Cách hạch toán tiền đồng phục nhân viên năm 2024

+ Trên hợp đồng có ghi hỗ trợ đồng phục + Quy chế tài chính có ghi hỗ trợ cấp phát đồng phục cho nhân viên

Hạch toán:

Văn phòng:

+ Nợ TK 242,1331/ Có TK 111,112,331

Phân bổ hàng kỳ

+ Nợ TK 627,6427/ Có TK 242

* Bằng tiền

+ Bảng kê danh sách nhân viên nhận phụ cấp đồng phục có ký tá

+ Chứng từ thanh toán: Tiền mặt hoặc qua ngân hàng

* Các căn cứ:

Chi trang phục: theo luật thuế TNCN và luật thuế TNDN

– Theo điều 4 Thông tư 96/2015/TT– BTC sửa đổi bổ sung Điểm 2.6 khoản 2 điều 6 Thông tư 78/2014/TT– BTC (có hiệu lực thi hành từ quyết toán năm 2015) quy định những khỏan chi không được tính vào chi phí được trừ, trong đó có:

“2.7. Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động không có hóa đơn, chứng từ. Phần chi trang phục bằng tiền cho người lao động vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm.

Trường hợp doanh nghiệp có chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật cho người lao động để được tính vào chi phí được trừ thì mức chi tối đa đối với chi bằng tiền không vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm.

– Theo điểm b.2.1 khoản b điều 8 Thông tư 111/2013/TT– BTC về những khoản chi phí hợp lý được trừ khi xác định thu nhập từ kinh doanh và tiền lương tiền công có quy định:

+ “Đối với tiền trang phục trả cho người lao động không vượt quá 5.000.000 đồng/người/năm.

+ Trường hợp chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật cho người lao động thì mức chi tối đa để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế không vượt quá 5.000.000 đồng/người/năm. Đối với những ngành kinh doanh có tính chất đặc thù thì chi phí này được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính. “

* Chi tiền trang phục có thể cả bằng tiền và hiện vật (Chi cùng cả 2 hình thức) :

– Mức chi bằng tiền không vượt quá mức 5.000.000/ người/ năm

– Chi bằng hiện vật phải có đẩy đủ hóa đơn chứng từ

\= > Chú ý:

+ Nếu hóa đơn thể hiện số lượng mua nhiều để sử dụng thì cơ quan thuế chấp nhận, mua ít đều bị loại lý do mua cho cá nhân sử dụng, không phục vụ sản xuất kinh doanh

+ Nếu lấy hóa đơn phải lấy số lượng lớn và nhiều phù hợp với nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu mua trong năm chỉ 1,2 bộ thì giống với tiêu dùng cá nhân không đảm bảo tính pháp lý.

+ Nếu chi bằng tiền trang phục cho nhân viên khi quyết toán thanh kiểm tra thuế thì doanh nghiệp phải cung cấp được mẫu trang phục của nhân viên để giải trình, còn nếu không có tức doanh nghiệp chỉ tiền mang tính chất bỏ khống chi phí => bị loại Cách hạch toán chi phí không hợp lý, chi phí không hợp lệ; Cách xử lý chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN như thế nào? Kế toán Thiên Ưng xin hướng dẫn cách xử lý, hạch toán các khoản chi phí không được trừ khi lập Tờ khai quyết toán thuế TNDN cuối năm.

- Việc đầu tiên các bạn cần quan tâm đó là phải xác đinh được đâu là các khoản chi phí được trừ và không được trừ khi tính thuế TNDN. Chi tiết xác định các bạn xem tại đây:

- Việc thứ hai các bạn cần quan tâm là các bạn cần phải biết: CHI PHÍ KẾ TOÁN và CHI PHÍ TÍNH THUẾ là 2 khoản chi phí khác nhau. + Chi phí kế toán là áp dụng theo luật kế toán để hạch toán vào sổ sách kế toán. + Chi phí tính thuế là áp dụng theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp để tính thuế TNDN.

---------

Các bạn có thể hiểu nôm na: - Khi phát sinh các khoản chi phí dù là chi phí hợp lý hay là chi phí không hợp lý thì các bạn vẫn phải hạch toán và ghi nhận theo đúng thực tế

Kế toán cần phải nắm chắc các quy định cho các khoản chi phí trong mỗi doanh nghiệp để cuối năm quyết toán thuế. Trong các khoản chi phí doanh nghiệp thì chi phí trang phục cho nhân viên được xem là hợp lý, hợp lệ nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ.

Cách hạch toán tiền đồng phục nhân viên năm 2024

1. Cơ sở pháp lý

Theo khoản 2.7, Điều 4, thông tư 96/2015/TT-BTC có hiệu lực thi hành từ năm quyết toán thuế 2015 quy định về chi phí không được trừ, trong đó có: “Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động không có hóa đơn, chứng từ. Phần chi trang phục bằng tiền cho người lao động vượt quá 5 triệu đồng/người/năm”.

Theo quy định trên chúng ta sẽ đi tìm hiểu về 2 hình thức chi trang phục cho người lao động đó là: chi bằng hiện vật và chi bằng tiền

2. Chi trang phục cho người lao động bằng hiện vật

  1. Quy định

Thuế TNDN: Nếu chi trang phục cho người lao động bằng hiện vật thì được tính toàn bộ vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp (nếu có đủ hóa đơn, chứng từ hợp lý, hợp lệ)

Thuế TNCN: Nếu chi trang phục cho người lao động bằng hiện vật thì không phải tính thuế TNCN của người lao động.

  1. Hồ sơ bao gồm

Quyết định chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động của giám đốc doanh nghiệp

Danh sách người lao động được nhận hiện vật có chữ ký đầy đủ của nhân viên

Chứng từ khi mua hàng với nhà cung cấp trang phục:

+ Hợp đồng kinh tế giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp trang phục

+ Báo giá của nhà cung cấp

+ Biên bản giao nhận hàng hóa giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp

+ Giấy đề nghị thanh toán của người mua hàng

+ Hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng của nhà cung cấp trang phục

  1. Chứng từ thanh toán

+ Phiếu chi tiền mặt: nếu doanh nghiệp thanh toán bằng tiền mặt với điều kiện tổng tiền thanh toán nhỏ hơn 20 triệu đồng

+ Chứng từ thanh toán qua ngân hàng (lệnh chi, giấy báo nợ,…): nếu doanh nghiệp thanh toán bằng chuyển khoản.

3. Chi phí trang phục cho người lao động bằng tiền

  1. Quy định thuế TNDN

+ Nếu chi trang phục cho người lao động bằng tiền thì chỉ được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN phần chi trang phục từ 5 triệu đồng/người/năm trở xuống

+ Phần chi trang phục bằng tiền mặt trên 5 triệu đồng/người/năm không được tính vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp

Thuế TNCN: tương tự như phần thuế TNDN

+ Nếu chi trang phục cho người lao động bằng tiền thì chỉ không chịu thuế TNCN phần chi trang phục từ 5 triệu đồng/người/năm trở xuống

+ Phần chi trang phục bằng tiền mặt trên 5 triệu đồng/người/năm phải chịu thuế TNCN

  1. Hồ sơ bao gồm

Quyết định chi trang phục cho người lao động của giám đốc doanh nhgiệp

Danh sách người lao động được nhận hiện vật có chữ ký đầy đủ của người lao động

Chứng từ thanh toán:

+ Phiếu chi tiền mặt: nếu doanh nghiệp chi bằng tiền mặt

+ Chứng từ thanh toán qua ngân hàng (lệnh chi, giấy báo nợ,…): nếu doanh nghiệp chi bằng chuyển khoản

4. Chi trang phục cho người lao động vừa bằng tiền vừa bằng hiện vật

  1. Nếu doanh nghiệp chi trang phục cho người lao động vừa bằng tiền vừa bằng hiện vật thì

- Số chi bằng hiện vật được tính toàn bộ vào chi phí hợp lý khi quyết toán thuế TNDN và không phải chịu thuế TNCN (nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp lý)

- Nếu chi bằng tiền thì số tiền từ 5 triệu đồng/người/năm trở xuống được tính vào chi phí hợp lý và không phải chịu thuế TNCN. Còn phần trên 5 triệu đồng/người/năm sẽ không được tính vào chi phí hợp lý và phải chịu thuế TNCN.

  1. Hồ sơ bao gồm

Quyết định chi trang phục vừa bằng hiện vật và bằng tiền cho người lao động của giám đốc doanh nghiệp

Danh sách người lao động được nhận hiện vật và tiền, có chữ ký đầy đủ của người lao động

Chứng từ khi mua hàng với nhà cung cấp trang phục: hợp đồng kinh tế, báo giá, hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng,….

Chứng từ thanh toán:

+ Phiếu chi tiền mặt: nếu doanh nghiệp chi bằng tiền mặt

+ Chứng từ thanh toán qua ngân hàng (lệnh chi, giấy báo nợ,…): nếu doanh nghiệp chi bằng chuyển khoản

5. Kế toán hạch toán chi phí trang phục cho người lao động

Nếu chi trang phục cho bộ phận nào thì hạch toán chi phí vào bộ phận ấy

Nợ TK 627: Nếu chi cho bộ phận sản xuất chung

Nợ TK 641: Nếu chi cho bộ phận bán hàng

Nợ TK 642: Nếu chi cho bộ phận quản lý

Có TK 111, 112

- Ngọc Anh-

\>>> học kế toán ở đâu đống đa

\>>> dạy kế toán ở Hà Đông

\>>> học kế toán tại cầu giấy

\>>> địa chỉ học kế toán tại hoàng mai

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Chi phí lương nhân viên hạch toán vào đầu?

- Lương của bộ phận nào thì được hạch toán tương ứng vào chi phí của bộ phận đó. Ví dụ: Lương của nhân viên mua hàng hạch toán vào TK 641 – chi phí bán hàng. Lương của ban giám đốc hạch toán vào TK 642 – chi phí quản lý doanh nghiệp.

Chi tiền trang phục hạch toán như thế nào?

Kế toán công ty hạch toán chi phí trên sổ sách kế toán là: 120.000.000 đồng. Tuy nhiên theo quy định tại điều 6 của Thông tư 78/2014/TT-BTC thì tiền chi trang phục bằng tiền mặt cho người lao động được đưa vào chi phí được trừ tối đa là: 5.000.000 đồng/người/năm.

Chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên là tài khoản gì?

Nguyên tắc kế toán đối với tài khoản 141 (tạm ứng) - Khoản tạm ứng là một khoản tiền hoặc vật tư do doanh nghiệp giao cho người nhận tạm ứng để thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh hoặc giải quyết một công việc nào đó được phê duyệt. Người nhận tạm ứng phải là người lao động làm việc tại doanh nghiệp.

Hạch toán lương như thế nào?

Hạch toán tiền lương là quá trình quan trọng trong việc tính toán và trả lương cho người lao động. Kế toán đóng vai trò trung gian giữa doanh nghiệp với người lao động và yêu cầu độ chính xác cao.