Các lỗi viết câu của học sinh tiểu học năm 2024

Trong cấu trúc đề thi môn tiếng việt của học sinh tiểu học, phần tập làm văn chiếm điểm số lớn nhất (6 – 8 điểm). Tuy nhiên, đa phần học sinh đều bị mất điểm ở phần này. Do đó, bài thi của các em thường đạt kết quả không cao. Vậy học sinh tiểu thường mắc những lỗi gì khi làm tập làm văn. Sau đây hãy cùng gia sư văn Hà Nội tìm hiểu những nguyên nhân gây mất điểm trong bài thi của các em nhé!

Các lỗi viết câu của học sinh tiểu học năm 2024

5 Lỗi thường gặp của học sinh Tiểu Học khi làm Tập Làm Văn

1. Lỗi chính tả

Đây là một trong những lỗi cơ bản nhất và thường gặp nhất của học sinh tiểu học khi làm tập làm văn. Vấn đề viết sai chính tả xuất hiện ngày càng nhiều, gây mất điểm trong bài của các em. Nhiều học sinh phát âm không chuẩn, nói ngọng, nói lắp, dẫn đến lỗi sai chính tả nhiều, khó sửa. Hơn nữa, về phía bản thân các em chưa thực sự cố gắng, chưa thực sự đam mê, tìm tòi, chưa thực sự quyết tâm khắc phục những hạn chế trong việc học. Vì vậy, đây là lỗi rất khó khắc phục với học sinh tiểu học.

2. Lỗi lặp từ

Đây là lỗi xuất hiện nhiều không kém lỗi sai chính tả trong bài văn của học sinh tiểu học. Trong một bài tập làm văn, học sinh có thể sử dụng lặp đi lặp lại vô số lần một từ ngữ mà không biết cách dùng từ ngữ thay thế cho đúng và phù hợp.

Ví dụ: Mẹ em năm nay 40 tuổi. Mẹ em làm nghề giáo viên. Mẹ em rất dịu dàng và khéo léo. Mẹ em thường nấu cho gia đình những món ăn ngon vào buổi chiều. Mẹ em cũng thường xuyên kèm em học bài vào buổi tối. Em rất yêu quý mẹ của em.

– Trong một đoạn văn ngắn, từ “mẹ em” được xuất hiện tới 6 lần.

– Gây nhàm chán cho người đọc

3. Lỗi diễn đạt

Với học sinh tiểu học thì đa phần các em đều chưa có vốn từ ngữ phong phú. Việc diễn đạt câu của các em hầu hết đều xuất phát từ ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày, nghĩ gì viết vậy. Do đó, các em rất dễ mắc phải các lỗi diễn đạt vụng, tối nghĩa, thiếu thành phần câu, câu quá dài, lan man,…

Ví dụ: Nhà em có rất nhiều con vật như là 2 con mèo, 1 con chó, và một đàn gà.

– Câu văn diễn đạt vụng, giống ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày của học sinh

Ví dụ: Bên cạnh nhà em. Có một cái cây bàng. Cái cây rất cao và to.

– Câu không đủ chủ ngữ, vị ngữ

Ví dụ: Nhà em trồng rất nhiều loài cây cam, chanh, bưởi, nhãn, chuối chúng rất to và cho rât nhiều quả hàng ngày em thường ra vườn để hái quả

– Câu văn quá dài, rườm rà, diễn đạt vụng, tối nghĩa.

4. Bài văn sơ sài, thiếu ý

Các lỗi viết câu của học sinh tiểu học năm 2024

Hầu hết học sinh tiểu học đều chỉ viết bài theo mạch cảm xúc, bài văn dàn trải, không chia ý rõ ràng. Lập dàn ý là một bước vô cùng quan trọng trước khi viết một bài tập làm văn trong khi hầu hết học sinh đều bỏ qua khâu này vì cho rằng đây là khâu không quan trọng mà lại tốn thời gian. Tuy nhiên, những bài văn đạt điểm cao lại chính là những bài được lập dàn ý một cách cụ thể. Các em chỉ cần bỏ ra 5 phút để gạch ra các ý chính, từ đó tạo cơ sở để phát triển bài văn hoàn chỉnh mà không lo lạc đề, bỏ sót ý:

– Xác định trọng tâm của bài viết

– Lập dàn ý, tìm các ý chính, trọng điểm của bài viết

– Trên cơ sở các ý chính, triển khai thành các đoạn văn nhỏ

– Tìm các dẫn chứng minh họa, liên hệ với thực tiễn để bài viết thêm sinh động

– Liên hệ với bản thân ở phần kết bài

Sau khi hình thành các ý tưởng trong đầu, các em nên ghi ra giấy thành một dàn ý hoàn chỉnh để bắt đầu viết bài. Ngoài ra, trước khi làm bài tập làm văn, học sinh nên đọc thêm các tài liệu tham khảo để mở rộng vốn từ, học cách hành văn của những bài văn đạt điểm cao để rút kinh nghiệm cho bản thân khi làm bài.

5. Bài văn không đảm bảo bố cục

Rất nhiều học sinh mắc phải lỗi này do làm bài một cách tự phát, dàn trải, không đủ thời gian để đảm bảo bố cục 3 phần (Mở bài, thân bài, kết bài) cho bài viết của mình. Lỗi này xuất phát từ việc không lập dàn ý, xác định các ý chính trong bài để phân bổ thời gian hợp lí trong quá trình làm bài. Nhiều học sinh có bài làm rất dài (2 – 3 trang giấy) nhưng các ý chính thì gần như không có. Do đó, các em nên lập dàn ý để phân bổ thời gian hợp lí trước khi viết bài. Một mẹo nhỏ khi làm bài là các em có thể ước chừng thời gian, nếu cảm thấy không đủ thời gian để viết tiếp phần thân bài, các em hãy lập tức chuyển sang viết kết bài để không bị trừ điểm do lỗi bố cục.

Trên đây là 5 lỗi cơ bản của học sinh tiểu học khi làm tập làm văn. Vốn từ ngữ cũng như kĩ năng làm bài của các em còn rất nhiều hạn chế. Do đó, gia sư môn Văn tại nhà cũng như các bậc phụ huynh cần quan tâm, đôn đốc, giám sát các em chặt chẽ hơn nữa trong học tập để khắc phục những yếu điểm trên. Chúc các em học tập tốt và đạt được những thành quả như mong muốn!