Các dạng bài tập Tiếng Việt lớp 8

1.1. Câu nghi vấn

  • Khái niệm: là những câu có chức năng chính để hỏi
  • Dấu hiệu nhận biết:
    • Có những từ nghi vấn (ai,gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, (có)...không, (đã)...chưa,...) hoặc có từ hay (nối các vế câu có quan hệ lựa chọn)
    • Câu nghi vấn kết thúc bằng dấu hỏi
  • Chức năng khác của câu nghi vấn:
    • Dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúc,...không yêu cầu người đối thoại phải trả lời.
    • Trong một số trường hợp, câu nghi vấn không dùng để hỏi có thể kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.

=> Xem thêm

1.2. Câu cầu khiến

  • Khái niệm: là những câu để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,...
  • Dấu hiệu nhận biết:
    • Có những từ cầu khiến như hãy, đừng, chớ, ...đi, thôi, nào,...hay ngữ điệu cầu khiến;
    • Kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.

=> Xem thêm

1.3. Câu cảm thán

  • Khái niệm: Những câu dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người vietes0, xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hàng ngày hay ngôn ngữ văn chương.
  • Dấu hiệu nhận biết:
    • Có những từ cảm thán như ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi (ôi), trời ơi; thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào,...
    • Câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than

=> Xem thêm

1.4. Câu trần thuật

  • Khái miệm: Những câu dùng đề kể, thông báo, nhận định, miêu tả. Ngoài ra còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc,...
  • Dấu hiệu: Kết thúc bằng dấu chấm nhưng cũng có thể kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.
  • Kiểu câu cơ bản, được dùng phổ biến nhất trong giao tiếp.

=> Xem thêm

1.5. Câu phủ định

  • Dấu hiệu: Có những từ phủ định như không, chưa, chẳng, chả, không phải (là), chẳng phải (là), đâu có phải (là), đâu (có),...
  • Câu phủ định dùng để:
    • Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (câu phủ định miêu tả)
    • Phản bác một ý kiến, một nhận định (câu phủ định bác bỏ)

=> Xem thêm

2. Hành động nói

  • Khái niệm: Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm một mục đích nhất định
  • Các kiểu hành động nói:
    • Hỏi
    • Trình bày (báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán,...)
    • Điều khiển (cầu khiến, đe dọa, thách thức,...)
    • Hứa hẹn
    • Bộc lộ cảm xúc
  • Cách thực hiện hành động nói
    • Cách dùng trực tiếp: Hành động nói được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó
    • Cách dùng gián tiếp: Hành động nói được thực hiện bằng kiểu câu khác, có chức năng chính không phù hợp với hành động đó.

=> Xem thêm

3. Hội thoại

  • Vai xã hội trong hội thoại
    • Vai xã hội: vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại
    • Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội: Quan hệ trên - dưới hay ngang hàng (theo tuổi tác, thức bậc trong gia đình và xã hội); Quan hệ thân - sơ (theo mức độ quen biết, thân tình)
    • Quan hệ xã hội rất đa dạng nên vai xã hội của mỗi người cũng đa dạng, nhiều chiều. Khi tham gia hội thoại, mỗi người cần xác định đúng vai của mình để chọn cách nói phù hợp.
  • Lượt lời trong hội thoại
    • Trong hội thoại, ai cũng được nói. Mỗi lần có một người tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời.
    • Để giữ lịch sự, cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc chêm vào lời người khác.
    • Nhiều khi, im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách biểu thị thái độ.

=> Xem thêm

4. Lựa chọn trật tự từ trong câu

  • Cách lựa chọn trật rự từ trong câu mang lại hiệu quả diễn đạt riêng, người nói (người viết) cần biết lựa chọn trật tự từ thích hợp với yêu cầu giao tiếp.
  • Tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ
    • Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm
    • Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng
    • Liên kết câu với những câu khác trong văn bản
    • Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm của lời nói

=> Xem thêm

Nội dung quan tâm khác

Phần 1:

CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT NGHĨA CỦA TỪ.

A. Lý thuyết:

1. Từ có nghĩa rộng: phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm phạm vi nghĩa của 1 số từ ngữ khác.

2. Từ có nghãi hẹp: phạm vi nghĩa của từ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của từ khác.

Một từ có thể có nghĩa rộng với từ này những cũng có thể có nghãi hẹp với những từ ngữ khác.

VD: từ chim là nghãi rộng của các từ như: chim chích chòe, sáo,... Nhưng đồng thời từ chim cũng là nghãi hẹp của từ Động Vật.

B. Bài tập:

Câu 1: Sắp xếp các từ dưới đây vào 2 nhóm. Và đặt tên cho từng nhóm đó.

mũ, cơm, áo, quần, rau, thịt, giày, khăn choàng, cá, bánh, kẹo, tất (vớ), kem, dây nịt, cháo.

Câu 2: Hãy liệt kê các từ có nghĩa hẹp trong những nhóm sau. Mỗi nhóm khoảng 5 từ.

- Vũ khí


- Gia đình
- Phương tiện giao thông.
- trường học.

các em làm 2 câu đó, chị sẽ sửa và post tiếp bài tập trong phần 1 này. :x

Reactions: tieubanggiai921

Câu 1: -Nhóm 1(trang phục): mũ, quàn , áo, gaiyf, khăn choàng, tất, dây nịt. -Nhóm 2(thức ăn):Cơm, rau, thịt, cá, bánh, kẹo, kem, cháo. Câu 2: Vũ khí: súng trường, đại bác, bom ba càng, bom bi, .. Gia đình: chị dâu, chị họ, chị hai, em dâu, em họ,.. Phương tiện giao thông: xe đạp, xe máy, xe ô tô, xe lửa, tàu hỏa Trường học: bàn học sinh, bàn giáo viên, bảng con, bảng giảng dạy, phòng học

---------------------------------------------------

Các dạng bài tập Tiếng Việt lớp 8
---------------------------------------------------

cám ơn em! câu 1: đúng tất. câu 2: phần trường học và gia đình em có thể đưa các từ có nghĩa hẹp tách ra nó hay hơn.

Tốt em ạ :x

Last edited by a moderator: 15 Tháng mười một 2010

câu 1: -Nhóm 1:mũ, quần, áo, giày, khăn choàng, tất(vớ), dây nịt.=>trang phục. -Nhóm 2:Cơm, rau, thịt, cá, bánh, kẹo, kem, cháo. Câu 2: -Vũ khí: lựu đạn, cung tên, khiên, nỏ, lao, pháo,... -Gia đình: ông nội, bà ngoại, bố, mẹ, anh, chị, em trai, em gái,... -Phương tiện giao thông: xe đạp, máy bay, thuyền, ca nô, mô tô, xe buýt,... -Trường học: +Phòng truyền thống, phòng hội đồng, lớp học (bàn, ghế, bảng, phấn,...), phòng đa năng,... +Cô giáo, thầy giáo, học sinh,...

...........................

Nhóm 2 câu 1 thiếu tên nhóm em .

Cám ơn em, tốt em ạ. :x

Last edited by a moderator: 19 Tháng mười một 2010

Tiếp nhé: phần tiếp theo là về TRƯỜNG TỪ VỰNG.

A - Lý thuyết:

Trường từ vựng là một tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.

vd: Trong từ "con người", có: cao, lùn, mập, chân, tay, mắt, mũi...


Trong từ đó thì có các trường từ vựng:
- Hình dáng của con người: cao, lùn, mập.
- Bộ phận trên cơ thể người: chân, tay, tai mắt mũi.

B - Bài tập:

Câu 1: Hãy tìm các trường từ vựng của các từ sau và cho ví dụ ở mỗi nhóm trường từ vựng vừa đưa ra:


- Kem.
- Con người (cái này kể càng nhiều càng tốt nhé)
- Viết.

Câu 2: Hãy xếp các từ sau vào chung một nhóm trường từ vựng sao cho thích hợp, và đặt tên cho các nhóm trường từ vựng đó: hạnh phúc, thật thà, ăn, hiền lành, học, chán nản, lạc quan, hòa đồng, buồn, ngủ, nhìn, giận dữ.

các em làm nhé, chị sẽ sửa.^^

Reactions:

Câu 1: -Kem: kem dâu, kem sôcôla, kem vani, kem chiên, kem nho, kem tươi,.. -Con người: Công nhân, nông dân, cảnh sát, thầy giáo, học sinh, sinh viên, thư ký, giám đốc,.. -Viết: Viết bi, viết mực, viết chì, viết máy, viết điện, viết dạ quang, viết nước,..

chưa chính xác lắm em ạ :|

Last edited by a moderator: 24 Tháng tám 2013

Reactions: Dao Băng

Câu 1: -Kem: +Vị của kem: ngọt, mát lạnh,... +Các loại của kem: vani, sô-cô-la, dâu,... -Con người: +Hoạt động của con ng`: chạy, nhảy, hát, múa,... +Nghề nghiệp của con ng`: giáo viên, cảnh sát, bác sĩ,... +Bệnh của con ng`: lao phổi, sốt rét,.. +Tầng lớp của con ng`: quí tộc, quan lại, vua chúa, dân thường,... -Viết: +Các loại viết: viết máy, viết chì,... +Các bộ phận của viết: ngòi, vỏ, nắp,... Câu 2: -Trường từ vựng chỉ cảm xúc của con ng`: hạnh phúc, chán nản, lạc quan, buồn, giận dữ. -Trường từ vựng chỉ hoạt động của con ng`, con vật: ăn, học, ngủ, nhìn.

-Trường từ vựng chỉ tính cách con ng`: thật thà, hiền lành, hoà đồng

Last edited by a moderator: 24 Tháng tám 2013

Reactions: Dương Hà Bảo Ngọc

Chủ đề tiếp theo là về: Từ tượng hình và từ tượng hình.

A - Lý thuyết:



1, Từ tượng hình: là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. VD: ron rén, mảnh mai, ....

2, Từ tượng thanh: là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người.

VD: róc rách, ù ù, rì rì,...

=> tác dụng: gợi hình ảnh, âm thanh, góp phần tái hiện sinh động cụ thể mọi sự vật, hiện tượng thường được đề cập đến trong văn miêu tả và tự sự.

B - Bài tập:

Câu 1: Nêu 5 từ gợi tả dáng đi và tiếng cười của con người?

Câu 2: Xác định các từ tượng hình và tượng thang trong các câu sau:

a, Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh b, Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà.

Câu 3: Tìm các từ tượng thanh trong các từ sau: leng keng, róc rách, thon thả, khúc khích, rũ rượi, xồng xộc, chập chững, ầm ầm, lộp độp.

Các em cùng làm nhé.



Câu 1: * 5 từ gọi tả dáng đi là: khập khiễng; chững chạc; chập chững; thong thả; thoăn thoăt *5 từ chỉ tiếng cuời của con người: ha ha, hi hi, hơ hỏ, he he, hô hô Câu 2: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh, lom khom, lác đác

Câu 3: leng keng, róc rách, ầm ầm, lộp độp

tốt em ^^

Last edited by a moderator: 29 Tháng mười một 2010

Câu 1: - 5 từ gọi tả dáng đi của con ng` là: khập khiễng, rón rén, lững thững, lon ton, thoăn thoắt. - 5 từ chỉ tiếng cuời của con ng`: ha hả, hì hì, hơ hớ, hề hề, hô hố. Câu 2:các từ đó là: a. loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh. b. lom khom, lác đác Câu 3:

các từ tượng thah: leng keng, róc rách, ầm ầm, lộp độp

Phần tiếp:
Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.

A - Lý thuyết:


1, Từ ngữ địa phương là từ chỉ được sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định.

vd: mợ , má, mạ, bầm .... đều có nghĩa toàn dân là mẹ.

2, Biệt ngữ xã hội: là những từ chỉ được sử dụng ở trong một số tầng lớp xã hội nhất định.

vd: quay cóp, ngỗng,...

B - Bài tập:

Câu 1: Tìm các từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong những câu sau:

a, Sáng ra bờ suối ,tối vào hang Cháo bẹ măng tre vẫn sẵn sàng (Hồ Chí Minh,Tức cảnh Pác Pó)


Khi con tu hú gọi bầy Trái chiêm đang chín,trái cây ngọt dần Vườn râm dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt, đầy sân nắng đào

(Khi con tu hú-Tố Hữu)

b, Ghé tai mẹ,hỏi tò mò Cớ răng ông cũng ưng cho mẹ chèo? Mẹ cười:Nói cứng,phải xiêu Ra khơi ông còn dám,tui chẳng liều bằng ông! Nghe ra ông cũng vui lòng Tui đi,còn chạy ra sông dặn dò: “Coi chừng sóng lớn,gió to Màn xanh đây mụ, đắp cho kín mình (Mẹ suốt-Tố Hữu)


c, -Chán quá,hôm nay mình phải nhận con ngỗng cho bài tập làm văn. -Trúng tủ,hắn nghiễm nhiên đạt điểm cao nhất lớp


Câu 2: Xác định từ ngữ địa phương trong những câu sau. Cho biết những từ đó thuộc phương ngữ của miền nào. Có nên dùng những từ đó trong trường hợp này ko?

a, " -Con ơi!Con ra trước cươi lấy cho mệ cấy chủi. Đi cho khéo không cứ bổ cảy trục cúi đó nghe.
-Mệ ơi!con có chộ cấy chủi mô nờ."

b, "- Đồng chí mô nhớ nữa Kể chuyện Bình Trị Thiên Cho bầy tui nghe ví Bếp lửa rung rung đôi vai đồng chí


c, -Thưa trong nớ hiện chừ vô cùng gian khổ, Đồng bào ta phải kháng chiến ra ri (Theo Hồng Nguyên,Nhớ)


d, -Cá nó để dằm thượng áo ba đờ suy,khó mõi lắm
(Nguyên Hồng,Bỉ vỏ) "

Câu 3: Tìm năm từ ngữ địa phương ở quê em và nêu ý nghĩa toàn dân của mỗi từ đó.

ơ khúch khích ở câu 3 không phải là từ tượng thanh hả chị? Em tưởng nó là tiếng cười của con người chứ?

ơ khúch khích ở câu 3 không phải là từ tượng thanh hả chị? Em tưởng nó là tiếng cười của con người chứ?

cười khúc khích, chị nghĩ nó là từ tượng hình em ạ
cười khúc khích là 1 kiểu cười của con người, nó không nói về âm thanh, con người khi cười thì thường ko phát ra tiếng là: khúc khích, phải ko em ^^

Câu 1: a)*bẹ *chiêm, bắp, rây => từ ngữ địa phương b) răng, tui, mụ => từ ngữ địa phương c)Con ngỗng, trúng tủ=> biệt ngữ xã hội (Câu ngày em thấy ko chắc lắm!) Câu 2:a) cươi, mệ, cấy, cứ bổ cảy trục cúi---> trung bộ (ở nơi em cũng dùng^^) b) mô, tui---> trung bộ c) nớ, chừ, ra ri ---> trung bộ d) cá, dằm thượng áo ba đờ suy, mõi ---> nam bộ (ko chắc) Câu 3: - Trốc: đầu; gươi: sân; răng: sao; đầu gúi: đầu gối; tra: già----> Từ Nghệ An

Câu 1b, thiếu là: ưng, tui, coi, mền ^^ Còn câu 2 em còn thiếu là có nên dùng những từ đó ko ^^

Câu 3: tốt em

Last edited by a moderator: 6 Tháng mười hai 2010

chị ơi! chị có thể cung cấp một ít kiến thức về phần chỉ từ, đại từ, phó từ, thán từ ... đc ko???

(em non mấy cái đó nhất, mà cũng khó phân biệt nữa!)

Tiếp theo: Trợ từ, thán từ.

A - Lý thuyết:

1, Trợ từ:

Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật sự việc được nói đến ở từ ngữ đó VD: Những, có, chính, đích, ngay, lấy,...

- Chính nó là kẻ ăn trộm.

2, Thán từ:

Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi nó được tách ra thành một câu đặc biệt. Thán từ gồm hai loại chính: Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc; thán từ gọi đáp.

vd: Chao ơi, hỡi ôi, than ôi, a ha, này, ....

B - Bài tập:

Câu 1: Tìm và giải thích nghĩa của các trợ từ trong những câu sau:

a, Hai đứa mê nhau lắm .Bố mẹ đứa con gái biết vậy, nên cũng bằng lòng gả .Nhưng họ thách cưới nặng quá: nguyên tiền mặt phải một trăm đồng bạc, lại còn cau, còn rượu . cả cưới nữa thì mất đến cứng hai trăm bạc . ( Nam Cao , Lão Hạc )

b, Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám Tựa nhau trông xuống thế gian cười

(Tản Đà , Muốn làm thằng Cuội )

c, Tôi về nhà ngay sau khi học xong ở trường.

Câu 2: Chỉ ra các thán từ trong những câu sau:

a, Vâng ! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng. b, Chao ôi ! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi . toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn .

c, Hỡi ơi lão Hạc ! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết .

Câu 3: Tìm trợ từ, thán từ trong những câu sau:

a, Gọi dạ bảo vâng

b, Cậu ấy là nhân vật chính của bộ phim đó.

c, Tôi đã nói những ba lần mà cậu ta vẫn cứ quên.

d, Này ! Thằng cháu nhà tôi, đến một năm nay, chẳng có giấy má gì đấy, ông giáo ạ !


e, Ha ha ! Cơm nguội ! Lại có một bát cá kho !

Các em cùng làm nhé.

câu1dáng đi:lom khom,õng ẹo,liêu xiêu,lả lướt,... tiếng cười:haha,hihi,hôhô,hehe,híhí,....... Câu 2: loắt choắt, thoăn thoắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh, lom khom, lác đác

Câu 3: leng keng, róc rách, ầm ầm, lộp độp

câu1dáng đi:lom khom,õng ẹo,liêu xiêu,lả lướt,... tiếng cười:haha,hihi,hôhô,hehe,híhí,....... Câu 2: loắt choắt, thoăn thoắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh, lom khom, lác đác

Câu 3: leng keng, róc rách, ầm ầm, lộp độp

em làm phần tiếp theo : Trợ từ thán từ đi :x


Page 2

Em mới vào diễn đàn có gì chị chỉ thêm nhé ( em học *** lắm! ) ^^! 1. a) + Nguyên: nguyên vẹn, toàn vẹn. + đến: tới, nhiều. b) + cứ: xảy ra thường xuyên. c) + ngay: liền lúc đó. 2. a) Vâng. b) Chao ôi. c) Hỡi ơi. 3. a) dạ, vâng. ( eo ơi! cái này em lưỡng lự qá, chả biết đúng ko ) b) chính. c) những. d) này. e) ha ha. Em làm xong rồi, chị xem thử đúng ko.. Sắp thi r` em lo qá! :-s

Câu 3: b, từ chính đó ko phải là trợ từ em ạ ^^ c, những đúng rồi, thiếu từ "cứ" nữa. d, Từ " này" đúng, còn thiếu trợ từ "đến" .

Thanks em, tốt em ạ.

Last edited by a moderator: 15 Tháng mười hai 2010

Chị ơi, cho em hỏi chút! trong câu "******...ông Giáo ơi!Nó có biết gì đâu..." ( chị hãy chú ý giùm em hai từ đầu tiên của câu này mà em kí hiệu dấu ***** ấy) Cô giáo em bảo hai từ ấy là thán từ chị ạ! Em ko hiều chỗ này lắm! Chị giải thik giùm em chút nha!

Thanks!!!

Last edited by a moderator: 17 Tháng mười hai 2010

Chị ơi, cho em hỏi chút! trong câu "******...ông Giáo ơi!Nó có biết gì đâu..." ( chị hãy chú ý giùm em hai từ đầu tiên của câu này mà em kí hiệu dấu ***** ấy) Cô giáo em bảo hai từ ấy là thán từ chị ạ! Em ko hiều chỗ này lắm! Chị giải thik giùm em chút nha!

Thanks!!!

Em xem nhé: Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Từ khốn-nạn đó là một từ mà cô em bảo là thán từ. Từ đó có thể là nó dùng để bộc lộ cảm xúc bất mãn với mọt cái gì đó, hoặc trong trường hợp này nó dùng để bộc lộ cảm xúc của lão Hạc là: ông tự trách chính bản thân mình, nó đc tách ra thành một câu => câu đặc biệt. Một thán từ.

Còn điều gì khó hiểu cứ hỏi em nhé.

Phần tiếp theo: TÌNH THÁI TỪ.

A. Lý thuyết:

Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.


Tình thái từ gồm một số loại đáng chú ý như sau:
- Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, hử, chứ, chăng, nhỉ, hở, cơ, nhé, . - Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với, đi thôi, nhé, . - Tình thái từ cảm thán: thay, sao, thật.

- Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ, mà, dạ, vâng, .

VD:


- Bạn chưa về à?
- Bạn giúp tôi một tay nhé!

Tình thái từ là các từ: à, nhé.
Từ "à" đc thêm vào để tạo câu nghi vấn.
Từ "nhé" được thêm vào để tạo câu cảm thán.

B. Bài tập:

Hãy xác định tình thái từ trong các câu sau:
a.Anh đi đi !


b.Sao mà nắm cơ chứ ?
c.Chị đã nói thế ư?
d.Có tiền việc ấy mà xong nhỉ
Đời trước làm quan cũng thế a?
Và hãy cho biết tác dụng của những tình thái từ đó?

1 câu bài tập thôi ^^. Các em làm !


Nếu có yêu cầu thêm về phần tiếng Việt nào trong chương trình Ngữ văn 8 thì cứ nói, chị sẽ cố gắng tìm và có bài tập cho các em. :x





Last edited by a moderator: 25 Tháng mười hai 2010

B. Bài tập:

Hãy xác định tình thái từ trong các câu sau:


a.Anh đi đi !
b.Sao mà nắm nhỉ nhé cơ chứ ?
c.Chị đã nói thế ư?
d.Có tiền việc ấy mà xong nhỉ ?
Đời trước làm quan cũng thế a?
Và hãy cho biết tác dụng của những tình thái từ đó?

1 câu bài tập thôi ^^. Các em làm !


Nếu có yêu cầu thêm về phần tiếng Việt nào trong chương trình Ngữ văn 8 thì cứ nói, chị sẽ cố gắng tìm và có bài tập cho các em. :x

a) tạo câu cầu khiến


b)c)d) tạo câu nghi vấn

vì sao câu b lại có từ "nhỉ"; "nhé"; "cơ" nữa hả chị? đây có phải là lâi ko?

làm sao phân biệt đc tình thái từ và thán từ vậy chị???? em thg nhầm chỗ này!


Last edited by a moderator: 25 Tháng mười hai 2010

Vấn đề : Nói quá và nói giảm nói tránh.

A - Lý thuyết:

1. Nói quá:

Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
vd: thét ra lửa, nhanh như gió...

Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.


vd: nói về cái chết: băng hà, đi, mất, qua đời, từ trần...

B - Bài tập:

Câu 1 : Cho biết tác dụng của biện pháp nói quá trong những câu sau:

a. Gánh cực mà đổ lên non Còng lưng mà chạy cực còn chạy theo b. Người sao một hẹn thì nên Người sao chín hẹn thì quên cả mười c. Đêm nằm lưng chẳng tới gường Mong trời mau sáng ra đường gặp em

Câu 2: Tìm từ biểu thị cách nói giảm nói tránh tỏng những câu sau, và nêu tác dụng của biện pháp nói giảm nói tránh đó.

a, "Hôm sau, lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão bảo ngay Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ !" (Nam Cao) b, Phải bé lại và lăn vào lòng người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ. c, Cháu muốn đi vệ sinh ạ!


:x

khó quá

B - Bài tập:

Câu 1 : Cho biết tác dụng của biện pháp nói quá trong những câu sau:

a. Gánh cực mà đổ lên non


Còng lưng mà chạy cực còn chạy theo

b. Người sao một hẹn thì nên


Người sao chín hẹn thì quên cả mười

c. Đêm nằm lưng chẳng tới gường


Mong trời mau sáng ra đường gặp em

Câu 2: Tìm từ biểu thị cách nói giảm nói tránh trong những câu sau, và nêu tác dụng của biện pháp nói giảm nói tránh đó.

a, "Hôm sau, lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão bảo ngay


Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ !" => giam noi dau, mat mat trong long
(Nam Cao)

b, Phải bé lại và lăn vào lòng người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ.

c, Cháu muốn đi vệ sinh ạ! => tao su te nhi khi noi voi nguoi khac, tranh su tho thien, bat kinh voi nguoi nghe



:x


chị ơi!
có câu 1 em ko biết giải thích còn câu b bài hai thì em chẳng tìm ra đc từ nào nói giảm nói tránh trong đoạn trích trên

* nhân tiện em muốn hỏi chị bài này luôn:


cho hai câu sau: + bạn Lan đứng đầu hàng ngang của lớp
+ học kì I bạn Lan là người đứng đầu của lớp

hãy cho biết hai từ in đậm trong hai câu trên là từ nhiều nghĩa hay từ đồng âm?

THANKS!

Bài làm của em chị sẽ đưa đáp án lên sau cho em đối chiếu thử nhé

Last edited by a moderator: 3 Tháng một 2011

chị ơi!
có câu 1 em ko biết giải thích còn câu b bài hai thì em chẳng tìm ra đc từ nào nói giảm nói tránh trong đoạn trích trên

* nhân tiện em muốn hỏi chị bài này luôn:


cho hai câu sau: + bạn Lan đứng đầu hàng ngang của lớp
+ học kì I bạn Lan là người đứng đầu của lớp

hãy cho biết hai từ in đậm trong hai câu trên là từ nhiều nghĩa hay từ đồng âm?

THANKS!

Còn câu hỏi của em. Chị cũng có suy nghĩ giống với mimibili là đó là từ nhiều nghĩa. dùng phương pháp loại trừ em ạ ^^ - Từ đồng âm là từ có cách phát âm giống nhau nhưng khác nhau về nghĩa . Nhưng đối với 2 từ đầu này thì nó tương tự nghĩa với nhau . => loại đáp án là từ đồng âm.

Còn lại là từ nhiều nghĩa. ^^ <cách giải thích em xem thử của bạn milibili nhé >

Đáp án:

Vấn đề : Nói quá và nói giảm nói tránh.
<những từ in nghiêng, màu tím là những từ đáp án>


Câu 1 : Cho biết tác dụng của biện pháp nói quá trong những câu sau:


a. Gánh cực mà đổ lên non
Còng lưng mà chạy cực còn chạy theo
=> nhấn mạnh cái khổ cực của người nông dân, cực cứ đeo bám vào người, khó lòng mà dứt ra đc.

b. Người sao một hẹn thì nên


Người sao chín hẹn thì quên cả mười
=> phóng đại nhằm làm nổi bật sự dễ quên của 1 con người, và là một cách mắng thầm (trong tình yêu) của 1 cô gái với 1 chàng trai.

c. Đêm nằm lưng chẳng tới gường


Mong trời mau sáng ra đường gặp em
=> nhằm nhấn mạnh sự sốt sắng được gặp người yêu của người con trai. => tình yêu sâu sắc.

Câu 2: Tìm từ biểu thị cách nói giảm nói tránh tỏng những câu sau, và nêu tác dụng của biện pháp nói giảm nói tránh đó.

a, "Hôm sau, lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão bảo ngay


Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ !"
(Nam Cao)
=> giảm bớt cảm giác đau thương.

b, Phải bé lại và lăn vào lòng người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ.


=> tạo sự tế nhị.

c, Cháu muốn đi vệ sinh ạ!


=> tạo sự tế nhị cho người nghe.

Chủ đề tiếp theo: CÂU GHÉP.

Câu ghép là câu do hai hoặc nhiều cụm C – V không bao chứa nhau tạo thành.Mỗi cụm C – V này được gọi là một vế câu.

- Các cách nối vế câu ghép: + Nối bằng một quan hệ từ + Nối bằng một cặp quan hệ từ + Nối bằng một cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với nhau ( cặp từ hô ứng ) - Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép: + Quan hệ nguyên nhân + Quan hệ điều kiện + Quan hệ tương phản + Quan hệ tặng tiến + Quan hệ lựa chọn + Quan hệ bổ sung + Quan hệ tiếp nối + Quan hệ đồng thời +Quan hệ giải thích + ...

B - Bài tập:

Câu 1: Tìm câu ghép trong những câu sau và xác định chủ ngữ - vị ngữ trong những câu ghép vừa tìm được:

a, Tôi quên thế nào được những cảm giác ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. b, Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn tôi đi trên con đường làng dài và hẹp. c, Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. d, Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. e) Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau tôi đuổi kịp.

Câu 2: Tìm mỗi quan hệ giữa các vế cửa câu ghép trong những câu dưới đây:

a, Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quí, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp. (Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt) b, Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống biển.

c, Giá anh con trai không phẫn chí bỏ đi phu đồn điền cao su thì lão Hạc đâu phải sống lủi thủi như vậy.


_Hết_

Các em làm thử nhé

cho em ké một chân tham gia ah :x Câu 1: Tìm câu ghép trong những câu sau và xác định chủ ngữ - vị ngữ trong những câu ghép vừa tìm được:

a, Tôi quên thế nào được những cảm giác ấy nảy nở trong lòng tôi /như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. <hình như cái này nữa thì phải - cái gạch chân>

b, Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi /dẫn tôi đi trên con đường làng dài và hẹp. <không biết cái này có không >

c, Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, /vì chính lòng tôi đang có sự


thay đổi lớn: /hôm nay tôi đi học.

d, Cái đầu lão ngoẹo về một bên /và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.


e) Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, /vài giây sau tôi đuổi kịp. Câu 2: Tìm mỗi quan hệ giữa các vế cửa câu ghép trong những câu dưới đây:

a, Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quí, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.

(Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)

b, Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống biển. <dấu phẩy>

c, Giá anh con trai không phẫn chí bỏ đi phu đồn điền cao su thì lão Hạc đâu phải sống lủi thủi như vậy.

P/s không giỏi Văn nên chắc sai nhiều <đặc biệt mấy bài này :|>

mong được sửa sai và tích lũy thêm kinh nghiệm qua bài này

chị ko hiểu mấy phần gạch chân trong câu 1 :| Câu 2: em chưa xác định được quan hệ giữa các vế câu ghép là gì, vd như: quan hệ kết quả ...

^^

Last edited by a moderator: 8 Tháng một 2011

Câu 2: Tìm mỗi quan hệ giữa các vế cửa câu ghép trong những câu dưới đây:

a, Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quí, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.


(Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)

b, Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống biển.

c, Giá anh con trai không phẫn chí bỏ đi phu đồn điền cao su thì lão Hạc đâu phải sống lủi thủi như vậy.


Bài2: câu a--> em nghĩ là quan hệ tăng tiến
câub---> quan hệ đồng thời
câu c---> quan hệ giả thiết_kết quả

đúng em ^^

Last edited by a moderator: 10 Tháng một 2011

Chị ơi!
chị có thể lấy giùm em một vài ví dụ về câu ghép có mqh bổ sung, quan hệ lựa chọn, quan hệ tiếp nối đc không?

Chị ơi!
chị có thể lấy giùm em một vài ví dụ về câu ghép có mqh bổ sung, quan hệ lựa chọn, quan hệ tiếp nối đc không?

- Quan hệ lựa chọn: (hay, hoặc...) vd: + Cậu đi hoặc là cậu sẽ bị mắng. + Ông ấy làm tốt hoặc ông ấy sẽ bị mất việc. - Quan hệ tiếp nối: (rồi, ...) vd: + Nam đi rồi cậu ấy sẽ về. - Quan hệ bổ sung: (Không những ... mà còn...) vd: + Bà ấy không những trẻ mà còn rất minh mẫn.

^^

Chủ đề tiếp theo là: Câu nghi vấn.

A - Lý thuyết:

* Câu nghi vấn là câu: - Có những từ nghi vấn: ai, gì, nào, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, (có)?. không, (đã)? chưa hoặc có từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn) - Có chức năng chính dùng để hỏi. - Khi viết câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi.(?) * Trong nhiều trường hợp câu nghi vấn không dùng để hỏi mà dung để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm cảm xuc... và không yêu cầu người đối thoại trả lời.

* Nếu không dùng để hỏi thì trong 1 số trường hợp câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.



vd:

- Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? => dùng để hỏi. - Những người muôn năm cũ Hồn ở bây giờ? => dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc.


B - Bài tập:

Câu 1: Hãy tìm câu nghi vấn trong những đoạn văn sau và cho biết tác dụng của chúng?

a, Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan ? Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới ? Đâu những bình minh cây xanh nắng gội, Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng ? Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật ? Thời oanh liệt nay còn đâu ? (Thế Lữ, Nhớ rừng)

b, Một chiếc lá rụng là một biểu hiện cho một cảnh biệt ly. Vậy thì sự biệt ly không chỉ có một nghĩa buồn rầu, khổ sở. Sao ta không ngắm sự biệt ly theo tâm hồn một chiếc lá nhẹ nhàng rơi ?

c, Sao cụ lo xa quá thế ? Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ! Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay! Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại ? - Không, ông giáo ạ! Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu ? (Nam Cao, Lão Hạc)

Câu 2: Đặt 2 câu nghi vấn, với nội dung và chức năng tự chọn. ^^

Các em làm nhé! :x

B - Bài tập:

Câu 1: Hãy tìm câu nghi vấn trong những đoạn văn sau và cho biết tác dụng của chúng?

a, Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối


Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan ?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới ?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng ?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật ?
Thời oanh liệt nay còn đâu ?
--> em nghĩ các cấu trong đoạn trên đều là câu nghi vấn và có tdụng là bộc lộ cảm xúc xót xa, tiếc nuối, nỗi nhớ đến não lòng của con hổ
(Thế Lữ, Nhớ rừng)

b, Một chiếc lá rụng là một biểu hiện cho một cảnh biệt ly. Vậy thì sự biệt ly không chỉ có một nghĩa buồn rầu, khổ sở. Sao ta không ngắm sự biệt ly theo tâm hồn một chiếc lá nhẹ nhàng rơi ?


--> dùng để bộc lộ cảm xúc

c, Sao cụ lo xa quá thế ? Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ! Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay! Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại ?


- Không, ông giáo ạ! Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu ?
(Nam Cao, Lão Hạc)
--> có lẽ dùng để hỏi
Câu 2: Đặt 2 câu nghi vấn, với nội dung và chức năng tự chọn. ^^
Các em làm nhé! :x
- Hôm nay chúng ta có về thăm bà ko mẹ?
- Sao con ko nghe lời mẹ?


Mấy bài trên em làm nhưng ko chắc
Chỗ nào làm chưa đc thì nhờ chị sửa giùm^^

Câu 1c, em nên chỉ ra câu nào câu nghi vấn. Mỗi câu nó có 1 tác dụng riêng ^^


Còn các câu còn lại thì được rồi em ạ!

Last edited by a moderator: 26 Tháng một 2011

Vấn đề tiếp theo: Câu cầu khiến.

A - Lý thuyết:

- Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: Hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào,. hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,. - Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.


vd: Thôi, đừng buồn nữa!
Mở cửa ra đi.

B - Bài tập:

Câu 1: Tìm câu cầu khiến trong những đoạn văn sau? Dấu hiệu nhận biết câu cầu khiến đó là gì?

a. Ông lão chào con cá và nói: - Mụ vợ tôi lại nổi cơn điên rồi. Nó không muốn làm bà nhất phẩm phu nhân nữa, nó muốn làm nữ hoàng. Con cá trả lời: - Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi. Trời phù hộ lão. Mụ già sẽ là nữ hoàng. b. Tôi khóc nấc lên. Mẹ tôi từ ngoài đi vào. Mẹ vuốt tóc tôi và nhẹ nhàng dắt tay em Thuỷ:

- Đi thôi con.

Câu 2: Hãy cho biết tác dụng của những câu cầu khiến sau:

a, Cậu nên đi học đi.


b, Đừng nói chuyện!

c, Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương. d, Cầm lấy tay tôi này! e, Đừng khóc.

Các em làm thử :x


Page 3

B - Bài tập: Câu 1: Tìm câu cầu khiến trong những đoạn văn sau? Dấu hiệu nhận biết câu cầu khiến đó là gì? a. Ông lão chào con cá và nói: - Mụ vợ tôi lại nổi cơn điên rồi. Nó không muốn làm bà nhất phẩm phu nhân nữa, nó muốn làm nữ hoàng. Con cá trả lời: - Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi. Trời phù hộ lão. Mụ già sẽ là nữ hoàng.

-> Thôi đừng lo lắng.


Cứ về đi. b. Tôi khóc nấc lên. Mẹ tôi từ ngoài đi vào. Mẹ vuốt tóc tôi và nhẹ nhàng dắt tay em Thuỷ: - Đi thôi con. -> Đi thôi con. Câu 2: Hãy cho biết tác dụng của những câu cầu khiến sau: a, Cậu nên đi học đi. -> Khuyên bảo b, Đừng nói chuyện! -> Yêu cầu c, Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương. -> Sai khiến d, Cầm lấy tay tôi này! -> Ra lệnh e, Đừng khóc. -> Yêu cầu P/s: Nhóc rốt tiếng việt lắm ko biết có đúng ko? ^^

Tốt em ^^ Còn câu 1b, thì dấu hiệu nhận biết là từ "thôi".

Last edited by a moderator: 13 Tháng hai 2011

Vấn đề tiếp theo: Câu cảm thán.

A - Lý thuyết:

* Câu cảm thán là câu:

- Đặc điểm hình thức: + Có những từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi, xiết bao, biết chừng nào,... + Cuối câu thường kết thúc bằng dấu chấm than (!) - Chức năng: + Dùng để bộc lộ cảm xúc trực tiếp của người nói (người viết). + Thường được dùng trong ngôn ngữ nói hằng ngày hay ngôn ngữ văn chương.


ví dụ:


+ Chao ơi là đẹp!
+ Tôi đã thích nó đến chừng nào!
...
B - Bài tập:

Câu 1: Tìm câu cảm thán trong những đoạn văn sau:

a, Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất. (Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)


b, Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
(Nhớ rừng - Thế Lữ)

c, Tình yêu quê hương của Tế Hanh thật đằm thắm biết bao!

d, Thương thay những con người nghèo khổ!

Câu 2: Viết 3 câu cảm thán về chủ đề sau: Khi em được chứng kiến cảnh mặt trời mọc.

Các em làm thử :x


B - Bài tập: Câu 1: Tìm câu cảm thán trong những đoạn văn sau:

a, Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.

(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)

b, Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

(Nhớ rừng - Thế Lữ)

c, Tình yêu quê hương của Tế Hanh thật đằm thắm biết bao!

d, Thương thay những con người nghèo khổ!

Câu 2: Viết 3 câu cảm thán về chủ đề sau: Khi em được chứng kiến cảnh mặt trời mọc.

(...) Thế rồi những tia sáng le lói trên đỉnh ngọn núi xa mờ kia. Nắng dần tràn xuống bao phủ cả ngọn núi. Ông mặt trời hiện ra như một vị thần hùng vĩ của bốn phương. Cảnh bình minh lên thật tuyệt vời biết bao! Tôi nhìn lên bầu trời giờ đã rực rỡ ánh nắng. Đẹp quá! Những áng mây trắng trên nền màu xanh của bức tranh phong cảnh thiên nhiên mà tôi đang chứng kiến như toát ra sự cuốn hút đến kì lạ. Mọi sinh vật đã thức dậy sau một đêm nghỉ ngơi dài. Chao ôi! Cho đến tận bây giờ tôi mới được cảm nhận trực tiếp cái cảm giác kì diệu khi được tận mắt chứng kiến cảnh bình minh của quê hương! (...)

Tốt rồi !

Last edited by a moderator: 23 Tháng hai 2011

^^
Vấn đề tiếp: Câu phủ định.

A - Lý thuyết:

Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chả, chưa,không phải(là), chẳng phải(là), đâu có phải(là), đâu(có),…

Câu phủ định dùng để:

- Thông báo, xác nhận không có sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (câu phủ định miêu tả). - Phản bác một ý kiến, một nhận định (câu phủ định bác bỏ). * Để phân biệt chức năng câu phủ định, ta cần phải căn cứ vào tình huống giao tiếp.

B - Bài tập:

Câu 1: Xác định câu phủ định trong những đoạn/câu văn sau, và cho biết các từ phủ định đó có thể hiện ý phủ định hay ko?

a, Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. b, Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường song không phải là không có ý nghĩa. (Hoài Thanh, Ý nghĩa văn chương) c, Tất cả quan chức nhà nước vào buổi sáng ngày khai trường chia nhau đến dự lễ khai giảng ở khắp các trường học lớn nhỏ. Bằng hành động đó, họ muốn cam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai. (Theo Lí Lan, Cổng trường mở ra ) d, Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, không ai không từng ăn trong tết Trung thu, ăn nó như ăn cả mùa thu vào lòng vào dạ. (Băng Sơn, Quả thơm) e, - Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu! (Nam Cao , Lão Hạc).

Câu 2: Đặt 3 câu phủ định với chủ đề là "gia đình" hoặc "tình bạn".


^^

B - Bài tập:

Câu 1: Xác định câu phủ định trong những đoạn/câu văn sau, và cho biết các từ phủ định đó có thể hiện ý phủ định hay ko?

a, Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. b, Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường song không phải là không có ý nghĩa. (Hoài Thanh, Ý nghĩa văn chương) c, Tất cả quan chức nhà nước vào buổi sáng ngày khai trường chia nhau đến dự lễ khai giảng ở khắp các trường học lớn nhỏ. Bằng hành động đó, họ muốn cam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai. (Theo Lí Lan, Cổng trường mở ra ) d, Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, không ai không từng ăn trong tết Trung thu, ăn nó như ăn cả mùa thu vào lòng vào dạ. (Băng Sơn, Quả thơm) e, - Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu! (Nam Cao , Lão Hạc).

Câu 2: Đặt 3 câu phủ định với chủ đề là "gia đình" hoặc "tình bạn".



Bai làm
1
Choắt không dậy được nữa\RightarrowCâu phủ định mang ý nghĩa phủ định
Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường song không phải là không có ý nghĩa.\Rightarrowcâu phủ định mang ý nghĩa khẳng định
[...]
Bằng hành động đó, họ muốn cam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai.\Rightarrowcâu phủ định mang ý nghĩa khẳng định
[...]
không ai không từng ăn trong tết Trung thu[...]\Rightarrowcâu phủ định mang ý nghĩa khẵng định

Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu!\Rightarrowcâu phủ định gì nhỉ?:-SS
2. Tình bạn không phải là thứ của cải rẻ tiền.
Không gì trên đời quý hơn tình bạn chân chính.
Bạn bè thì không dc ganh ghét, đánh nhau.

Em làm có gì sai chị sửa giùm em nhá!(câu cầu khiên)


Bai làm
1
Choắt không dậy được nữa\RightarrowCâu phủ định mang ý nghĩa phủ định
Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường song không phải là không có ý nghĩa.\Rightarrowcâu phủ định mang ý nghĩa khẳng định
[...]
Bằng hành động đó, họ muốn cam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai.\Rightarrowcâu phủ định mang ý nghĩa khẳng định
[...]
không ai không từng ăn trong tết Trung thu[...]\Rightarrowcâu phủ định mang ý nghĩa khẵng định

Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu!\Rightarrowcâu phủ định gì nhỉ?:-SS
2. Tình bạn không phải là thứ của cải rẻ tiền.
Không gì trên đời quý hơn tình bạn chân chính.
Bạn bè thì không dc ganh ghét, đánh nhau.

Em làm có gì sai chị sửa giùm em nhá!(câu cầu khiên)



câu 1e: câu phủ định mang ý nghĩa phủ định.
Còn lại thì được rồi ^^


Vấn đề tiếp theo: Lựa chọn trật tự từ trong câu.

A - Lý thuyết.


Trong một câu có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự từ, mỗi cách đem lại hiệu quả diễn đạt riêng.

Người nói (người viết) cần biết lựa chọn trật tự từ thích hợp với yêu cầu giao tiếp.

** Tác dụng:


- Thể hiện thứ tự trước sau của hoạt động, đặc điểm … - Thể hiện thứ bậc cao thấp của nhân vật … - Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng. - Liên kết câu với những câu khác trong văn bản.

- Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm của lời nói.

B - Bài tập:


Câu 1: xác định sự sắp xếp về trật tự từ trong câu trong những câu sau, và nêu tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ đó:
a, “ Bạc phơ mái tóc người Cha Ba mươi năm Đảng nở hoa tặng Người” b, Gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi, mẹ tôi ở Thanh Hóa vẫn chưa về. Trong đó nghe đâu mẹ tôi đi bán bóng đèn và những phiên chợ chính còn bán cả vàng hương nữa. (Nguyên Hồng – “Những ngày thơ ấu”) c, Nguyễn Tuân có một kho từ vựng hết sức phong phú mà ông đã cần cù tích lũy. Vốn từ vựng ấy, trước Cách mạng tháng Tám, ông thường dùng để chơi ngông với đời. (Nguyễn Đăng Mạnh – “Nhà văn Việt Nam – chân dung và phong cách”) d, Bước tới đèo ngang bóng xế tà, Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. Lom khom dưới núi tiều vài chú, Lác đác bên sông, chợ mấy nhà. Nhớ nước đau lòng con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia Dừng chân đứng lại, trời, non, nước Một mảnh tình riêng, ta với ta (Bà Huyện Thanh quan – “Qua Đèo Ngang”) e, Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm. Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam. (Thép Mới – “Cây tre Việt Nam”) f, Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn.

(Ngô Tất Tố - "Tắt đèn").

^^


Vấn đề tiếp theo: Lựa chọn trật tự từ trong câu.

A - Lý thuyết.


Trong một câu có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự từ, mỗi cách đem lại hiệu quả diễn đạt riêng.

Người nói (người viết) cần biết lựa chọn trật tự từ thích hợp với yêu cầu giao tiếp.

** Tác dụng:


- Thể hiện thứ tự trước sau của hoạt động, đặc điểm … - Thể hiện thứ bậc cao thấp của nhân vật … - Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng. - Liên kết câu với những câu khác trong văn bản.

- Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm của lời nói.

B - Bài tập:


Câu 1: xác định sự sắp xếp về trật tự từ trong câu trong những câu sau, và nêu tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ đó:
a, “ Bạc phơ mái tóc người Cha Ba mươi năm Đảng nở hoa tặng Người” b, Gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi, mẹ tôi ở Thanh Hóa vẫn chưa về. Trong đó nghe đâu mẹ tôi đi bán bóng đèn và những phiên chợ chính còn bán cả vàng hương nữa. (Nguyên Hồng – “Những ngày thơ ấu”) c, Nguyễn Tuân có một kho từ vựng hết sức phong phú mà ông đã cần cù tích lũy. Vốn từ vựng ấy, trước Cách mạng tháng Tám, ông thường dùng để chơi ngông với đời. (Nguyễn Đăng Mạnh – “Nhà văn Việt Nam – chân dung và phong cách”) d, Bước tới đèo ngang bóng xế tà, Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. Lom khom dưới núi tiều vài chú, Lác đác bên sông, chợ mấy nhà. Nhớ nước đau lòng con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia Dừng chân đứng lại, trời, non, nước Một mảnh tình riêng, ta với ta (Bà Huyện Thanh quan – “Qua Đèo Ngang”) e, Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm. Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam. (Thép Mới – “Cây tre Việt Nam”) f, Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn.

(Ngô Tất Tố - "Tắt đèn").

^^

Trật tự là a. Mái tóc người Cha bạc phơ <- Nhấn mạnh màu sắc mái tóc b.Nghe đâu trong đó mẹ tôi đi bán bóng đền và....(phần còn lại) <- nhấn mạnh địa điểm c.Trước cách mạng tháng 8,ông dùng vốn từ vựng đó để chơi ngông với đời d.em ko biết trình bày như thế nào ạ .Nhưng tạm là nó ntn Mấy chú tiều lom khom dưới núi Mấy nhà lác đác bên sông e. Em chưa nghĩ ra f.Chị Dậu vội vàng đặt con xuống đất,chạy đến đỡ tay hắn,xám mặt Cô em nói rằng cách của tg là hay nhất Vậy câu f,e sắp lại để làm gì ạ ? Em ko hiểu

Chị có thể giao thêm về các kiểu câu đc ko ạ ? Em thấy chị cho ít và ko có giải đáp thì bọn em chưa hiểu đc


Chị cho nhanh lên nhé ^^

Chị ơi cho thêm bài đi ạ
Về dạng sắp xếp trật tự từ và các kiểu câu í ạ
Nhanh lên nhé chị

Phần sắp xếp trật tự từ đó chị chỉ yêu cầu trong đề là XÁC ĐỊNH trật tự từ và nêu tác dụng của nó thôi, chứ ko yêu cầu là phải sắp xếp lại. bởi cái hay của mỗi câu là ở trật tự từ đó mà sắp xếp lại thì còn cái gì nữa. ^^

Đáp án: nên làm theo những tác dụng ở trên rồi từ đó triển khai thành tác dụng cho nội dung mỗi câu, sẽ giúp cho em nắm vững thêm phần tác dụng của nó.

a, Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
b,
Thể hiện thứ tự trước sau của hoạt động, đặc điểm
c,
Liên kết câu với những câu khác trong văn bản.
d,
Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
e,
Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm của lời nói.
f,
Thể hiện thứ tự trước sau của hoạt động, đặc điểm …

vấn đề tiếp theo: Câu trần thuật.

A - Lý thuyết:

- Câu trần thuật không có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán. - Thường dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả… Ngoài ra còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc… - Thường kết thúc bằng dấu chấm, nhưng đôi khi nó có thể kết thúc bằng dấu chấm than hoăc dấu chấm lửng.
B - Bài tập: Câu 1: em hãy nêu tác dụng của những câu trần thuật sau:
a, Cai Tứ là một người đàn ông thấp và gầy, tuổi độ bốn lăm, năm mươi. b, Mình được gặp ông bà, tới thăm gia đình các cô chú mình còn được lì xì nữa đó. c, Ngày xưa ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. d, Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào, thở không ra lời: - Bẩm…quan lớn…đê vỡ mất rồi!

e, Ôi Tào Khê! Nước tào Khê làm đá mòn đấy! Nhưng dòng nước Tào Khê không bao giờ cạn chính là lòng chung thủy của ta!

Câu 2: Đặt 3 câu trần thuật, nội dung tự chọn.

Câu 1: em hãy nêu tác dụng của những câu trần thuật sau: a, Cai Tứ là một người đàn ông thấp và gầy, tuổi độ bốn lăm, năm mươi. b, Mình được gặp ông bà, tới thăm gia đình các cô chú mình còn được lì xì nữa đó. c, Ngày xưa ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. d, Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào, thở không ra lời: - Bẩm…quan lớn…đê vỡ mất rồi! e, Ôi Tào Khê! Nước tào Khê làm đá mòn đấy! Nhưng dòng nước Tào Khê không bao giờ cạn chính là lòng chung thủy của ta!

Câu 2: Đặt 3 câu trần thuật, nội dung tự chọn.

Câu 1: a) Khắc họa chân dung người đàn ông tên Cai Tứ (bằng cách miêu tả các đặc điểm ngoại hình) b) Kể lại kỉ niệm đi thăm ông bà vào dịp Tết cả một ai đó. c) Nêu tiểu sử sơ lược của vị thần trong truyền thuyết: Lạc Long Quân . d) Kể lại sự việc của một người "nhà quê" chạy vào báo tin cho viên quan phụ mẫu về việc đê vỡ. e) Nêu tình cảm của người phụ nữ trong đoạn văn. (Câu này do chưa học được bài văn nên em không nắm rõ lắm) Câu 2: Vầng trăng đã được rất nhiều thi sĩ gọi tên: Lí Bạch, Đỗ Phủ, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến.... Đi đường là bài thơ trích trong tập "Nhật kí trong tù" của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ông Giuốc-đanh là một gã trưởng giả quê kệch.

Câu 1: e) Nêu tình cảm của người phụ nữ trong đoạn văn. (Câu này do chưa học được bài văn nên em không nắm rõ lắm) Câu 2: Vầng trăng đã được rất nhiều thi sĩ gọi tên: Lí Bạch, Đỗ Phủ, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến.... Đi đường là bài thơ trích trong tập "Nhật kí trong tù" của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ông Giuốc-đanh là một gã trưởng giả quê kệch.


Câu 1e, tác dụng là bộc lộ tình cảm, cảm xúc đối với địa danh thôi em ^^: Tào Khê.

Còn lại tốt rồi, câu 2 em đặt câu rất hay cố gắng phát huy nhé


Mọi người ui cho e hỏi câu này cái:
Tìm 5 loài vật có tên gọi là từ tượng thanh.

Chủ đề tiếp theo: CÂU GHÉP.

Câu ghép là câu do hai hoặc nhiều cụm C – V không bao chứa nhau tạo thành.Mỗi cụm C – V này được gọi là một vế câu.

- Các cách nối vế câu ghép: + Nối bằng một quan hệ từ + Nối bằng một cặp quan hệ từ + Nối bằng một cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với nhau ( cặp từ hô ứng ) - Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép: + Quan hệ nguyên nhân + Quan hệ điều kiện + Quan hệ tương phản + Quan hệ tặng tiến + Quan hệ lựa chọn + Quan hệ bổ sung + Quan hệ tiếp nối + Quan hệ đồng thời +Quan hệ giải thích + ...

B - Bài tập:

Câu 1: Tìm câu ghép trong những câu sau và xác định chủ ngữ - vị ngữ trong những câu ghép vừa tìm được:

a, Tôi quên thế nào được những cảm giác ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. b, Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn tôi đi trên con đường làng dài và hẹp. c, Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. d, Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. e) Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau tôi đuổi kịp.

Câu 2: Tìm mỗi quan hệ giữa các vế cửa câu ghép trong những câu dưới đây:

a, Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quí, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp. (Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt) b, Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống biển.

c, Giá anh con trai không phẫn chí bỏ đi phu đồn điền cao su thì lão Hạc đâu phải sống lủi thủi như vậy.


_Hết_

Các em làm thử nhé

quay trở lại bài này (vì em đang học phần này)
em hơi kém nên thử xem đúng không chị ạ

a, Tôi/ quên thế nào được những cảm giác ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
câu này em chiu b, Buổi mai/ hôm ấy, (một)/ buổi mai/ đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi/ âu yếm nắm tay tôi dẫn tôi đi trên con đường làng dài và hẹp.

........C1..........V1.........St.........c2...................v2..............................c3............................v3

c, Cảnh vật/ chung quanh tôi đều thay đổi/, (vì) [chính] lòng tôi/ đang có sự

.........c1....................v1................................qht....trợ T.......c2..........v2


thay đổi lớn) (hôm nay) tôi/ đi học.
)QH giải thích.................c3....v3
... chỉ thời gian d, Cái đầu lão/ ngoẹo về một bên (và) cái miệng móm mém của lão/ mếu như con nít.

..........c1..........................v1......qht Đồng T................c2...................................v2

e) Mẹ tôi/ cầm nón vẫy tôi(,) (vài giây sau) tôi/ đuổi kịp.

.......c1.............v1...........QHT .....................c2.....v2

Bài 2 a, (Có lẽ) tiếng Việt của chúng ta đẹp (bởi vì) tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp(,) (bởi vì) đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quí(,) là vĩ đại(,) nghĩa là rất đẹp. (Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)

QH Giải thích , tăng tiến (có lẽ vậy )

b, Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống biển.

QH đồng thời (có lẽ vậy)

c, (Giá) anh con trai không phẫn chí bỏ đi phu đồn điền cao su (thì) lão Hạc đâu phải sống lủi thủi như vậy.

QH điều kiện (giả thiết) - kết quả


em thầy em học bài này vẫn chưa tốt lên em thử xem
phiền chị kiểm tra giùm em nha

Last edited by a moderator: 18 Tháng mười một 2011

TRƯỜNG TỪ VỰNG. A - Lý thuyết: Trường từ vựng là một tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. vd: Trong từ "con người", có: cao, lùn, mập, chân, tay, mắt, mũi... Trong từ đó thì có các trường từ vựng: - Hình dáng của con người: cao, lùn, mập. - Bộ phận trên cơ thể người: chân, tay, tai mắt mũi. B - Bài tập: Câu 1: Hãy tìm các trường từ vựng của các từ sau và cho ví dụ ở mỗi nhóm trường từ vựng vừa đưa ra: - Kem. - Con người (cái này kể càng nhiều càng tốt nhé) - Viết.

Câu 2: Hãy xếp các từ sau vào chung một nhóm trường từ vựng sao cho thích hợp, và đặt tên cho các nhóm trường từ vựng đó: hạnh phúc, thật thà, ăn, hiền lành, học, chán nản, lạc quan, hòa đồng, buồn, ngủ, nhìn, giận dữ.