Cách nấu la hán quả với bông cúc

Tết dương vừa qua thì Tết âm lại đến. Khoảng thời gian này, có lẽ hầu hết chúng ta đều đang trong tình trạng "vắt chân lên cổ" để trả deadline cho sếp và kiếm những tờ polyme nhiều màu trong ví.

Vậy nên, căng thẳng cũng là điều dễ hiểu. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn một loại trà không chỉ giúp chị em "hạ hỏa từ bên trong" mà còn có cả rổ lợi ích khác tới sức khỏe.

Cách nấu la hán quả với bông cúc

Một vài công dụng của trà hoa cúc mà có thể bạn chưa biết

Trà hoa cúc không chỉ là thức uống thơm ngon mà còn có tác dụng kháng khuẩn, chống vi khuẩn gây cảm cúm, giảm mỡ trong máu và giúp giải tỏa căng thẳng một cách hiệu quả. 

Thành phần chính có trong trà hoa cúc là bisalobol (levomenol) có tác dụng chống kích ứng, chống viêm và chống nhiều loại vi khuẩn. Tinh dầu hoa cúc còn giúp thư giãn tinh thần, giảm nhức đầu và tăng cường trí nhớ hiệu quả.

Hoạt chất này cũng làm đẹp da, giảm bong tróc, kích thích quá trình tự phục hồi giúp da sáng mịn và hồng hào hơn. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, chất chống oxy hóa trong hoa cúc là Apigenin có tác dụng chống ung thư và ngăn ngừa tế bào ung thư lan rộng.

Ngoài trà hoa cúc, các loại nước chống oxy hóa khác như: trà xanh, trà Kuromame, nước ion kiềm Nhật Bản... Trong đó, nước ion kiềm giàu H2 (Hydrogen) chứa chất oxy hóa mạnh gấp 30 lần so với trà xanh.

Cách pha trà hoa cúc, la hán quả

Để pha trà hoa cúc, la hán quả, chị em cần chuẩn bị:

45gr bông cúc khô

100gr lá dứa, 3gr hạt thục địa, 1 quả la hán

Hạt chia, đường phèn

Cách nấu la hán quả với bông cúc

Bạn có thể tìm mua các loại nguyên liệu này tại các cửa hàng chuyên bán thuốc Bắc, hoặc đặt mua online trên các trang thương mại điện tử như Tiki, Shopee, Lazada,...

- Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

Lá dứa rửa sạch, bó thành bó. Bông cúc bạn ngâm nước khoảng 10 phút cho nở ra rồi vắt khô. Với la hán, chị em hãy bẻ thành từng miếng nhỏ để khi nấu, các chất tiết ra nhanh hơn. 

Cách nấu la hán quả với bông cúc

- Bước 2: Nấu nước đường

Đổ vào nồi khoảng 1 lít nước lọc và 500gr đường phèn, khuấy đều trong khoảng 3-5 phút cho nước sôi và đường tan hết thì tắt bếp. 

- Bước 3: Nấu trà

Bạn bắc nồi lên bếp, mở lửa vừa, thêm 4-5 lít nước và cho bông cúc, la hán quả, thục địa vào nấu sôi. Khi nước sôi bạn chỉnh lửa nhỏ hầm 10 phút. Tiếp đó bạn cho lá dứa vào nấu chung thêm 20 phút thì tắt bếp.

Cách nấu la hán quả với bông cúc

Lọc bỏ xác bông cúc, la hán quả, thục địa. Sau đó, lọc nước đường phèn vào chung rồi cho hạt chia vào ngâm với nước. Đợi khoảng 20 phút cho hạt chia nở ra và nước nguội hẳn, vậy là chị em có thể cho nước vào chai, bảo quản trong tủ lạnh và dùng dần rồi!

Cách nấu la hán quả với bông cúc

Trà hoa cúc, la hán quả có vị thanh ngọt của la hán, đường phèn, mùi thơm của bông cúc, lá dứa chắc chắn sẽ là thức uống vừa ngon, vừa thanh mát đáng để bạn bổ sung vào thực đơn thức uống của bản thân đấy!

Nuớc sâm hoa cúc là thức uống tốt cho sức khỏe, đặc biệt là giải nhiệt cơ thể và loại bỏ độc tố gây hại khi bạn ăn uống thực phẩm chiên rán thường xuyên, ô nhiễm môi trường… Dạy Pha Chế Á Âu sẽ hướng dẫn bạn cách nấu sâm bông cúc kết hợp với một số nguyên liệu thuốc bắc, nhân đôi công dụng và hương vị thơm ngon hơn. Đây là loại nước làm mát cơ thể giúp giải nhiệt hiệu quả.

Cách nấu la hán quả với bông cúc

Nước sâm hoa cúc kết hợp với la hán quả

Video Nấu Nước Sâm Hoa Cúc & La Hán Quả

Nguyên Liệu Làm Nước Sâm Hoa Cúc

  • 15gr hoa hòe.
  • 1 trái la hán quả.
  • 10gr cam thảo.
  • 30gr bông cúc khô.
  • 1,5 lít nước sôi.
  • 40gr đường cát.
  • 30gr đường phèn.
  • Dụng cụ: nồi nấu trà, túi vải đựng trà, muỗng gỗ khuấy…

Bước 1: Tráng Trà Hoa Cúc La Hán Quả

Đầu tiên, bạn cho các nguyên liệu gồm: hoa hòe, la hán quả, cam thảo, bông cúc khô vào túi vải đựng trà, rút dây chặt lại.

Đun sôi nồi nước trên bếp khoảng 50ml để rửa trà. Sau đó, bạn trụng túi đựng trà vào nồi nước sôi, và dùng muỗng nhấn nhẹ để loại bỏ các tạp chất, bụi bẩn còn sót lại trong nguyên liệu làm sâm bông cúc.

Cách nấu la hán quả với bông cúc

Tráng trà sẽ loại bỏ bớt tạp chất dư thừa, giúp nước cốt trà trong và thanh hơn

Nước rửa trà sau khi dùng, bạn nên bỏ đi nhé.

Bước 2: Ủ Nước Sâm Hoa Cúc Đậm Đà

Bước tiếp theo, bạn đun sôi 1,5 lít nước trên bếp và cho vào nồi 10gr đường cát. Khi nước sôi thì bạn tắt bếp, cho nước hạ nhiệt xuống khoảng 90 – 95 độ C. Sau đó, bạn nhúng túi trà vào và đậy nắp ủ khoảng 15 phút.

Cách nấu la hán quả với bông cúc

Thêm đường cát và đường phèn khi pha nước sâm hoa cúc

Khi cho thêm đường vào nước ủ trà sẽ làm cho nước trà có màu đẹp và vị sẽ thanh hơn.

Bước 3: Pha Nước Sâm Hoa Cúc Màu Đẹp

Sau khi ủ 15 phút, bạn bỏ xát trà và cho thêm 30gr đường phèn, 30gr đường cát vào. Dùng muỗng gỗ khuấy đều hỗn hợp cho đến khi đường tan hoàn toàn.

Cuối cùng, bạn rót ra ly hoặc ấm trà để thưởng thức thôi nào. Bạn có thể trang trí thêm một vài chiếc hoa cúc nhỏ nhắn vào trong ly trà.

Một Số Lưu Ý Khi Nấu Nước Sâm Hoa Cúc

  • Bạn nên sử dụng lượng nguyên liệu phù hợp như trong bài đã hướng dẫn, vì nếu sử dụng quá tay thì nước hoa cúc sẽ có màu vàng đậm, không sáng và trong.
  • Sử dụng muỗng gỗ khuấy để không ảnh hưởng đến hương vị nước sâm hoa cúc. Nếu bạn sử dụng loại muỗng inox thì nước sâm có mùi khó chịu.
  • Không nên nấu trà trực tiếp trên bếp, hỗn hợp trà dễ bị cháy khét.

Nước Sâm Hoa Cúc Có Tác Dụng Gì?

Trong Đông Y, nước sâm hoa cúc có tác dụng chữa đau họng, hạ sốt, giữ tinh thần tỉnh táo cho người uống. Trong Tây Y, hoa cúc dùng để uống hoặc đắp gạc nhằm chữa giãn tĩnh mạch ở chân hoặc xơ vữa động mạch.

Ngoài ra, nước sâm hoa cúc còn có tác dụng như:

  • Giải nhiệt cơ thể cực hiệu quả, thích hợp cho những ai thường bị nhiệt miệng, nóng trong người, hay khó chịu…
  • Thanh lọc và giải độc tố ra ngoài cơ thể, giúp cải thiện tình trạng da bị viêm mụn, viêm gan cấp tính…
  • Uống trà hoa cúc có tác dụng chữa mất ngủ tự nhiên, giúp bạn ngủ sâu hơn.
  • Hợp chất apigenin trong hoa cúc có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.

Thay thế những thức uống có đường không tốt cho sức khỏe, bằng cách nấu sâm bông cúc giải nhiệt hiệu quả, làm mát cơ thể. Đặc biệt là nước sâm hoa cúc thảo mộc mà Dạy Pha Chế Á Âu hướng dẫn người lớn tuổi có thể sử dụng được đấy!

Vậy là bạn đã biết cách nấu sâm bông cúc. Ở bài viết tiếp theo, chúng tôi mời bạn khám phá thêm cách làm sâm dứa nhé!

Cách nấu la hán quả với bông cúc

Hiện đang là chuyên viên R&D và có kinh nghiệm trong ngành pha chế đồ uống lâu năm. Là cộng tác viên của website Dạy Pha Chế Á Âu, Châu Hương không chỉ chia sẻ công thức pha chế, mà còn cập nhật các xu hướng pha chế mới nhất hiện nay cho bạn đọc.

Theo dõi những bài viết của Châu Hương qua các kênh: