Cách sử dụng phần mềm LMS

Những tín đồ của nền tảng công nghệ giáo dục hay các tổ chức, doanh nghiệp đã không còn xa lạ gì với LMS. Bên cạnh là công cụ đắc lực để triển khai các mô hình e-Learning hay phương pháp học tập số. LMS còn là phần mềm được tích hợp dưới nhiều hình thức đa dạng. Vậy giải pháp triển khai LMS sẽ mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp? Liệu LMS có thể được tích hợp với các chương trình phần mềm khác tại nơi làm việc hay không? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây!

Xem thêm: 5 BƯỚC TẠO VÀ TRIỂN KHAI MỘT KHÓA HỌC TRỰC TUYẾN THÀNH CÔNG

4 giải pháp triển khai phần mềm LMS

1. Hệ thống quản lý học tập dựa trên đám mây

Cloud LMS là giải pháp LMS được đa số các tổ chức và doanh nghiệp ưa chuộng trong xu thế hiện hành gần đây. Cloud LMS là một hệ thống hoạt động nhờ điện toán đám mây, giải pháp này không yêu cầu bạn cần phải cài đặt phần cứng hoặc phần mềm cụ thể để truy cập và sử dụng hệ thống. Nhu cầu về LMS dựa trên đám mây đang tăng lên từng ngày vì nó có thể hỗ trợ phương pháp học e Learning đang phát triển như Microlearning hoặc AR/VR. Cloud LMS có thể dễ dàng nâng cao cơ sở hạ tầng thiết bị và giúp thích ứng với các phiên bản nâng cấp mới. Cloud LMS còn được gọi là phần mềm quản lý học tập SaaS hoặc LMS dựa trên web.

Cách sử dụng phần mềm LMS

Xem thêm: 7 lợi ích của việc sử dụng phần mềm quản lý đào tạo LMS trong hỗ trợ và cải thiện quá trình onboard của nhân viên  

2. Hệ thống quản lý học tập tại chỗ (On-premise LMS)

LMS tại chỗ, là một giải pháp LMS mà bạn mua hệ thống mã hoàn chỉnh cùng các tính năng của phần mềm LMS và cài đặt nó trên máy chủ được lưu trữ của riêng bạn. Việc có LMS trong trung tâm dữ liệu của riêng bạn cho phép bạn kiểm soát và  tùy chỉnh theo nhu cầu và mong muốn của bản thân.
Bạn có thể thực hiện các thay đổi đối với mã và các tích hợp mà không cần phải xem xét bên thứ 3. Hơn nữa, bạn cũng có thể giữ toàn quyền kiểm soát những người truy cập và cách nhân viên tham gia vào hệ thống. Nó còn được gọi là LMS được cấp phép, nội bộ hoặc LMS tự cài đặt hoặc LMS tự lưu trữ …

3. Hệ thống quản lý học tập mã nguồn mở

LMS mã nguồn mở đang được sử dụng trong các môi trường khác nhau. Việc có mã nguồn mở cho phép bạn tải xuống và truy cập miễn phí. Đây là một trong những tính năng ưu việt của giải pháp LMS mã nguồn mở  làm nó trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ với ngân sách tiết kiệm. Trước khi đưa ra lựa chọn, cá nhân, doanh nghiệp nên cân nhắc cả lợi ích và thách thức của LMS nguồn mở. Thách thức lớn nhất là nhà quản trị, người quản lý hệ thống cần phải có kỹ năng kỹ thuật vững vàng.
Để quản lý hệ thống LMS mã nguồn mở bạn sẽ cần các bộ kỹ năng bao gồm lập trình HTML, javascript, CSS, XML, hoặc ngay cả Ruby on Rails, SQL, PHP, cơ sở dữ liệu, v.v. LMS mã nguồn mở là  miễn phí nhưng các doanh nghiệp cũng cần lưu ý đến chi phí thiết lập khác từ nền tảng như lưu trữ, sắp xếp khu vực lưu trữ, nâng cấp, hỗ trợ và bảo trì…

Cách sử dụng phần mềm LMS

4. Hệ thống quản lý học tập Freemium

Nếu doanh nghiệp của bạn đang hoạt động với ngân sách hạn hẹp, bạn có thể chọn một số LMS với các tùy chọn miễn phí như phần mềm freemium LMS. Đây là phiên bản đơn giản nhất của phần mềm LMS. Với LMS Freenium sẽ không có hỗ trợ công nghệ hoặc tích hợp của bên thứ ba. Giải pháp triển khai LMS Freemium tuy không phải là cách tối ưu để giúp tổ chức, doanh nghiệp có thể số hóa bài giảng, ứng dụng tính năng LMS một cách triệt để nhưng đây là phương pháp tiết kiệm và nhanh chóng cho những đơn vị mới bắt đầu làm quen và mong muốn ứng dụng LMS vào mô hình quá trình vận hành của mình

Xem thêm: 3 dấu hiệu cho thấy bạn cần làm mới hệ thống đào tạo LMS của mình

7 ứng dụng cho phép LMS tích hợp phần mềm tốt nhất

Trong quá trình ứng dụng các giải pháp triển khai LMS, một yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp cần chú ý đó là liệu phần mềm LMS đó có cho phép tích hợp dễ dàng hay không. Tích hợp LMS giúp tiết kiệm thời gian, giảm bớt các tác vụ thủ công và cung cấp phạm vi, độ sâu của các báo cáo. Hệ thống của doanh nghiệp càng được tích hợp đa dạng, các cá nhân, nhóm và phòng ban càng dễ dàng thực hiện công việc, cộng tác và đạt được mục tiêu nhanh chóng.

1. LMS-CRM

Các tổ chức, doanh nghiệp có tích hợp CRM-LMS có thể theo dõi và diễn giải hành vi, quá trình sử dụng của khách hàng cũng như những vị khách hàng tiềm năng một cách chi tiết, cụ thể và hiệu quả hơn. Không chỉ vậy, điều này còn giúp doanh nghiệp thu hút người tham gia vào nội dung đào tạo hữu ích. Kết quả là, hiệu quả của các chương trình đào tạo cải thiện đáng kể, triển khai chiến lược tiếp cận khách hàng hay đào tạo nhân sự trở nên dễ dàng hơn.

2. LMS-ERP

Khi triển khai phần mềm LMS, nhờ sự phát triển và phạm vi sử dụng rộng lớn của hệ thống mà nó cung cấp một số lợi thế mà doanh nghiệp có thể thu được trước, trong và cả sau khi tiến hành hệ thống ERP. Tích hợp ERP-LMS cung cấp khả năng học tập theo tính tự giác cho nhân viên, giúp nội dung đào tạo được cá nhân hóa với tiến độ có thể theo dõi được.

3. LMS-CMS

CMS là một công nghệ dựa trên web dùng để tổ chức và phân phối linh hoạt các nội dung được xây dựng trên đó. LMS cung cấp các công cụ để nhà quản trị có thể lên lịch cho mục tiêu học tập, đào tạo của cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp. Một nền tảng chung được tích hợp với CMS và LMS cùng với sự tương tác với các cộng đồng ngang hàng có thể làm nên điều kỳ diệu cho doanh nghiệp! Nó có thể giúp công ty tối ưu hóa trang web hoặc có thể cung cấp người dùng các bản cập nhật nhanh chóng và liền mạch.

Cách sử dụng phần mềm LMS

Xem thêm: Nền tảng LMS và những lợi ích hoàn hảo dành cho các doanh nghiệp đang phát triển không ngừng 

4. Thương mại điện tử LMS

Giải pháp triển khai LMS tích hợp thương mại điện tử cho phép người dùng thực hiện tất cả các giao dịch của họ bắt đầu từ khi đăng ký đến khi thanh toán thông qua đăng nhập một lần (SSO). Phương thức mua sản phẩm e-Learning trực tiếp từ LMS này tiết kiệm thời gian và cũng là một lựa chọn an toàn hơn so với việc truy cập vào cổng thanh toán của bên thứ ba. Với việc tích hợp LMS-Thương mại điện tử, giá trị thị trường của trang web của công ty cũng gia tăng một cách đáng kể. Đây là giá trị quan trọng mà doanh nghiệp không nên bỏ qua khi triển khai phần mềm LMS cho tổ chức của mình.

5. LMS HRIS

Ứng dụng LMS thường được mua và chạy riêng biệt với HRIS, nhưng có một số lợi ích thực sự khi tích hợp hệ thống vì cá nhân, doanh nghiệp có thể tiết kiệm thời gian cho các mục nhập kép của những người tham gia. Đồng thời tích hợp LMS HRIS cho phép các công ty sử dụng dữ liệu đào tạo một cách có chiến lược để phát hiện ra các mẫu đào tạo và thăng tiến.

6. LMS SAP

Tích hợp LMS SAP được thiết kế để phát triển năng lực tối đa của nhân viên. Đồng thời nâng cao hiệu quả nhằm giảm chi phí cho các vấn đề do ra quyết định kém và quản lý yếu kém. Nó cung cấp kinh nghiệm đào tạo để phát triển các kỹ năng mới, hiểu biết sâu sắc và thúc đẩy sự tương tác của mọi người.

7. Lớp học ảo LMS

Việc tích hợp phần mềm lớp học ảo vào hệ thống quản lý học tập khi triển khai phần mềm LMS sẽ giúp xây dựng quy trình dạy / học hiệu quả hơn. Nó cung cấp cho bạn các phiên trực tiếp trong thời gian thực, giúp ghi lại các phiên trực tiếp, thông báo trong phần mềm lớp học ảo của bạn và nhiều hơn nữa.

Xem thêm: AI và Blockchain – Bước đột phá của hệ thống e-Learning trong tương lai

Kết

Với 4 giải pháp triển khai LMS và 7 ứng dụng cho phép LMS tích hợp phần mềm tốt nhất phía trên, các cá nhân, tổ chức có thể lựa chọn cho mô hình kinh doanh hay đào tạo của mình một phương thức phù hợp nhằm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của doanh nghiệp. Lựa chọn giải pháp triển khai LMS đúng đắn là bước đầu tiên giúp cá nhân, tổ chức có hướng đi đúng và hiệu quả cho hoạt động đào tạo cũng như kinh doanh.

Để có thể lựa chọn chính xác hệ thống LMS hãy liên hệ OES – Công ty Cổ phần Dịch vụ Đào tạo Trực tuyến hàng đầu Việt Nam để nhận được tư vấn kỹ lưỡng nhất về e-Learning, LMS và số hóa bài giảng!

Cách sử dụng phần mềm LMS