Cách chưa bệnh quai bị ở người lớn

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, thường xuất hiện nhiều vào mùa xuân, hè, tuy nhiên bệnh có thể xảy ra quanh năm kể cả vào mùa thu, đông. Bệnh thường phát triển thành dịch ở những tập thể đông đúc như nhà trẻ, trường học.

Cách chưa bệnh quai bị ở người lớn

Ảnh minh họa

Đây là một bệnh lành tính nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, đặc biệt nguy hiểm nhất là viêm sưng tinh hoàn, thường là một bên, xảy ra từ 20 - 30% ở nam giới trưởng thành.

Thời gian lây là từ 6 ngày trước khi toàn phát và đến 2 tuần sau khi có triệu chứng bệnh lý.

Triệu chứng:

Khi bị nhiễm virus quai bị, phần lớn bệnh nhân thấy khó chịu từ 1 - 2 ngày trước khi các triệu chứng xuất hiện.

- Bệnh nhân bị sốt cao (39 - 400C) trong 3 - 4 ngày, chảy nước bọt, sưng vùng mang tai, dấu hiệu dễ nhận biết nhất là má sưng to, có thể sưng một bên mặt rồi lan sang bên kia hoặc sưng hai bên cùng một lúc.

- Bệnh thường tự khỏi sau 1 tuần đến 10 ngày. Sau đó bệnh nhân được miễn dịch suốt đời.

- Bệnh quai bị ở người lớn thường nặng và có nhiều biến chứng hơn ở trẻ em nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể có các biến chứng; đặc biệt bệnh quai bị ở phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây sẩy thai hoặc sinh con dị dạng, trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể sinh non hoặc thai chết lưu.

Khi mắc quai bị, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh nhân có thể bị những biến chứng nguy hiểm, như:

- Viêm tinh hoàn: Thường gặp ở tuổi dậy thì, hiếm gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi và người lớn trên 40 tuổi, xuất hiện sau khi sưng tuyến mang tai 1 - 2 tuần. Bệnh nhân đau tinh hoàn sắp sưng, sau đó tinh hoàn sưng to gấp 3 - 4 lần bình thường. Thường thì sưng 1 bên, cũng có thể sưng 2 bên, sau 2 tuần mới hết sưng. Sau 2 tháng mới đánh giá được tinh hoàn có teo hay không. Tỷ lệ teo tinh hoàn do quai bị là 30 - 40%. Nếu bị teo tinh hoàn 2 bên thì khả năng vô sinh rất cao.

- Viêm buồng trứng: Chiếm 7% các trường hợp mắc bệnh ở tuổi sau dậy thì (hiếm khi vô sinh). Nếu nhiễm bệnh ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu có khả năng gây dị dạng thai, sảy thai. Nhiễm bệnh vào 3 tháng cuối có thể tăng nguy cơ thai chết lưu hoặc đẻ non.

- Viêm não hoặc viêm màng não: Thường xuất hiện sau 7-10 ngày với triệu chứng nhức đầu nghiêm trọng và cứng cổ.

Phòng và điều trị:

Tiêm vaccin phòng bệnh: Biện pháp phòng bệnh quai bị hữu hiệu nhất là tiêm vaccin. Vaccin phòng bệnh quai bị có tác dụng kích thích cho trẻ em sản sinh kháng thể kháng quai bị kháng thể đạt mức độ cao nhất sau khi tiêm chủng 6 - 7 tuần.

Số lần tiêm:

- Nếu bắt đầu tiêm từ 9 tháng tuổi: tiêm 3 lần, lần 1 lúc 9 tháng tuổi, lần 2 sau lần 1 sáu tháng, lần 3 khi trẻ từ 4-12 tuổi.

- Nếu bắt đầu tiêm từ 12 tháng tuổi: tiêm 2 lần, lần 1 lúc 12 tháng tuổi lần 2 từ 4-12 tuổi.

- Tiêm chủng khẩn cấp được chỉ định cho trẻ từ 12 tháng tuổi, trẻ vị thành niên và người lớn nếu đã có tiếp xúc với bệnh nhân quai bị nhưng chưa có tiền sử mắc quai bị và chưa được tiêm chủng theo lịch phòng bệnh quai bị.

- Trong trường hợp không có chống chỉ định, vaccin cần được tiêm không muộn hơn 72 giờ kể từ khi có tiếp xúc với bệnh nhân.

Để chủ động phòng bệnh quai bị, cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

- Thường xuyên rửa tay với xà phòng.

- Bảo đảm vệ sinh nhà ở, lớp học, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là đường hô hấp.

- Khi có người bị bệnh phải cho nghỉ tại nhà (khoảng 10 ngày) để tránh lây lan cho người khác.

- Khi có người bị bệnh hoặc nghi ngờ bị bệnh phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn, xử trí kịp thời, đặc biệt là với những trường hợp bị khó nuốt, khó thở, viêm tinh hoàn.

                                                                                                        Bs. Phạm Anh Tuấn

Phụ trách Khoa Truyền Nhiễm, Bệnh viện Quận 11

Nguồn:

http://benhnhietdoi.vn/chuyen-de/chi-tiet/quai-bi/4

https://hcdc.vn/category/van-de-suc-khoe/benh-quai-bi-dang-vao-mua-eeb6f5d9e1ee1d6dcb9226359fca7721.html

Bệnh quai bị bao gồm những triệu chứng: mang tai sưng to, cảm giác khó chịu, ăn kém, sốt, đau họng và đau phía góc hàm gây ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Đặc biệt, nếu không có cách chữa bệnh quai bị ở người lớn đúng cách sẽ có những biến chứng nguy hiểm.

1. Triệu chứng của bệnh quai bị ở người lớn

Trước khi nắm cách chữa bệnh quai bị ở người lớn, thì mỗi người phải hiểu rõ được khái niệm và triệu chứng của bệnh mới có biện pháp điều trị đúng đắn.

Bệnh quai bị là gì?

Bệnh quai bị là một bệnh toàn thân biểu hiện bằng sưng một hay nhiều tuyến nước bọt, thường gặp nhất là các tuyến mang tai. Bệnh do một loại virut có tên là Paramyxovirus gây nên, rất dễ lây truyền, thường lây truyền trực tiếp, phát triển nhất là vào mùa xuân, hè. 

Triệu chứng bệnh quai bị

Dấu hiệu quai bị ở người lớn là nếu tiếp xúc với virus quai bị khoảng 14 tới 24 ngày, người bệnh sẽ xuất hiện cảm giác khó chịu, ăn kém, sốt, đôi khi rét, đau họng và đau góc hàm.

Tuyến mang tai sưng to dần trong khoảng 3 ngày rồi giảm sưng dần trong khoảng 1 tuần. Tuyến mang tai có thể chỉ sưng 1 bên hoặc cả 2 bên. Thông thường, khi sưng cả 2 bên thì 2 tuyến không sưng cùng lúc, tức là tuyến 2 bắt đầu sưng khi tuyến 1 đã giảm sưng. Vùng sưng thường lan rộng đến má, dưới hàm, đẩy tai lên trên và ra ngoài, thậm chí có khi lan đến ngực gây phù trước xương ức.

Người bệnh có cảm giác đau ở vùng tuyến bị sưng nhưng da trên vùng sưng không có cảm giác nóng và không sung huyết, ngược với những trường hợp viêm tuyến mang tai do vi khuẩn. Lỗ ống Stenon nằm tại niêm mạc má 2 bên sưng đỏ, có khi có chỉ là giả mạc. Người bệnh còn cảm giác khó nói, khó nuốt, đôi khi bị phù thanh môn gây khó thở phải mở khí quản. Thời gian biểu hiện bệnh lý thường nằm trong khoảng 10 ngày.

Tuy nhiên, có khoảng 25% người bị nhiễm virus quai bị mà không có dấu hiệu bệnh lý rõ rệt. Đây chính là những đối tượng nguy cơ có khả năng truyền bệnh mà người xung quanh không nhận biết. Bệnh quai bị gây miễn dịch bền vững, nên một khi đã mắc bệnh dù sưng 1 hay 2 bên tuyến mang tai sẽ ít có khả năng bị quai bị lần 2.

Biến chứng quai bị có thể có viêm tinh hoàn: phần nhiều hậu phát 5 đến 10 ngày sau khi sưng tuyến mang tai, có thể các dấu hiệu là tiến phát và riêng lẻ phải nghĩ đến bệnh quai bị ngay để khỏi phải chẩn đoán sai gây biến chứng. Biểu hiện chính là có sốt trở lại 39 – 40 độ. Bệnh nhân trằn trọc, có khi mê sảng.

Một bên tinh hoàn bỗng sưng to, đau, tấy đỏ lên, nếu như cả hai bên bị sưng thì có thể gây vô sinh. Khỏi sau 10 ngày nhưng phải theo dõi kĩ càng vì sau 2 tháng mới bíêt rõ có teo hay không? Phụ nữ có thể có viêm buồng trứng. Bởi vậy, giai đoạn này người bệnh cần rất chú ý để co cách chữa bệnh quai bị ở người lớn kịp thời nhất.

2. Bệnh quai bị có nguy hiểm không?

Vậy tại sao phải nắm cách chữa bệnh quai bị ở người lớn đúng đắn. Bởi bệnh quai bị có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm hay là lúc xảy ra hiện tượng quai bị chạy hậu cho người bệnh như viêm não, viêm màng não và nguy hiểm nhất là gây vô sinh ở nam giới.

Cách chưa bệnh quai bị ở người lớn
Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh quai bị là teo tinh hoàn nam giới, dẫn tới vô sinh

Bệnh quai bị ở người lớn thường nặng hơn và có nhiều biến chứng hơn ở trẻ em nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng. Bệnh có thể có các biến chứng như: viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn, tổn thương thần kinh, nhồi máu phổi, viêm buồng trứng, viêm tụy. Đặc biệt bệnh quai bị ở phụ nữ đang trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây sẩy thai hoặc sinh con bị dị dạng, trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể sinh non hoặc thai chết lưu.

Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất và để lại hậu quả nặng nề của quai bị chính là gây viêm teo tinh hoàn ở nam giới (chiếm tỷ lệ khá cao) hoặc suy buồng trứng ở nữ giới (nhưng chiếm % nhỏ). Biến chứng này có thể dẫn tới vô sinh. Do vậy, bệnh quai bị cần được phát hiện và điều trị kịp thời để không gây biến chứng nguy hiểm.

3. Áp dụng ngay những cách chữa bệnh quai bị ở người lớn hiệu quả

Hạ sốt

Một trong những cách chữa bệnh quai bị ở người lớn đầu tiên bạn phải nhớ là hạ sốt. Khi mắc bệnh, thân nhiệt bệnh nhân sẽ đột ngột tăng cao dẫn đến hiện tượng sốt. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ nhanh dẫn đến hiện tượng co giật.

Chính vì vậy, việc hạ sốt cho người bệnh cần được thực hiện luôn bằng cách nhúng khăn với nước ấm rồi chườm lên trán hoặc cho uống thuốc có chứa thành phần Paracetamol. Ngoài ra, bạn nên bổ sung nhiều nước cho bệnh nhân. Bạn có thể cho bệnh nhân  uống nước lọc hoặc nước cam, chanh để nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch cơ thể, góp phần hạ sốt hiệu quả

Cách ly

Cách ly bệnh nhân khoảng 2 tuần kể từ lúc phát hiện bệnh. Việc cách ly bệnh nhân là rất quan trong khi tham khảo các cách chữa bệnh quai bị ở người lớn, để tránh tình trạng lây lan bệnh cho những người lành.

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ

Việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ là việc làm hết sức cần thiết. Lúc tuyến mang tai đang sưng đau thì chắc chắn không thể đánh răng bằng bàn chải. Do vậy, người bệnh có thể súc miệng bằng các loại dung dich vệ sinh răng miệng, nước muối sinh lý…

Chế độ nghỉ ngơi phù hợp

Một cách chữa bệnh quai bị ở người lớn tiếp theo không kém quan trọng là người bệnh cần được nghỉ ngơi hợp lý, trong không gian kín gió. Các bác sĩ khuyến cáo: trong khi tiến hành điều trị bệnh quai bị, người bệnh không nên hoạt động mạnh vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cách chưa bệnh quai bị ở người lớn
Việc nghỉ ngơi, cách ly của người bệnh rất quan trọng để quá trình điều trị bệnh nhanh và không làm lây lan bệnh

Trường hợp viêm tinh hoàn:

Với trường hợp này thì cách chữa bệnh quai bị ở người lớn lúc này cần thêm một động tác là mặc quần lót nâng tinh hoàn để giảm đau. Chú ý nghỉ ngơi là chủ yếu, hạn chế vận động nhiều.

Sau khi nắm rõ các kiến thức về bệnh quai bị thì bạn cũng phải nhớ các cách chữa bệnh quai bị ở người lớn để khi mình hoặc người thân mắc bệnh sẽ có biện pháp điều trị kịp thời, tránh để xảy ra các biến chứng đáng tiếc!

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.