Cách câu cá lóc bằng mồi nhái giả

Môn câu cá bằng mồi giả là một môn chơi đã rất phổ biến ở nước ngoài, đó là kỹ thuật sử dụng các con cá giả, ếch nhái giả hay con trùng giả…. bằng cao su, nhựa mềm, gỗ hoặc thậm chí bằng sắt để bắt những chú cá săn mồi của ao, hồ, sông, suối…thậm chí là câu cá biển cũng rất được ưa chuộng.

Hôm nay, Mạnh sẽ giúp các bạn tìm hiểu sơ bộ về các nội dung sau, đặc biệt rất hữu ích cho các bạn mới tập chơi

  • Nội dung 1: Những loại cá nào sẽ ăn mồi giả?
  • Nội dung 2: Có những loại mồi giả nào? cách sử dụng các loại mồi giả để bắt được cá?
  • Nội dung 3: Cần siêu mềm Ultra Light có gì đặc biệt? Có gì hay hơn so với các loại cần câu khác?

Hi vọng, qua các nội dung này các bạn sẽ hình dung được phần nào về môn chơi thể thao rất thú vị này.

Trước khi bắt đầu, mời anh em xem qua 1 cái video thực tế lên cá lóc và cá rô bằng mồi ruồi nhỏ và cần siêu mềm ultra light để dễ dàng hình dung hơn. Video này sử dụng kiểu đánh ven bờ

 

1- Những loại cá nào sẽ ăn mồi giả?

  • Các loại cá sông, hồ như: cá lóc, cá chuối, cá sộp, cá nheo, cá chim, cá rô phi, cá rô ta, cá ngão ( thiểu ), cá măng, cá vược, cá măng, cá ngựa sông…
  • Các loại cá suối như: cá chầy đất, cá mương, cá rô rói…
  • Các loại cá biển: tráp, mú, nhồng….

2- Có những loại mồi giả nào? Cách sử dụng các loại mồi giả để bắt được cá?

2.1- Có những loại mồi giả nào?

Hiện tại, có hàng ngàn, hàng triệu loại mồi giả khác nhau được sử dụng vô cùng đa dạng. Tuy nhiên, chúng ta sẽ phân loại một cách đơn giản nhất và cũng là dễ hiểu nhất để có thể áp dụng việc phân loại này cho việc câu cá thật hiệu quả đó là phân loại mồi giả theo 3 tầng nước: Mồi giả câu tầng nước nổi,  Mồi giả câu ở tầng lửng, Mồi giả câu tầng đáy.

A- Mồi giả câu tầng nổi

  • Thời điểm câu: câu mồi giả ở tầng nước nổi sẽ hiệu quả nhất vào lúc sáng sớm tinh mơ hoặc chiều tối muộn. Lúc này, không ký mát mẻ, yên tĩnh, những chú cá săn mồi sẽ thích kiếm ăn ở phía tầng trên cùng của mặt nước.
  • Các loại mồi giả nhạy cá ở tầng nước nổi: Nhái hơi, Mồi giả cá béo, nhái nhảy, mồi giả popper

B- Mồi giả câu tầng nước lửng

  • Thời điểm câu: với tầng nước lửng có thể câu cả ngày
  • Các loại mồi nhạy cá ở tầng nước lửng:  mồi giả ruồi nhỏ, mồi giả ruồi lớn, mồi chupy, mồi giả cá voi nhỏ, mồi giả cá có vây, mồi thìa lượn, vầ rất nhiều nữa…

C- Mồi giả câu tầng nước đáy

  • Thời điểm câu: cũng có thể câu cả ngày kể cả ngày nắng cũng như ngày mưa
  • Các loại mồi nhạy cá ở tầng đáy : thông thường ở tầng này, cần thủ hay sử dụng các con mồi có action rung lăc ( vib ) như mồi giả R35, Mồi giả R45, Mồi giả Cicada hay mồi Vib có bi DW1118 ….

Tốt nhất, trong hộp mồi của mình bạn nên có đủ mồi để câu cả 3 tầng nước, bởi mỗi một thời điểm, mỗi 1 mùa, thời tiết sẽ nên câu ở các tầng nước khác nhau

2.2- Cách sử dụng các loại mồi giả để bắt được cá

Để bắt cá bằng mồi giả có rất nhiều kỹ thuật khác nhau, tuy nhiên theo Mạnh, có 2 cách đánh đơn giản nhất có thể áp dụng ngay và thực sự rất hiệu quả để bắt cá bằng mồi giả:

Điều quan trọng nhất là hồ đó phải có cá, nếu có cá thì bạn chỉ cần chọn đúng tầng nước và đúng con mồi mình cần là chắc chắn sẽ lôi được chú cá đó lên khỏi mặt nước.

  • Cách 1: Đánh ven bờ vào lúc sáng sớm hoặc chiều muộn – Kỹ thuật này rất đơn giản và cực kỳ hiệu quả, bạn chỉ cần đi vòng quanh hồ ném mồi dọc bờ hồ, cách bờ ko quá 70 cm, rồi quay đều tay dê về phía mình. Mỗi một điểm thường chỉ ném 3 lần, nếu có cá thì khả năng cá đớp luon cao đến 80%. Cách này thường dùng để bắt những chú cá săn mồi vào lúc yên tĩnh như sáng sớm hoặc chiều tối vô bờ săn cá con. Với cách đánh ven bờ thì những con mồi đánh lửng cũng có thể đánh đáy nếu độ lặn của nó ngang với độ sâu của nước ven bờ

 

  • Cách 2: Quan sát cá thở, thường cá săn mồi lên thở sẽ để lại 2 xoáy nước. Các cần thủ sẽ ném mỗi xa hơn chỗ cá thở tầm 5 mét, sau đó kéo rê qua chỗ cá thở thành nhiều đường câu. Chú cá bị kích thích sẽ lao vào cắn mồi

3- Cần siêu mềm Ultra Light có gì đặc biệt? Có gì hay hơn so với các loại cần câu khác?

Cần câu lure có rất nhiều loại với độ cứng theo thứ tự giảm dần: EH/HH =>H => MH => M => ML => L => Ultra light . Độ cứng càng lớn thì khả năng bắt cá, đưa cá lên bờ càng nhanh, đánh được ở các địa hình khó. Nhưng cảm giác câu không thích thú như các cần mềm

  • EH/ HH: Cây củi/ xào phơi đồ.
  • H: Heavy /Cứng: Dành cho dân bạo lực
  • MH, M, ML, L: độ cứng giảm dần

Với cần Ultra light được gọi là cần siêu mềm hay cần” cảm giác mạnh”. Đây là dòng cần đang được các cần thủ trên thế giới ưa chuộng bởi khi dính cá, thân cần rất mảnh và dẻo tạo lên độ cong rất lớn cho nên dù bạn lên một con cá 1 lạng hay con cá nhiều cân thì cảm giác dòng cá cũng cực kỳ “phê” , thế nên người ta mới gọi đây là dòng cần cảm giác mạnh

Thường khi trải nghiệm chán các dòng cần cứng rồi thì các cần thủ chuyển sang các dòng cần siêu mềm ultra light để tìm được cám giác lên cá thú vị.

? TIN THÊM

? Cần siêu mềm ultra light có giá chỉ từ 500k ?

Hơn thế nữa, cần siêu mềm ultra light do rất dẻo nên dẫn tới khả năng giữ cá to cực tốt, khi các chú cá đã bị dính lưỡi sẽ khó lòng thoát ra được, đây là ưu điểm vượt trội so với các dòng cần cứng.

Trên đây là chút ít kiến thức từ kinh nghiệm đi câu của Mạnh, hi vọng sẽ giúp được các bạn mới tập câu sẽ nhanh chóng biết câu hơn từ những kinh nghiệm thực tế này.