Các loại cây chữa thoái hóa cột sống năm 2024

Các loại cây thuốc nam như lá lốt, gối hạc, nha đam, cây xấu hổ… từ lâu đã được các thầy thuốc Đông y sử dụng trong các bài thuốc điều trị đau nhức xương khớp.

Có nhiều cây thuốc nam trong dân gian được sử dụng trong các bài thuốc Đông y để cải thiện bệnh, đặc biệt là các bệnh về cơ xương khớp. Thế nhưng, đâu đó vẫn có những mối nguy hại từ các bài thuốc do tự rỉ tai nhau. Vậy, có nên trị đau nhức xương khớp bằng Đông y và hiệu quả của các bài thuốc này tới đâu? Tham khảo bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Cây thuốc nam là gì?

Danh y Tuệ Tĩnh đã từng nói: “Nam dược trị Nam nhân” tức là thảo dược của người Nam dùng để chữa cho người Nam (Việt Nam). Theo y học cổ truyền thì cây thuốc nam là các loại thảo dược xuất phát từ cây cỏ quen thuộc xung quanh nơi sinh sống. Do vậy, cây thuốc nam hay bài thuốc nam được dùng để chỉ việc chữa trị bệnh bằng các loại thảo dược thiên nhiên.

Trong y văn, những bài thuốc nam và thuốc bắc được xếp là nhóm thuốc Đông y. Việc chữa trị đau nhức xương khớp bằng đông y là quá trình đúc kết kinh nghiệm chữa bệnh của ông cha từ đời này sang đời khác.

Các loại cây thuốc nam giúp điều trị đau nhức xương khớp

Chữa bệnh xương khớp bằng cây thuốc nam khi y học còn chưa phát triển là phương pháp điều trị đau nhức xương khớp phổ biến của người xưa. Có thể kể đến một số các cây thuốc nam thường được người dân sử dụng để cải thiện đau nhức xương khớp như:

Lá lốt

Lá lốt có tên khoa học là Piper lolot C. DC, thuộc họ hồ tiêu, là loại cây thân thảo lâu năm có sức sống tốt. Cây non mọc thẳng, khi lớn bò trên mặt đất, lá đơn hình tim, mặt lá bóng có màu xanh đậm, mùi thơm nồng đặc trưng.

Ngoài công dụng là chế biến thành các món ăn, cây lá lốt còn được xem là một vị thuốc trong Đông y. Theo Đông y lá lốt vị nồng, tính ấm. Có công dụng ôn trung, tán hàn, cải thiện đau nhức xương khớp, đầy hơi khó tiêu, ra mồ hôi tay. Theo Tây y, lá và thân cây lá lốt có chứa nhiều tinh dầu và alkaloid.

Các loại cây chữa thoái hóa cột sống năm 2024

Đông y dùng cây lá lốt chữa bệnh khớp, phong thấp, khó tiêu, đầy bụng.

Đặc biệt, nhiều người còn áp dụng chữa xương khớp bằng lá lốt. Dùng lá lốt phơi khô hoặc sao vàng nấu lấy nước hoặc kết hợp với các loại cây chữa bệnh xương khớp khác trong Đông y giúp làm giảm triệu chứng đau nhức khớp, thần kinh tọa, thoái hóa cột sống, Gout… Dù lá lốt có nhiều công dụng tốt, song cần dùng lá lốt đúng liều lượng, tốt nhất là theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh những rủi ro không mong muốn.

Gối hạc

Gối hạc có tên khoa học là Leea rubra Blume ex Spreng. Cây còn có tên gọi khác là gối, gối đơn, cây mũn. Là loại cây bụi cao 1 – 1.5m, thân cây phân nhánh theo hình zic-zắc, có lông mịn, thân non màu xanh đốm tía, khi già có màu nâu sần sùi. Lá cây hình răng cưa, mặt lá có lông ngắn mịn. Hoa nhỏ màu đỏ mọc thành cụm.

Các loại cây chữa thoái hóa cột sống năm 2024

Cây gối hạc trị thấp khớp trong Đông Y.

Y học cổ truyền dùng rễ và thân cây gối hạc trị thấp khớp, sưng khớp, rong kinh. Hạt có tác dụng chữa giun sán. Theo Đông Y, cây gối hạc có vị đắng tính mát, thích hợp tiêu sưng, thông huyết, kháng viêm. Rễ cây có thể dùng tươi hoặc sấy khô nấu nước uống, cũng có thể ngâm rượu phối hợp với các thảo dược khác đắp ngoài da.

Cây nha đam

Ngoài công dụng làm đẹp thì nha đam cũng được liệt kê vào danh sách các cây thuốc nam trị xương khớp. Cây nha đam tên khoa học là Aloe vera, còn có tên gọi khác là lô hội hay lưu hội. Lá cây hình mũi mác, mọng nước, bên trong chứa nhiều chất nhầy, dọc thân lá có gai nhỏ. Nha đam có hai loại khác nhau, loại cây to cao khoảng 2-5m và loại nhỏ cao khoảng 25 – 50cm. Nha đam có nhiều công dụng như: thanh nhiệt, tăng sức đề kháng, chống tình trạng mỏi mắt, làm đẹp, nhuận trường…

Các loại cây chữa thoái hóa cột sống năm 2024

Cây nha đam chỉ có hiệu quả kháng viêm giảm đau chứ không thể chữa bệnh khớp hoàn toàn

Cây nha đam chứa nhiều vitamin A, B, C, E, chất chống oxy hóa và các chất chống viêm giúp phòng và hạn chế viêm khớp. Nhiều thông tin cho rằng có thể dùng cây nha đam chữa bệnh khớp, nhưng thực tế, việc dùng nha đam (chủ yếu dưới hình thức bôi ngoài da, tác động vào vùng sưng viêm) chỉ có công dụng nhất thời kháng viêm giảm đau, không thể chữa dứt điểm bệnh.

Mắc cỡ (xấu hổ)

Các loại cây chữa thoái hóa cột sống năm 2024

Khi sử dụng cây mắc cỡ cần chú ý đến sức khỏe, tránh tác dụng không mong muốn

Cây mắc cỡ (xấu hổ) có tên khoa học là Mimosa pudica L., còn được biết với tên cây trinh nữ. Đây là một trong các loại cây thuốc nam trị xương khớp thường được dùng trong Y học cổ truyền. Trong Đông y, cây mắc cỡ có tên Hàm tu thảo, vị ngọt, tính hơi hàn.

Có tác dụng chống viêm, lợi tiểu, an thần, giảm đau. Lá, thân, rễ cây mắc cỡ đều có thể dùng được. Lá cây có thể dùng tươi hoặc phơi khô, thân rễ thái mỏng phơi khô hoặc sao vàng nấu nước uống hoặc kết hợp với các cây thuốc chữa bệnh khớp khác. Cần lưu ý không dùng cây mắc cỡ cho phụ nữ đang mang thai, người có thể trạng yếu, sức khỏe suy nhược.

Cây đinh lăng

Cây đinh lăng có tên khoa học là Polyscias fruticosa, thường được gọi là cây gỏi cá, nam dương sâm, thuộc chi Đinh lăng của Họ Cuồng cuồng. Cây được ví như “Nhân sâm của người nghèo” nhờ khả năng chữa được nhiều bệnh như nổi mề đay, thấp khớp, chữa tắc sữa, cải thiện chức năng sinh lý…

Các loại cây chữa thoái hóa cột sống năm 2024

Trong Đông y, rễ cây đinh lăng được dùng để cải thiện triệu chứng của thoái hóa khớp cổ, thoái hóa lưng…

Y học hiện đại còn tìm thấy trong cây đinh lăng có chứa nhiều saponin, vitamin B1, B2, C và hơn 20 loại acid amin khác rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, hiệu quả cải thiện bệnh xương khớp từ cây đinh lăng chưa được như mong đợi, vì hàm lượng dưỡng chất khá thấp nên cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài, khiến người bệnh dễ chán nản.

Tác dụng của cây thuốc nam trong điều trị đau nhức xương khớp

Ưu điểm

Cây thuốc nam có thể tự trồng xung quanh nhà, thậm chí nhiều loại còn tự mọc. Vì vậy, chữa bệnh xương khớp bằng cây thuốc nam rất dễ tìm vì có sẵn trong tự nhiên.

Các loại cây chữa thoái hóa cột sống năm 2024

Ngoài công dụng chữa bệnh, các bài thuốc Đông y còn có thể bồi bổ cơ thể.

Nhược điểm

Hiện nay có rất ít các vườn dược liệu, vườn cây thuốc nam để phục vụ nhu cầu chữa bệnh của người dân, việc sử dụng bừa bãi có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Thậm chí, nhiều người sử dụng cây thuốc nam chỉ nghe theo lời truyền miệng ảnh hưởng đến tính mạn nếu như không được tư vấn và hướng dẫn rõ ràng từ các Bác sĩ Đông y hoặc cơ sở khám chữa bệnh Đông y uy tín.