Cách làm xương trần thạch cao thả

Hướng dẫn cách đóng trần thạch cao thả chuẩn nhất
  1. Chuẩn bị vật dụng
  2. Các bước thi công
    1. Bước 1: Xác định độ cao của trần nhà
    2. Bước 2: Cố định thanh viền tường
    3. Bước 3: Phân chia trần
    4. Bước 4: Móc các điểm treo
    5. Bước 5: Móc, liên kết thanh chính
    6. Bước 6: Móc, liên kết thanh phụ
    7. Bước 7: Điều chỉnh lại khung xương
    8. Bước 8: Lắp đặt tấm thạch cao
    9. Bước 9: Xử lý viền trần
    10. Bước 10: Vệ sinh và nghiệm thu
  • Lưu ý khi thi công trần thạch cao thả
    1. Lưu ý trước thi công
    2. Lưu ý trong thi công
  • Tổng kết
  • Cách đóng trần thạch cao thả chuẩn nhất (10 bước đơn giản)

    Chưa có đánh giá nào ( Đánh giá của bạn )

    Hướng dẫn cách đóng trần thạch cao thả chi tiết, đúng kỹ thuật giúp người không chuyên cũng có thể thực hiện dễ dàng trong 10 bước đơn giản. Xem ngay!

    Trần thạch cao không chỉ dùng để che giấu những đường dây điện xấu xí giúp căn nhà gọn gàng, thẩm mỹ hơn mà còn là cách để tăng thêm sự thú vị cho căn phòng. Đồng thời, trần thạch cao còn sở hữu nhiều tính năng hữu ích khác như chống cháy, cách nhiệt, chống ồn,... vô cùng hiệu quả. Đó là lý do hiện nay tại các mẫu nhà ở dân dụng như nhà ống, nhà ống bằng kính, nhà ống biệt thự, mẫu nhà phố, biệt thự nhà vườn,... đều ứng dụng trần thạch cao vào các không gian của căn nhà như phòng ngủ, phòng làm việc, phòng karaoke, phòng khách, nhà vệ sinh,...

    Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về cách đóng trần thạch cao thả đúng quy trình, kỹ thuật để bạn có thể tự lắp đặt cho căn nhà của mình.

    Tìm hiểu về trần thạch cao thả

    Trần thạch cao hay còn gọi là trần giả, là sự kết hợp của tấm thạch cao + khung xương + sơn bả tạo thành để tạo thành lớp trần thứ 2 nằm dưới trần nhà nguyên thủy.

    Thạch cao là khoáng chất có nguồn gốc từ tự nhiên, có tên hóa học là calcium sulfat (CaSO4.2H20). Thạch cao thường được sử dụng trong ngành y tế (bó bột hoặc làm thuốc) và đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng. Trong xây dựng, thạch cao được pha thành dung dịch dạng sữa, đổ thành khuôn, trải qua quá trình Hydrat hóa để tạo thành các tấm thạch cao. Và tấm thạch cao chính là nguyên liệu chính để tạo thành trần thạch cao.

    Cách làm xương trần thạch cao thả

    Trần thạch cao có nhiều loại khác nhau, trong đó phân theo cấu tạo thì được chia thành 2 loại chính là trần thạch cao thả và trần thạch cao chìm. Theo đó, trần thạch cao chìm (hay còn gọi là trần phẳng, trần giật cấp) là hệ trần có cấu tạo khung xương được ẩn giấu toàn bộ bên trong các tấm thạch cao, nhìn vào có cảm giác như trần bê tông được sơn bả bắt mắt. Còn trần thạch cao thả hãy cùng tìm hiểu chi tiết ở phần nội dung dưới đây.

    Trần thạch cao thả là gì?

    Trần thạch cao thả hay còn gọi là trần thạch cao nổi, là trần có thiết kế khung xương hiện ra bên ngoài sau khi hoàn thiện. Gọi là “thả” là để chỉ đặc trưng khi thi công, nghĩa là khi thi công xong phần khung xương thì tấm thạch cao sẽ được thả nằm ngay ngắn lên trên khung xương. Chúng có tác dụng che đi các chi tiết kỹ thuật như ống nước, đường dây điện,...

    Cách làm xương trần thạch cao thả

    Cấu tạo & chức năng của trần thạch cao thả

    Trần thạch cao thả được tạo thành từ các nguyên vật liệu sau đây:

    • Thanh chính: dùng để chịu lực chính, được treo lên trần bằng các cụm ty treo và tăng đơ;
    • Thanh phụ: được liên kết với thanh chính để tạo thành kiểu dáng theo đúng thiết kế;
    • Thanh viền tường: liên kết với tường hoặc vách ngăn;
    • Tấm trang trí: đặt lên các hệ thanh nói trên để tạo thành bề mặt trần trang trí.

    Ưu - nhược điểm của trần thạch cao thả

    Ưu điểmNhược điểm

    - Thi công đơn giản, nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và thời gian;

    - Dễ dàng tháo lắp, sửa chữa nếu xảy ra sự cố;

    - Dễ dàng vệ sinh, lau chùi vì kết cấu nhẹ, dễ tháo lắp;

    - Thuận lợi trong việc lắp đường dây hoặc các thiết bị, hệ thống thông gió trên trần;

    - Trần nhà ít bị co võng khi thời tiết biến đổi;

    - Chi phí rẻ;

    - Khả năng cách âm, cách nhiệt, chống lửa cực kỳ tốt.

    - Thay đổi mẫu mã khó khăn vì mẫu tấm thường có kích thước cố định;

    - Mẫu tấm có kích thước nhỏ gây cảm giác chia vụn không gian (vì vậy trần ít được ứng dụng cho công trình nhỏ mà thường ứng dụng cho các công trình lớn như nhà xưởng, hội trường,...).

    Hướng dẫn cách đóng trần thạch cao thả chuẩn nhất

    Chuẩn bị vật dụng

    Dụng cụ, gồm:

    • Khoan bê tông;
    • Dàn giáo;
    • Dây mực;
    • Ống nước Nivo.

    Vật tư, gồm:

    • Thanh xương T3.6, T1.2, T0.6;
    • Bastreo;
    • Tăng đơ;
    • Ty thép;
    • Nở sắt.

    Các bước thi công

    Bước 1: Xác định độ cao của trần nhà

    Bằng cách: Sử dụng tia laser hoặc ống Nivo để xác định độ cao. Dùng bút đánh dấu, ghi chú những chỗ trần nổi để tính toán theo khung xương sao cho phù hợp.

    Lưu ý: Cần tính toán chính xác chiều cao của trần vì nếu tính sai thì khung xương và tấm trần sẽ không phù hợp nhau.

    Cách làm xương trần thạch cao thả

    Bước 2: Cố định thanh viền tường

    Trước tiên, bạn cần đo đạc để tính toán lỗ khoan cho đều. Sau đó sử dụng khoan hoặc búa đóng đinh để cố định thanh viền vào tường hoặc vách (nếu tường bê tông thì nên sử dụng máy khoan).

    Lưu ý: Khoảng cách giữa các lỗ đinh hoặc lỗ khoan không được quá 300mm.

    Bước 3: Phân chia trần

    Trần thạch cao thả thường được phân chia theo các kích thước sau:

    • 610x610mm
    • 600x600mm
    • 610x1220mm
    • 600x1200mm

    Đây là khoảng cách giữa các tâm điểm của thanh chính và thanh phụ.

    Bước 4: Móc các điểm treo

    Giữa các điểm treo cần đảm bảo khoảng cách 1200 - 1220mm. Trong đó khoảng cách từ vách tới móc đầu tiên là 600mm hoặc 610mm.

    Các điểm treo sẽ sử dụng khoan bê tông để khoan trực tiếp vào sàn bê tông cốt thép (nên sử dụng mũi khoan 8mm), liên kết chúng bằng pát và tắc kê nở.

    Cách làm xương trần thạch cao thả

    Bước 5: Móc, liên kết thanh chính

    Gắn lỗ liên kết chéo trên 2 đầu thanh chính để kết nối khung xương lại với nhau. Khoảng cách móc treo trên thanh chính cần đảm bảo khẩu độ 800 - 1200mm.

    Xác định khoảng cách của các thanh chính sao cho phù hợp với hướng các điểm treo trên mái theo khoảng cách tiêu chuẩn quy định và đo độ phẳng của khung.

    Cách làm xương trần thạch cao thả

    Bước 6: Móc, liên kết thanh phụ

    Dùng đầu ngàm của thanh phụ lắp vào các lỗ mộng trên thanh chính, số lượng 2. Khoảng cách cần đảm bảo là 600mm hoặc 610mm.

    Liên kết thanh phụ với thanh chính bằng khoảng cách tiêu chuẩn đã định.

    Bước 7: Điều chỉnh lại khung xương

    Sau khi lắp đặt và liên kết xong thanh chính, thanh phụ thì thợ thi công phải chỉnh sửa lại khung xương sao cho ngay ngắn, đảm bảo mặt bằng khung phải thật phẳng.

    Để tiến hành công việc này, thợ thi công cần sử dụng dây chéo, máy laser hoặc thước để đảm bảo tính chính xác của độ bằng từng vùng xem có phù hợp với thiết kế không để điều chỉnh lại.

    Cách làm xương trần thạch cao thả

    Bước 8: Lắp đặt tấm thạch cao

    Tùy vào từng hệ trần mà lựa chọn kích thước tấm thạch cao phù hợp, cụ thể:

    • Đối với hệ trần 610x610mm thì dùng tấm thạch cao có kích thước 606x605mm;
    • Đối với hệ trần 600x600mm thì dùng tấm thạch cao có kích thước 595x595mm;
    • Đối với hệ trần 610x1220mm thì dùng tấm thạch cao có kích thước 605x1210mm;
    • Đối với hệ trần 600x1200mm thì dùng tấm thạch cao có kích thước 595x1190mm.

    Các tấm thạch cao sẽ được đặt trong hệ thống khung đã lắp đặt sao cho thật phẳng.

    Lưu ý: Đeo bao tay để tránh tình trạng để lại vết bẩn trên mặt tấm

    Cách làm xương trần thạch cao thả

    Bước 9: Xử lý viền trần

    Sử dụng cưa hoặc kéo để cắt đi phần viền thừa.

    Bước 10: Vệ sinh và nghiệm thu

    Để kết thúc quá trình thi công, thợ thi công sẽ kiểm tra lại một lần nữa xem công trình có mắc lỗi gì không, nếu không thì sẽ vệ sinh trần, sàn nhà sạch sẽ và tiến hành bàn giao cho chủ nhà.

    Cách làm xương trần thạch cao thả

    Lưu ý khi thi công trần thạch cao thả

    Lưu ý trước thi công

    • Chọn mẫu phù hợp: Có nhiều mẫu trần thạch cao để bạn lựa chọn sao cho phù hợp với không gian và sở thích của bạn. Ngoài ra, tùy vào đặc thù không gian và nhu cầu sử dụng mà bạn có thể chọn trần thạch cao có thêm tính năng chống cháy, chống ẩm, chịu lực, cách âm hay tiêu âm,... Chọn đúng mẫu trần thạch cao sẽ phát huy tối đa hiệu quả mà trần thạch cao đem lại, giúp bạn có không gian sống thoải mái và tiện nghi.
    • Sử dụng vật tư đồng bộ: Để đảm bảo sự an toàn, độ bền và tính năng của trần thì các chuyên gia khuyên bạn nên chọn sản phẩm vật tư đồng bộ chính hãng. Trong đó, khung xương là điểm mấu chốt quan trọng của hệ trần, bạn phải chọn hệ khung xương đạt chất lượng tốt, chính hãng. Còn tấm thạch cao thì chọn loại chất lượng như lõi mịn, cứng chắc, đồng đều giúp bám đinh chắc chắn, dễ uốn cung.
    • Tìm hiểu về thông tin kỹ thuật khi thi công: Thi công trần thạch cao thả không khó nhưng buộc bạn phải nắm được quy trình thi công chuẩn gồm 10 bước nói trên, đồng thời nắm bắt được các thông tin kỹ thuật của trần thạch cao để đảm bảo chất lượng của công trình. Những thông tin kỹ thuật bạn cần tìm hiểu trước khi thi công như là: quy định đi khung theo khẩu độ, cách lắp tấm, bắn vít, lắp khung, khoảng cách giữa các lỗ đinh,...
    • Chọn thợ thi công tay nghề cao: Nếu bạn không có kinh nghiệm trong việc lắp đặt trần thạch cao thả thì bạn nên giao phó việc này cho thợ thi công có chuyên môn, tay nghề cao.

    Lưu ý trong thi công

    • Chỉ đóng trần thạch cao sau khi nhà đã hoàn thiện phần cửa chính và cửa sổ, bởi vì khi thi công trần thạch cao sẽ phải tạm thời đóng kín cửa để không chịu sự tác động của thời tiết;
    • Hệ thống trần thạch cao bao gồm khung xương, tấm thạch cao và các phụ kiện khác cần được đảm bảo che phủ, sắp xếp và kê đỡ cẩn thận, không được tiếp xúc trực tiếp với mặt đất trước khi thi công;
    • Tìm hiểu kỹ về bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc khảo sát thực tế, sau đó lập bản vẽ thi công trần sao để đảm bảo sự phù hợp, tính thẩm mỹ, đồng thời đảm bảo một số tính năng khác của trần như khả năng chịu lực, chống cháy, cách âm, tiêu âm,...;
    • Nếu nhà sử dụng tường thạch cao thì hệ thống trần thạch cao phải được thi công sau khi hệ thống tường đã được thi công xong;
    • Thạch cao kỵ nước, vì vậy khi thi công không được để thạch cao tiếp xúc với nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của thạch cao;
    • Nếu thi công trần thạch cao dưới mái tôn thì nên đặt một lớp vật liệu chống nóng ở giữa trần và mái để tăng hiệu quả cách nhiệt;
    • Mức độ chịu tải của hệ thống trần thạch cao đã được khuyến cáo từ trước, cần phải tuân thủ mức độ tải trọng theo khuyến cáo này.

    Tổng kết

    Trên là cách đóng trần thạch cao thả đúng kỹ thuật nhất và những lưu ý khi thi công, hy vọng đã giúp bạn có được kiến thức để lắp đặt trần sao cho phù hợp và hiệu quả.

    Xem thêm:

    • Hướng dẫn cách làm hồ cá ngoài trời (kỹ thuật & phong thủy)
    • Xây nhà kiêng gì? Những điều nên tránh khi xây nhà
    • #6 cách xây nhà không cần xi măng vẫn bền và đẹp

    Cách làm xương trần thạch cao thả

    Trần Hải

    Mình là Hải Trần, là cựu sinh viên khoa Báo chí truyền thông của Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Tp. HCM. Mình hiện đang là Content Writer tại Công ty Trần Anh với gần 8 năm trong nghề. Nếu bạn đang tìm kiếm những thông tin mới nhất và chính xác nhất, đừng bỏ lỡ những nội dung được chia sẻ tại đây nhé!

    Đánh giá của bạn

    Gửi đánh giá

    Nội dung chính

    1. Tìm hiểu về trần thạch cao thả
      1. Trần thạch cao thả là gì?
      2. Cấu tạo & chức năng của trần thạch cao thả
      3. Ưu - nhược điểm của trần thạch cao thả
    2. Hướng dẫn cách đóng trần thạch cao thả chuẩn nhất
      1. Chuẩn bị vật dụng
      2. Các bước thi công
        1. Bước 1: Xác định độ cao của trần nhà
        2. Bước 2: Cố định thanh viền tường
        3. Bước 3: Phân chia trần
        4. Bước 4: Móc các điểm treo
        5. Bước 5: Móc, liên kết thanh chính
        6. Bước 6: Móc, liên kết thanh phụ
        7. Bước 7: Điều chỉnh lại khung xương
        8. Bước 8: Lắp đặt tấm thạch cao
        9. Bước 9: Xử lý viền trần
        10. Bước 10: Vệ sinh và nghiệm thu
  • Lưu ý khi thi công trần thạch cao thả
    1. Lưu ý trước thi công
    2. Lưu ý trong thi công
  • Tổng kết
  • Tin liên quan

    Cách làm xương trần thạch cao thả

    11 mẫu bản vẽ mặt bằng móng cọc phổ biến nhất (Tổng hợp)

    Mẫu bản vẽ mặt bằng móng cọc giúp anh/chị biết được chi tiết cách bố trí mặt bằng cũng như các thông số kỹ thuật liên quan. Tham khảo ngay!

    03/11/2021

    Xem thêm

    Cách làm xương trần thạch cao thả

    Hướng dẫn cách làm hồ cá ngoài trời (Kỹ thuật & Phong thủy)

    Hồ cá là tiểu cảnh được nhiều gia đình ưa thích hiện nay. Tuy nhiên, bạn đã biết cách làm hồ cá ngoài trời theo đúng kỹ thuật xây dựng và các nguyên tắc về phong thủy?

    30/10/2021

    Xem thêm

    Cách làm xương trần thạch cao thả

    Bảng định mức xây đá hộc vữa mác 75 chuẩn nhất

    Bảng định mức xây đá hộc vữa mác 75 giúp bạn biết được tỷ lệ chuẩn khi sử dụng các nguyên liệu là bao nhiêu, từ đó sử dụng tiết kiệm nguyên liệu và tăng tuổi thọ cho công trình.

    25/10/2021

    Xem thêm

    Cách làm xương trần thạch cao thả

    Nguyên tắc bố trí cọc trong đài theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN

    Khi thi công móng cọc, cần tuân thủ các nguyên tắc khi bố trí cọc trong đài do TCVN quy định để tránh sai sót khi thực hiện làm ảnh hưởng đến độ bền của toàn bộ công trình.

    12/10/2021

    Xem thêm

    Cách làm xương trần thạch cao thả

    Quy định về tiêu chuẩn của bản vẽ kỹ thuật xây dựng (theo TCVN)

    Bộ Xây dựng quy định tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật xây dựng nhằm đảm bảo thống nhất trong cách trình bày và đọc - hiểu đối với mọi người. Dưới đây là những quy định về tiêu chuẩn mới nhất mà những người liên quan cần phải nắm.