Các trường hợp miễn hợp pháp hóa lãnh sự năm 2024

Công ty TNHH Innovative Lighting đang thực hiện sửa đổi, bổ sung hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (GCNĐKĐT) cho 1 dự án nhà xưởng. Qua Hệ thống tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, Công ty TNHH Innovative Lighting đề nghị giải đáp 2 vấn đề trong quá trình chuẩn bị hồ sơ như sau:

- Một trong các thành phần hồ sơ để xin cấp phép GCNĐKĐT bao gồm tài liệu chứng minh tài chính của nhà đầu tư. Để chứng minh năng lực tài chính, nhà đầu tư chuẩn bị tài liệu gồm bản sao kê xác nhận số dư tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư tại ngân hàng nước ngoài. Vậy, tài liệu sao kê ngân hàng này có cần phải được dịch ra tiếng Việt và chứng thực? Có phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam không?

- Trước khi nộp hồ sơ để cấp GCNĐKĐT, nhà đầu tư đã ký văn bản ủy quyền cho 1 cá nhân. Nội dung ủy quyền quy định việc cá nhân này - dự kiến sẽ là người đại diện pháp luật của Công ty TNHH Innovative Lighting - được quyền thay mặt nhà đầu tư ký kết các hợp đồng, tài liệu, và thanh toán các khoản để phục vụ cho việc thực hiện dự án đầu tư và xin cấp phép thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam.

Do đó cá nhân này đã thanh toán các khoản tiền đặt cọc và trả trước tiền thuê của 4 tháng đầu cho bên cho thuê nhà xưởng. Bên cho thuê đã xuất hóa đơn GTGT cho việc thanh toán tiền thuê nhà xưởng dưới tên Altamash Bawany. Vậy trong trường hợp này, nhà đầu tư có được sử dụng hóa đơn thanh toán này vào một trong những tài liệu để chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư hay không? Và số tiền thuê này được xem là vốn cố định hay vốn lưu động khi đăng ký đầu tư?

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời như sau:

Theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư, Hồ sơ dự án đầu tư gồm: “Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 2 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư”.

Do vậy, đề nghị Công ty TNHH Innovative Lighting chuẩn bị tài liệu theo quy định nêu trên.

Hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ, tài liệu

Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 111/2011/NĐ-CP ngày 5/12/2011 của Chính phủ về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự quy định: “Để được công nhận và sử dụng tại Việt Nam, các giấy tờ, tài liệu của nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường họp quy định tại Điều 9 Nghị định này”.

Theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 111/2011/NĐ-CP, các giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự bao gồm:

“1. Giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên, hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.

2. Giấy tờ, tài liệu được chuyển giao trực tiếp hoặc qua đường ngoại giao giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

3. Giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, họp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

4. Giấy tờ, tài liệu mà cơ quan tiếp nhận của Việt Nam hoặc của nước ngoài không yêu cầu phải hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự phù hợp với quy định pháp luật tương ứng của Việt Nam hoặc của nước ngoài”.

Do vậy, đề nghị Công ty TNHH Innovative Lighting căn cứ các quy định nêu trên để thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ, tài liệu.

Về hợp đồng trước đăng ký doanh nghiệp, việc ký các loại hợp đồng phục vụ cho việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp trước và trong quá trình đăng ký doanh nghiệp cũng như quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đã ký kết thực hiện theo quy định tại Điều 19 Luật Doanh nghiệp.

Trong thực tế hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hải Dương, vẫn còn nhiều đơn vị tư pháp cấp huyện chưa nhận thức thống nhất về việc Chứng thực giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước cấp được sử dụng ở Việt Nam. Trong khi đó quy định của pháp luật Việt Nam cũng quy định tương đối đầy đủ. Tuy vậy, do thực tế thì vô cùng phong phú mà quy định của pháp luật thì lại nằm trong các văn bản pháp luật khác nhau nên dễ dẫn đến việc nhận thức và vận dụng trong việc thực hiện nhiệm vụ là chưa thống nhất, hiệu quả.

Theo quy định Điều 10 Luật hộ tịch thì “Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc xác nhận để sử dụng cho việc đăng ký hộ tịch tại Việt Nam phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên”.

Quy định tại Điều 20 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP thì: “ Người yêu cầu chứng thực phải xuất trình bản chính giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao và bản sao cần chứng thực. Trong trường hợp bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật trước khi yêu cầu chứng thực bản sao; trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại”.

Theo quy định tại khoản 3, Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì “ Giấy tờ bằng tiếng nước ngoài sử dụng để đăng ký hộ tịch tại Việt Nam phải được dịch ra tiếng Việt và công chứng bản dịch hoặc chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật.

Như vậy, Giấy do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc xác nhận để sử dụng ở Việt Nam trong đăng ký hộ tịch thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự (trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự), được dịch ra tiếng Việt và phải được công chứng hoặc chứng thực Bản dịch đó.

1. Hợp pháp hóa lãnh sự là gì?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 111/2011/NĐ-CP, “Hợp pháp hóa lãnh sự” được giải thích là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.

2. Các loại giấy tờ không được hợp pháp hóa lãnh sự

Theo Điều 10 Nghị định 111/2011/NĐ-CP và Điều 4 Thông tư 01/2012/TT-BNG, các loại giấy tờ không được hợp pháp hóa lãnh sự gồm:

- Giấy tờ, tài liệu bị sửa chữa, tẩy xóa nhưng không được đính chính theo quy định pháp luật.

- Giấy tờ, tài liệu có các chi tiết trong bản thân giấy tờ, tài liệu đó mâu thuẫn với nhau hoặc mâu thuẫn với giấy tờ, tài liệu khác trong hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.

- Giấy tờ tài liệu giả mạo hoặc được cấp, chứng nhận sai thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

- Giấy tờ, tài liệu có chữ ký, con dấu không phải là chữ ký gốc, con dấu gốc đồng thời có con dấu và chữ ký không được đóng trực tiếp và ký trực tiếp trên giấy tờ, tài liệu. Con dấu, chữ ký sao chụp dưới mọi hình thức đều không được coi là con dấu gốc, chữ ký gốc.

- Giấy tờ, tài liệu có nội dung xâm phạm quyền và lợi ích của Nhà nước Việt Nam, không phù hợp với chủ trương, chính sách của Nhà nước Việt Nam hoặc các trường hợp khác có thể gây bất lợi cho Nhà nước Việt Nam.

3. Các loại giấy tờ được miễn hợp pháp hóa lãnh sự

Theo Điều 9 Nghị định 111/2011/NĐ-CP và Điều 4 Thông tư 01/2012/TT-BNG, các loại giấy tờ được miễn hợp pháp hóa lãnh sự gồm:

- Giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên, hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.

- Giấy tờ, tài liệu được chuyển giao trực tiếp hoặc qua đường ngoại giao giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

- Giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam. Ví dụ: khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP. Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước có chung đường biên giới với Việt Nam (sau đây gọi là nước láng giềng) lập, cấp, xác nhận sử dụng để đăng ký hộ tịch theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 của Luật Hộ tịch được miễn hợp pháp hóa lãnh sự; dịch ra tiếng Việt và có cam kết của người dịch về việc dịch đúng nội dung; Điều 6. thông tư 01/2020 “

Các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp cho cá nhân như hộ chiếu, thẻ căn cước, thẻ thường trú, thẻ cư trú, giấy phép lái xe, bằng tốt nghiệp, chứng chỉ và bảng điểm kèm theo bằng tốt nghiệp, chứng chỉ thì không phải hợp pháp hóa lãnh sự khi chứng thực bản sao từ bản chính. Trường hợp yêu cầu chứng thực chữ ký người dịch trên bản dịch các giấy tờ này cũng không phải hợp pháp hóa lãnh sự.”