Cách tính chi phí bảo trì tòa nhà văn phòng năm 2024

Chi tiết câu hỏi

Tôi công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (nhóm 3), được UBND cấp tỉnh giao nhiệm vụ quản lý, vận hành tòa nhà trung tâm hành chính, xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý và vận hành tòa nhà (bảo trì bảo dưỡng, vệ sinh, an ninh bảo vệ, lễ tân...). Các định mức này chưa được cơ quan có thẩm quyền công bố/ban hành. Tuy nhiên, đơn vị tôi không có nhân lực có đủ năng lực, kinh nghiệm để xây dựng định mức. Xin hỏi, đơn vị tôi có được thuê đơn vị tư vấn có đủ chuyên môn thực hiện xây dựng định mức và nguồn vốn chi trả từ nguồn ngân sách nhà nước hay không?

Trả lời

Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:

Bảo trì công trình xây dựng thực hiện theo quy định tại Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 6/1/2021 của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.

Chi phí bảo trì công trình xây dựng theo quy định tại Điều 35 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP và Thông tư 14/2021/TT-BXD ngày 8/9/2021 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng.

Trường hợp sửa chữa công trình, thiết bị có chi phí thực hiện từ 500 triệu đồng trở lên sử dụng nguồn vốn nhà nước ngoài đầu tư công và vốn ngân sách nhà nước chi thường xuyên thì chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình tổ chức lập, trình thẩm định và phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc dự án đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng công trình thực hiện theo quy định tại Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 9/2/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Trường hợp sửa chữa công trình, thiết bị có chi phí thực hiện dưới 500 triệu đồng sử dụng nguồn vốn nhà nước ngoài đầu tư công và vốn ngân sách nhà nước chi thường xuyên thì chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình tự quyết định về kế hoạch sửa chữa với các nội dung sau: Tên bộ phận công trình hoặc thiết bị cần sửa chữa, thay thế; lý do sửa chữa hoặc thay thế, mục tiêu sửa chữa hoặc thay thế; khối lượng công việc; dự kiến chi phí, dự kiến thời gian thực hiện và thời gian hoàn thành như quy định tại Điểm a, Khoản 4, Điều 35 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.

Đối với công tác quản lý, vận hành tòa nhà (vệ sinh, lễ tân, bảo vệ,...) đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý, vận hành tòa nhà báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.

Hỏi: Tôi đang sinh sống trong một tòa nhà chung cư có chức năng hỗn hợp. Hiện tại các cư dân đã đóng đủ 2% phí bảo trì theo hợp đồng mua bán cho chủ đầu tư. Sau khi bàn giao kinh phí bảo trì, Ban quản trị cư dân cũng đã yêu cầu chủ đầu tư phải nộp phí bảo trì.

Cụ thể, chủ đầu tư phải nộp phí bảo trì đối với phần diện tích thương mại, dịch vụ, văn phòng và bãi xe, đây là phần diện tích mà chủ đầu tư đang sở hữu, nằm trong khối đế của toà nhà có liên quan đến phần chung của toàn bộ toà nhà.

Theo đó, phần diện tích chủ đầu tư đang sở hữu gồm: 2.000 m2 (bãi xe), 2.000 m2 sàn thương mại, 1.000 m2 văn phòng cho thuê. Về giá bán căn hộ, căn nhỏ nhất 50m2 có giá 1,5 tỷ đồng/căn (đã bao gồm VAT + kinh phí bảo trì); căn lớn nhất là Penthouse 100m2 có giá 8 tỷ đồng/căn (đã bao gồm VAT + kinh phí bảo trì).

Kính mong các cơ quan chức năng hướng dẫn cách tính chi tiết kinh phí bảo trì của chủ đầu tư.

Vũ Tùng (Tp.HCM)

Cách tính chi phí bảo trì tòa nhà văn phòng năm 2024
Chủ đầu tư chung cư phải đóng kinh phí bảo trì đối với phần diện tích giữ lại để kinh doanh thương mại. Ảnh minh họa

Trả lời:

Việc đóng góp kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư đã được quy định rõ tại Luật Nhà ở năm 2014. Theo đó, tại Điểm b, Khoản 1, Điều 108 Luật Nhà ở có nêu quy định về việc đóng kinh phí bảo trì của chủ đầu tư. Cụ thể như sau:

“Đối với căn hộ, phần diện tích khác trong nhà chung cư mà chủ đầu tư giữ lại không bán, không cho thuê mua hoặc chưa bán, chưa cho thuê mua tính đến thời điểm bàn giao đưa nhà chung cư vào sử dụng, trừ phần diện tích thuộc sở hữu chung thì chủ đầu tư phải đóng 2% giá trị căn hộ, phần diện tích giữ lại; phần giá trị này được tính theo giá bán căn hộ cao nhất của nhà chung cư”.

Từ cơ sở trên, ông Tùng có thể nghiên cứu và liên hệ với Sở Xây dựng Tp.HCM để được giải đáp cụ thể đối với chung cư nơi ông sinh sống.