Cách làm bài so sánh văn học

Chính vì thế, so sánh thường có hai vế. Vế đầu là hiện tượng cần được biểu đạt một cách hình tượng. Về sau là hiện tượng được dùng để so sánh. Hai vế này thường được nối liền với nhau bởi từ như hoặc bằng các từ so sánh khác: bằng, hơn, kém. Ví dụ:

“ Thân em như dải lụa đào ” — Ca dao

Văn học dân gian thường lấy những sự vật cụ thể hoặc những hiện tượng tự nhiên làm chuẩn mực so sánh nhằm cụ thể hóa những hiện tượng trừu tượng. Chẳng hạn:

“ Đôi ta như lửa mới nhen

Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu.

” — Ca dao

Chức năng của so sánh trong văn học hiện đại rất da dang. Có khi so sánh được sử dụng như một phương tiện tạo hình. Ví dụ: "Cái râu mới lạ làm sao ? Nó đen như vệt hắc ín và cong như cái lưỡi liềm. Nó nhọn như cái mũi dùi nung và bầu như đầu dao trổ. Nó khum khum quắp lấy hai mép, giống như hai cánh dơi. Nó vắt vểu vểnh ra hai mang tai, gần như hai cái sừng củ ấu." (Ngô Tất Tố, Tắt đèn). Có khi so sánh được sử dụng như một phương tiện biểu hiện, hoặc kết hợp cả biểu hiện lẫn tạo hình. Chính vì thế, chuẩn mực so sánh trong văn học hiện đại rất đa dạng. Có nhiều kiểu so sánh hết sức độc đáo, bất ngờ.

Bằng con đường so sánh, nhà văn có thể phát hiện ra rất nhiều đặc điểm, thuộc tính của một đối tượng hoặc hiện tượng. Do đó, so sánh là biện pháp nghệ thuật quan trọng, góp phần tạo cho người đọc những ấn tượng thẩm mỹ hết sức phong phú.

GIỚI THIỆU BÀI HỌC

NỘI DUNG BÀI HỌC

NỘI DUNG KHÓA HỌC

ĐĂNG KÝ NHẬN EMAIL

ĐĂNG KÝ EMAIL nhận thông tin bài giảng video, đề thi và ưu đãi đặc biệt từ HỌC247

Cách làm bài so sánh văn học

Copyright © 2022 Hoc247.vn Đơn vị chủ quản: Công Ty Cổ Phần Giáo Dục HỌC 247 GPKD: 0313983319 cấp ngày 26/08/2016 tại Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP.Hồ Chí Minh Giấy phép Mạng Xã Hội số: 638/GP-BTTTT cấp ngày 29/12/2020 Địa chỉ: P401, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Quận Bình Thạnh, TP. HCM, Việt Nam. Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty CP Giáo Dục Học 247

Cách làm bài so sánh văn học

Copyright © 2022 Hoc247.vn

Hotline: 0973 686 401 /Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty CP Giáo Dục Học 247

Quá trình so sánh có thể chỉ diễn ra ở các tác phẩm của cùng một tác giả, nhưng cũng có thể diễn ra ở những tác phẩm của các tác giả cùng hoặc không cùng một thời đại, giữa các tác phẩm của những trào lưu, trường phái khác nhau của một nền văn học

Cách làm bài dạng đề so sánh

MỞ BÀI:

– Dẫn dắt (mở bài trực tiếp không cần bước này)

– Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh

THÂN BÀI:

Học sinh có thể chọn một trong hai cách sau Cách 1:

1. Làm rõ đối tượng thứ nhất (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu

là thao tác lập luận phân tích).

2. Làm rõ đối tượng thứ 2 (bước này vận kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao

tác lập luận phân tích).

3. So sánh: nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả hai bình diện nội dung và hình

thức nghệ thuật (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác

lập luận phân tích và thao tác lập luận so sánh).

4. Lý giải sự khác biệt: thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện: bối cảnh xã hội, văn

hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi pháp của thời kì văn học…( bước này vận nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích).

Cách 2:

1. Giới thiệu vị trí, sơ lược về hai đối tượng cần so sánh.

2.So sánh nét tương đồng và nét khác biệt giữa hai hai nhiều đối tượng theo từng tiêu chí trên cả hai bình diện nội dung, nghệ thuật. Ở mỗi tiêu chí tiến hành phân tích ở cả hai tác phẩm để có thể thấy được điểm giống, điểm khác.

Học sinh có thể dựa vào một số tiêu chí sau để tìm ý (tất nhiên tùy từng đề cụ thể có thể thêm, hoặc bớt các tiêu chí)

  • Tiêu chí về nội dung: đề tài, chủ đề, hình tượng trung tâm (tầm vóc, vai trò, ý nghĩa của hình tượng), cảm hứng, thông điệp của tác giả….
  • Tiêu chí về hình thức nghệ thuật: Thể loại, hệ thống hình ảnh, ngôn từ, nhịp điệu, giọng điệu,

biện pháp nghệ thuật…

3. Sau khi chỉ ra điểm giống, điểm khác cần lí giải vì sao có điểm giống, điểm khác này.

Với cách làm này các tiêu chí so sánh được thể hiện một cách rõ ràng và phân tích kĩ hơn tuy nhiên đòi hỏi học sinh phải có khả năng tổng hợp và tư duy rất cao để tìm ra các tiêu chí so sánh (nếu không sẽ bị mất ý) nên cách làm này theo chúng tôi chỉ nên áp dụng với đối tượng học sinh giỏi. Trong khuôn khổ của chuyên đề, tất cả các đề thực nghiệm đều được chúng tôi triển khai theo cách làm thứ nhất để phù hợp với đông đảo đối tượng học sinh phổ thông cũng như đáp án