Cách giảm đau răng khôn cho bà bầu

Giai đoạn mang thai là giai đoạn vô cùng quan trọng, không chỉ bởi ý nghĩa thiêng liêng mà nó còn trực tiếp tác động lên sức khỏe của bà bầu và sự phát triển của thai nhi. Nghiên cứu và quá trình thực tiễn chỉ ra, nếu trong giai đoạn mang thai bà bầu bị sâu răng thì bé sau sau này có hệ miễn dịch và tiêu hóa sẽ kém hơn, nguy cơ sâu răng cũng cao hơn so với những đứa trẻ khác. Một vấn đề nữa là nỗi lo của không ít bà bầu đó là tình trạng đau răng khôn khi khi đang mang thai.

Răng khôn có ảnh hưởng gì đến bà bầu

Răng khôn mọc gây ra đau nhức kéo dài, sưng tấy và cản trở quá trình ăn nhai, bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Với người mang thai, điều này càng gây bất tiện và khổ sở hơn rất nhiều. Vậy bà bầu bị đau răng khôn phải làm sao, có nên nhổ không. Mời bạn theo dõi thông tin trong bài viết dưới đây.

Răng khôn hay còn gọi là răng số 8. Răng này ở vị trí trong cùng cung hàm và thường mọc khá muộn. Thông thường khi cơ thể bước sang độ tuổi trưởng thành, răng khôn mới phát tác gây không ít đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Răng khôn có thời gian ủ mầm lâu và những triệu chứng mọc răng thường xuất hiện ở độ tuổi từ 18 đến 25, có trường hợp còn muộn hơn nữa. Cũng không có gì khó hiểu khi mẹ bầu bị đau răng khôn trong giai đoạn thai kì. Bởi thời điểm mọc răng khôn gần như tương ứng với khoảng tuổi kết hôn và mang thai (tại Việt Nam).

Khi mang thai, cơ thể có những chuyển biến để điều tiết, đơn cử là việc thay đổi hoocmon Estrogen và Progestorome trong cơ thể. Bên cạnh đó, hệ xương thai nhi phát triển bắt đầu từ tuần 25 trở đi yêu cầu hàm lượng canxi lớn. Lúc này nếu chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, lượng canxi cung cấp không đáp ứng, canxi sẽ được bổ sung từ hệ xương, răng của người mẹ. Sự thay đổi về hoocmon cùng những xáo trộn về mặt dinh dưỡng là những nguyên nhân chính khiến răng lợi của mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn, dễ sưng tấy, chỉ cần một va xước nhỏ ở lợi cũng khiến tình trạng răng miệng xấu đi rất nhiều. Đây cũng là lý do giải thích tại sao, phụ nữ trong giai đoạn mang thai lại có khả năng cao mắc các vấn đề răng miệng hơn so với bình thường. Và một trong những vấn đề đó là đau nhức răng khôn.

Tham khảo: làm cầu răng sứ mất bao nhiêu tiền

Tham khảo: niềng răng invisalign mất bao lâu

Cách giảm đau răng khôn cho bà bầu
Khi mang thai, răng lợi của người mẹ dễ bị tổn thương hơn bình thường

Có nên nhổ răng khôn khi đang mang thai

Khi mang thai không nên nhổ răng khôn. Cơ thể người mẹ khi mang thai nhạy cảm. Việc nhổ răng khả năng cao sẽ gây nhiễm trùng huyết và những biến chứng nguy hiểm khó lường trước. Sức khỏe của bé bị ảnh hưởng là điều khó tránh khỏi. Nhổ răng khôn phức tạp hơn nhổ một chiếc răng thông thường rất nhiều, phải trải qua các công đoạn tất yếu như chụp phim, tiểu phẫu nhổ răng. Trong tiểu phẫu cần sử dụng đến thuốc tê và bạn sẽ phải uống kháng sinh nhiều hơn thông thường. Tất cả những điều này đều không tốt nếu không muốn nói là nguy hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Cách tốt nhất là khi có triệu chứng đau do mọc răng khôn, bạn nên đến gặp trực tiếp các bác sĩ để được tư vấn nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cả mẹ và bé. Nếu cơn đau kéo dài và gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống, bà bầu có thể áp dụng một số mẹo sau đây để giảm đau và làm ngừng cơn đau. Đợi sau khi sinh con thì nhanh chóng tìm đến các địa chỉ nhổ răng khôn uy tín ở Hà Nội để được hỗ trợ trực tiếp.

Một số cách làm giảm đau cho bà bầu khi mọc răng khôn

Cách giảm đau răng khôn cho bà bầu
Giảm đau nhức răng bằng một số mẹo thực hiện tại nhà
  • Ngậm nước muối. Những hạt muối tự nhiên có tác dụng sinh lí rất tốt, giúp kháng viêm, diệt khuẩn, ngăn ngừa các bệnh lí về răng miệng có thể phát sinh khi răng số 8 mọc. Pha muối với nước ấm để có dung dịch nước muối loãng súc miệng thường xuyên sau ăn hay ngay khi cơn đau nhức kéo đến.
  • Chườm đá lạnh. Chườm đá lạnh có tác dụng tạm thời giúp bà bầu giảm cơn đau đang kéo đến. Chườm vùng má ngoài răng khôn để đẩy lùi cơn đau, giúp dễ chịu hơn rất nhiều.
  • Súc miệng với nước lá lốt. Đây là phương pháp dân gian đẩy lùi những cơn đau nhức do răng gây ra. Lá và rễ lá lốt chứa nhiều benzylacetat thành phần có tính kháng khuẩn rất cao, giúp giảm đau, giảm sưng, tiêu viêm khá hiệu quả. Bạn có thể lấy rễ lá lốt dập nát với vài hột muối, cạn lấy nước bôi lên chỗ răng đau hoặc súc miệng với nước lá lốt đun sôi để nguội.

Tham khảo: nhổ răng khôn mọc lệch giá bao nhiêu

Cách giảm đau răng khôn cho bà bầu
Bà bầu đau răng khôn có thể đến nha khoa Quốc tế Phú Hòa để được kiểm tra cụ thể

Đau nhức răng khôn trong giai đoạn mang thai là điều không bà bầu nào mong muốn. Cách tốt nhất để hạn chế nó là phòng tránh. Nếu có dự tính mang bầu, trước đó bạn nên đến nha khoa kiểm tra răng miệng định kì thường xuyên. Phát hiện sớm, điều trị sớm không những giúp tiết kiệm chi phí mà còn hạn chế tối đa nguy cơ những chiếc răng khôn hoành hành không đúng lúc, mang lại sự an tâm trong quá trình mang thai.