Cách tắm cho người già

– Dinh dưỡng và sinh hoạt cho người cao tuổi

Người mắc bệnh thường không thể tự ăn bởi bản thân họ không nhớ giờ ăn, không đảm bảo bản thân đã ăn hay không. Vì vậy, hãy nhắc nhở người già trong nhà ăn uống sinh hoạt đúng giờ. Đồng thời, hãy chủ động xây dựng một chế độ ăn đa dạng đầy đủ dinh dưỡng theo sở thích. 

– Về vệ sinh cá nhân

Hãy chủ động nhắc nhở và chuẩn bị quần áo sẵn sau khi tắm rửa cho người cao tuổi mắc bệnh lẫn. Nhiệt độ khi tắm nên phù hợp với thời tiết để phòng tránh bỏng hay quá lạnh gây cảm lạnh. Người cao tuổi có thể cũng cần những chiếc ghế tắm hay bồn tắm đến tắm ngồi phòng té ngã.

– Giấc ngủ của già 

Đối với người già thì giấc ngủ vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị bệnh lẫn ở người già. Để người cao tuổi có giấc ngủ ngon vào ban đêm thì đầu tiên bạn hãy hạn chế để họ ngủ nhiều vào ban ngày cũng như uống quá nhiều nước vào chiều tối; bởi họ sẽ dễ dàng mất ngủ cũng như tiểu đêm. Quần áo của người già khi ngủ nên đủ ấm và đủ mát mẻ khi cần, hạn chế những bộ áo quá nhiều khóa hay nút bởi chúng chỉ đem lại rắc rối cho bạn.  Hãy lựa chọn những đôi giày hay dép ít dây buộc bởi chúng dễ làm họ bối rối và mệt mỏi.

– Không gian sinh hoạt

Không gian sinh hoạt của họ nên được giữ sạch sẽ và thông thoáng bởi phòng quá nhiều đồ đạc dễ khiến họ vấp té hay té ngã. Hãy cất những vật dụng nguy hiểm đến những nơi ít thấy bởi những thứ này sẽ dễ gây tò mò; họ sẽ tìm và tự lấy sử dụng không chủ ý gây tổn thương. 

– Sự ấm áp từ những thành viên trong gia đình

Ngoài những yếu tố bên ngoài thì hãy trò chuyện với những người mắc bệnh lẫn ở người già nhiều hơn, hãy treo ảnh gia đình và kể những câu chuyện về các thành viên trong gia đình để gợi nhớ đến những kỉ niệm trong trí nhớ của họ nhiều hơn. Không chỉ như thế, để người cao tuổi tiếp xúc với nhiều người thân trong gia đình sẽ khiến họ không cảm thấy cô đơn, nhờ đó bệnh trầm cảm cũng có khả năng thuyên giảm.

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân và cách chăm sóc cho người cao tuổi mà bạn cần biết, hãy tìm kiếm những phòng khám sức khỏe hay phòng khám chuyên khoa mắt nếu bệnh nhân có các bệnh liên quan khác. Ngoài ra, việc cân bằng chế độ ăn cũng như duy trì giấc ngủ và không gian sinh hoạt hợp lý sẽ giúp bệnh tình của người già có chuyển biến tích cực từ đó thuyên giảm ngay.

Đối với người già, khi cơ thể họ dần trở nên khó khăn hơn trong việc di chuyển cũng đồng nghĩa với việc tắm rửa vệ sinh thân thể hàng ngày của người già sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Nên những người chăm sóc người cao tuổi cần nắm rõ một số thiết bị y tế, đồ vật hỗ trợ trong quá trình vệ sinh cá nhân hay tắm rửa cho người già.

Cách tắm cho người già

Hình ảnh: Rehabmart

Dựa vào các nghiên cứu về sức khỏe thì phòng tắm là nơi nguy hiểm nhất trong nhà dù bạn là ai đi nữa, nhưng đối với những người từ sáu mươi lăm tuổi trở lên thì phòng tắm càng trở nên nguy hiểm hơn. Người cao tuổi đi ra đi vào nhà tắm, hay di chuyển trên các sàn nhà ướt cần đặc biệt cẩn trọng hơn các đối tượng khác rất nhiều vì họ rất dễ bị ngã, và khó xử lý những tình huống khó chịu trong nhà tắm suốt quá trình tắm rửa vệ sinh.

Hơn hai phần ba số lần khám tại phòng cấp cứu xuất phát từ các thương tích do vòi hoa sen, bồn tắm, sàn nhà ướt gây ra khi người già đang tắm rửa vệ sinh. Để đảm bảo rằng người lớn tuổi trong gia đình, bạn có thể duy trì vệ sinh hợp lý đồng thời cũng giữ an toàn, bạn cần trang bị một số thiết bị hữu ích cho người già.

Sau đây là ba lời khuyên về trang thiết bị có thể giúp đỡ.

Cách tắm cho người già

Hình ảnh: Griswoldhomecare

Bồn tắm – Với những người già nằm liệt giường, sẽ khó lòng mà đưa họ vào phòng tắm để tắm rửa hay vệ sinh trong tư thế đứng/ngồi. Giải pháp cho vấn đề này chính là sắm ngay một bồn tắm. Phương pháp tắm rửa này được sử dụng trong nhiều năm, đa số ở các nước Phương Tây và những năm gần đây du nhập vào các nước Đông Nam Á (trước đó con cháu thường tắm rửa vệ sinh cho người già ngay tại giường).

Chi tiết hơn khi dùng đồ vật này:

  • Chuẩn bị khăn tắm và khăn lau có sẵn trước khi bạn bắt đầu.
  • Bạn cũng cần 2 thau nhỏ – một đựng nước sạch và một là xà phòng tắm. Sau đó xác định về khu vực nào trên cơ thể bạn sẽ bắt đầu trước và những nơi bạn sẽ di chuyển từ đó.

Cách tắm cho người già

Hình ảnh: Independentliving

Các thiết bị trợ giúp trong phòng tắm – Nếu người thân yêu của bạn có thể đi ra đi vào phòng tắm, đảm bảo rằng họ có các dụng cụ, thiết bị trợ giúp rời khỏi bồn tắm hoặc tiến đến, sử dụng vòi hoa sen, từ đó đảm bảo giữ người già tắm rửa vệ sinh an toàn. Một thanh vịn cho phép người cao tuổi ổn định từng bước đi của mình mình khi họ bước vào và ra khỏi bồn tắm.

Độ cao đặt thanh vịn hay vị trí của thanh vịn rất quan trọng trong việc di chuyển của người già ở phòng tắm. Thanh vịn nên được đặt ở độ cao mà giúp người già có thể với tới được, và lưu ý nhất là nó không nên quá xa hay quá gần.

Cách tắm cho người già

Hình ảnh: Mobilitycompare

Ghế ngồi di động chuyên dụng – Đi vào hay ra khỏi bồn tắm có thể khá nguy hiểm cho người cao tuổi vì các vấn đề di chuyển hoặc họ khó mà nâng chân đủ cao để vượt qua bồn tắm. Một ghế ngồi di động chuyên dụng sẽ hữu ích với công việc tắm rửa vệ sinh cho người già. Thiết bị này được thiết kế một phần trong bồn tắm và một phần ra ngoài. Người cao tuổi có thể ngồi xuống phần bên ngoài và sau đó từ từ trượt cơ thể của họ vào bên trong bồn.

Cách tắm cho người già

Hình ảnh: Ezaccessbathing

Tắm rửa vệ sinh cho người già luôn là một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn thận. Với những thiết bị, dụng cụ được giới thiệu trong bài này, bạn sẽ biến căn phòng tắm không còn là nỗi sợ của người già khi cần vệ sinh hay tắm rửa.

>> Chọn kính lão cho người già

Vào cuối thu, trong khi thanh niên vẫn mặc áo mỏng, thì người cao tuổi đã sớm mặc áo len, áo ấm. Đến mùa đông, cái rét trở thành một nỗi sợ cố hữu khiến người già ủ thật nhiều quần áo, chăn đệm. Ngoài ra, cùng với nỗi sợ lạnh, khi tuổi càng cao, người già càng có xu hướng sợ nước, lười tắm.

Lười tắm, sợ nước

Catherine Anne Rauch, một chuyên gia tư vấn cao cấp của trang thông tin chăm sóc người già Caring.com cho biết, bà đã nhận được nhiều câu hỏi từ các độc giả hỏi phải làm gì khi người thân lớn tuổi của họ ngại thay quần áo bẩn và không muốn tắm. Đây là một trong những căng thẳng lớn và quá phổ biến đối với những người chăm sóc người cao tuổi.

Bà Catherine Anne Rauch cho hay, việc người già ngại thay quần áo và sợ nước, lười tắm đều có những căn nguyên của nó, bao gồm sợ bị ngã, không đủ mạnh mẽ để có thể tự xoay xở trong bồn tắm hoặc bước ra khỏi bồn tắm một mình. Đặc biệt, một nguyên nhân nữa khiến người già sợ tắm là bởi họ thường không bao giờ cảm nhận đúng nhiệt độ nước (thường phàn nàn nóng quá hoặc lạnh quá, dù thực tế không như vậy). Ngoài ra, thêm nguyên nhân khiến người già sợ hãi khi phải tắm còn có thể xuất phát từ bệnh Alzheimer hoặc sa sút trí tuệ, bệnh trầm cảm của người già.

Theo bà Catherine Anne Rauch, để giúp đỡ cha mẹ già, hãy cố gắng thu hẹp nguyên nhân để tìm các giải pháp. Trước hết hãy điều chỉnh phòng tắm của cha mẹ để giảm thiểu rủi ro đổ vỡ hay bị ngã và làm cho việc tắm dễ dàng hơn. Những lời khuyên an toàn phòng tắm cho bệnh nhân đột quỵ có thể áp dụng đối với bất kỳ người lớn tuổi nào cần giúp đỡ khi tắm.

Hãy mua một chiếc ghế để người già có thể ngồi tắm dưới vòi sen mà không cần phải đứng trong khi tắm hay sử dụng một băng ghế gắn vào cạnh bồn tắm để cha mẹ của bạn có thể bám vào khi cần cũng là gợi ý hay. Hãy điều chỉnh nhiệt độ nước cho cha mẹ mình và nói cho họ biết nước như vậy là đã vừa để tắm, vì người già thường mất khả năng đánh giá nhiệt độ nước.

Hãy để ý các dấu hiệu của trầm cảm và hỏi tư vấn của bác sĩ nếu cha mẹ bạn có vẻ như không có động lực trong mọi hoạt động và luôn trong trạng thái như bị chùng xuống. Bạn cũng có thể tìm đến sự trợ giúp của các y tá chuyên gia lão khoa để học cách tắm cho cha mẹ hoặc ít nhất giúp cha mẹ cảm thấy thoải mái để tắm.

Cách tắm cho người già
Người già sợ tắm là bởi họ thường không bao giờ cảm nhận đúng nhiệt độ nước.

Tuổi càng cao càng thấy lạnh

BS Đào Bá Vy, nguyên Trưởng khoa Vật lý Trị liệu, Bệnh viện 354 cho biết, nhiệt độ cơ thể người luôn giữ ở mức ổn định khoảng 370C. Trong trường hợp thông thường, nhiệt độ này không thay đổi theo sự thay đổi của môi trường, bởi vì cơ thể có một hệ thống "điều hòa nhiệt độ", thông qua trung khu thần kinh điều tiết nhiệt độ cơ thể nằm ở não bộ có thể tự chủ và thi hành nhanh chóng hai chức năng là sản nhiệt và tỏa nhiệt, giúp cho cơ thể luôn giữ nhiệt độ ổn định.

Tuy nhiên, hệ thống này ở người già thường hoạt động kém đi, khiến người già khó thích ứng với sự thay đổi của thời tiết. Đặc biệt là vào mùa đông, người già thường cảm thấy lạnh sớm hơn và lạnh hơn người trẻ tuổi. Việc luôn lo sợ bị rét và ủ thật nhiều quần áo, chăn đệm hay từ chối tắm rửa, cũng một phần do nguyên nhân này.

Theo BS Đào Bá Vy, để chống lại nỗi sợ hãi vì lạnh, người già nên có chế độ tập luyện vừa giúp nâng cao sức khoẻ, tăng khả năng chịu lạnh. Tuy nhiên, người cao tuổi chú ý nên tập với những động tác nhẹ nhàng, phù hợp với sức khoẻ, không nên cố tập khi thời tiết quá lạnh hoặc cơ thể cảm thấy lạnh giá. Khi tập, người cao tuổi cần chú ý chọn chỗ kín gió, ấm áp.

Ngoài ra, khi trời lạnh người cao tuổi cần phải chú ý ủ ấm cơ thể bằng khăn, áo, mũ, tất để tránh sự mất nhiệt. Phòng ở của người cao tuổi phải ấm, nhưng thông thoáng, nhiều người cao tuổi sợ lạnh, nên phòng ngủ lúc nào cũng kín bưng, ngột ngạt ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Đối với người cao tuổi khi bị lạnh nên ăn các loại thực phẩm hoặc sử dụng các vị thuốc Đông y có tính ấm như ăn thịt đỏ, tránh ăn các loại thực phẩm lạnh như hải sản. Ngoài ra, khi lạnh có thể uống một chút trà gừng. Đặc biệt, buổi đêm, người già thường bị lạnh chân dẫn đến mất ngủ, ngủ không ngon, vì thế, tốt nhất khi cảm thấy cơ thể lạnh, khi đi ngủ, người già nên đi thêm tất để bảo vệ gan bàn chân.

Lương y Vũ Quốc Trung(Hội Đông y Việt Nam)

Đức Anh