Các bài toán giải bằng 2 phép tính lớp 3

Nhằm đem đến cho các em học sinh có thêm nhiều tài liệu ôn tập môn Toán lớp 3, Download.vn xin giới thiệu đến các bạn tài liệu Bài toán giải bằng hai phép tính.

Bài toán giải bằng hai phép tính là tài liệu bao gồm các bài toán có lời văn giải bằng hai phép tính lớp 3. Đây là tài liệu tự luyện nhằm giúp các em học sinh củng cố và nâng cao kiến thức đã học. Chúc các em học và đạt được kết quả tốt trong các bài kiểm tra, bài thi sắp tới.

Bài toán giải bằng hai phép tính lớp 3

Bài 1: Một thùng đựng 84 lít mật ong, người ta đã lấy ra 1/3 số lít mật ong đó. Hỏi trong thùng còn lại bao nhiêu lít mật ong?

Hướng dẫn

1/3 tương đương số lít mật là:

84 : 3 = 28 (lít)

Trong thùng còn lại số lít mật ong là:

84 - 28 = 56 (lít)

Bài 2: Một cửa hàng có 1242 cái áo, cửa hàng đã bán 1/6 số áo. Hỏi cửa hàng đó còn lại bao nhiêu cái áo?

Hướng dẫn

Cửa hàng đã bán số cái áo là:

1242 x 1/6 = 207 (cái)

Cửa hàng còn lại số cái áo là:

1242 - 207 = 1035 (cái)

Bài 3: Một sợi dây dài 9135 cm được cắt thành 2 đoạn. Đoạn thứ nhất dài bằng 1/7 chiều dài sợi dây. Tính độ dài mỗi đoạn dây.

Hướng dẫn

Độ dài đoạn dây thứ nhất là:

9135 : 7 = 1305 (cm)

Độ dài đoạn dây thứ hai là:

9135 – 1305 = 7830 (cm)

Đáp số: đoạn 1: 1305 cm; đoạn 2: 7830 cm

Bài 4: Thùng thứ nhất đựng 35 lít dầu, thùng thứ hai đựng nhiều hơn thùng thứ nhất 15 lít dầu. Hỏi cả hai thùng đựng bao nhiêu lít dầu?

Hướng dẫn

Vậy thùng thứ 2 đựng được:

35 + 15 = 50 (l dầu)

Cả 2 thùng đựng được:

50 + 35 = 85 (l dầu)

Bài 5: Anh có 56 viên bi, em có ít hơn anh 12 viên bi. Hỏi cả hai anh em có bao nhiêu viên bi?

Hướng dẫn

Số bi của em là:

56 - 12 = 44 (viên)

tổng số bi của 2 anh em là:

56 + 12 = 100 (viên)

Bài 6: Lớp 3A trồng được 42 cây, lớp 3B trồng được gấp 4 lần số cây của lớp 3A. hỏi cả hai lớp trồng được bao nhiêu cây?

Hướng dẫn

Số cây của lớp 3B là:

42 x 4 = 168 (cây)

Số cây của cả hai lớp là:

168 + 42 = 210 (cây)

Đáp số : 210 cây

Bài 7: Một bến xe có 76 ô tô. Lúc đầu có 18 ô tô rời bến, sau đó có thêm 16 ô tô nữa rời bến. Hỏi bến xe đó còn lại bao nhiêu ô tô?

Tóm tắt

Bến xe : 76 ô tô

Lúc đầu: 18 ô tô rời đi

Lúc sau: 16 ô tô rời đi

Còn lại: ...... ô tô ?

Bài làm

Sau lần đầu, bến xe còn lại số ô tô là:

76 − 18 = 58 (ô tô)

Bến xe còn lại số ô tô là:

58 - 16 = 42 (ô tô)

Đáp số: 42 ô tô

Bài 8: Có 5 thùng dầu, mỗi thùng chứa 120 lít. Người ta đã lấy ra 130 lít từ số dầu đó. Hỏi còn lại bao nhiêu lít dầu?

Tóm tắt

1 thùng: 120 lít

5 thùng: ...... lít

Lấy ra: 130 lít

Còn lại: ...... lít ?

Bài làm

Số lít dầu có trong 55 thùng là:

120 × 5 = 600 (lít)

Số lít dầu còn lại là:

600 − 130 = 470 (lít)

Đáp số: 470 lít dầu

Bài 9: Can thứ nhất có 18 lít dầu. Số dầu ở can thứ hai gấp 3 lần số dầu ở can thứ nhất. hỏi can thứ hai nhiều hơn can thư ùnhất bao nhiêu lít dầu?

Hướng dẫn

Can thứ hai có số lít dầu là:

18 x 3 = 54(l)

Can thứ hai nhiều hơn can thứ nhất số lít dầu là:

54 - 18 = 36(l)

Đáp số: 36 l dầu

Bài 10: Một tổ công nhân buổi sáng sửa được 24m. buổi chiều do trời nắng nên sửa được số mét đường giảm đi 3 lần so với buổi sáng. Hỏi buổi chiều tổ công nhân đó sửa được mấy mét đường?

Hướng dẫn

Buổi chiều tổ công nhân đó sửa được số mét đường là:

24: 3 = 8 (m đường)

Đáp số: 8 m đường.

Bài 11: Một nhóm khách du lịch mang theo 4 bình, mỗi bình 2 lít nước và một bình 5 lít nước. Hỏi nhóm đó mang theo bao nhiêu lít nước?

Hướng dẫn

4 bình có số lít nước là:4 bình có số lít nước là:

4 × 2 = 8 (lít nước)

Nhóm đó mang theo số lít nước là:

8 + 5 = 13 (lít nước)

Đ/s: 13 lít nước

Bài 12: Người ta chia khu vườn ươm cây thành 2 lô đất, mỗi lô đất có 4 hàng, mỗi hàng trồng 105 cây con. Hỏi khu vườn đó trồng được bao nhiêu cây con?

Bài toán cho giá trị một đại lượng và dữ kiện đại lượng này nhiều hơn hoặc ít hơn đại lượng kia, yêu cầu tính giá trị tổng của hai đại lượng.

Bước 1: Tìm giá trị của đại lượng chưa biết thường sử dụng phép toán cộng hoặc trừ.

Bước 2: Tính giá trị tổng của hai đại lượng

Dạng 2: Bài toán liên quan đến khái niệm “gấp lên một số lần” hoặc “giảm đi một số lần”

Phương pháp giải:

Bài toán cho giá trị một đại lượng và dữ kiện đại lượng này gấp đại lượng kia một số lần hoặc đại lượng này giảm đi một số lần so với đại lượng kia, yêu cầu tính giá trị tổng/hiệu của hai đại lượng.

Bước 1: Tìm giá trị của đại lượng chưa biết thường sử dụng phép toán nhân hoặc chia.

Bước 2: Tính giá trị tổng của hai đại lượng

Dạng 3: Điền số thích hợp vào sơ đồ

Phương pháp giải:

- Thực hiện phép tính theo thứ tự của sơ đồ

- Điền số lần lượt vào chỗ trống.

Bài tập tự luyện

Bài tập tự luyện số 1

Bài 1: Số?

Can thứ nhất đựng 5 l nước mắm, can thứ hai đựng số lít nước mắm gấp 3 lần can thứ nhất. Hỏi cả hai can đựng bao nhiêu lít nước mắm?

Các bài toán giải bằng 2 phép tính lớp 3

Lời giải:

Vì can thứ hai đựng số lít nước mắm gấp 3 lần can thứ nhất nên số lít nước mắm ở can thứ hai = Số lít nước mắm ở can thứ nhất × 3.

Sau khi tìm được số lít nước mắm đựng ở can thứ hai, ta tính số lít nước mắm ở cả hai can bằng cách lấy số lít nước mắm ở can thứ nhất cộng với số lít nước mắm ở can thứ hai.

Em điền được các số như sau:

Các bài toán giải bằng 2 phép tính lớp 3

Bài 2: Mai gấp được 10 cái thuyền, Nam gấp được ít hơn Mai 3 cái thuyền. Hỏi cả hai bạn gấp được bao nhiêu cái thuyền?

Lời giải:

Tóm tắt:

Các bài toán giải bằng 2 phép tính lớp 3

Giải bài toán trên bằng hai bước tính:

Bước 1: Tìm số thuyền Nam gấp được.

Bước 2: Tìm số thuyền cả hai bạn gấp được.

Bài giải

Nam có số cái thuyền là:

10 – 3 = 7 (cái)

Cả hai bạn gấp được số cái thuyền là:

10 + 7 = 17 (cái)

Đáp số: 17 cái thuyền.

Bài tập tự luyện số 2

Bài 1: Buổi sáng cửa hàng bán được 10 máy tính, buổi chiều cửa hàng bán được ít hơn buổi sáng 4 máy tính. Hỏi cả hai buổi cửa hàng bán được bao nhiêu máy tính?

Lời giải:

Em giải bài toán trên bằng hai bước tính:

- Bước 1: Tính số máy tính buổi chiều bán được.

- Bước 2: Tính số máy tính cả hai buổi bán được.

Tóm tắt

Các bài toán giải bằng 2 phép tính lớp 3

Bài giải

Buổi chiều bán được số máy tính là:

10 – 4 = 6 (máy tính)

Cả hai buổi bán được số máy tính là:

10 + 6 = 16 (máy tính)

Đáp số: 16 máy tính.

Bài 2: Đường gấp khúc ABC có AB = 9 cm, đoạn BC dài gấp 2 lần đoạn AB. Hỏi đường gấp khúc ABC dài bao nhiêu xăng-ti-mét?

Lời giải:

Tóm tắt

Các bài toán giải bằng 2 phép tính lớp 3

Em thực hiện 2 bước tính:

- Bước 1: Tính độ dài đoạn BC.

- Bước 2: Tính độ dài đường gấp khúc ABC. Độ dài đường gấp khúc bằng tổng độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc đó. Vậy độ dài đường gấp khúc ABC = độ dài đoạn AB + độ dài đoạn BC.

Bài giải

Độ dài đoạn BC là:

9 × 2 = 18 (cm)

Độ dài đường gấp khúc ABC là:

9 + 18 = 27 (cm)

Đáp số: 27 cm.

Bài 3: Nêu bài toán theo tóm tắt sau rồi giải bài toán đó.

Các bài toán giải bằng 2 phép tính lớp 3

Lời giải:

Bài toán: Bao ngô cân nặng 30 kg. Bao gạo cân nặng hơn bao ngô 10 kg. Hỏi cả hai bao cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?

Bài giải

Bao gạo cân nặng là:

30 + 10 = 40 (kg)

Cả hai bao cân nặng là:

30 + 40 = 70 (kg)

Đáp số: 70 kg

Bài tập tự luyện số 3

Bài 1: Trong chuồng có 3 con thỏ. Số con thỏ ở ngoài sân gấp 4 lần số con thỏ ở trong chuồng. Hỏi:

  1. Số thỏ ở trong chuồng và ở ngoài sân có tất cả bao nhiêu con?
  1. Số thỏ ở ngoài sân nhiều hơn số thỏ ở trong chuồng bao nhiêu con?

Lời giải

Tóm tắt:

Các bài toán giải bằng 2 phép tính lớp 3

Ngoài sân có số con thỏ là:

3 × 4 = 12 (con)

  1. Số thỏ ở trong chuồng và ở ngoài sân có tất cả số con là:

3 + 12 = 15 (con)

  1. Số thỏ ở ngoài sân nhiều hơn số thỏ ở trong chuồng số con là:

12 − 3 = 9 (con)

Đáp số: a) 15 con;

  1. 9 con.

Bài 2: Đường gấp khúc ABC có đoạn thẳng AB dài 15 cm, đoạn thẳng BC ngắn hơn đoạn thẳng AB là 5 cm. Tính độ dài đường gấp khúc ABC.

Các bài toán giải bằng 2 phép tính lớp 3

Lời giải

Tóm tắt:

Các bài toán giải bằng 2 phép tính lớp 3

Độ dài đoạn thẳng BC là:

15 − 5 = 10 (cm)

Độ dài đường gấp khúc ABC là:

15 + 10 = 25 (cm)

Đáp số: 25 cm.

Bài 3: Lớp học có 15 bạn nam. Số bạn nữ nhiều hơn số bạn nam là 2 bạn. Hỏi lớp học đó có tất cả bao nhiêu bạn?

Lời giải

Tóm tắt:

Các bài toán giải bằng 2 phép tính lớp 3

Lớp học đó có số bạn nữ là:

15 + 2 = 17 (bạn)

Lớp học đó có tất cả số bạn là:

15 + 17 = 32 (bạn)

Đáp số: 32 bạn.

Bài tập tự luyện số 4

Bài 1: Con lợn đen cân nặng 65 kg. Con lợn trắng nặng hơn con lợn đen 8 kg. Hỏi cả hai con lợn cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?

Lời giải

Tóm tắt:

Các bài toán giải bằng 2 phép tính lớp 3

Con lợn trắng nặng số ki-lô-gam là:

65 + 8 = 73 (kg)

Cả hai con lợn cân nặng số ki-lô-gam là:

65 + 73 = 138 (kg)

Đáp số: 138 kg.

Bài 2:

Lúc đầu trong thùng có 15 l nước mắm. Lúc sau, mẹ đổ thêm vào thùng 6 can, mỗi can 3 l nước mắm. Hỏi lúc sau trong thùng có tất cả bao nhiêu lít nước mắm?

Lời giải

Tóm tắt:

Các bài toán giải bằng 2 phép tính lớp 3

6 can chứa số lít nước mắm là:

3 × 6 = 18 (l)

Lúc sau, trong thùng có tất cả số lít nước mắm là:

15 + 18 = 33 (l)

Đáp số: 33 l

Bài 3: Nêu bài toán theo tóm tắt sau rồi giải bài toán đó.

Các bài toán giải bằng 2 phép tính lớp 3

Lời giải

Bài toán: Con gà nặng 2 kg. Tính tổng số cân nặng của con gà và con ngỗng, biết con ngỗng nặng gấp 4 lần con gà.