Cách đóng tất cả các cửa sổ trên máy tính

Các thao tác với cửa sổ máy tính: tắt mở ẩn hiện phóng to nhỏ

Cửa sổ máy tính ở đâu?

Cửa sổ máy tính là phần hình chữ nhật của màn hình máy tính trong giao diện đồ họa. Cửa sổ hiển thị chương trình hiện đang được sử dụng. Ví dụ, cửa sổ trình duyệt mà bạn đang sử dụng để xem trang web này là một cửa sổ. Windows cho phép người dùng làm việc với nhiều chương trình hoặc xem nhiều chương trình cùng một lúc.

Cách đóng tất cả các cửa sổ trên máy tính
1 cửa sổ trình duyệt chrome

Cửa sổ máy tính có gì?

Hầu hết tất cả các cửa sổ máy tính đều cho phép bạn thu nhỏ (minimize) và phóng to (maximize) chúng, cho phép bạn tạm thời ẩn và xem một ứng dụng. Dưới đây là giao diện của một cửa sổ trong Microsoft Windows và mỗi tính năng chính của nó được gọi là các phần tử cửa sổ.

Cách đóng tất cả các cửa sổ trên máy tính
Cửa sổ file explorer trong Win 7

Nếu một cửa sổ không ở chế độ toàn màn hình (được phóng to hết cỡ maximized), nó được coi là đang ở chế độ cửa sổ. Trong chế độ này, cửa sổ có thể được di chuyển xung quanh màn hình.

Thanh tiêu đề của cửa sổ

Như minh họa trong hình phía trên, ở phía góc phải thanh tiêu đề của cửa sổ ứng dụng có nút thu nhỏ, phóng to và đóng. Ở góc trên bên trái của cửa sổ Windows là một biểu tượng để truy cập menu cửa sổ.

Các thao tác với cửa sổ màn hình máy tính

Cách thay đổi kích thước cửa sổ bằng nút

Thay đổi kích thước cửa sổ có thể hữu ích trong nhiều trường hợp. Ví dụ: bạn có thể điều chỉnh để mở 2 cửa sổ song song trên máy tính.

Không thể thay đổi kích thước cửa sổ được phóng to. Hơn nữa, không thể thay đổi kích thước một số loại cửa sổ.

Minimize: Nhấp vào nút này, trông giống như một dấu gạch ngang, sẽ thu gọn cửa sổ xuống Thanh tác vụ.

Maximize / Resize – Nhấp vào nút này, trông giống như một hộp hoặc hai hộp, chuyển cửa sổ giữa màn hình đầy và gần đầy (không phóng to).

Cách đóng tất cả các cửa sổ trên máy tính

Thay đổi kích thước tùy chỉnh bằng mũi tên 2 đầu

Để làm như vậy, hãy di chuyển con trỏ đến bất kỳ cạnh hoặc góc nào của cửa sổ cho đến khi một mũi tên hai đầu xuất hiện. Khi mũi tên này xuất hiện, hãy nhấp và kéo để phóng to hoặc thu nhỏ cửa sổ. Nếu mũi tên hai đầu này không xuất hiện thì không thể thay đổi kích thước cửa sổ.

Để phóng to cửa sổ theo chiều ngang, hãy di chuyển con trỏ sang cạnh trái hoặc phải của cửa sổ cho đến khi nó chuyển thành mũi tên hai đầu. Để làm cho cửa sổ lớn hơn theo chiều dọc, hãy làm điều tương tự ở trên cùng hoặc dưới cùng của cửa sổ. Để thay đổi kích thước theo chiều ngang và chiều dọc cùng một lúc, hãy sử dụng một trong các góc của cửa sổ.

Cách thay đổi kích thước cửa sổ bằng menu Windows

Một cửa sổ cũng có thể được thay đổi kích thước bằng cách sử dụng một loạt phím tắt. Dưới đây là các bước để thay đổi kích thước cửa sổ chỉ bằng bàn phím.

Nhấn Alt+phím cách để mở menu cửa sổ.

Cách đóng tất cả các cửa sổ trên máy tính

Nếu cửa sổ được phóng to, hãy nhấn mũi tên xuống Restore và nhấn Enter, sau đó nhấn Alt+phím cách một lần nữa để mở menu cửa sổ.

Nhấn phím mũi tên lên hoặc xuống nếu bạn muốn thay đổi kích thước cửa sổ theo chiều dọc hoặc phím mũi tên trái hoặc phải nếu bạn muốn thay đổi kích thước theo chiều ngang.

Một số tùy chọn trong menu này:

  • Restore
  • Move
  • Size
  • Minimize
  • Maximize
  • Close (Alt+F4)

Sau khi nhấn một phím mũi tên, bạn có thể nhấn cùng một phím mũi tên hoặc phím mũi tên đối diện để thay đổi kích thước cửa sổ.

Cách đóng cửa sổ máy tính

Cách 1: Bấm tổ hợp phím Ctrl + W, bấm nhiều lần để tắt hàng loạt cửa sổ.

Cách 2: Click vào dấu “X” ở góc của cửa sổ

Chuyển cửa sổ trên máy tính

Cách 1: Bấm tổ hợp phím Alt + Tab

Cách 2: Bấm tổ hợp phím Windows + Tab

Cách đóng tất cả các cửa sổ trên máy tính
Chuyển đổi giữa các cửa sổ bằng Windows + Tab

Cách 3: Dùng chuột click vào tên từng ứng dụng dưới thanh tác vụ.

Nguồn: Các thao tác với cửa sổ máy tính & giải đáp các câu hỏi thường gặp

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Lượt xem: 1290

Hiện nay máy tính trở thành công cụ vô cùng thân thuộc đối với công việc cũng như học tập của mọi người: từ trẻ nhỏ, học sinh- sinh viên đến nhân viên văn phòng,… Có thể coi máy tính như người bạn đồng hành của chúng ta trong công việc và học tập, nhưng liệu chúng ta đã hiểu hết về “người bạn” này chưa? Bài viết dưới đây jobhouse xin chia sẻ cho các bạn về những phím tắt máy tính cơ mà mà vô cũng tiện lợi trong quá trình học tập và làm việc. Nếu học thuộc tất cả những phím tắt này, việc sử dụng  trở nên vô cùng dễ dàng, thuận tiện và đôi khi trở nên vô cùng chuyên nghiệp. Hãy cũng tham khảo dưới đây xem liệu bạn đã biết hết đến chúng chưa nhé! 

Cách đóng tất cả các cửa sổ trên máy tính

  1. Giữ phím Windows và nhấn phím L để khóa màn hình máy tính.
  2. Khi muốn tìm tài liệu nào đó trong máy tính, thường thì mọi người sẽ vào mục My computer, sau đó kích chuột vào mục cần chọn, nhưng chỉ cần một thao tác giữ phím Windows và nhấn phím E, cửa sổ quản lý dữ liệu sẽ lập tức mở ra.
  3. Muốn trở về màn hình chính nhanh chóng hãy giữ phím Windows và nhấn phím D, màn hình chính lập tức xuất hiện.
  4. Lại một mánh khóe nhỏ nữa nhé, giữ phím Windows và nhấn phím Tab sẽ giúp hoán đổi giữa các cửa sổ chương trình.
  5. Để hiển thị chức năng ghi hình của Windows, hãy nhấn phím Windows+R, nhập “psr.exe” rồi chọn OK, có thể bắt đầu ghi hình được rồi.
  6. Nhấn phím Windows+R, nhập “osk”, xuất hiện bàn phím ảo với tính năng tương tự như bàn phím thật.
  7. Giữ phím Window và nhấn phím “+” hoặc “-” để thu nhỏ hoặc phóng to màn hình.
  8. Khi đang mở nhiều chương trình một lúc và muốn hoán chuyển giữa các cửa sổ chương trình, hãy dùng phím Ctrl+Tab, còn muốn lập tức đóng cửa sổ đang mở thì nhấn Ctrl+W.
  9. Giữ phím Windows rồi nhấn phím Fn, lại nhấn phím Home, bạn có thể mở mục Properties mà không cần phải sử dụng con trỏ chuột đặt vào biểu tượng My computer, nhấn chuột phải rồi chọn Properties.

Vừa rồi là những phím tắt tiện lợi và cơ bản nhất, sau đây chúng ta cùng lượt qua tất cả những phím tắt một cách hệ thống nhé!

Phím tắt máy tính Windows chung

Ctrl + C: Sao chép đối tượng đã chọn
Ctrl + X: Cắt (Cut) đối tượng đã chọn
Ctrl + V: Dán (Paste) đối tượng đã chọn
Ctrl + Z: Quay lại thời điểm trước đó (Undo)
Ctrl + A: Chọn tất cả.
Ctrl + một phím di chuyển (trái/phải/lên/xuống): Chọn nhiều tập tin/thư mục rời rạc.
Ctrl + Shift + một phím di chuyển (trái/phải/lên/xuống): Chọn nhiều tập tin/thư mục liên tục.
Ctrl + Shift + dùng chuột kéo đi: Tạo shortcut cho tập tin/thư mục đã chọn.
Ctrl + phím di chuyển sang phải: Đưa trỏ chuột tới cuối từ đang đứng sau nó.
Ctrl + phím di chuyển sang trái: Đưa trỏ chuột lên ký tự đầu tiên của từ trước nó.
Ctrl + phím di chuyển xuống: Đưa trỏ chuột đến đầu đoạn văn tiếp theo.
Ctrl + phím di chuyển lên: Đưa con trỏ chuột đến đầu đoạn văn trước đó.
Ctrl + Esc: Mở Start Menu, thay thế phím Windows.
Ctrl + Tab: Di chuyển qua lại giữa các thẻ của trình duyệt theo thứ tự từ trái sang phải.
Ctrl + Shift + Tab: Di chuyển qua lại giữa các thẻ của trình duyệt theo thứ tự từ phải sang trái.
Ctrl + F4: Đóng cửa số hiện hành của trong chương trình đang thực thi.
Ctrl + Alt + Tab: Sử dụng các phím mũi tên để chuyển đổi giữa các ứng dụng đang mở.
Ctrl + Shift + Esc: Mở Task manager
Ctrl + Esc: Mở Start menu
Alt + Enter: Mở cửa sổ Properties của tập tin/thư mục đang chọn.
Alt + F4: Đóng một chương trình.
Alt + Tab: Chuyển đổi qua lại giữa các chương trình đang chạy
Alt + Esc: Chọn có thứ tự một cửa sổ khác đang hoạt động để làm việc.
Alt + nhấn chuột: Di chuyển nhanh đến một phần của văn bảng từ mục lục.
Alt + F8: Hiển thị mật khẩu trên màn hình đăng nhập.
Alt + phím mũi tên trái: Quay lại trang trước.
Alt + phím mũi tên phải: Đi về trang phía sau.
Alt + phím cách: Mở menu shortcut cho cửa sổ hiện hành.
Backspace: Trở lại danh mục trước đó, tương tự Undo.
Shift: Giữ phím này khi vừa cho đĩa vào ổ đĩa quang để không cho tính năng “autorun” của đĩa CD/DVD tự động kích hoạt.
Shift + Delete: Xóa vĩnh viễn tập tin/thư mục mà không cho vào thùng rác.
Shift + F10: Mở menu shortcut cho đối tượng đã chọn
Enter: Xác nhận dữ liệu đã nhập thay cho các nút của chương trình, như OK,…
F1: Mở phần trợ giúp của một phần mềm.
F2: Đổi tên đối tượng đã chọn
F3: Mở tính năng tìm kiếm tập tin/thư mục trong My Computer.
F4: Mở danh sách địa chỉ trong mục Address của My Computer.
F5: Làm tươi các biểu tượng trong cửa sổ hiện hành.
F6: Di chuyển xung quanh các phần tử của màn hình trên một cửa sổ hay trên desktop
F10: Truy cập vào thanh Menu của ứng dụng hiện hành
Tab: Di chuyển giữa các thành phần trên cửa sổ.

Với phím Windows:

Windows: Mở hoặc đóng menu Start
Windows + Break:
 Mở cửa sổ System Properties.
Windows + D: Ẩn/hiện màn hình desktop.
Windows + M: Thu nhỏ cửa sổ hiện hành xuống thanh taskbar.
Windows + E: Mở File Explorer để xem các ổ đĩa, thư mục.
Windows + F: Tìm kiếm chung.
Ctrl + Windows + F: Tìm kiếm dữ liệu trong My Computer.
Windows + F1: Xem thông tin hướng dẫn của hệ điều hành/
Windows + L: Khóa màn hình máy tính
Windows + R: Mở cửa sổ Run.
Windows + U: Mở Ease of Access Center trong Control Panel.
Windows + A: Mở Action center
Windows + C: Mở Cortana trong chế độ nghe
Windows + Alt + D: Hiển thị, ẩn ngày giờ trên máy tính.
Windows + I: Mở Settings
Windows + P: Chọn chế độ hiển thị trình bày (khi kết nối với máy chiếu, màn hình ngoài)

Phím tắt Windows dùng trong trình soạn thảo:

Ctrl + O: Mở dữ liệu.
Ctrl + N: Tạo mới.
Ctrl + S: Lưu đè lên tập tin dữ liệu đã có.
Ctrl + W: Mở cửa sổ mới Đóng cửa sổ
Alt + F: Hiện danh sách thực đơn từ cửa sổ hiện tại.
Ctrl + P: Gọi tính năng in ấn từ ứng dụng đang chạy.
Ctrl + F10: Phóng to/thu nhỏ cửa sổ ứng dụng.

Phím tắt Windows dành cho Internet Explorer:

Ctrl + B: Mở danh sách địa chỉ yêu thích của trình duyệt
Ctrl + E: Di chuyển đến thanh tìm kiếm của trình duyệt.
Ctrl + F: Tìm kiếm thông minh trên website đang mở.
Ctrl + H: Mở lịch sử lướt web.
Ctrl + I: Mở cây thư mục quản lý địa chỉ yêu thích.
Ctrl + L: Hiển thị hộp thoại nhập địa chỉ trang web cần truy cập.
Ctrl + N: Tạo mới một cửa sổ trình duyệt web.
Ctrl + R: Làm mới lại dữ liệu đang hiển thị từ một website.
Ctrl + T: Mở thẻ mới.
Ctrl + W: Tắt thẻ hiện tại.

Cuối cùng xin chúc mọi người ngày càng tích lũy thêm thật nhiều kỹ năng để giúp công việc của mình trở nên dễ dàng và tiện lợi hơn nhé!