Cách làm bánh vắt vai

Người Cao Lan ở Bắc Giang ngày tết ngoài món bánh chưng truyền thống dân tộc còn có một món bánh đặc trưng không phải nơi nào cũng có: Banh vắt vai. Đây là món bánh dùng để dâng lên ông bà tổ tiên và biếu tặng người thân. Theo người dân Cao Lan mùng 3.3 (âm lịch) là cái tết quan trọng trong năm (chỉ sau tết Nguyên đán) và bánh vắt vai là thứ không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên của mỗi gia đình.

  • Đặc sản Bắc Giang- níu chân người đi xa
  • Rượu làng Vân, nghề rượu truyền thống 
  • Thơm ngon vải thiều Lục Ngạn
Cách làm bánh vắt vai
Bánh vắt vai dâng lên bàn thờ tổ tiên ngày tết

Theo kinh nghiệm du lịch Bắc Giang, vào ngày này, ông Chung Văn Thảo (67 tuổi), bản Đồng Bụt cũng tất bật hết bản trên, xóm dưới để làm lễ tạ đất trời, cầu mong may mắn cho xóm làng và gia chủ. Ông kể: Thường một năm, người Cao Lan làm bánh vắt vai hai lần (Tết Nguyên đán và mồng 3- 3 âm lịch). Ngoài để thờ cúng tổ tiên, bánh vắt vai còn là món quà biếu. Bánh được làm với hai phần riêng biệt ở hai đầu, thắt lại ở giữa nên có thể vắt lên vai mang đi biếu người thân hay mang theo lên rẫy.
Bánh vắt vai người Cao Lan được làm từ gạo nếp cái hoa vàng nổi tiếng, có vị thơm ngon, ngọt bùi là món ăn dân dã của dân tộc này ở Bắc Giang.
Bánh hấp dẫn bằng chính cái tên lạ và hình thức của nó. Tên gọi này xuất phát từ việc bánh có thể vắt lên vai khi đi đường và thưởng thức bất kỳ thời điểm nào. Đây là loại bánh truyền thống của người Cao Lan nên ngay từ nhỏ, các thiếu nữ đã được bà, mẹ truyền dạy cách làm. Làm bánh vắt vai không quá cầu kỳ nhưng đòi hỏi phải khéo léo và có chút kinh nghiệm. Người Cao Lan quan niệm nếu năm nào được mùa lúa, ngô tươi tốt, vật nuôi đầy nhà thì họ sẽ làm nhiều bánh và ăn tết to hơn.

Cách làm bánh vắt vai
Thơm ngon bánh vắt vai người Cao Lan

Thoạt nhìn, nguyên liệu làm món này giống như bánh chưng, bánh tét gồm gạo nếp, đậu xanh. Ngoài ra còn có lá chuối, đường và đặc biệt không thể thiếu rau ngải cứu. Chính thứ rau này mang đến mùi vị khác lạ và đặc biệt cho bánh.
Không phải gạo nếp nào cũng làm được bánh ngon mà phải là nếp Phì Điền nổi tiếng ở huyện Lục Ngạn. Nhờ chất đất và khí hậu đặc trưng, nếp cái hoa vàng Phì Điền có vị dẻo, hương thơm.

Cách làm bánh vắt vai
Bánh vắt vai có vị dẻo của nếp. thơm của đậu và mùi đặc trưng của ngải cứu

Gạo nếp được xay nhỏ bằng cối đá. Ngải cứu luộc cùng với nước vôi cho bớt vị chát và đắng rồi xay nhỏ, trộn cùng với bột gạo nếp. Sau đó, người làm nặn thành những viên bột, nhân gồm đậu xanh được xào qua với đường.
Để bánh ngon và dậy vị thơm, phải chọn lá chuối tươi, non mỡ màng rồi nướng qua trên bếp lửa, sau đó đem gói. Bánh được đặt ở hai bên đầu lá chuối, để có thể gập vào được và vắt lên vai. Bánh cho vào nồi luộc khoảng 2 tiếng là được, mùi thơm của ngái cứu lan tỏa. Trong những dịp lễ, Tết, người Cao Lan vắt vai đi biếu họ hàng nội ngoại ở xa. Một chiếc bánh đạt yêu cầu phải bảo đảm cả về hình thức và hương vị, có vị của đậu xanh, vị ngọt của đường, bùi của gạo nếp và chút hương ngai ngái của ngải cứu khiến món bánh trở nên đậm đà, quyến rũ. Đến Lục Ngạn vào mùa tháng 3 âm lịch hay dịp gần Tết, bạn sẽ dễ dàng tìm mua bánh trong các chợ quê hoặc được người Cao Lan mời ăn trong mỗi dịp lễ hội. Du lịch Bắc Giang thật ấn tượng bởi những món ăn độc đáo thế này.

Tag:phuong tien giao thong, khach san bac giang, diem du lịch bac giang, dac san bac giang

    Bánh vắt vai có vị của đậu xanh, vị ngọt của đường, bùi của gạo nếp và chút hương ngai ngái của ngải cứu khiến món bánh trở nên đậm đà, quyến rũ.
    Bánh vắt vai được làm từ gạo nếp cái hoa vàng nổi tiếng, có vị thơm ngon, ngọt bùi là món ăn dân dã của người Cao Lan ở Bắc Giang.

Cách làm bánh vắt vai

Bánh vắt vai của người dân tộc Cao Lan Bắc Giang
    Bánh hấp dẫn bằng chính cái tên lạ và hình thức của nó. Tên gọi này xuất phát từ việc bánh có thể vắt lên vai khi đi đường và thưởng thức bất kỳ thời điểm nào. Đây là loại bánh truyền thống của người Cao Lan nên ngay từ nhỏ, các thiếu nữ đã được bà, mẹ truyền dạy cách làm.
Cách làm bánh vắt vai

Món bánh vắt vai
    
    Nguyên liệu làm bánh:
    Thoạt nhìn, nguyên liệu làm món này giống như bánh chưng, bánh tét gồm gạo nếp, đậu xanh.
Ngoài ra còn có lá chuối, đường và đặc biệt không thể thiếu rau ngải cứu. Chính thứ rau này mang đến mùi vị khác lạ và đặc biệt cho bánh.
Không phải gạo nếp nào cũng làm được bánh ngon mà phải là nếp Phì Điền nổi tiếng ở huyện Lục Ngạn. Nhờ chất đất và khí hậu đặc trưng, nếp cái hoa vàng Phì Điền có vị dẻo, hương thơm.
    Cách làm bánh:
    Gạo nếp được xay nhỏ bằng cối đá. Ngải cứu luộc cùng với nước vôi cho bớt vị chát và đắng rồi xay nhỏ, trộn cùng với bột gạo nếp. Sau đó, người làm nặn thành những viên bột, nhân gồm đậu xanh được xào qua với đường.
Để bánh ngon và dậy vị thơm, phải chọn lá chuối tươi, non mỡ màng rồi nướng qua trên bếp lửa, sau đó đem gói.
Cách làm bánh vắt vai

    Cách làm bánh
    Gói và hấp bánh:
    Bánh được đặt ở hai bên đầu lá chuối, để có thể gập vào được và vắt lên vai.
Bánh cho vào nồi luộc khoảng 2 tiếng là được, mùi thơm của ngải cứu lan tỏa.
Trong những dịp lễ, Tết, người Cao Lan vắt vai đi biếu họ hàng nội ngoại ở xa.
Cách làm bánh vắt vai

    Hấp bánh
    Đến Lục Ngạn vào mùa tháng 3 âm lịch hay dịp gần Tết, bạn sẽ dễ dàng tìm mua bánh trong các chợ quê hoặc được người Cao Lan mời ăn trong mỗi dịp lễ hội.
    Mỗi du khách khi đặt chân lên đất quê hương Bắc Giang thì không sao mà quên được món đặc sản bánh Vắt Vai của dân tộc Cao Lan trên vùng đất Lục Ngạn- Bắc Giang.