Cách bảo quản thuốc tiêm truyền

Câu hỏi:

Tramadol 01 ống tiêm, dùng cho bệnh nhân chỉ 1/2 ống, vậy 1/2 ống còn lại có thể dùng cho bệnh nhân khác hay cho lần dùng khác được không ? Nếu có cần bảo quản thuốc như thế nào? Tại em thấy trong tờ hướng dẫn của nhà sản xuất khuyến cáo sau khi pha xong phải dùng ngay. Hay một số thuốc tiêm khác như kháng sinh chẳng hạn, lâu lâu điều dưỡng cũng hay hỏi như vậy. 

Trả lời:

Cần lưu ý là thuốc tiêm được chia làm 2 loại bào chế: loại đơn liều (a single dose vial) và loại đa liều (a multiple dose vial) [1,2].

Loại ĐƠN LIỀU có nghĩa là đơn vị thuốc đó thiết kế chỉ để dùng 1 lần duy nhất và cho 1 bệnh nhân, do đó trong thành phần thuốc không có chứa chất bảo quản diệt khuẩn, do đó, sau khi mở nắp dùng thì phải loại bỏ ngay phần còn thừa (không được giữ lại dùng cho lần khác).

Loại ĐA LIỀU có nghĩa là đơn vị thuốc đó được thiết kế cho nhiều lần dùng và do đó có chất bảo quản diệt khuẩn bên trong. Việc loại bỏ thuốc đa liều là cần thiết khi (1) vượt quá hạn sử dụng sau khi mở nắp được cung cấp bởi nhà sản xuất hoặc (2) khi liều thuốc đã được rút ra/pha chế trong khu vực dùng thuốc của bệnh nhân (tức không pha chế trong một khu vực sạch được thiết kế riêng cho việc pha thuốc tiêm), hoặc (3) bất kì khi nào mà cán bộ y tế nghi ngờ là điều kiện vô khuẩn của thuốc đã bị nhiễm bẩn. 

Như vậy, để biết liệu có thể dùng dung dịch thừa của một đơn vị thuốc tiêm (ở đây là ống thuốc tiêm 2ml tramadol 50mg/ml) cho lần khác được không cần trả lời câu hỏi quan trọng đầu tiên: dạng bào chế này là đơn liều hay đa liều. Theo thông tin của nhà sản xuất [3] thì không ghi rõ điều này, nhưng dựa vào thành phần của thuốc không có chứa chất bảo quản diệt khuẩn, cùng với thể tích nhỏ của chế phẩm 2ml, cho phép ta có thể khẳng định đây là thuốc ĐƠN LIỀU. Do đó, sau khi mở vỏ lần đầu tiên, phải loại bỏ dung dịch thừa và không thể sử dụng cho lần sau. 

“1 ống 2 ml dung dịch thuốc tiêm chứa 100 mg tramadol hydroclorid.

Tá dược khác: natri acetat.3H¬2O, nước cất pha tiêm, nitơ và argon (khí trơ).”

Đọc kĩ phần hướng dẫn của nhà sản xuất còn cung cấp thêm: “Tramadol sau khi pha loãng với dung dịch natri clorid 0,9% hay glucose 5% phải  được sử dụng ngay lập tức.”

Về các thuốc kháng sinh tiêm, đa số các đơn vị kháng sinh cũng thiết kế ĐƠN LIỀU, dùng 1 lần duy nhất, nên dù có thừa cũng không được sử dụng cho lần sau.

Còn với các chế phẩm ĐA LIỀU thuốc tiêm, thì cần lưu ý, nhà sản xuất thường cung cấp hạn dùng sau khi mở vỏ lần đầu tiên (ví dụ là 2 tuần), hạn này chỉ có ý nghĩa khi mà quá trình pha chế bảo đảm trong môi trường sạch. Tuy nhiên, trong thực tế pha chế thuốc tiêm ở nhiều BV Việt Nam thường pha chế trong môi trường không sạch, ngay tại phòng bệnh nhân nên cũng chỉ dùng 1 lần mà thôi. Để tránh sự lãng phí này, cần có box pha chế vô khuẩn cho thuốc ĐA LIỀU tiêm hoặc chỉ mua các thuốc ĐƠN LIỀU. 

Câu hỏi sâu hơn là: liệu có thể dùng đơn vị đơn liều cho nhiều bệnh nhân tại cùng một thời điểm đi tiêm được không ? (ví dụ ống tramadol ở trên, dùng 1/2 ống cho bệnh nhân A và 1/2 ống cho bệnh nhân B khi điều dưỡng đi tiêm buổi sáng).

Trả lời: Theo nguyên tắc [4], đơn vị đơn liều chỉ thiết kế cho 1 LẦN DÙNG và 1 BỆNH NHÂN, nên không thể dùng đồng thời cho 2 bệnh nhân. Việc sử dùng thuốc đơn liều cho nhân đã gây ra nhiều trường hợp nhiễm khuẩn chéo hay tạp nhiễm. Kể cả khi một đơn vị đơn liều quá thừa cho mỗi lần dùng, cũng không nên dùng phần thừa cho bệnh nhân khác hay dự trữ cho lần dùng sau này. Để tránh lãng phí khi dùng đơn vị đơn liều quá lớn, khoa dược nên đặt hàng các đơn vị đơn liều có thể tích nhỏ hơn. 

Câu hỏi 3: Thuốc đa liều có thể dùng cho nhiều bệnh nhân được không ?

Trả lời: Đối với thuốc tiêm đa liều [2], thì an toàn nhất là dùng cho 1 bệnh nhân. Tuy nhiên, các nhà sản xuất vẫn cho phép dùng cho nhiều bệnh nhân nếu kĩ thuật tiêm đảm bảo an toàn (dùng kim tiêm và syring riêng cho mỗi lần, kỷ thuật tiêm đảm bảo vô trùng) và thuốc phải được giữ ở phòng điều dưỡng/khoa lâm sàng, không được giữ ở phòng bệnh nhân. 

DS. Võ Thị Hà – BV ĐH Y Dược Huế

Tài liệu tham khảo: 

  1. http://www.oneandonlycampaign.org/single-dose-multi-dose-vial-infographic

2. https://www.cdc.gov/injectionsafety/providers/provider_faqs_multivials.html

3. http://www.bividvietnam.com/Product_Detail.aspx?id=236

4. https://www.cdc.gov/injectionsafety/providers/provider_faqs_singlevials.html

Cách bảo quản thuốc tiêm truyền

STT Tên thuốc Tên hoạt chất Bảo quản trước khi dùng Cách dùng Cảm quan khi dùng Bảo quản sau khi pha loãng
1 Vietcef / Rocephin Ceftriaxone 1g Bảo quản ở nhiệt độ dưới 30oC, nơi khô ráo tránh ánh sáng trong vòng 36 tháng từ ngày sản xuất  
Đường dùng Dung môi cần cho thêm
IM 3,5ml dung dịch 1% lidocain trong nước pha tiêm
IV 10ml nước cất pha tiêm

Tiêm IV: Tiêm chậm từ 2-4 phút vào tĩnh mạch hoặc qua ống truyền dịch.

Truyền IV: khoảng trong 30 phút, 2g Ceftriaxone được hòa tan trong 40ml nước cất pha tiêm (hoặc NaCl 0,9%, dung dịch 0,45% NaCl+2,5% Dextrose, dung dịch glucose 5%, dung dịch dextrose 10%)

Tiêm IM: Dạng tiêm tĩnh mạch có thể sử dụng cho tiêm bắp nhưng tuyệt đối không dùng dung dịch lidocain cho tiêm tĩnh mạch.

Dung dịch thuốc có màu từ vàng nhạt tới màu hổ phách tùy thuốc vào nồng độ thuốc và độ dài thời gian bảo quản. Sự đổi màu của dung dịch không ảnh hưởng đến hiệu quả và sự dung nạp thuốc Sau khi pha loãng nên sử dụng ngay không để lại.

Dung dịch đã pha ra giữ được đặc tính lý hóa trong 6 giở ở nhiệt độ phòng (hoặc 24h ở trong tủ lạnh từ 2-8oC)

2 Ciprofloxacin Kabi Ciprofloxacin 200mg/100ml Bảo quản không quá 300C, trong bao bì kín tránh ánh sáng, tránh để đóng băng trong vòng 36 tháng kể từ ngày sản xuất Người lớn: Truyền tĩnh mạch (nên kéo dài khoảng 60 phút) là thích hợp nhất
Chỉ định dùng Liều (Truyền trong 60 phút)
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu 200-400mg/lần x 2 lần/ngày
Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới 400mg/lần x 2 lần/ngày
Nhiễm khuẩn da và mô mềm xương 400mg/lần x 2-3 lần/ngày
Nhiễm khuẩn nặng (Nhiễm khuẩn bệnh viện, nhiễm khuẩn huyết, điều trị ở người bị suy giảm miễn dịch) 400mg/lần x 2-3 lần/ngày

Trẻ em và vị thành niên: Tiêm truyền tĩnh mạch 5-10mg/kg/ngày ngày chia 2-3 lần. Thời gian truyền tĩnh mạch từ 30-60 phút.

Chỉnh liều ở người bị suy thận, suy gan

Độ thanh thải Creatinin (ml/phút) Liều dùng (Truyền tĩnh mạch gợi ý)
30-50 Liều thông thường
5-29 Từ 400 mg mỗi 18 – 24 giờ
Thẩm phân máu hoặc thẩm phân màng bụng Tới 400mg mỗi 24h sau khi thẩm phân
Trong suốt, không có tiểu phân nào nhìn thấy bằng mắt thường Không có
3 Sterile Ciprofloxacin
4 Microstun Metronidazole B.P 0.5% Bảo quản ở nhiệt độ dưới 30oC tránh ánh sáng Truyền tĩnh mạch liên tục hoặc không liên tục.

Để điều trị nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn kị khí gây ra,. Metronidazole thường được truyền tĩnh mạch trong hơn 1 giờ.

Trong suốt. Không có tiểu phân nào nhìn thấy bằng mắt thường. Không có
5 Vancomycin Vancomycin 500 mg Bảo quản dưới 25oC tránh ánh sáng trong vòng 36 tháng kể từ ngày sản xuất Hòa tan thuốc bằng 10ml dung môi được dung dịch chứa 50mg/ml. Dung dịch này có thể bền vững trong 14 ngày nếu bảo quản trong tủ lạnh. Pha loãng dung dịch trên vào 100ml dung môi và được truyền tĩnh mạch trong 60 phút. Dung dịch Vancomycin có thể pha loãng với dung dịch Natri clorid 0,9% hoặc Dextrose 5, dung dịch sau khi pha loãng có thể bền vững trong vòng 14 ngày nếu để trong tủ lạnh; nếu pha loãng ringer lactat hoặc dung dịch Ringer Lactate và Dextrose thỉ dung dịch có thể bền vựng trong 96 giờ nếu để trong tủ lạnh.

Cần tránh tiêm tĩnh mạch nhanh và trong khi truyền phải theo dõi chặt chẽ để phát hiện hạ huyết áp nếu xảy ra.

   
6 Biropenem Meropenem Bảo quản dưới 30oC tránh ánh sáng trong vòng 36 tháng kể từ ngày sản xuất Được dùng tiêm tĩnh mạch và truyền tĩnh mạch.

+ Tiêm tĩnh mạch: Pha với nước vô khuẩn để tiêm (20ml cho mỗi lọ 1g meropenem) cho dung dịch có nồng độ khoảng 50mg/ml

+ Tiêm truyền: Hòa toan vào 50 – 200ml dung dịch tiêm truyền tương thích (như dung dịch NaCl 0,9%, Glucose 5% hay 10%, dung dịch manitol 2,5% hay 10%). Truyền tĩnh mạch trong khoảng 15-30 phút.

  Có thể sử dụng ngay hay có thể được bảo quản ở điều kiện 15-25oC trong 2 giờ hay 4oC trong 12 giờ
7 Penemi Paracetamol 1g/100ml Bảo quản ở nhiệt độ dưới 30oC tránh ánh sáng trong vòng 36 tháng Tiêm truyền tĩnh mạch Trong suốt, không màu. Không có tiểu phân nào nhìn thấy bằng mắt thường. Không có
8 Omevin Omeprazol natri 42,5mg Bảo quản ở nhiệt độ dưới 30oC, tránh ánh sáng trong vòng 24 tháng. Trong trường hợp không dùng được đường uống, omeprazol được tiêm tĩnh mạch chậm trong ít nhất 3 phút.

Hút 10ml nước cất pha tiêm cho vào lọ bột thuốc, lắc đến khi bột thuốc tan hoàn toàn.

Để có dung dịch truyền tĩnh mạch, pha loãng thuốc trong 100ml dung dịch natri clorid 0,9%.

Trong suốt. Không có tiểu phân nào nhìn thấy bằng mắt thường. Thuốc sau khi pha trong dung môi được bảo quản tối đa trong vòng 24h ở điều kiện thường.
9 Lipovenose 10% PLR Nhũ tương dầu Bảo quản không quá 250C trong vòng 24 tháng kể từ ngày sản xuất Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: 10 – 20ml Lipovenose 10% PLR/kg thể trọng/ngày

Nếu nhu cầu năng lượng đòi hỏi cao hơn có thể lên đến 30ml Lipovenose 10% PLR/kg thể trọng/ngày

Người lớn: 10 – 20ml Lipovenose 10% PLR/kg thể trọng/ngày

Tốc độ truyền tối đa 1,25ml/kg thể trọng/giờ. Tuy nhiên khi bắt đầu truyền, liều lượng nên chậm khoảng 0,5ml/kg thể trọng/giờ.

Với thể trọng 70kg, tốc độ truyền phải bắt đầu từ 10 giọt/phút và tăng dần dần sau mỗi 30 phút đến mức 26 giọt/phút.

Nhũ dịch đồng nhất giống sữa Một chai chỉ sử dụng 1 lần. Phần không dùng nữa phải hủy bỏ
10 Lipofundin MCT/LCT 20% Nhũ tương dầu Bảo quản không quá 250C trong vòng 24 tháng kể từ ngày sản xuất Truyền IV chậm: trong 15 phút đầu tiên không nên vượt quá 0,25-0,5 ml/kg thể trọng/giờ. Sau đó truyền từ 16-24 giờ với tốc độ tối đa là 0,75 ml Lipofundin MCT/LCT 20%/kg thể trọng/giờ. Chế phẩm chỉ được dùng 1 lần duy nhất.

Chỉ được truyền các nhũ tương có nhiệt độ phòng.

Nhũ dịch đồng nhất giống sữa Một chai chỉ sử dụng 1 lần. Phần không dùng nữa phải hủy bỏ
11 Insulin Mixtard 30/

Scilin M30

Insulin hỗn hợp gồm 30% Insuline hòa tan (tác dụng nhanh) và 70% Insuline isophane (NPH tác dụng trung bình) Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh 2-8oC, không để đông lạnh Tiêm dưới da, hỗn dịch insuline không dùng tiêm tĩnh mạch. Tiêm vào vùng đùi hoặc thành bụng. Nếu thuận tiện có thể tiêm vùng mông và vùng cơ delta.

Khi tiêm, cần lắc nhẹ khoảng 10 lần để đưa thuốc trở về dạng hỗn dịch sau khi bị lắng

Hỗn dịch nước màu trắng đục Sau khi mở nắp sử dụng, bảo quản ở nhiệt độ phòng. Hạn dùng là 6 tuần khi bảo quản dưới 25oC
12 Bút tiêm insuline Apidra Solostar Insuline gluisiline (Insuline tác dụng rất nhanh)

100IU/ml bút 3ml

Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh 2-8oC, không để đông lạnh trong vòng 36 tháng từ ngày sản xuất Tiêm dưới da. Tiêm vào vùng đùi hoặc thành bụng. Nếu thuận tiện có thể tiêm vùng mông và vùng cơ delta.

Nên tiêm nhanh (0-15 phút) trước hoặc ngay sau khi ăn.

Tiêm hoặc truyền tĩnh mạch cho chỉ định tăng kali máu chỉ được thực hiện bởi bác sĩ (2).

Dung dịch trong suốt, không màu, không có tiểu phân nào nhìn thấy bằng mắt thường. Sau khi mở nắp sử dụng, bảo quản ở nhiệt độ phòng. Hạn dùng là 4 tuần khi bảo quản dưới 25oC.
13 Bút tiêm Lantus Solostar Insuline glargine (Insuline tác dụng chậm) 100IU/ml bút 3ml Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh 2-8oC, không để đông lạnh trong vòng 36 tháng từ ngày sản xuất Tiêm dưới da. Tiêm vào vùng đùi hoặc thành bụng. Nếu thuận tiện có thể tiêm vùng mông và vùng cơ delta.

Sử dụng Lantus 1 lần/ngày vào 1 thời điểm cố định.

Dung dịch trong suốt, không màu, không có tiểu phân nào nhìn thấy bằng mắt thường Sau khi mở nắp sử dụng, bảo quản ở nhiệt độ phòng. Hạn dùng là 4 tuần khi bảo quản dưới 30oC