Các dự an nhà ở xã hội tại Hà Nội 2023

Thành phố Hà Nội dự kiến xây dựng 5 khu nhà ở xã hội tập trung, trong đó hai khu đã được quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500.

Sáng 8/7, HĐND TP Hà Nội thông qua Chương trình phát triển nhà ở thành phố giai đoạn 2021-2030, với 100% đại biểu có mặt tán thành.

Để đáp ứng nhu cầu gần 7 triệu m2 sàn nhà ở xã hội đến 2030, thành phố lên kế hoạch đầu tư xây 1-2 khu nhà ở tập trung và chuẩn bị đầu tư các khu còn lại. Hai khu đã được quy hoạch ở xã Tiên Dương, huyện Đông Anh gồm khu nhà ở xã hội tập trung và khu nhà ở xã hội thành phố kết nối xanh (Green Link City).

Ba khu nhà ở xã hội tập trung đang nghiên cứu quy hoạch tại xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm; xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì và xã Đại Mạch, huyện Đông Anh.

Các dự an nhà ở xã hội tại Hà Nội 2023

Khu nhà ở xã hội CT3, CT4 ở xã Kim Chung, huyện Đông Anh. Ảnh: Xuân Hải

Thành phố đặt mục tiêu đến năm 2030 100% khu công nghiệp, khu chế xuất có nhà ở xã hội phục vụ người lao động; diện tích sàn nhà ở bình quân đầu người tăng từ 27 m2 hiện nay lên 32 m2.

Thành phố sẽ xây mới gần 20 triệu m2 sàn nhà ở thương mại; mỗi căn hộ có diện tích tối thiểu 40 m2. Trong đó, những căn khoảng 45 m2 sẽ tăng lên, đảm bảo giá cả hợp lý, phù hợp với khả năng chi trả của đa số người dân.

Chương trình phát triển nhà ở của Hà Nội nêu rõ sẽ đẩy nhanh tiến độ dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ đang triển khai và ưu tiên cải tạo, xây dựng lại 6 khu có nhà nguy hiểm cấp D; tiếp tục chỉnh trang nhà ở, khu phố cũ.

Mục tiêu là tiếp tục xóa nhà tạm, nhà đơn sơ, trong đó tập trung tại các khu nhà "ổ chuột" gần chân cầu, ven sông, kênh trên địa bàn. Tỷ lệ nhà ở kiên cố toàn thành phố được kỳ vọng đạt 90%, trong đó vùng đô thị 95%, nông thôn là 85%.

Nguồn vốn phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2030 khoảng 880.000 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách 11.700 tỷ đồng.

Danh mục nhà đất phải di dời

Cũng trong sáng 8/7, HĐND TP Hà Nội đã thông qua nghị quyết về danh mục nhà, đất phải di dời theo quy hoạch trên địa bàn (đợt 1).

9 cơ sở nhà, đất tại 12 quận đề xuất di dời gồm: Công ty In báo Nhân dân Hà Nội; Công ty TNHH MTV In báo Hà Nội mới; Nhà máy Bia Hà Nội - Tổng Công ty cổ phần Bia - rượu - nước giải khát Hà Nội; Công ty TNHH MTV Thuốc lá Thăng Long; Công ty TNHH MTV In và Thương mại Thông tấn xã Việt Nam; Nhà máy xe lửa Gia Lâm - Công ty Vận tải hành khách đường sắt Hà Nội; Tổng kho xăng dầu Đức Giang; Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Nông nghiệp; Viện Hóa học công nghiệp Việt Nam.

Việc di dời các cơ sở nhà, đất trên góp phần tạo thêm quỹ đất cho khu vực nội thành xây dựng các công trình công cộng, đảm bảo hạ tầng xã hội, tạo cảnh quan kiến trúc và văn minh đô thị.

Võ Hải

PHẠM ĐÔNG   -   Thứ tư, 12/10/2022 18:04 (GMT+7)

Các dự an nhà ở xã hội tại Hà Nội 2023
Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội và các đại biểu dự hội nghị tiếp xúc cử tri. Ảnh: VT

Chiều 12.10, tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV, ông Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội cùng các đại biểu Quốc hội đã tiếp xúc cử tri quận Hoàng Mai.

Nêu ý kiến, kiến nghị với ĐBQH, cử tri Nguyễn Đình Giang (phường Đại Kim) kiến nghị quy định đối với nhà ở xã hội, sau 5 năm khi chuyển nhượng thì đối tượng mua lại vẫn phải là những người thuộc đối tượng được mua nhà ở xã hội chứ không bán tự do trên thị trường.

Cũng nêu ý kiến liên quan đến vấn đề nhà ở xã hội, cử tri Trịnh Văn Bảy (phường Hoàng Liệt) kiến nghị cho phép chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị có quyền lựa chọn việc sử dụng 20% quỹ đất dự án để xây dựng nhà ở xã hội hoặc chuyển đổi quỹ đất 20% dành cho phát triển nhà ở xã hội sang một khu vực khác nhưng vẫn bảo đảm tính đồng bộ về không gian, cảnh quan, phân khúc khách hàng.

Cử tri Nguyễn Thị Thủy (phường Vĩnh Hưng) kiến nghị thành phố có quy định và có hướng dẫn giải quyết đối với trường hợp xin chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp xen kẹt, đất vườn, ao trong khu làng xóm phù hợp với quy hoạch đất ở.

Các dự an nhà ở xã hội tại Hà Nội 2023
Các cử tri quận Hoàng Mai phát biểu ý kiến tại hội nghị tiếp xúc cử tri.

Phát biểu ý kiến, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã tiếp thu các ý kiến, kiến nghị của cử tri. Ông khẳng định, các ý kiến cử tri nêu đều rất xác đáng, sâu sắc, là những vấn đề lãnh đạo thành phố rất quan tâm.

Theo Bí thư Thành ủy, phát triển nhà ở xã hội là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn có nhiều bất cập, trong đó có việc sử dụng quỹ đất 20% của các khu đô thị. Nếu khu đô thị chỉ có khoảng 2ha thì 20% sẽ rất nhỏ, việc đầu tư nhà ở xã hội dễ manh mún, thiếu đồng bộ.

Do đó, hiện nay, thành phố đã kiến nghị với Chính phủ cho phép xây dựng các khu nhà ở xã hội tập trung. Đây cũng là hướng thành phố điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, trong đó có thể bố trí những khu nhà ở xã hội tập trung với diện tích lên tới 200-300ha.

Thành phố còn dự định sẽ chi ngân sách để đầu tư các công trình hạ tầng xã hội như trường học, trạm y tế vừa bảo đảm đồng bộ, vừa giúp hạ giá thành nhà ở cho người dân.

Các dự an nhà ở xã hội tại Hà Nội 2023
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng.

Đối với công tác quản lý đất đai, Bí thư Thành ủy cho biết, thành phố đã, đang và sẽ tiến hành rà soát để đánh giá các vấn đề, từ đó có giải pháp hoặc kiến nghị với Trung ương giải quyết những bất cập như thời hạn cho thuê đất công ích 5%; siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong quản lý đất đai, trật tự xây dựng...

Bí thư Thành ủy đề nghị cấp ủy, chính quyền quận Hoàng Mai phải tập trung cao độ, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ. Cán bộ, đảng viên nêu cao trách nhiệm nêu gương. Nhân dân đoàn kết, đồng lòng. Mỗi người cùng cố gắng, phấn đấu vì sự tiến bộ chung của địa phương, thành phố; quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển năm 2022.

Hà Nội định hướng làm 5 khu nhà ở xã hội tập trung, quy mô khoảng 280ha tại 4 khu vực là: Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Thường Tín.

Các dự an nhà ở xã hội tại Hà Nội 2023

Một khu nhà ở xã hội tại Đông Anh. Ảnh minh hoạ

Thông tin này được Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Văn Tuấn đưa ra tại Hội nghị thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) cho công nhân, người thu nhập thấp do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì diễn ra ngày 1.8.

Cụ thể, tại Đông Anh có 2 khu, diện tích lần lượt 84ha và gần 100ha; Gia Lâm khoảng 55ha, còn lại Thanh Trì, Thường Tín - mỗi khu vực khoảng 4ha. TP Hà Nội dự kiến sẽ hoàn thành khoảng 38.000 căn hộ, đảm bảo 2,3 triệu m2 sàn nhà ở.

Tại Hội nghị, ông Tuấn cho biết thời gian tới, Hà Nội sẽ tiếp tục nghiên cứu 3 đến 5 địa điểm để phát triển khu nhà ở xã hội độc lập, tập trung để thực hiện nhu cầu nhà ở xã hội nói chung và nhu cầu nhà ở cho công nhân, người lao động tại các khu vực công nghiệp khác trên địa bàn.

Giai đoạn 2016 - 2020, theo báo cáo của TP Hà Nội, đã có 25 dự án nhà ở xã hội đã hoàn thành với diện tích 1,25 triệu m2 sàn; 52 dự án đang triển khai.

Giai đoạn 2021 - 2030, thành phố dự kiến có 113.000 căn hộ, vốn đầu tư xây dựng khoảng 12.500 tỉ đồng. Để thực hiện chương trình này, Phó Chủ tịch TP Hà Nội đặt ra 5 giải pháp.

Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, việc phát triển nhà ở xã hội hiện còn nhiều tồn tại, khó khăn như: trình tự thủ tục đầu tư xây dựng, mua – bán NƠXH còn kéo dài; việc xác định giá trước khi bán, cho thuê cũng mất thời gian dài thẩm định, nguồn vốn hạn hẹp…

Do vậy, để thực hiện mục tiêu đặt ra, Hà Nội cho rằng cần đẩy mạnh các khu nhà ở xã hội độc lập, đồng bộ; rà soát quy hoạch các khu công nghiệp, khu vực giáp ranh các khu công nghiệp, rà soát các khu đô thị mới, khu nhà ở chưa dành 20% (với Hà Nội là 25%) để xác định vị trí, quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch phát triển đặt ra.

Bên cạnh đó, bố trí nguồn tiền các chủ đầu tư nhà ở thương mại đã nộp tương đương giá trị quỹ đất 20%, 25% để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội theo quy định.

Đồng thời kêu gọi, huy động nguồn lực xã hội tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội - độc lập, nhà ở xã hội cho thuê, nhà ở xã hội phục vụ tái định cư;

Khuyến khích nhà đầu tư đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội đồng bộ các thiết chế công đoàn theo quy hoạch phục vụ công nhân và người lao động trong quá trình hình thành các khu công nghiệp mới.

Giải mã lý do loạt đại gia BĐS đua nhau xây dựng Nhà ở xã hội?

Sắp có hàng trăm ngàn căn hộ nhà ở xã hội, làm sao để mua?

  • Các dự an nhà ở xã hội tại Hà Nội 2023

    Tại hội nghị thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân ngày 1/8, doanh nghiệp đề xuất mở rộng đối tượng mua nhà ở xã hội.