Các nguyên nhân gây thiếu máu đẳng sắc

Có thể nói công thức máu là xét nghiệm thường quy ở hầu hết các bệnh viện. Phân tích công thức máu đúng sẽ cung cấp nhiều thông tin cho bác sĩ chỉ định các xét nghiệm tiếp theo phù hợp để truy tìm bệnh tật. Góp phần tiết kiệm và định bệnh sớm cho bệnh nhân.

I. Các thông số trong xét dòng HC

Máy xét nghiêm tại bệnh viện đọc được các thông số như sau:

1. Số lượng hồng cầu: ký hiệu HC, là số lượng hồng cầu có trong một đơn vị thể tích máu, đơn vị tính bằng (số lượng HC/lít)

2. Huyết sắc tố: hay gọi là nồng độ hemoglobin trong máu, thường được ký hiệu bằng Hb, đơn vị tính bằng (g/l).

3. Hematocrit: hay dung tích hồng cầu là phần trăm thể tích của tế bào máu chủ yếu là hồng cầu trên đơn vị thể tích máu. Ký hiệu là Hct, đơn vị tính (l/l)

  1. Các chỉ số hồng cầu:
  • MCV (Mean Corpuscular  Volume) - thể tích trung bình hồng cầu, đơn vị là femtolit (1 fl = 10-10 lít). Công thức tính:

Bởi vì công thức trên tử số là Hct, mà Hct quyết định bởi kích thước HC nên MCV cho phép phân biệt các loại thiếu máu liên quan đến kích thước HC:

- Thiếu máu hồng cầu nhỏ: khi MCV < 80 fl

- Thiếu máu hồng cầu đẳng bào: khi 80 fl < MCV < 100 fl

- Thiếu máu hồng cầu to: khi MCV > 100 fl

  • MCH (Mean Corpuscular Hemoglobine) - số lượng hemoglobin trung bình trong một hồng cầu, đơn vị thường dùng là picogram (1 pg = 10-12g). Công thức tính:  

Bởi vì công thức trên tử số là Hb, mà nồng độ Hb quyết định màu sắc HC nên MCH cho phép phân loại thiếu máu liên quan đến màu sắc HC:

- Thiếu máu đẳng sắc: khi MCH   28-32 pg

- Thiếu máu nhược sắc: khi MCH           < 28 pg

- Thiếu máu ưu sắc: khi MCH       > 32 pg

  • MCHC (Mean Corpuscular Hemoglobin Concentration) - nồng độ hemoglobin trung bình trong một hồng cầu, đơn vị tính là (g/l).  Công thức tính:

Tương tự MCH, MCHC cho phép phân biệt thiếu máu liên quan đến màu sắc HC:

- Thiếu máu đẳng sắc:         khi MCHC 32-36 g/dl

- Thiếu máu nhược sắc:       khi MCHC < 32 g/l

- Thiếu máu ưu sắc:   khi MCHC > 36 g/l

II. Biện luận thiếu máu:

Thiếu máu khi nồng độ Hb thấp hơn:

  • 130g/dl ở nam giới.
  • 120g/dl ở nữ giới.
  • 110g/dl ở người lớn tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em

Để dễ thực hành lâm sàng cần để ý các biến đổi sau:

Các chỉ số

Thiếu máu HC to ưu sắc

Thiếu máu HC to ưu sắc

MCV

Tăng

Giảm

MCH

Tăng

Giảm

MCHC

Có thể bình thường

Giảm hay bình thường

Do đó để đơn giản phân loại thiếu máu, trong thực hành lâm sàng chúng ta chỉ dựa vào MCV trừ các trường hợp cá biệt. Nếu:

- MCV < 80 fl: thiếu máu HC nhỏ

          - MCV > 100 fl: thiếu máu HC to.

          - MCV: 80-100: thiếu máu HC bình thường.

          1. Thiếu máu HC nhỏ.

          Như đã nói trên, thiếu máu HC nhỏ thường kèm theo nhược sắc. Thiếu máu HC nhỏ do hầu hết các nguyên nhân là giảm tổng hợp Hb. Chúng ta biết rằng:

          Do đó thiếu máu HC nhỏ do các nhóm nguyên nhân chính như sau:

1.1. Thiếu sắt (Fe):

a) Có thể cơ thể thiếu sắt thật sự do thiếu cung cấp, do cơ thể tăng nhu cầu sắt như có thai, trẻ em mới lớn, do chảy máu mạn tính như: giun chỉ, rong kinh, loét hay ung thư đường tiêu hóa…

b) Cũng có thể tổng lượng sắt cơ thể không giảm, nhưng HC không sử dụng được sắt trong các trường hợp bệnh viêm nhiễm mạn tính làm sắt bị giữ lại trong đại thực bào và tủy xương.

Để phân biệt hai nhóm nguyên nhân trên cần làm thêm 02 xét nghiệm là Fe huyết thanh và Ferretin (sắt dự trữ).

- Trường hợp a: Fe huyết thanh giảm, Ferretin giảm.

- Trường hợp b: Fe huyết thanh giảm, Ferretin tăng.

1.2. Giảm tổng hợp Protoporphyrin: còn gọi là thiếu máu nguyên bào sắt hay Sideroblastic amenia. Nguyên nhân thường do ngộ độc chì, nghiện rượu, thiếu vitamin B6…

1.3. Giảm tổng hợp Globin: bệnh Thalassemia, nếu khiếm khuyết tổng hợp chuổi α thì gọi là α Thalassemia, nếu khiếm khuyết tổng hợp chuổi β thì gọi là βThalassemia.

          2. Thiếu máu HC to:

          Thường do thiếu acid folic (Vitamin B9) và Vitamin B12. Vitamin B12 có nhiều trong thức ăn động vật và thực vật nên thường sự thiếu xảy ra không do cung cấp mà do rối loạn hấp thu như thiếu máu bất sản do tổn thương tế bào thành dạ dày, bệnh Crohn.

          Tương tự Vitamin B9 cũng có nhiều trong động thực vật nên chỉ thiếu xảy ra khi mang thai, nghiện rượu, rối loạn tiêu hóa…

          3. Thiếu máu HC bình thường:

          Các nhóm nguyên nhân thường gặp nhất là chảy máu cấp, tán huyết, suy tủy, hồng cầu bất thường…

Tóm lại: Bản thân các xét nghiệm công thức máu dòng hồng cầu không đủ cơ sở kết luận nguyên nhân thiếu máu. Nhưng nó cung cấp thông tin cơ bản cho việc sử dụng các xét nghiệm tiếp theo truy tìm nguyên nhân một cách hiệu quả.

Bùi Văn Dủ