọn để trồng thâm canh, phát triển hàng hóa và đạt giá trị kinh tế cao. Trung bình một ha trồng 1600-1800kg củ, sau  8-10 tháng có thể cho thu hoạch. Năng suất trung bình 45-60 tấn củ/ha. Nếu trồng ở nơi đất tốt, một khóm có thể thu được 15-20kg, thân lá tận dụng cho chăn nuôi, làm phân hữu cơ, lá dùng gói bánh… Một ha trồng dong riềng cho doanh thu 80-100 triệu, trừ chi phí đi khoảng 20-25 triệu bà con có thể lãi trung bình khoảng 60-80 triệu đồng/ha (thu từ củ). Bà con trồng dong riềng trên diện tích lớn  hoặc chế biến thành tinh bột thì có thể được lãi nhiều hơn.

Thời vụ trồng
Dong riềng là cây dài ngày, chịu hạn tốt, chịu rét khá. Do vậy, có thể trồng quanh năm trừ những tháng quá nắng nóng hoặc quá rét. Tuy nhiên thời vụ thích hợp nhất nên trồng từ tháng 2 đến tháng 5, cụ thể từ 5/ 2 đến 5/3. Trồng sau 6-8 tháng, cây có thể thu hoạch để lấy củ tươi; trồng sau10- 12 tháng, có thể thu hoạch để chế biến tinh bột.
 Chọn củ giống - Chọn củ giống đồng đều, đúng giống, không  bị trầy xước và sạch bệnh - Củ giống có nhiều mầm phát triển tốt, dùng tay bẻ mỗi mầm củ theo hình ô van để trồng.

- Củ dong riềng không có thời gian ngủ nghỉ. 

Cách trồng củ dong trắng

Cây dong riềng

Do vây, sau khi thu hoạch có thể mang trồng ngay và không cần phải xử lý củ giống bằng nhiệt độ hay hóa chất như một số cây trồng khác. Tuy nhiên, nên dùng thêm vôi bột hoặc tro bếp, để chấm vị trí bẻ mầm trước khi trồng 2-3 ngày. Điều này giúp củ giống nhanh liền sẹo, tránh bị nhiễm bệnh hoặc thối củ khi gặp thời tiết bất thuận.
Chuẩn bị đất trồng - Cây dong riềng là loại cây có thể trồng trên nhiều lại đất như: đất đồi núi, đất vườn nhà, đất bạc màu, đất mặn … Nhưng để dong riềng cho nhiều củ và chất lượng bột tốt, nên trồng trên những đất xốp, nhiều mùn như là đất bãi ven sông. - Dong riềng phát triển củ theo chiều ngang, rễ cây ăn sâu. Khi làm đất trồng cần phải cày sâu từ 15-20 cm, bừa kỹ, nhặt sạch cỏ. - Tuy nhiên, nếu trồng dong riềng trên đất đồi núi, đất đá, bãi thoát nước thì không cần phải làm đất mà sau khi dọn cỏ, bổ hốc đường kính khoảng 20cm, sâu khoảng 20 x 25cm sau đó trồng - Nếu trồng trên đất ruộng, vườn, bãi đọng nước thì cần lên luống rộng 1,4 – 2 m; cao 15cm- 20cm và rãnh rạch ngang luống sâu khoảng 15cm.

- Sau khi làm đất xong chuyển sang công đoạn bón lót. Lương phân bón cho 1 sào Bắc Bộ (360m2): Phân chuồng: 300 – 500 kg, phân lân: 15-20 kg.


Trồng củ giống -  Kỹ thuật trồng dong riềng cần lấp một lớp đất mỏng lên trên, sau đó mới tiến hành đặt củ giống để tránh củ giống tiếp xúc trực tiếp với phân. -  Mật độ trồng: củ cách củ là 40 cm – 45cm; hàng cách hàng  45- 50cm. - Xoay mầm củ hướng lên trên. -  Sau khi đã trồng xong, tiến hành bón lót đợt 2 bằng đạm và kali. Điều này để tránh làm thối củ, nếu gặp trời mưa. Cách bón là rải phân giữa 2 củ giống trên một hàng, tránh để phân chạm vào củ giống.  Lượng bón một sào Bắc bộ (360 m2) như sau: Phân đạm: 3- 4 kg, Kali: 3-4 kg. - Dùng cuốc lấp một lớp đất lên trên củ giống dày khoảng 5-8 cm sao cho kín củ giống, phủ rơm rạ trên mặt luống để giữ ẩm.

- Không cần tưới ẩm ngay trồng. Sau 10-15 ngày cây mọc lên khỏi mặt đất, nếu chưa mọc khỏi mặt đất lúc này ta sẽ tiến hành tưới ẩm cho củ.

Cách trồng củ dong trắng

Củ dong riềng sau khi thu hoạch

Chăm sóc
Bón thúc: Để cây sinh trưởng phát triển tốt cần phải bón thúc cho cây. - Lượng phân bón thúc cho một sào Bắc bộ 360m2 là: Phân đạm: 8-10kg, Kali 7-8 kg - Bón thúc chia làm 2 lần: + Bón thúc lần 1: sau khi cây mọc  30 ngày nhằm giúp cây đẻ nhánh nhanh: 1/2 đạm, 1/2 Kali. + Bón thúc lần 2: sau trồng 4 tháng để cây sinh trưởng phát triển tốt: 1/2 đạm, 1/2 Kali - Để giảm bớt công bón trong mỗi lần, lưu ý nên phối trộn phân đạm và Kali vào với nhau sau đó tiến hành bón. Cách bón: bón vào giữa 2 khóm cây, không bón trực tiếp vào gốc, tránh có thể làm cây bị chết.

Vun gốc:  Dong riềng là cây thân thảo, có bản lá rộng và dài, nhiều đốt, thân to hay thân nhỏ, cứng hay mền tùy thuộc vào giống. Để cây không bị đổ, gẫy khi gặp mưa bão, cần phải vun gốc cho cây.

- Vun gốc cho cây chia làm 2 thời điểm. + Vun gốc lần 1, kết hợp nhặt cỏ sau khi bón thúc lần 1 khoảng 1 tháng. + Vun gốc lần 2 vào thời điểm bón phân thúc phân lần 2 tức sau trồng 4 tháng và kết hợp nhặt cỏ dại. - Mỗi lần vun xới xong, nếu có mùn rác,  mục hoặc trấu thì phủ vào gốc cây giúp cho củ to và năng suất cao.

Tưới nước: Vì có thời vụ trồng thường bắt đầu khi vào xuân, có mưa phùn nên dong riềng hoàn toàn có thể phát triển tốt khi chỉ dựa vào nước trời. Nhưng nếu trồng trong điều kiện tưới tiêu chủ động thì nên tưới rãnh đầy đủ cho cây vào các giai đoạn phát triển bộ phận thân lá mạnh và giai đoạn bắt đầu củ phình to. Phải chăm sóc dong riềng một cách hợp lý tránh bị cây ngập úng nước.


Phòng trừ sâu bệnh:
Dong riềng là loại cây ít bị sâu bệnh hại, mức độ gây hại gần như không ảnh hưởng đến năng suất củ. Tuy nhiên, giai đoạn cây nhỏ, có thể bị sâu xanh, sâu khoang hại. Khi giai đoạn cây lớn có thể bị bọ lẹt hại. Sau trồng 180 ngày cây có thể bị bệnh khô lá.Với sâu hại như sâu xanh, sâu khoang và bọ lẹt hại, có thể bắt bằng tay, vì mức độ gây hại rất nhỏ.

Theo: tinnongnghiep
 

Cách trồng củ dong trắng