Các bài làm dạng so sánh văn học năm 2024

Các bài làm dạng so sánh văn học năm 2024

KIỂU BÀI SO SÁNH VĂN HỌC

I/ Khái quát về so sánh văn học

1/ Khái niệm

Khái niệm so sánh văn học cần phải được hiểu theo ba lớp nghĩa khác

nhau. Thứ nhất, so sánh văn học là “một biện pháp tu từ để tạo hình ảnh

cho câu văn”. Thứ hai, nó được xem như một thao tác lập luận cạnh các

thao tác lập luận như: phân tích, bác bỏ, bình luận đã được đưa vào sách

giáo khoa Ngữ văn 11. Thứ ba, nó được xem như “một phương pháp, một

cách thức trình bày khi viết bài nghị luận, tức là như một kiểu bài nghị luận

cạnh các kiểu bài nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm thơ; nghị luận về

một đoạn trích, tác phẩm văn xuôi… ở sách giáo khoa Ngữ văn 12.

2/ Mục đích của kiểu bài so sánh

Mục đích cuối cùng của kiểu bài này là chỉ ra được chỗ giống và khác

nhau giữa hai tác phẩm, hai tác giả, từ đó thấy được những mặt kế thừa,

những điểm cách tân của từng tác giả, từng tác phẩm; thấy được vẻ đẹp

riêng của từng tác phẩm; sự đa dạng muôn màu của phong cách nhà văn.

Không dừng lại ở đó, kiểu bài này còn góp phần hình thành kĩ năng lí giải

nguyên nhân của sự khác nhau giữa các hiện tượng văn học.

3/ Các dạng so sánh thường gặp.

Kiểu bài so sánh văn học yêu cầu thực hiện cách thức so sánh trên

nhiều bình diện:

- So sánh các tác phẩm

- So sánh các đoạn tác phẩm (hai đoạn thơ hoặc hai đoạn văn xuôi)

- So sánh các nhân vật văn học.

- So sánh các tình huống truyện.

- So sánh các cốt truyện.

- So sánh cái tôi trữ tình giữa các bài thơ.

- So sánh các chi tiết nghệ thuật.

- So sánh nghệ thuật trần thuật…