Cách sử dụng cảm biến áp suất

Cảm biến áp suất lốp (Tire Pressure Monitoring System, viết tắt là TPMS) là một thiết bị điện tử được thiết kế để giám sát áp suất bên trong lốp xe. Thông thường, 1 bộ cảm biến áp suất lốp ô tô sẽ có 4 cảm biến lắp ở 4 lốp1 màn hình hiển thị.

Trên màn hình hiển thị sẽ có đầy đủ thông tin về áp suất, nhiệt độ của từng lốp. Khi áp suất trong lốp thay đổi đột ngột hoặc cao/thấp hơn so với mức cài đặt sẵn, cảm biến sẽ thông báo cho tài xế thông qua tín hiệu âm thanh, hình ảnh.

Dựa theo vị trí lắp đặt, người ta chia cảm biến áp suất lốp thành 2 loại chính là: Cảm biến áp suất lốp gắn trong và cảm biến áp suất lốp gắn ngoài.

  • Cảm biến áp suất lốp gắn trong: Là loại có đầu cảm biến gắn bên trong lốp xe, van cảm biến thay cho van của lốp xe ban đầu. 
  • Cảm biến áp suất lốp gắn ngoài: Là loại có đầu cảm biến gắn vào đầu van của bánh xe. 

Những lợi ích khi gắn cảm biến áp suất lốp xe:

Hạn chế tai nạn giao thông, đảm bảo an toàn cho người sử dụng ô tô

Áp suất bên trong bánh xe là một yếu tố cực kỳ quan trọng mà tài xế cần phải theo dõi thường xuyên. Nếu áp suất không đảm bảo, bánh xe sẽ bị quá mềm (non hơi, thiếu hơi) hoặc quá căng. Trong trường hợp này, bánh xe có thể phát nổ và gây tai nạn bất kỳ lúc nào.

Bên cạnh đó, áp suất ở mức không phù hợp còn làm ảnh hưởng đến khả năng vận hành và sự ổn định của xe, làm tăng tiêu hao nhiên liệu và khiến người lái cảm thấy không thoái mải.

Cách tốt nhất để theo dõi áp suất bánh xe ô tô là sử dụng cảm biến áp suất lốp. Với thiết bị này, bạn có thể theo dõi áp suất bên trong bánh xe thường xuyên, kịp thời phát hiện ra những bất thường, có điều chỉnh phù hợp (ví dụ tháo bớt hơi khi bánh quá căng, bơm hơi lốp ô tô khi bánh quá non), từ đó hạn chế nguy cơ xảy ra tai nạn.

Giúp kéo dài tuổi thọ của lốp xe

Bánh xe quá căng hoặc quá non không chỉ gây mất an toàn mà còn làm giảm tuổi thọ của lốp, khiến lốp dễ bị nứt, mòn, biến dạng. Bằng cách sử dụng cảm biến áp suất lốp, bạn có thể hạn chế được những tình trạng này, giúp lốp bền hơn, từ đó tiết kiệm được chi phí sửa chữa.

Tiết kiệm nhiên liệu một cách tối đa

Khi xe ô tô của bạn không được trang bị cảm biến áp suất lốp, khi bơm lốp quá căng hoặc lốp quá non khiến cho áp suất lốp thấp, vô tình làm tăng ma sát mặt đường dẫn đến tình trạng dẫn đến tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn.

Ngược lại, khi bạn lắp cảm biến áp suất lốp cho xe ô tô, nó sẽ giúp bạn theo dõi và giữ tình trạng áp suất lốp luôn trong tình trạng tiêu chuẩn, nên nó có thể tiết kiệm từ 2 đến 3% xăng so với lốp non hơi.

Cảm biến áp suất lốp van trong là thiết bị có đầu cảm biến được gắn vào phía trong lốp xe, thay cho van lốp xe ban đầu.

Ưu điểm:

  • Thiết bị cảm biến được gắn bên trong lốp nên đảm bảo an toàn, không lo bị mất trộm trong quá trình sử dụng.
  • Giữ gìn tính thẩm mỹ y như ban đầu của xe ô tô.
  • Có thể thay van khi bị hư hỏng hoặc hết pin.
  • Có thể đảo lốp mà không cần tháo van cảm biến.

Nhược điểm:

  • Do thiết bị cảm biến đặt phía trong lốp, nên thao tác lắp đặt tương đối phức tạp, cần phải tháo lốp xe, cân bằng động. Nên khi lắp cảm biến van trong thì người sử dụng cần mang xe đến các trung tâm để đảm bảo đúng quy trình.
  • Cần có dụng cụ chuyên dụng và thợ tay nghề kỹ thuật cao.

Cảm biến áp suất lốp van ngoài là thiết bị có đầu cảm biến gắn phía bên ngoài van xe ô tô.

Ưu điểm:

  • Thao tác lắp đặt dễ dàng, nhanh chóng, không cần phải tháo lốp xe. Người sử dụng có thể tự lắp đặt ngay tại nhà.
  • Có thể thay thế khi van cảm biến bị hỏng.
  • Không làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của xe.

Nhược điểm:

  • Cần phải có dụng cụ mở van cảm biến chuyên nghiệp cho mỗi lần bơm xe ô tô.
  • Van được lắp bên ngoài nên có thể xảy ra tình trạng bị mất trộm. Tuy nhiên, cảm biến áp suất lốp van ngoài hiện nay đều được thiết kế van chống trộm, nên trường hợp này rất khó xảy ra.

  Cảm biến áp suất lốp xe gắn trong Cảm biến áp suất lốp xe gắn ngoài
Ưu điểm
  • Tuổi thọ pin cao: trung bình từ 3 – 5 năm.
  • Việc lắp đặt tuy hơi khó khăn nhưng lại thuận tiện cho việc bơm hơi xe sau này, không mất thời gian.
  • Độ bền cao do không tiếp xúc với môi trường, không bị tác động bởi các tác nhân ngoài môi trường.
  • Đảm bảo thông số chính xác cao.
  • Trong quá trình sử dụng nếu có 1 van cảm biến bất kỳ bị hỏng thì đều có thể thay thế được dễ dàng.
  • Dễ kểm soát và giữ áp suất lốp luôn đạt ở mức tiêu chuẩn.
  • Trong quá trình chạy xe với áp suất lốp đạt chuẩn sẽ giúp xế yêu tiết kiệm nhiên liệu, tiết kiệm chi phí rất nhiều.
  • Cảm biến áp suất lốp gắn ngoài van sẽ giúp chúng ta tránh được sự hao mòn bất thường trên các bộ phận trên xe.
Nhược điểm Thao tác lắp đặt tương đối phức tạp, cần phải tháo lốp xe, cân bằng động. Nên khi lắp thì người sử dụng cần mang xe đến các trung tâm.
  • Cần phải có dụng cụ mở van cảm biến chuyên nghiệp cho mỗi lần bơm xe ô tô.
  • Van được lắp bên ngoài nên có thể xảy ra tình trạng bị mất trộm. 

Từ những phân tích trên, có thể thấy rằng, mỗi loại cảm biến áp suất lốp lại mang đến những ưu điểm, nhược điểm riêng. Nên tùy thuộc vào sở thích, nhu cầu sử dụng mà các bạn có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp.

Tham khảo một số phụ kiện ô tô đang được kinh doanh tại Điện máy XANH:

Cách sử dụng cảm biến áp suất

Sạc xe hơi 2 cổng Mbest DC33N00

Còn hàng350.000₫3.7/53 đánh giáXem chi tiết

Cách sử dụng cảm biến áp suất

Đế điện thoại trên xe hơi Esaver JHD-212

Còn hàng120.000₫Xem chi tiết

Cách sử dụng cảm biến áp suất

Sạc không dây xe hơi AVA WXC08-A

Còn hàng174.000₫290.000₫(-40%)Xem chi tiết

Cách sử dụng cảm biến áp suất

Đế điện thoại xe hơi OSMIA CK-CH10/CK-CH11

Còn hàng120.000₫Xem chi tiết

Cách sử dụng cảm biến áp suất

Đế điện thoại trên xe Esaver JHD -278 Đen

Còn hàng120.000₫Xem chi tiết

Cách sử dụng cảm biến áp suất

Đế điện thoại trên xe Cosano PH-Z2

Còn hàng80.000₫Xem chi tiết

Cách sử dụng cảm biến áp suất

Đế điện thoại trên xe Cosano PH-Z1

Còn hàng100.000₫Xem chi tiết

Cách sử dụng cảm biến áp suất

Đế điện thoại xe hơi OSMIA CK-CH4 Xám

Còn hàng120.000₫Xem chi tiết

Cách sử dụng cảm biến áp suất

Sạc xe hơi 2 cổng Xiaomi GDS4104GL

Còn hàng249.000₫4/55 đánh giáXem chi tiết

 Xem thêm:

Trên đây là bài viết giới thiệu đến bạn cảm biến áp suất lốp xe là gì? Nên mua cảm biến gắn trong hay ngoài. Mong rằng từ những thông tin trên, bạn sẽ chọn mua cho mình cảm biến lốp xe phù hợp nhé!

Hướng dẫn cách cài đặt thông số trên cảm biến áp suất lốp

Cảm biến áp suất lốp đang dần trở thành thiết bị được ưa chuộng trong lĩnh vực phụ kiện ô tô. Phụ kiện đơn giản này nhưng lại mang đến những tính năng vô cùng hữu ích, giúp các tài xế lái xe an toàn hơn trên mỗi chặng đường. Mỗi thông số được hiển thị từ hệ thống cảm biến đều có ý nghĩa rất quan trọng. Vậy làm thế nào để nào để cài đặt thông số trên cảm biến áp suất lốp? Cài đặt các thông số có khó không? Bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn cách cài đặt thông số trên cảm biến áp suất lốp mà bác tài nào cũng có thể làm được.

Giới thiệu thiết bị cảm biến áp suất lốp


Cảm biến áp suất lốp (TPMS) là thiết bị dùng để theo dõi áp suất, nhiệt độ của lốp xe. Hiện nay, cảm biến áp suất lốp được chia thành 2 loại: cảm biến van trongcảm biến van ngoài. Chúng đều bao gồm: 4 van cảm biến và 01 màn hình hiển thị thông số của lốp. Nhờ đó, mà người lái dễ dàng kiểm soát tình trạng của lốp mọi lúc, mọi nơi. Không chỉ vậy, TPMS còn có chức năng thông báo cho người lái bằng tín hiệu âm thanh, hình ảnh khi phát hiện lốp xe có dấu hiệu bất thường, tức là một trong các thông số của lốp nằm ngoài mức đã cài đặt. Tất cả những tính năng mà cảm biến áp suất lốp đang sở hữu đều nhằm mục đích phòng tránh tai nạn giao thông, bảo vệ lốp, bảo vệ môi trường và tiết kiệm nhiên liệu cho xe. Nếu như trước đây, cảm biến áp suất lốp còn khá xa lạ, thì giờ đây thiết bị này đang là một trong những phụ kiện ô tô được ưa chuộng nhất. Nhờ có sự hỗ trợ của thiết bị này mà các tài xế lái xe luôn chủ động trước mọi vấn đề xảy ra với lốp. Hạn chế mọi nguyên nhân dẫn đến việc nổ lốp, thủng lốp vì không có thời gian quan tâm đến lốp xe.


Sản phẩm bao gồm: 01 màn hình hiển thị và 4 cảm biến (được gắn trực tiếp vào van lốp xe)
Các phím trên Bộ hiển thị:

[1]: Phím sang trái [2]: Phím sang phải

2.1: Bật/ Tắt nguồn Giữ phím trái trong 3 giây. 2.2: Tăng/ Giảm độ sáng màn hình Ấn phím trái để giảm độ sáng. Ấn phím phải để tăng độ sáng.

Ở cài đặt này, người lái có thể đảo vị trí của cảm biến để độ ăn mòn giữa các lốp đều nhau, đảm bảo tuổi thọ sử dụng của lốp. Trên màn hình là id của 4 cảm biến đã được cài mặc định sẵn. Vị trí của lốp được đặt theo ký hiệu trên cảm biến: FL - Trước trái FR - Trước phải RR - Sau phải RL - Sau trái Cách thao tác: - Giữ phím phải trong 3 giây để mở nguồn. - Giữ phím trái trong 3 giây để thực hiện đảo lốp.

- Ấn trái để chọn vị trí lốp cần đảo. Lúc đầu, màn hình sẽ hiển thị chế độ 00. Giữ nút bên phải, dữ liệu sẽ thay đổi thành 01 hoặc 02 hoặc 03 (Ví dụ: khi 00 nhấp nháy, nhấn nút phải hai lần, 00 sẽ thay đổi thành 02, và vị trí 02 gốc sẽ thay đổi thành 00. Điều này có nghĩa là bạn trao đổi lốp LF với lốp RR).

Lưu ý: Nhấn nút bên trái, bạn có thể chọn lốp RL và sau đó nhấn nút trái một lần, nó sẽ trở lại chế độ bình thường. - Ấn phím trái liên tục cho đến khi màn hình chính quay lại giao diện ban đầu sau khi cài đặt xong.

Ở cài đặt này, cho phép người sử dụng cài đặt giới hạn trên dưới của áp suất lốp. Sau khi thông số đã cài đặt xong, nếu một trong những thông số thực tế của lốp vượt quá giới hạn đã cài đặt, thiết bị sẽ lập tức cảnh báo tới cho người lái. - Ấn phím trái trong 6 giây để vào chế độ điều chỉnh giá trị báo động. Dữ liệu còn lại sẽ nhấp nháy. - Nhấn nút bên phải, điều chỉnh giá trị. Phạm vi điều chỉnh áp suất lốp an toàn là 1,8 Bar – 3,2Bar. 1 Bar = 1.02kg.

Sau một thời gian sử dụng, van hoặc màn hình hiển thị có thể xảy ra sự cố và cần được thay mới. Sau khi thay thế bộ phận này, người lái cần thực hiện thao tác set van để thiết bị thu nhận dữ liệu chính xác nhất. - Giữ đồng thời 2 nút trái phải trong 5 giây, giao diện hiển thị thông số nhấp nháy. Ấn phím trái để tịnh tiến đến vị trí lốp cần set van. - Tiếp theo thực hiện tác xì lốp, bơm lại hơi cho lốp cần set van.

- Sau đó, ấn nút trái liên tục cho đến khi màn hình quay lại giao diện ban đầu.

  • Thích
    Cách sử dụng cảm biến áp suất
  • Yêu
    Cách sử dụng cảm biến áp suất
  • Haha
    Cách sử dụng cảm biến áp suất
  • Wow
    Cách sử dụng cảm biến áp suất
  • Khóc
    Cách sử dụng cảm biến áp suất
  • Giận
    Cách sử dụng cảm biến áp suất

Cách sử dụng cảm biến áp suất