Các lỗi tu từ và lỗi ngụy biện năm 2024

Lời dẫn: Chúng ta có thể đã vô tình lướt qua các lỗi nguỵ biện ở khắp nơi trong đời sống hằng ngày như trong các cuộc đối thoại hay tranh cãi trực tiếp hoặc trên báo chí, TV, quảng cáo, thậm chí các phát ngôn của các ngôi sao và người nổi tiếng. Hầu hết những lập luận nguỵ biện thường được bao bọc bởi lớp vỏ ngoài của lý lẽ và sự thuyết phục. Chính vì vậy, những lập luận nguỵ biện có thể bóp méo tư duy, đưa chúng ta đến những kết luận sai lầm. Vậy, nguỵ biện là gì và có những hình thức nguỵ biện như thế nào? Nhóm thuyết trình sẽ đơn giản hoá các khái niệm, giải thích và đưa ví dụ về các lỗi nguỵ biện chúng ta có thể đã gặp và mắc phải trong giao tiếp hằng ngày và ngữ cảnh học thuật. I. Nguỵ biện là gì? Khái niệm: Ngụy biện là lối lập luận quanh co, cách đưa ra lý lẽ mà bề ngoài có vẻ logic nhưng bên trong lại vi phạm quy luật của tư duy, nhằm làm cho người khác hiểu sai sự thật. Mục đích của ngụy biện không phải là vạch ra chân lý mà là che giấu sự thật. Nguỵ biện là cố ý vi phạm nguyên tắc logic. Nguỵ biện là sai lầm trong logic. Ý nghĩa: Lỗi ngụy biện xảy ra vô cùng phổ biến, trong nhiều trường hợp, người mắc lỗi ngụy biện lại được số đông ủng hộ. Việc phát hiện ra lỗi ngụy biện trong tranh luận giúp tư duy lý tính, chính xác, rạch ròi, có chính kiến, từ đó tránh ngụy biện và bác bỏ ngụy biện. II. Một số lỗi nguỵ biện

  1. Thay đổi chủ đề bằng cách Công kích cá nhân:
  2. Đây là kiểu nguỵ biện tấn công vào đối thủ tranh luận thay vì tập trung vào vấn đề đang tranh luận, bác bỏ lập luận của họ bằng cách tấn công cá nhân trong khi người tranh luận và lập luận của họ hay vấn đề tranh luận vốn dĩ không liên quan gì tới nhau.
  3. Nguỵ biện tấn công cá nhân xảy ra khi: người tranh luận từ chối lập luận của người khác. Người tranh luận tấn công vào cá nhân hơn là quan tâm đến tính đúng đắn của quan điểm đưa ra.
  4. Thay vì bàn đến tính logic của trao đổi, kẻ sử dụng nguỵ biện này sẽ dùng các đặc tính thiếu sót, chưa hoàn thiện của người đối thoại, từ đó phủ định ý kiến của anh ta. Ngụy biện tấn công cá nhân là hình thức ngụy biện thay vì bàn luận logic chủ đề đang được nói đến, người sử dụng hình thức ngụy biện này lại quay sang sỉ nhục, chửi rủa, lên án, đề cập, công kích các vấn đề cá nhân của người tranh luận để làm mất uy tín lời nói của người đó. Việc một người làm cái gì, không làm được cái gì không liên quan đến tính logic điều người đó đang tranh luận. Đây là một hình thức ngụy biện rất phổ biến, thay vì tìm lý lẽ để nói đến vấn đề đang tranh luận, người mắc lỗi ngụy biện này trốn tránh luận điểm, tấn công vào những vấn đề cá nhân (hoàn cảnh, thân phận, cử chỉ ngôn từ không liên quan..) của người tranh luận để hạ thấp uy tín của họ. Ngụy biện tấn công cá nhân thường xuất hiện dưới dạng: Người A

nói đến một chủ đề, người B không nói đến chủ đề đó mà nói đến những vấn đề cá nhân của người A, và làm cho người khác nghi ngờ luận điểm, lý lẽ của người A, mặc dù, có thể không có mối liên quan nào giữa luận điểm, lý lẽ của người A và những vấn đề cá nhân của người đó. Kiểu nguỵ biện tấn công cá nhân này thường xuất hiện rất nhiều trong các cuộc tranh cãi trên mạng. Khi tranh luận, nhiều người không bàn luận vào chủ đề chính mà chỉ chăm chăm mắng nhiếc, nhục mạ người khác. Một ví dụ thực tế hơn trong lĩnh vực chính trị: “Ivanka Trump (con gái Tổng Thống Mỹ Donald Trump) tuyên bố ‘Chúng ta cần phải đẩy mạnh bình đẳng giới và trao cho phụ nữ quyền được nhận giáo dục và việc làm đầy đủ’. Tuy nhiên, bố cô ta là kẻ xem thường phụ nữ. Vậy lời nói của cô ta không đáng tin.” Trong ví dụ, dẫn chứng về cách cư xử của Donald Trump không liên quan tới tính đúng/sai trong lập luận của Ivanka Trump; chính vì vậy, nó không làm yếu đi tuyên bố của Ivanka Trump. Việc công kích cá nhân Ivanka Trump và phủ nhận lời nói của cô ấy là nguỵ biện. - Dưới đây là một số loại ngụy biện công kích các nhân (Ad hominem) phổ biến thường thấy 1. Công kích cá nhân trực tiếp: Đây là loại công kích cá nhân mang tính lăng mạ trực tiếp. Người công kích thay vì tập trung vào tính logic và chính xác của luận điểm thì lại công kích danh dự, phẩm chất, tích cách, ngoại hình của đối phương. Từ đó phủ nhận quan điểm và khẳng định của anh ta. Ví dụ: Trong cuộc bầu cử tổng thống giữa Donald Trump và Hillary Clinton. Trump đã nói với phe ủng hộ tại Pennsylvania rằng “She could actually be crazy” và “I don’t think she could be loyal to Bill Clinton” (Bà ta có thể bị “điên” và “Tôi không nghĩ bà ta chung thủy với Bill Clinton”). ⇒ Trump đã phạm phải lỗi công kích cá nhân (đề cập đến tình trạng tinh thần và hôn nhân của Hillary) mặc dù hai thông tin này cũng chưa được khẳng định là chính xác. 1. Công kích hoàn cảnh: Trong công kích hoàn cảnh, thay vì khả năng lập luận thì quyền phê bình của đối thủ về một điểm nhất định nào đó bị tấn công. Công kích hoàn cảnh xảy ra khi người công kích chỉ ra sự mâu thuẫn giữa lời nói và hành động của đối phương; người tranh luận bác bỏ quan điểm của người nói chỉ vì họ không thực hành được như những gì họ nói. Ví dụ: Hằng nói với cô giáo rằng bài kiểm tra tuần trước không nên tính vào tổng điểm cuối năm. Cô giáo cho rằng Hằng kiến nghị như vậy vì em ấy không làm tốt trong bài

bao gồm rất nhiều khía cạnh khác chứ không chỉ là về chọn nhạc hay. Dù A không có gu âm nhạc thì vẫn có thể hỗ trợ tổ chức tiệc được. Ví dụ: A: Hoạt động team building lần tới để Thắng làm đi B: Thôi đừng, Thắng đen đủi lắm đừng để nó làm! 2. Thay đổi chủ đề bằng cách Lợi dụng quyền lực Đây là loại ngụy biện dùng những nhân vật nổi tiếng hay được nhiều người ái mộ để tìm sự ủng hộ cho luận điểm của mình.

  • Loại ngụy biện này cho rằng vì một người nổi tiếng trong lĩnh vực X cũng đồng nghĩa hiểu biết trong những lĩnh vực khác như X,Y,Z.
  • Ý kiến, lời nói của người có uy tín không phải bao giờ cũng chân thật,đúng đắn. Kẻ ngụy biện đã lợi dụng sự tin yêu, mến mộ, khâm phục công chúng đối với người có uy tín để làm cho công chúng tin vào ý kiến, lời nói của người đó thay cho sự thật.
  • Lỗi nguỵ biện này thể hiện ở chỗ người ta đã dựa vào “giá trị” của người phát biểu để thay cho giá trị của những chứng cứ khách quan,xác đáng. Ví dụ: “Isaac Newton là một thiên tài, và ông tin vào Thượng đế.” => làm như ông Newton là người có thẩm quyền để chúng ta tin vào Thượng đế. Thẩm quyền không thuyết phục được ai; chỉ có sự thật, lí lẽ và logic mới quan trọng và có khả năng thuyết phục. Ví dụ: Đây một lí lẽ liên hệ đến một nhân vật có uy tín để thuyết phục người khác theo ý của mình. Tuy nhiên, cần phải hết sức lưu ý đến cái nền của nhân vật đó. Chẳng hạn như phải phân biệt giữa hai phát biểu: “Ông Hawking (Stephen Hawking, nhà vật lý lý thuyết đương đại nổi tiếng người Anh) kết luận rằng những lỗ đen có thể phát ra phóng xạ” và “Ông Penrose cho rằng xây dựng một cái máy điện toán thông minh là một điều có thể làm được”. Nếu ông Hawking là một nhà vật lý thì chúng ta có thể tin vào ý kiến của ông về những lỗ đen. Nhưng nếu ông Penrose là một nhà toán học thì chúng ta có quyền chất vấn ông ta có đủ thẩm quyền để bàn về đề tài thông minh nhân tạo hay không?
  • Thay đổi chủ đề bằng cách Lợi dụng quyền lực nặc danh Trong trường hợp này, người ngụy biện không nêu danh tính người có thẩm quyền, và vì không ai biết tên người có thẩm quyền nên không ai có thể kiểm chứng sự chính xác của lời phát biểu. Một loại ngụy biện khác có quan hệ với loại này là dùng lời đồn đại để làm cơ sở lập luận.
  • Lỗi nguỵ biện này xảy ra khi người nguỵ biện đưa ra một thông tin mà không chỉ rõ nguồn tin từ đâu, ai nghiên cứu, khi nào. Cách nói vậy không khả tín, không xác thực.
  • Nói cách khác, trong trường hợp này người được viện dẫn lại không được nêu tên cụ thể, từ đó đối thủ không thể kiểm chứng được tính đúng sai. Ví dụ: Về sự kiện BPhone, báo Phụ nữ online từng đăng một bài viết có đoạn: “Một người Việt kể với anh bạn người Nhật chuyện mấy hôm nay xôn xao việc ông Nguyễn Tử Quảng cho ra “siêu phẩm” điện thoại thông minh mang tên Bphone... Bất ngờ, vị khách Nhật hỏi: “Thế anh đã mua Bphone chưa? Anh sẽ mua chứ? Anh phải bảo thêm những người Việt mà anh quen mua đi, nếu không ông Quảng sẽ nguy”. => Toàn bộ đoạn văn trên đã dùng ngụy biện lợi dụng nặc danh: Trong ví dụ trên, người Nhật đó là người nào? Liệu có khả năng người viết bài này bịa ra câu chuyện đó, hoặc trích dẫn lại từ một câu chuyện không có thật hay không? Ví dụ:
    • “Một viên chức tình báo trong chính phủ Úc cho rằng chính anh từng hoạt động cho địch.” –> ‘Một viên chức tình báo trong chính phủ Úc’ là một khái niệm mơ hồ không cụ thể do đó không thể kiểm chứng sự chính xác của lập luận.
    • Một chuyên gia tình dục tiết lộ thời điểm tốt để quan hệ tình dục khiến bạn phải ngạc nhiên. (Đọc tham khảo thêm: Ngụy biện lợi dụng nặc danh (anonymous authority) được dùng khá thông dụng trong báo chí và đời sống. Chúng ta thường hay gặp nó ở dạng các từ như “nghe nói là”, “nghe đồn”, “vài đồng nghiệp của tôi bảo rằng”, “theo một số thông tin”, “một số nhà khoa học cho rằng”, hoặc các bài viết không để link gốc để chứng minh các luận điểm quan trọng. Ngoài đời thì thói quen ngồi lê đôi mách, rỉ tai nhau, bàn chuyện trên trời dưới đất trên bàn nhậu, ngoài quán cafe mà không kiểm chứng nguồn, không tự xác tín nó, rồi lại nhẹ dạ và cả tin truyền đi một cách vô tội vạ của nhiều người Việt biến ngụy biện lợi dụng nặc danh này thành một lỗi tư duy khá thông dụng. Các tay bút lão luyện, dư luận viên hay dùng loại ngụy biện này (thậm chí tồi tệ hơn đôi khi họ còn ngụy tạo bằng chứng không thật) để dẫn dắt độc giả tin vào những thông tin không khả chứng, để từ đó tin vào những luận điểm sai lệch, không đáng tin cậy của họ. Kinh nghiệm rút ra: nếu bạn là người đọc thì luôn cẩn thận khi tiếp cận bất kỳ thông tin nào không có nguồn, trên mạng và ngoài xã hội. Nếu bài viết, luận điểm nào mà bất khả tín, tin không có nguồn gốc thì gạch bỏ ngay, không tin vào nó. Nếu bạn là người viết hay người truyền tin thì trách nhiệm này sẽ lớn hơn nữa: phải kiểm chứng các thông tin ấy một cách có trách nhiệm, nguồn tin đó đến từ đâu, sách nào, trang mấy, địa chỉ web là gì ... trước khi viết ra, hay truyền tin đi.

Ví dụ: Trên đường, người A tông xe vào người B Người B nói: sao mày đi xe không nhìn đường, đi ngược chiều mà còn chạy nhanh nữa Người A: anh đừng có bất lịch sự nha, anh nói ai là mày tao, anh có giáo dục không? Tôi không nói chuyện với anh. Ví dụ: A: “Anh chưa hoàn thành công việc tôi giao nữa à?” B: “Sếp ơi công nhận bộ vest hôm nay anh mặc đẹp thật đấy!” B đã đánh lạc hướng khi bị A hỏi thăm về chuyện công việc bằng cách khen A mặc vest đẹp. Ví dụ: A: “Gấu trúc đang bên bờ vực tuyệt chủng, chúng ta cần phải có ý thức bảo vệ chúng!” B: “Tại sao phải lo lắng về gấu trúc trong khi vẫn có hàng ngàn người vô gia cư, đói nghèo ngoài kia?” Trong ví dụ này, B thay vì đưa ra ý kiến về vấn đề “gấu trúc tuyệt chủng”, anh ta lái vấn đề sang hướng khác (người vô gia cư, tất nhiên là không liên quan đến gấu trúc), mang ý trách móc để khiến A cảm thấy tội lỗi, từ đó tấn công vào luận điểm của A. 6. Thay đổi chủ đề bằng Luận điệu ngược ngạo/ Đặt nghĩa vụ chứng minh Bằng chứng luôn luôn là gánh nặng của người phát biểu. Do đó, tìm cách di chuyển gánh nặng đó cho một người khác là một thủ thuật giới ngụy biện hay dùng. - Lỗi nguỵ biện này xảy ra khi mà bên cần phải chứng minh lại áp đặt nghĩa vụ chứng minh cho bên còn lại. Trong các cuộc tranh luận, nghĩa vụ chứng minh thuộc về bên khẳng định (bên đưa ra luận điểm). Lỗi nguỵ biện xảy ra khi bên đưa luận điểm lại áp đặt nghĩa vụ cho bên phản bác phải chứng minh luận điểm của mình sai thay vì chứng minh mình đúng. Lập luận sai vì đối phương không chứng minh được luận điểm A sai thì không có nghĩa là A đúng. - Nguỵ biện nghĩa vụ chứng minh là biểu hiện đuối lý của kẻ nguỵ biện. Ta hay gặp nó khá thường xuyên trong cuộc sống, và đôi lúc nó biến thành lỗi tư duy khá ngô nghê của nhiều người mà họ không hề hay biết. Kinh nghiệm rút ra: Khi đang tranh luận mà gặp người phạm ngụy biện này, bạn có thể lịch sự yêu cầu người đối thoại phải chứng minh lời họ nói, chứ không phải là mình phải làm việc ấy. Nếu một người cho rằng

X là đúng, thì người đó cần phải chứng minh X là đúng, chứ không phải cứ khăng khăng X là đúng vì không ai chứng minh được X là sai. Ví dụ: “Được rồi, vậy anh không tin là có người ngoài hành tinh đã từng chi phối đến chính phủ Mỹ, nhưng anh có thể chứng minh điều đó không?” => đáng lẽ người phát biểu phải chứng minh, nhưng công việc đó lại được chuyển cho người đối thoại “Tao thích thế đó! Được không?” Ví dụ: A: “Các nhà khoa học nghiên cứu ra rằng 80% người làm việc ở Mỹ chán ghét công việc hiện tại của mình.” B: “Con số 80% từ đâu ra?” A: “Vậy hãy chứng minh tôi nói sai đi.” Đáng lẽ A phải là người chứng minh con số 80% chứ không phải chuyển trách nhiệm cho B.  Trong lĩnh vực pháp lý, lỗi nguỵ biện đặt nghĩa vụ chứng minh cũng thường được sử dụng trong tình huống: “Không có thông tin gì về A. Tuy nhiên, một kết luận được rút ra về A.” Một cái gì đó không tồn tại cho đến khi nó được chứng minh. Một người là vô tội cho đến khi được chứng minh là có tội. Bằng chứng yếu thì không thể kết luận. Ví dụ: Bạn sống trên đường Nguyễn Trãi. Bạn có một khẩu súng. Không ai khác trên phố Nguyễn Trãi có súng. Có một vụ giết người trên phố Nguyễn Trãi đêm qua. Suy ra bạn liên quan đến vụ giết người đêm qua. => Suy luận này không chắc chắn, vì bằng chứng yếu, chưa đủ để kết luận. Điều này cũng tương tự: bạn sống trên đường Nguyễn Trãi. Bạn có một khẩu súng. Nạn nhân bị chém. Bạn không liên quan đến vụ giết người đêm qua => Suy luận này cũng không chắc chắn, vì bằng chứng yếu, chưa đủ để kết luận. III. Câu hỏi đố vui Câu hỏi 1 : Lợi dụng quyền lực nặc danh (Lấy 1 trong những ví dụ gạch đầu dòng dưới làm câu hỏi) - “Các nhà khoa học đã chứng minh rằng uống nước ngọt có lẫn côn trùng như ruồi, gián, kiến,..ẽ làm tăng tuổi thọ.” => Vấn đề là ta không biết các nhà khoa học đó

A: “Tôi nghĩ trên đời này có ma.” B: “Bằng chứng đâu?” A: “Thế bạn có đưa ra được bằng chứng là không có ma không? Tức là trên đời này có ma!” Câu hỏi 6 : Ngụy biện lạm dụng tác phong vị thế: Thay vì bàn vào chủ đề thì lại đem vai vế, tuổi tác, kinh nghiệm, ...để nâng mình lên và hạ bệ đối phương. A: “Anh ơi tại sao trong vấn đề này ta phải giải quyết bằng cách X mà không làm cách Y cho tiện hơn?” B: “Anh là sếp của em, em phải nghe anh, em biết gì mà ý kiến.”