Cách làm lại bằng lái xe a1 bị mất

Bị mất bằng lái xe máy làm lại như thế nào?

Việc mất bằng lái và làm lại bằng lái được phân thành nhiều trường hợp . Mỗi trường hợp sẽ có quy trình và cách thức xin cấp lại khác nhau:

 + Trường hợp 1: Bị mất giấy phép lái xe lần thứ 1, còn hồ sơ gốc

Trường hợp này, chủ phương tiện chuẩn bị các loại giấy tờ sau để nộp sở GTVT:

- Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe theo quy định (có ghi ngày tiếp nhận của cơ quan tiếp nhận)

- Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu bản sao có công chứng

- Hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe a1 bị mất (Nếu có).

Cách làm lại bằng lái xe a1 bị mất

+ Trường hợp 2: Bị mất cả bằng lái lẫn hồ sơ gốc. Đối với trường hợp này thì buộc chủ phương tiện phải nộp hồ sơ và thi lại.

+ Trường hợp 3: Bị mất bằng lái xe lần thứ nhất, quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng đến dưới 01 năm, không còn hồ sơ gốc thì phải dự sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe.

+ Trường hợp 4: Bị mất bằng lái xe lần thứ nhất, quá thời hạn sử dụng từ 01 năm trở lên, còn hồ sơ gốc hoặc không còn hồ sơ gốc thì buộc phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại giấy phép lái xe.

+ Trường hợp 5: Mất bằng lái lần thứ 2 thì bắt buộc phải thi lại từ đầu.

Mất bằng lái xe máy có phải thi lại không?

Bạn sẽ phải thi lại nếu như bạn bị mất cả bằng lái lẫn hồ sơ gốc. Còn không mất hồ sơ gốc. Thì đề nghị làm lại như trường hợp 1 đã nói ở trên.

Mất bao lâu để có lại bằng lái?

Thông thường, nếu không phát hiện sai phạm nào về hồ sơ và không có thiếu sót gì thì sau khoảng 2 tháng sở Giao thông vận tải sẽ tiến hành xử lý hồ sơ và cấp lại bằng lái xe cho bạn. Thời gian chờ đợi để cấp lại bằng đôi khi còn kéo dài hơn so với việc thi bằng lái xe a1. Bởi nếu thi trực tiếp bạn chỉ phải chờ 15 ngày là có bằng và thủ tục còn đơn giản hơn nhiều.

Trước đây, khi bị mất bằng lái, người chủ bị mất sẽ đến các địa điểm mà mình từng thi để nộp hồ sơ xin cấp lại. Nhưng từ năm 2016 trở lại đây, việc cấp lại bằng lái trong trường hợp bị mất được gộp chung với các điểm đổi bằng từ thử giấy sang thẻ nhựa.  

✔ Tại Hà Nội, chủ xe có thể tiến hành đổi bằng lái sang thẻ nhựa tại các địa chỉ sau:

+ Tổng cục đường bộ Việt Nam: D20, đường Tôn Thất Thuyết, khu đô thị Cầu Giấy, quận Cầu Giấy

+ Sở Giao thông vận tải Hà Nội: số 2 Phùng Hưng, Quận Hà Đông

+ Phòng quản lý phương tiện giao thông – Sở GTVT Hà Nội: số 16 Cao Bá Quát, Quận Ba Đình

+ Đội Thanh tra Giao thông Long Biên: đường Vạn Hạnh, Quận Long Biên (trong Khu đô thị mới Việt Hưng).

✔ Tại TPHCM hiện có thêm 6 địa điểm gồm:

+ Số 51/2 Thành Thái, P.14, Q.10

+ Số 8 Nguyễn Ảnh Thủ, P.Trung Mỹ Tây, Q.12;

+ Số 256 Dương Đình Hội, P.Tăng Nhơn Phú B, Q.9;

+ Số 4-6 Nguyễn Tri Phương, P.Linh Xuân, Q.Thủ Đức;

+ Số 111 Tân Sơn Nhì, P.Tân Sơn Nhì, Q.Tân Phú.

+ Riêng cơ sở tại số 252 Lý Chính Thắng, P.9, Q.3 chỉ tiếp nhận hồ sơ đổi GPLX nước ngoài.


Xem thêm

Thủ tục xin cấp lại giấy phép lái xe A1 với trường hợp bị mất? Em mới bị mất giấy phép lái xe A1 và còn hồ sơ gốc thì làm thế nào để xin cấp lại giấy phép lái xe, bao lâu thì em có thể lấy lại giấy phép lái xe A1. Trong thời gian xin cấp lại thì em có thể lái xe gắn máy không?

Tư vấn giao thông đường bộ:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp thủ tục xin cấp lại giấy phép lái xe A1 với trường hợp bị mất, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Về cấp lại giấy phép lái xe bị mất

Căn cứ khoản 2 Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định hồ sơ bao gồm:

+ Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư 17/2017/TT-BGTVT;

+ Hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe (nếu có);

+ Bản sao giấy chứng minh, nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định, cư ở nước ngoài);

+ Thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép lái xe tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải, người lái xe gửi 01 bộ hồ sơ, chụp ảnh trực tiếp và xuất trình, bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu.

  • Sau thời gian 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, chụp ảnh và nộp lệ phí theo quy định, nếu không phát hiện giấy phép lái xe đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, thì được cấp lại giấy phép lái xe.
  • Thời gian cấp lại giấy phép lái xe thực hiện như đối với cấp mới tức thời gian cấp giấy phép lái xe chậm nhất không quá 10 ngày làm việc.

Cách làm lại bằng lái xe a1 bị mất

Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172

Về phạt khi không xuất trình được giấy phép lái xe

Căn cứ khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

“Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới

2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;

b) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe;”

Theo quy định trên, trong thời gian bạn làm thủ tục cấp lại Giấy phép lái xe mà điều khiển xe máy có thể bị phạt với lỗi không mang theo Giấy phép và bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

Thủ tục cấp lại Giấy phép lái xe hạng A1 bị mất

Tham gia giao thông có được dùng giấy hẹn cấp lại bằng lái thay bằng lái xe không?

Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề thủ tục xin cấp lại giấy phép lái xe A1 với trường hợp bị mất , xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

a) Nộp hồ sơ TTHC: Người lái xe nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép lái xe đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Cấp lại Giấy phép lái xe áp dụng trong các trường hợp sau: + Giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng;

+ Giấy phép lái xe bị mất;

b) Giải quyết TTHC: - Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ; xác minh Giấy phép lái xe (nếu Giấy phép lái xe không do cơ quan đó cấp); xét cấp lại Giấy phép lái xe hoặc yêu cầu sát hạch lại theo quy định để cấp lại Giấy phép lái xe.

(Khi đến thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép lái xe được chụp ảnh trực tiếp và xuất trình các bản chính hồ sơ để đối chiếu, trừ các bản chính đã gửi).

Người điều khiển xe máy, ô tô khi tham gia giao thông cần có Giấy phép lái xe. Nếu Giấy phép lái xe bị mất thì xin cấp lại thế nào là vấn đề mà nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết thủ tục cấp lại Giấy phép lái xe.


*** Thời hạn sử dụng của bằng lái xe được quy định tại Điều 17 Thông tư số 12/2017 của Bộ Giao thông Vận tải như sau:

- Bằng lái xe hạng A1, A2, A3 không có thời hạn;

- Bằng lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi (đối với nữ) và đủ 60 tuổi (đối với nam). Trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

- Bằng lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

- Bằng lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.
 

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp lại bằng lái xe bị mất

Trường hợp bằng lái xe còn thời hạn sử dụng hoặc quá hạn dưới 03 tháng

Khoản 2 Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định, người có Giấy phép lái xe bị mất cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ xin cấp lại Giấy phép lái xe như sau:

- Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép lái xe theo mẫu quy định;

- Hồ sơ gốc phù hợp với Giấy phép lái xe (nếu có);

- Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ trường hợp cấp lại Giấy phép lái xe không thời hạn các hạng A1, A2, A3;

- Bản sao CMND, Thẻ căn cước công dân, Hộ chiếu còn thời hạn có ghi số CMND hoặc Thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định, cư ở nước ngoài).

Sau thời gian 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, chụp ảnh và nộp lệ phí theo quy định, nếu không phát hiện Giấy phép lái xe đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, thì được cấp lại Giấy phép lái xe.

Trường hợp bằng lái xe quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên

Người có Giấy phép lái xe bị mất, quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, không thuộc trường hợp đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, phải dự sát hạch lại các nội dung:

- Quá hạn sử dụng từ 03 tháng đến dưới 01 năm, phải dự sát hạch lại lý thuyết;

- Quá hạn sử dụng từ 01 năm trở lên, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành.

Người lái xe chuẩn bị 01 bộ hồ sơ dự sát hạch lại, bao gồm:

- Bản sao CMND hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn thời hạn có ghi số CMND hoặc Thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam); Hộ chiếu còn thời hạn (đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài);

- Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp;

- Đơn đề nghị đổi (cấp lại) Giấy phép lái xe theo mẫu quy định có ghi ngày tiếp nhận hồ sơ của cơ quan tiếp nhận;

- Bản chính hồ sơ gốc của Giấy phép lái xe bị mất (nếu có).

Khoản 6 Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định, thời gian cấp Giấy phép lái xe chậm nhất không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kỳ sát hạch.

Cách làm lại bằng lái xe a1 bị mất

Thủ tục cấp lại Giấy phép lái xe bị mất (Ảnh minh họa)

Bước 2: Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy phép lái xe bị mất tại bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông Vận tải. Người lái xe chụp ảnh trực tiếp và xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên để đối chiếu.

Bước 3: Nộp lệ phí cấp lại bằng lái xe

Thông tư 188/2016/TT-BTC quy định cụ thể lệ phí cấp lại bằng lái xe bị mất như sau:

- Lệ phí cấp lại Giấy phép lái xe: 135.000 đồng/lần.

- Phí sát hạch lái xe:

+ Đối với thi sát hạch lái xe máy (hạng xe A1, A2, A3, A4): Sát hạch lý thuyết: 40.000 đồng/lần; Sát hạch thực hành: 50.000 đồng/lần.

 + Đối với thi sát hạch lái xe ô tô (hạng xe B1, B2, C, D, E, F): Sát hạch lý thuyết: 90.000 đồng/lần; Sát hạch thực hành trong hình: 300.000 đồng/lần; Sát hạch thực hành trên đường giao thông công cộng: 60.000 đồng/lần.

Bước 4: Nhận bằng lái xe cấp lại

Theo thời hạn trên giấy hẹn, người làm thủ tục đến bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải để nhận Giấy phép lái xe được cấp lại.

Như vậy, việc làm thủ tục cấp lại bằng lái xe bị mất là bắt buộc đối với mọi tài xế. Theo điểm a khoản 5, điểm b khoản 7 Điều 21 Nghị định 100 năm 2019 của Chính phủ quy định mức phạt tiền từ 800.000 đồng - 04 triệu đồng đối với người điều khiển xe máy, ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe máy, ô tô mà không có Giấy phép lái xe.

Trên đây là hướng dẫn thủ tục cấp lại khi bị mất bằng lái xe máy, nếu gặp vướng mắc liên quan, bạn đọc liên hệ tổng đài 1900.6192 để được giải đáp.