Cách điều trị tiền sản giật sau sinh

Cũng giống như tiền sản giật, tiền sản giật sau sinh có thể để lại biến chứng nguy hiểm cho chị em phụ nữ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các mẹ thông tin chi tiết về căn bệnh này.

1. Tiền sản giật sau sinh là gì?

Biến chứng của tiền sản giật sau sinh cũng như tiền sản giật, đó là huyết áp cao và có nhiều protein trong nước tiểu (trên 300 mg).

Sản giật thường sẽ xảy ra 48 giờ sau khi sinh hoặc 6 tuần sau đó (gọi là sản giật muộn). Nếu mẹ bị tiền sản giật sau sinh sẽ phải ở lại bệnh viện theo dõi lâu cho tới khi huyết áp ổn định. Nếu huyết áp của mẹ tiếp tục tăng, bác sĩ sẽ chỉ định uống thuốc để kiểm soát các nguy cơ tim mạch.

Cách điều trị tiền sản giật sau sinh

Tiền sản giật sau sinh nguy hiểm ngang với tiền sản giật.

2. Triệu chứng của tiền sản giật sau sinh

Để phát hiện được tiền sản giật sau sinh rất khó bởi những triệu chứng không được rõ ràng, mẹ lại bận bịu chăm sóc em bé. Một số triệu chứng thường gặp sẽ là:

Huyết áp cao (trên 140/90)

Nồng độ protein trong nước tiểu trên 300 mg.

Thị lực bị mất tạm thời hoặc bị giảm, mắt nhạy cảm với ánh ánh.

Mẹ có cảm giác buồn nôn, đau đầu dữ dội hoặc đau bụng (dưới xương sườn phải)

Lượng nước tiểu giảm

Tăng cân đột ngột (khoảng 1kg/tuần)

Bị phù mặt và chân

3. Nguyên nhân của tiền sản giật sau sinh

Hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác của hiện tượng này. Có thể là mẹ bị tiền sản giật từ lúc mang thai nhưng đến lúc sinh xong mới bộc phát.

Nếu người thân của chị em (mẹ, dì, chị em) bị tiền sản giật thì mẹ cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng.

Cách điều trị tiền sản giật sau sinh

Có thể mẹ bị tiền sản giật khi mang thai nhưng đến khi sinh xong mới bộc phát.

Ngoài ra, mẹ có nguy cơ mắc tiền sản giật sau sinh nếu:

Bị huyết áp cao sau 20 tuần mang thai

Mang thai trước 20 tuổi hoặc sau 40 tuổi

Bị béo phì hoặc tăng cân quá nhanh trong thai kỳ

Mang đa thai

4. Chẩn đoán và điều trị tiền sản giật sau sinh

3.1. Chẩn đoán bệnh

Để chẩn đoán tiền sản giật sau sinh, các mẹ cần làm những xét nghiệm sau:

Xét nghiệm máu: để kiểm tra chức năng gan và thận, giúp bác sĩ biết được lượng tiểu cầu có giảm không. Tiểu cầu là tế bào đóng vai trò ngăn ngừa tình trạng máu đông và chảy máu quá nhiều.

Xét nghiệm nước tiểu: để xác định nồng độ protein. Nếu mức protein quá cao thì mẹ có nguy cơ bị tiền sản giật sau sinh. Lúc này, dù đã xuất viện mẹ cũng cần thường xuyên kiểm tra huyết áp và tái khám.

Cách điều trị tiền sản giật sau sinh

Chân, tay, mặt bị phù nề là một trong những biểu hiện của tiền sản giật sau sinh.

3.2. Điều trị tiền sản giật sau sinh

Nếu bị tiền sản giật sau sinh, bà đẻ sẽ được kê thuốc chữa cao huyết áp. Trường hợp bị nhẹ, bác sĩ sẽ cho mẹ dùng magie sulfat trong vòng 24 giờ.

Nếu huyết áp của mẹ trên 150/150, bác sĩ sẽ cho dùng thuốc hạ huyết áp. Tác dụng phụ của các loại thuốc tăng hay hạ huyết áp là nhức đầu, mặt đỏ bừng, buồn nôn và nhịp tim nhanh.

Lượng thuốc được giảm dần cho tới khi huyết áp của mẹ trở về mức bình thường.

3.3. Biến chứng của tiền sản giật sau sinh

Mẹ mắc tiền sản giật sau sinh sẽ bị một vài biến chứng khác như:

Bị động kinh. Giống như tiền sản giật, tiền sản giật sau sinh có thể hủy hoại não, thận và gan, nếu không được điều trị kịp thời mẹ sẽ bị hôn mê, thậm chí tử vong.

Mẹ có thể bị thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch gây khó thở, đau ngực, ho, lo lắng và số. Nếu bị nặng có thể dẫn tới tử vong.

Bị đột quỵ do não không được cung cấp máu, các cơ quan khác bị rối loạn chức năng.

Cách điều trị tiền sản giật sau sinh

Tiền sản giật sau sinh để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.

Phù phổi do chất lỏng tích lũy bên trong. Biến chứng này gây khó thở, ho ra máu, lo lắng và đổ nhiều mồ hôi.

Hội  chứng HELLP (thiếu máu, tăng men gan, giảm tiểu cầu) gây viêm gan và xuất huyết.

Những người bị tiền sản giật sau sinh có nguy cơ bị tăng huyết áp cao hơn 3,7 lần trong tương lai, nguy cơ bị thiếu máu cục bộ tim cao hơn 2,2 lần và nguy cơ bị đột quỵ cao hơn 1,8 lần  so với người bình thường.

Với mức độ nghiêm trọng trên, các mẹ hãy hết sức cẩn thận với tiền sản giật sau sinh. Nếu cần biết thêm thông tin về căn bệnh này, chị em có thể đến trực tiếp bệnh viện DDKQT Thu Cúc tại 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội hoặc gọi điện tới đường dây nóng 1900 55 88 96 để được hỗ trợ nhé.

Xem thêm

>> Tiền sản giật nên ăn gì tốt nhất?

> Sinh mổ có bị sa tử cung không?

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Theo thống kê, so với những phụ nữ không bị tiền sản giật, người bị tiền sản giật sẽ có nguy cơ bị cao huyết áp trong tương lai gấp 3,7 lần, bị thiếu máu gấp 2,2 lần cũng như có nguy cơ đột quỵ gấp 1,8 lần. Vậy cách điều trị bệnh tiền sản giật sau sinh là gì?

Những điều cần biết về tiền sản giật sau sinh

Trong khi tiền sản giật thường xuất hiện trong thời gian thai kỳ và hầu hết đều biến mất khi sinh con thì tiền sản giật sau sinh lại xuất hiện sau khi em bé ra đời.

Cách điều trị tiền sản giật sau sinh
Điều trị bệnh tiền sản giật sau sinh cần được tiến hành sớm.

Sau khi sinh con, người mẹ bị tăng huyết áp và protein niệu dương tính dễ đưa đến tình trạng tiền sản giật sau sinh. Tình trạng này thường xảy ra từ 48 giờ sau khi em bé ra đời hoặc 6 tuần sau đó. 

Nếu sản phụ có nguy cơ bị tiền sản giật sau sinh, bác sĩ sẽ yêu cầu ở lại bệnh viện lâu hơn để được thăm khám và theo dõi cho đến khi huyết áp được kiểm soát. Nếu tình trạng cao huyết áp vẫn tiếp diễn, bác sĩ sẽ chỉ định sản phụ dùng thuốc để kiểm soát nguy cơ tim mạch.

Nhìn chung, tiền sản giật sau sinh cần được chữa trị kịp thời để tránh cho sản phụ bị co giật và gặp phải nhiều biến chứng nghiêm trọng khác.

Triệu chứng tiền sản giật sau sinh

Tiền sản giật sau sinh không dễ nhận biết do trong suốt thời kỳ mang thai không xuất hiện dấu hiệu hay triệu chứng nào, hoặc cũng có nhiều trường hợp có những bất thường xảy ra nhưng người mẹ bận chăm sóc trẻ sơ sinh nên không chú ý tới.

Dưới đây là những dấu hiệu và triệu chứng tiền sản giật sau sinh:

  • Huyết áp tăng cao (140/90 mmHg hoặc cao hơn).

  • Protein niệu dương tính: Lượng protein trên 0,5 g/L với mẫu nước tiểu ngẫu nhiên; hoặc lấy mẫu nước tiểu 24h cho ra kết quả dương tính (lượng protein lớn hơn 0,3 g/L/24h).

  • Đau đầu dữ dội.

  • Gặp vấn đề về thị lực (mất thị lực tạm thời, nhìn mờ hoặc nhạy cảm với ánh sáng).

  • Đau vùng bụng trên.

  • Tiểu tiện khó, tiểu ít.

Cách điều trị tiền sản giật sau sinh
Tiền sản giật sau sinh không dễ nhận biết.

Các yếu tố nguy cơ của tiền sản giật sau sinh

Theo một số nghiên cứu, những yếu tố sau đây được cho là mang lại nguy cơ tiền sản giật sau sinh:

  • Tăng huyết áp trong lần mang thai gần nhất, đặc biệt tăng huyết áp từ tuần thứ 20 của thai kỳ (tăng huyết áp thai nghén).

  • Thai phụ bị béo phì.

  • Thai phụ mang đa thai.

  • Tăng huyết áp mạn tính, không được kiểm soát trước khi mang thai.

  • Tiểu đường type 1 hoặc tiểu đường type 2.

Mặc dù ngày nay y học đã phát triển nhưng chúng ta không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng tiền sản giật sau sinh. Tuy nhiên, nếu sản phụ chú ý cách phòng ngừa từ sớm sẽ giúp hạn chế tối đa xảy ra chứng bệnh này.

Chẩn đoán bệnh

Trường hợp sản phụ đã xuất viện nhưng bác sĩ nghi ngờ bị tiền sản giật sau sinh thì cần nhập viện để tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán bệnh cần thiết, bao gồm:

  • Xét nghiệm máu: Kiểm tra chức năng gan và thận để xác định lượng tiểu cầu có giảm không.

  • Xét nghiệm nước tiểu: Mục đích là để kiểm tra nồng độ protein, nếu lượng protein quá cao sẽ có nguy cơ cao bị tiền sản giật sau sinh. 

Đi khám bác sĩ

Bất cứ dấu hiệu bất thường nào xảy ra cho cơ thể cũng đều cảnh báo bạn về tình trạng sức khỏe đang bất ổn. Bạn cần gặp bác sĩ nhanh nhất có thể để nắm rõ tình hình sức khỏe của bản thân, tránh xảy ra những biến chứng bất ngờ sau sinh.

Để tiết kiệm thời gian, bạn nên đặt lịch hẹn giờ khám và hãy đi cùng với người thân trong gia đình để có sự hỗ trợ cần thiết. Bạn hãy lập ra danh sách câu hỏi, những thắc mắc để được bác sĩ giải đáp, cho bạn những tư vấn hiệu quả. 

Điều trị tiền sản giật sau sinh

Cách điều trị tiền sản giật sau sinh
Sản phụ chú ý phòng ngừa từ sớm sẽ giúp hạn chế tối đa xảy ra tiền sản giật.

Nếu bị tiền sản giật sau sinh, sản phụ sẽ được bác sĩ chuyên khoa kê thuốc chữa cao huyết áp. 

  • Bệnh mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ cho người mẹ dùng magie sulfat trong vòng 24 giờ.

  • Nếu huyết áp sản phụ trên 150/150, bác sĩ sẽ cho sử dụng thuốc hạ huyết áp. Tuy nhiên, lưu ý thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ như nhức đầu, mặt đỏ bừng, buồn nôn và nhịp tim nhanh.

Liều lượng của thuốc sẽ được điều chỉnh giảm dần tùy thuộc vào huyết áp của mẹ đến khi trở về mức bình thường.

Chăm sóc sức khỏe 

Ngay từ giai đoạn mang thai, nếu thai phụ biết cách chăm sóc sức khỏe cẩn thận sẽ giúp giảm nguy cơ mắc tiền sản giật sau sinh. Cụ thể:

Duy trì cân nặng cơ thể

Kiểm soát tốt trọng lượng cơ thể kể cả trước khi mang thai lẫn trong thời gian mang thai là điều rất quan trọng giúp cho mẹ bầu có được một thai kỳ khỏe mạnh, phòng ngừa tiền sản giật.

Để làm được điều này, mẹ bầu cần ăn uống đúng cách và đều đặn tập những bài tập thể dục phù hợp. Thường xuyên kiểm tra cân nặng để nếu thấy cân nặng tăng bất thường thì đến gặp bác sĩ ngay. 

Trường hợp bị thừa cân hay béo phì trong thời gian mang thai, bạn cần nghiêm túc áp dụng các biện pháp giảm cân hợp lý.

Ăn uống lành mạnh

Mẹ bầu phải nắm rõ những loại thực phẩm nên/không nên ăn khi mang thai. Ưu tiên bổ sung vitamin, khoáng chất và thực phẩm giàu chất chống oxy hóa trong chế độ ăn uống hằng ngày để giúp duy trì huyết áp ổn định. Nói không với các loại thức ăn vặt được chế biến sẵn.

Nếu đói, mẹ bầu có thể ăn dặm hạt óc chó, hạt hướng dương, hạt sen, hạt điều...

Bổ sung nước đầy đủ

Mẹ bầu nên uống nhiều chất lỏng, nhất là nước và sữa. Tránh uống nước trái cây có chứa đường, hạn chế đồ uống có cồn và caffeine.

Như Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp