Cách làm bài văn lớp 4



Để làm tốt các bài tập làm văn lớp 4, loạt bài Tuyển tập các bài văn hay và văn mẫu lớp 4 gồm đầy đủ các bài Văn tả người, Văn tả cây cối, Văn kể chuyện, Văn tả con vật, Văn tả đồ vật giúp bạn làm tốt các bài tập làm văn lớp 4 hơn.

Xem thêm: Top 20 Đề kiểm tra Tiếng Việt lớp 4 có đáp án

Quảng cáo

Quảng cáo

Xem thêm các loạt bài để học tốt Tiếng Việt 4 hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Cách làm bài văn lớp 4
    Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 3-4-5 có đáp án

Cách làm bài văn lớp 4

Cách làm bài văn lớp 4

Cách làm bài văn lớp 4

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Cách làm bài văn lớp 4

Cách làm bài văn lớp 4

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Tuyển tập những bài văn hay lớp 4 | văn mẫu lớp 4 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Văn mẫu lớp 4Những bài văn hay đạt điểm cao lớp 4.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Với những hướng dẫn chi tiết về cách lập dàn ý cũng như phương pháp viết bài văn miêu tả, bài Cách viết một bài văn miêu tả hay dưới đây sẽ giúp các em tự tin hơn khi được yêu cầu hoàn thành một bài văn miêu tả. Các em hãy cùng tham khảo nhé.


Cách viết một bài văn miêu tả hay

1. Các dạng đề văn miêu tả thường gặp

- Về cơ bản, có 3 dạng đề văn miêu tả thường được đưa vào chương trình tập làm văn của học sinh lớp 3,4,5,6:
+ Văn tả vật (Tả đồ vật, con vật, cây cối): Dạng đề bài này thường yêu cầu các em miêu tả các loại đồ vật, cây cối, con vật gần gũi xung quanh nhằm rèn luyện kĩ năng quan sát, viết miêu tả theo cảm nhận.
+ Văn tả người: Thường là những đề bài yêu cầu tả chân dung, đặc điểm, tả người trong một trạng thái hoạt động nào đó ( Ví dụ: Tả cô giáo đang giảng bài, Tả mẹ đang nấu cơm dưới bếp...).
+ Văn tả cảnh: Thường là đề bài tả cảnh thiên nhiên như: khung cảnh làng quê, dòng sông, cánh đồng, đêm trăng đẹp... hay cảnh sinh hoạt như: phiên chợ ngày tết, buổi biểu diễn văn nghệ, buổi thi đấu thể thao...

2. Các bước làm bài văn miêu tả

* Bước 1: Xác định yêu cầu đề bài

Với đề văn miêu tả hay bất kì dạng đề nào cũng vậy, bước đầu tiên chúng ta cần làm là tìm hiểu đề và xác định yêu cầu của đề bài.

Các em cần xác định được đề bài thuộc dạng bài miêu tả nào (tả vật, tả người hay tả cảnh), đối tượng cần miêu tả là ai. Chẳng hạn: Đề bài yêu cầu tả một người bạn thân của em thì em cần xác định được đây là dạng bài tả người, đối tượng cần tả là người bạn thân của em, từ đó có những liên tưởng về người bạn ấy với những đặc điểm về ngoại hình, giọng nói, tính cách, những kỉ niệm đáng nhớ mà em và người bạn ấy đã trải qua, tình cảm của em với bạn...Việc xác định dạng bài, đối tượng miêu tả sẽ giúp các em định hình được nội dung và ý tưởng cho bài viết.

* Bước 2: Lập dàn ý

Lập dàn ý là việc tóm tắt nội dung, ý tưởng cho bài viết theo cấu trúc 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Trong phần dàn ý, các em có thể ghi lại những ý chính mà mình muốn triển khai trong bài viết. Việc lập dàn ý hỗ trợ đắc lực cho quá trình viết bài, qua dàn ý đã xây dựng, các em tránh được việc sót ý, lạc đề, đảm bảo tính mạch lạc và trình tự diễn đạt các ý.

Chẳng hạn: Lập dàn ý cho văn tả cảnh
- Mở bài: Giới thiệu về cảnh mình định tả (Cảnh ấy là gì? Em đã gặp ở đâu? Cảm xúc của em khi nhìn thấy cảnh vật ấy?)
- Thân bài: Tả chi tiết về cảnh vật:
+ Tả bao quát (Cảnh vật ấy như thế nào?)
+ Tả chi tiết (Cảnh vật vào các thời điểm trong ngày? Tả chi tiết từng vẻ đẹp trong cảnh vật mà em ấn tượng ( thời tiết, mây, gió, nắng..., hoạt động của con người...)
- Kết bài
Cảm nghĩ, tình cảm, nguyện vọng của bản thân.

>> Bài tham khảo Tả cảnh mùa gặt ở quê em.

* Nguyên tắc miêu tả:

- Để đảm bảo tính mạch lạc, hấp dẫn của bài văn, khi viết miêu tả các em cần đảm bảo trình tự:
+ Trình tự thời gian: Sáng-trưa-chiều-tối; theo mùa (Xuân- hạ-thu-đông), theo trình tự: Mở đầu- diễn biến- kết thúc.
+ Trình tự không gian: Từ bao quát đến khái quát, từ xa đến gần, từ ngoài vào trong.
+ Với văn tả người cần miêu tả từ hình dáng đến tính cách

* Bước 3: Viết bài

- Dựa trên phần dàn ý đã lập, các em có thể hoàn thiện bài văn miêu tả của mình. Khi viết các em có thể thêm những câu so sánh để tăng tính hấp dẫn cho bài viết.
Chẳng hạn: Khi miêu tả nụ cười của mẹ, thay vì miêu tả một cách đơn giản nhất là "Nụ cười của mẹ em rất đẹp", các em có thể thêm một vài câu so sánh, ví von để tạo ấn tượng cho nụ cười ấy như: "Nụ cười của mẹ rất đẹp, nụ cười tươi như hoa vừa nở sớm mai...".

>> Bài tham khảo Tả mẹ của em.

3. Cách viết mở bài và kết bài cho bài văn miêu tả

Trong một bài văn miêu tả, phần thân bài thường là quan trọng nhất bởi đây là phần diễn đạt toàn bộ nội dung của bài miêu tả. Tuy nhiên, phần mở bài và kết bài cũng quan trọng không kém bởi nó tác động đến hứng thú của người đọc với bài văn ấy.

Để viết được mở bài và kết bài hay, các em có thể áp dụng các cách viết sau:
- Với phần mở bài: Có thể dẫn trực tiếp vào đối tượng cần miêu tả, có thể dẫn gián tiếp (giới thiệu bằng lời dẫn dắt hoặc bộc lộ cảm xúc của người viết về đối tượng miêu tả).

Chẳng hạn: Tả cảnh trường em
+ Mở bài trực tiếp: Trường tiểu học Lê Quý Đôn là mái trường thân yêu mà em đang theo học, mái trường cũng là nơi mà em cùng các bạn tạo nên rất nhiều kỉ niệm đẹp.
+ Mở bài gián tiếp: Buổi sáng thứ hai đầu tuần, nắng đã lên chiếu qua tán lá in xuống mặt sân trường những bóng râm đủ mọi hình thù thú vị. Ngồi dưới sân trường dự tiết sinh hoạt chào cờ em lại có cơ hội ngắm ngôi trường của mình - Trường tiểu học Lê Quý Đôn.

- Kết bài: Có kết bài đóng (Khẳng định lại tình cảm, tư tưởng của mình), và kết bài mở (mở rộng vấn đề, tạo độ lắng đọng cho bài viết)
+ Kết đóng: Được đến trường mỗi ngày là niềm vui của em, những ngày nghỉ không được đến trường em cảm thấy rất nhớ trường, lớp và nhớ thầy cô, bạn bè.
+ Kết mở: Từng hàng cây, ghế đá, sân trường, từng lớp học và cả những giờ ra chào cờ, ra chơi nơi mái trường này đã in sâu vào trong kí ức của em và em sẽ mãi nhớ về những năm tháng học trò, những kỉ niệm buồn vui dưới mái trường thân yêu này.

>> Tham khảo thêm bài Tả cảnh trường em.

https://thuthuat.taimienphi.vn/cach-viet-mot-bai-van-mieu-ta-hay-58244n.aspx
Bài Cách viết bài văn miêu tả hay trên đây đã cung cấp những gợi ý thú vị cho các em khi viết bài văn miêu tả. Thử áp dụng những phương pháp trên đồng thời cải thiện kĩ năng viết văn miêu tả cho mình, các em có thể luyện tập qua một số đề bài như: Tả cảnh mùa đông, Tả con cá vàng đang bơi trong bể cá, Tả một người bạn mà em yêu quý nhất, Tả ông em đang đọc báo.

Tạo tài khoản với

Khi bấm tạo tài khoản bạn đã đồng ý với quy định của tòa soạn

Hai nội dung quan trọng trong văn miêu tả – lớp 4 là: Miêu tả cây cối và con vật.

Đối với môn Tiếng Việt lớp 4, văn miêu tả là một nội dung rất quan trọng mà con được học. Tuy nhiên, nhiều học sinh còn yếu về kỹ năng viết, hoặc do chưa được hướng dẫn cụ thể nên chưa biết cách viết hay. Cô giáo Thùy Dương ( Hocmai.vn ) sẽ hướng dẫn cách viết bài văn miêu tả (cây cối, con vật) hay và đạt điểm tối đa. Mời phụ huynh và học sinh cùng tìm hiểu nhé!

1- Khái niệm văn miêu tả

“Văn miêu tả là vẽ lại bằng lời văn những đặc điểm của con người, sự vật, thiên nhiên, để mọi người có thể hình dung”.

Các nội dung về văn miêu tả được học:

– Tả sự vật: đồ vật, cây cối, con vật…
– Tả con người
– Tả thiên nhiên (tả cảnh).

Cách làm bài văn lớp 4
Các dạng văn miêu tả

Trong đó,nội dung tập làm văn tả người và tả cảnh con sẽ được học trong chương trình lớp 5. Với môn Tiếng Việt lớp 4, hai nội dung trong phần miêu tả sự vật quan trọng nhất, xuất hiện nhiều trong các bài thi và kiểm tra là tả cây cốitả về con vật. Sau đây, cô Thùy Dương sẽ hướng dẫn lập dàn ý chi tiết cho mỗi dạng cụ thể!

2 – Bố cục bài văn miêu tả cây cối

A. Mở bài

– Mở bài trực tiếp: Giới thiệu sự  vật được tả.

– Mở bài gián tiếp: Từ cảm xúc, câu thơ, … dẫn dắt đối tượng được tả.

B. Thân bài

– Tả hình dáng cây cối:

  • Tả theo trình tự không gian: Bao quát đến cụ thể / Xa đến gần / Trên xuống dưới.

(Miêu tả theo trình tự bao quát – cụ thể: Nhìn từ xa để miêu tả dáng vẻ, hình dáng, màu sắc,… rồi tới gần hơn miêu tả từng bộ phận cây.)

  • Tả theo trình tự thời gian: Theo ngày, theo mùa, theo quá trình sinh trưởng của cây.

– Nêu công dụng, lợi ích, ý nghĩa của cây / kỉ niệm gắn liền với cây đó.

C.Kết bài

Nêu tình cảm, ấn tượng với cây được tả.

Cách làm bài văn lớp 4
Cô Thùy Dương hướng dẫn học sinh lập dàn ý cho bài văn miêu tả cây cối, con vật

Tham khảo video bài giảng tại: https://hocmai.vn/bai-giang-truc-tuyen/53320/bai-1-on-tap-tap-lam-van-phan-1.html

3 – Bố cục bài văn tả con vật

A. Mở bài

– Giới thiệu con vật được tả (Tên , tuổi, lý do em được biết đến nó).

B. Thân bài

– Tả hình dáng con vật

  • Bao quát: giống loài, kích thước, màu sắc.
  • Chi tiết: Những bộ phận nổi bật (tùy từng loại).

– Tả tính tình, hoạt động, thói quen.

– Chia sẻ kỷ niệm, sự gắn bó của em với con vật đó.

C. Kết bài

– Cảm nghĩ/ tình cảm của em với con vật.

4 – Lưu ý khi viết bài tập làm văn

A. Mở bài, kết bài từ 2 đến 4 câu và cân xứng nhau.

Hãy luôn tính toán thời gian cho các phần vừa đủ. Nhiều học sinh quá mải viết hoặc không chú ý thời gian, mở và thân bài viết rất hay, ấn tượng nhưng kết bài lại cụt ngủn 1 câu vì viết vội cho kịp giờ nộp. Đây là thói quen không tốt và ảnh hưởng rất xấu đến điểm số của học sinh, cha mẹ lưu ý nhắc nhở con nhé!

B. Nháp dàn ý khi viết bài

Học sinh rất hay bỏ qua bước này khi làm bài, vì con muốn rút gọn thời gian, sợ hết giờ. Tuy nhiên, lập dàn ý mới chính là cứu tinh rút gọn thời gian và tạo hiệu quả khi viết bài. Vì sao?

+ Lập dàn ý giúp con liệt kê các ý chính, tránh sót ý, quên ý.

+ Lập dàn ý giúp các luận điểm rõ ràng, rành mạch, con sẽ không bị lan man.

+ Lập dàn ý cũng là 1 bước soát bài, kiểm tra sai sót, khi đặt bút viết không bị gạch xóa lung tung.

C. Tăng cường sử dụng các biện pháp nhân hóa, so sánh, từ láy,… để bài viết sinh động và ấn tượng hơn.

Thay vì gọi tên loài vật là con mèo, con gấu,… học sinh có thể xưng hô thân mật hơn như em mèo, bác gấu,… để con vật như có tình cảm và gắn bó hơn.
Câu văn ví dụ: “Bác gà trống năng nổ như một cán bộ loa phường chính hiệu. Hàng sáng, bác nhanh nhảu chạy vọt lên đỉnh rơm, gọi vang những tiếng “O..o..o” báo hiệu ngày mới đến”.

Bài tập làm văn luôn là phần khiến học sinh cần đầu tư nhiều thời gian nhất khi làm bài kiểm tra, thi cử. Nắm được các yêu cầu mà dàn ý cô Thùy Dương đưa ra, học sinh sẽ dễ dàng viết được bài văn miêu tả khoa học, hấp dẫn và đạt điểm tối đa!

Kỹ năng hành văn tốt sẽ giúp con rất nhiều trong cả việc học lẫn phục vụ cuộc sống. Cha mẹ hãy để HOCMAI giúp con nâng cao các kỹ năng đó, bổ trợ các kiến thức quan trọng để con chinh phục chặng đường học tập và tương lai nhé! HOCMAI kính mời cha mẹ tham khảo Chương trình Học Tốt, với nhiều bài giảng hay, chất lượng và hiệu quả cho con ngay tại đây: Chương trình Học Tốt – Hocmai.vn

Cách làm bài văn lớp 4