Ca cổ đường phố 2023

Cải lương Việt Nam » Ca vọng cổ » Ca cổ Cẩm Tiên – Châu Thanh MP3 | Tuyển Tập Những Bài Tân Cổ, Cải Lương Hay Nhất

Bạn đang xem: Bài hát: ca cổ cẩm tiên

Ca cổ đường phố 2023

Mục lục

  • Bài hát: Ca cổ Cẩm Tiên – Châu Thanh MP3 | Tuyển Tập Những Bài Tân Cổ, Cải Lương Hay Nhất
    • Lời bài hát: Ca cổ Cẩm Tiên – Châu Thanh MP3 | Tuyển Tập Những Bài Tân Cổ, Cải Lương Hay Nhất
    • Trả lời Hủy

Bài hát: Ca cổ Cẩm Tiên – Châu Thanh MP3 | Tuyển Tập Những Bài Tân Cổ, Cải Lương Hay Nhất

Thể loại: Ca vọng cổ

Ca sĩ: NSƯT Cẩm Tiên, NSƯT Châu Thanh

https://justisofa.com/wp-content/uploads/2018/03/y2mate-com-chau-thanh-cam-tien-_-tuyen-tap-nhung-bai-tan-co-trich-doan-cai-luong-hay-nhat_3t_rq28m4au.mp3
Ca khúc Ca cổ Cẩm Tiên – Châu Thanh MP3 | Tuyển Tập Những Bài Tân Cổ, Cải Lương Hay Nhất do nghệ sĩ NSƯT Cẩm Tiên, NSƯT Châu Thanh thể hiện, thuộc thể loại Ca vọng cổ.Các bạn có thể nghe, download (tải nhạc) bài hát Ca cổ Cẩm Tiên – Châu Thanh MP3 | Tuyển Tập Những Bài Tân Cổ, Cải Lương Hay Nhất mp3, playlist/album, MV/Video Ca cổ Cẩm Tiên – Châu Thanh MP3 | Tuyển Tập Những Bài Tân Cổ, Cải Lương Hay Nhất miễn phí tại justisofa.com

Lời bài hát: Ca cổ Cẩm Tiên – Châu Thanh MP3 | Tuyển Tập Những Bài Tân Cổ, Cải Lương Hay Nhất

Ca cổ Cẩm Tiên – Châu Thanh MP3 | Tuyển Tập Những Bài Tân Cổ, Cải Lương Hay Nhất – NSƯT Cẩm Tiên, NSƯT Châu Thanh

Các ca khúc trong chương trình:

01. Tìm Em Nơi Đâu – Châu Thanh & Cẩm Tiên

02. Tiễn Biệt – Châu Thanh & Cẩm Tiên

03. Mối Tình Ngang Trái – Châu Thanh & Cẩm Tiên

04. Tướng Cướp Si Tình – Châu Thanh & Cẩm Tiên

05. Chiều Đông Gió Lạnh Về – Châu Thanh & Cẩm Tiên

06. Hương Cau Quê Ngoại – Châu Thanh & Cẩm Tiên

07. Chiều Mỹ Tho – Châu Thanh & Cẩm Tiên

08. Không Giờ Rồi – Châu Thanh & Cẩm Tiên

09. Lấy Chồng Xứ Lạ – Châu Thanh & Cẩm Tiên

10. Cuộc Tao Ngộ Thi Nhân Và Ca Nữ – Châu Thanh & Cẩm Tiên

11. Lệ Úa – Châu Thanh & Cẩm Tiên

Ca cổ Cẩm Tiên – Châu Thanh MP3 | Tuyển Tập Những Bài Tân Cổ, Cải Lương Hay Nhất
Các bài hát của ca sĩ NSƯT Cẩm Tiên, NSƯT Châu Thanh
Bài hát cùng thể loại

Xem thêm: Cách Khóa Cột Trong Excel Không Cho Chỉnh Sửa, Cách Khóa Cột Trong Excel

Nhận xét bài: Ca cổ Cẩm Tiên – Châu Thanh MP3 | Tuyển Tập Những Bài Tân Cổ, Cải Lương Hay Nhất

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận *

Tên *

Email *

Current ye
r *
Leave this field empty
Nhạc nghe nhiều
Nhạc mới đăng
Phản hồi gần đây

Cải lương là một loại hình kịch hát có nguồn gốc từ miền Nam Việt Nam, hình thành trên cơ sở dòng nhạc Đờn ca tài tử và dân ca miền đồng bằng sông Cửu Long, nhạc tế lễ.

Những vở cải lương tuồng cổ, video, trích đoạn cải lương mới nhất 2017 và những vở cải lương đi vào lòng người từ trước và sau 1975.

About The Author

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 244/KH-UBND

Sơn La, ngày 04 tháng 10 năm 2022

KẾ HOẠCH

KHUYẾN NÔNG CẤP TỈNH NĂM 2023

Căn cứ Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về khuyến nông;

Căn cứ Thông tư số 75/2019/TT-BTC ngày 04/11/2019 của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách Nhà nước thực hiện hoạt động khuyến nông;

Căn cứ Nghị quyết số 134/2020/NQ-HĐND ngày 01/7/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La Quy định nội dung chi, mức hỗ trợ cho các hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh Sơn La;

Căn cứ Quyết định số 1707/QĐ-UBND ngày 08/7/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phê duyệt Chương trình khuyến nông địa phương giai đoạn 2020 - 2025 trên địa bàn tỉnh Sơn La;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Hội Nông dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch Khuyến nông cấp tỉnh năm 2023 với các nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XV; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ cấp huyện nhiệm kỳ 2020 - 2025.

- Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn kỹ thuật, chủ trương, chính sách về nông lâm nghiệp cho nông dân, chủ cơ sở, doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất nông lâm nghiệp; các hoạt động sản xuất nông nghiệp và gương điển hình sản xuất giỏi trên địa bàn tỉnh. Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, các phương pháp tổ chức sản xuất và định hướng thị trường, kiến thức khoa học kỹ thuật cho Ban chủ nhiệm, thành viên Câu lạc bộ Khuyến nông, các đoàn thể của bản và nông dân trên địa bàn tỉnh.

- Chuyển đổi cơ cấu trong lĩnh vực nông nghiệp theo hướng tạo ra các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, tiêu thụ ổn định. Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP đáp ứng yêu cầu xuất khẩu, an toàn vệ sinh thực phẩm theo chuỗi giá trị, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp an toàn bền vững, gắn với tiêu thụ sản phẩm.

2. Yêu cầu

- Các nội dung, mô hình khuyến nông được triển khai công khai đến người sản xuất và có hiệu quả để người dân trong vùng có thể thăm quan, học tập mở rộng trong sản xuất, đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến cáo nông dân tại địa phương phát triển trong các năm tiếp theo.

- Tổ chức thực hiện và sử dụng kinh phí theo đúng quy định hiện hành, đảm bảo định mức và yêu cầu kỹ thuật.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH KHUYẾN NÔNG GIAO TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG TỈNH THỰC HIỆN

1. Thông tin tuyên truyền

a) Xây dựng phóng sự khuyến nông và phát bài điểm giá thị trường trên Đài truyền hình tỉnh: 01 năm

- Mục tiêu: Cung cấp thông tin về hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh.

- Nội dung thực hiện:

+ 12 phóng sự khuyến nông và 52 tin bài điểm giá thị trường, tổng quan vật tư nông nghiệp (01 bài điểm giá/tuần, được phát vào tối thứ 7 hàng tuần).

+ Xây dựng các phóng sự khuyến nông trên sóng Phát thanh - Truyền hình tỉnh để cung cấp thông tin về Khoa học kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Tuyên truyền, khuyến cáo để mở rộng và nhn diện các mô hình khuyến nông đạt hiệu quả; thông tin giá cả thị trường nông sản, vật tư nông nghiệp hàng tuần; tổng quan vật tư nông nghiệp cuối tháng trên sóng Phát thanh - Truyền hình tỉnh Sơn La.

b) Tuyên truyền hoạt động Khuyến nông trên Báo Sơn La: 4 trang báo/01 năm

- Mục tiêu: Cung cấp thông tin hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh.

- Nội dung: Đăng tải các tin, bài, ảnh phản ánh các hoạt động sản xuất, khuyến cáo tiến bộ kỹ thuật nông, lâm, ngư nghiệp; giới thiệu các mô hình sản xuất hiệu quả và các hoạt động khuyến nông trong năm 2023 trên báo Sơn La.

- Quy mô: 4 trang báo/1 năm.

c) Tuyên truyền hoạt động Khuyến nông trên Đài tiếng nói Việt Nam khu vực Tây Bắc: 01 năm

- Mục tiêu: Cung cấp thông tin hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh.

- Nội dung thực hiện: Giới thiệu, đăng tải các bài viết về các hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh về các tiến bộ kỹ thuật, các gương điển hình tiên tiến, phản ánh các hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp phát bằng 3 thứ tiếng Thái, Mông, Dao, để khuyến cáo nông dân học tập làm theo.

- Quy mô: 1 năm (12 chuyên mục/12 tháng/năm).

d) In và phát hành Nông lịch Sơn La năm 2024: 9.700 cuốn

- Mục tiêu: Phục vụ tra cứu thông tin về mùa vụ, thời tiết trong nông lịch; giúp cán bộ khuyến nông cơ sở, lãnh đạo của xã, bản chỉ đạo, hướng dẫn sản xuất đảm bảo mùa vụ.

- Đối tượng: Phát hành đến lãnh đạo các Sở, Ban ngành của tỉnh; lãnh đạo UBND các huyện, thành phố; lãnh đạo các cơ quan; Tổ, Bản, Tiểu khu, Xã, Phường, Hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; Các Trung tâm dịch vụ (kỹ thuật) Nông nghiệp các huyện, thành phố; Bưu điện văn hoá xã, Khuyến nông viên cơ sở...

- Số lượng: 9.700 cuốn.

- Đặc tính kỹ thuật: Lịch treo tường khổ 42 x 64 cm. Loại lịch 4 tờ, in màu trên giấy Couche, định lượng 230g/m2, in offset. Kỹ thuật gia công: Đóng cuốn lò so.

đ) Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp năm 2023: phát triển vùng nguyên liệu cây ăn quả chất lượng cao khu vực Tây Bắc phục vụ trung tâm chế biến nông sản tại Sơn La

Mục tiêu: giúp nông dân, các HTX, tổ HTX, tập trung sản xuất phát triển vùng nguyên liệu cây ăn quả và các nhà quản lý, nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật, các doanh nghiệp thảo luận về những vướng mắc trong việc phát triển vùng nguyên liệu cây ăn quả chất lượng cao, tập trung khai thác và tận dụng các lợi thế sản xuất để phát triển bền vững vùng nguyên liệu; đưa ra định hướng, giải pháp, cơ chế chính sách, tháo gỡ những vướng mắc khó khăn về lựa chọn công nghệ, áp dụng các biện pháp thâm canh bền vững, các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cây ăn quả có chất lượng, năng suất cao phục vụ trung tâm chế biến nông sản tại Sơn La.

- Quy mô: 5 tỉnh (Lai Châu, Hòa Bình, Điện Biên, Ninh Bình, Sơn La), 300 đại biểu, trong đó 240 đại biểu là nông dân (Sơn La 160 nông dân, các các tỉnh 20 người/tỉnh x 4 tỉnh)

- Địa điểm tổ chức: Thành phố Sơn La.

- Đối tượng tham gia: nông dân 5 tỉnh, Lai Châu, Hòa Bình, Điện Biên, Ninh Bình, Sơn La.

e) Tọa đàm nông nghiệp: Khuyến nông cộng đồng trong kết nối phát triển vùng nguyên liệu nông sản

Mục tiêu: Nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đẩy mạnh vai trò của khuyến nông đồng hành cùng nông dân trong triển khai dịch vụ, phục vụ tái cơ cấu ngành và phát triển nông thôn, góp phần củng cố xây dựng thương hiệu khuyến nông Việt Nam. Góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng nông sản. Tăng cường đội ngũ khuyến nông cơ sở để phục vụ phát triển vùng nguyên liệu bền vững, đa dạng các hoạt động khuyến nông.

- Quy mô: 200 đại biểu, trong đó 150 đại biểu là nông dân (40 nông dân TP. Sơn La, các huyện còn lại 10 người/huyện)

- Địa điểm tổ chức: Thành phố Sơn La

- Đối tượng tham gia: Các hộ dân trong tỉnh Sơn La

2. Tập huấn, tư vấn kỹ thuật, tổ chức sản xuất nông lâm nghiệp cho đối tượng nhận chuyển giao

- Mục tiêu: Cung cấp thông tin về khoa học, kỹ thuật và công nghệ trồng trọt, chăn nuôi theo VietGAP phục vụ phát triển vùng nguyên liệu và xuất khẩu; tuyên truyền các chủ trương, chính sách, quy định của pháp luật trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; ảnh hưởng và tác động của biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp, các biện pháp giảm thiểu biến đổi khí hậu.

- Số lượng: 12 lớp

- Số người tham gia: 360 học viên (30 học viên/lớp).

- Thời gian tổ chức: 02 ngày/lớp.

- Đối tượng tham gia: cán bộ phụ trách công tác khuyến nông các xã, phường, thị trấn, thành viên HTX nông nghiệp, Ban QL các tổ bản, người có uy tín, nông dân chủ chốt tại 12 huyện, thành phố.

- Địa điểm tổ chức: Tại trung tâm các huyện, thành phố.

3. Xây dựng mô hình chuyển giao khoa học kỹ thuật năm 2023

a) Mô hình chăn nuôi bò sinh sản

- Mục tiêu: Cải tạo và từng bước nâng cao tầm vóc đàn bò vàng địa phương trên địa bàn huyện; tăng số lượng, chất lượng đàn bò; ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào công tác giống để mang lại hiệu quả kinh tế cao; giúp nông dân đổi mới tư duy, suy nghĩ góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người chăn nuôi, từng bước xóa đói giảm nghèo tại địa phương.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng sản phẩm có chất lượng cao, cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh.

- Chăn nuôi bò sinh sản tại các hộ gia đình và trang trại với phương thức nuôi nhốt kết hợp với chăn thả có quản lý.

- Quy hoạch ổn định vùng trồng cây thức ăn; tận dụng các sản phẩm phụ của ngành nông nghiệp (thân lá cây ngô, rơm rạ, ngọn mía…) làm thức ăn chăn nuôi.

- Nâng cao trình độ kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản; từng bước xóa bỏ tập quán chăn nuôi thả rông, chuyển sang hình thức chăn nuôi tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa.

- Số lượng: 60 con bò sinh sản Zebu.

- Thời gian thực hiện: 2 năm (2023, 2024)

- Địa bàn thực hiện: Thành phố, Thuận Châu.

b) Mô hình Nuôi gà bản địa thương phẩm (giống gà xương đen)

- Mục tiêu: Nâng cao nhận thức áp dụng KHKT vào chăn nuôi gia cầm theo phương thức nuôi bán công nghiệp quy mô hộ gia đình; Đồng thời, nâng cao nhận thức của người dân về chăn nuôi gà an toàn sinh học đối với sức khoẻ con người và cộng đồng, góp phần hạn chế lây lan dịch bệnh, không gây ô nhiễm môi trường.

- Số lượng: 10.000 con.

- Thời gian thực hiện: Năm 2023.

- Địa bàn thực hiện: Huyện Thuận Châu

c) Mô hình Nông nghiệp theo hướng dinh dưỡng (sản xuất rau kết hợp nuôi gà an toàn sinh học)

- Mục tiêu: Đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp, cải thiện dinh dưỡng bữa ăn hàng ngày của các hộ tham gia mô hình, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho các hộ nghèo và cận nghèo vùng đặc biệt khó khăn. Tổ chức sản xuất phát triển các loại cây trồng, vật nuôi, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về sức khỏe và giá trị dinh dưỡng. Kết quả của mô hình sẽ được nhân rộng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, thực hiện xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống và cải thiện dinh dưỡng cho người dân tại các vùng khó khăn trên địa bàn của xã và huyện.

- Quy mô:

+ Trồng rau: 2 ha.

+ Nuôi gà toàn sinh học: 6.000 con.

- Thời gian thực hiện: Năm 2023.

- Địa bàn thực hiện: Huyện Mộc Châu, Quỳnh Nhai.

- Đối tượng tham gia: Là hộ có địa điểm xây dựng mô hình, cam kết góp vốn đối ứng, chưa nhận nguồn hỗ trợ nào của ngân sách nhà nước cho cùng một nội dung của mô hình.

d) Mô hình nhà sấy nông sản sử dụng năng lượng mặt trời

- Mục tiêu: Hỗ trợ các hộ nông dân, các thành viên của HTX, Tổ hợp tác phát triển mô hình nhà sấy nông sản sử dụng năng lượng mặt trời, nhằm tạo sản phẩm sạch, an toàn, thân thiện với môi trường, tận dụng nguồn năng lượng tự nhiên để hạ giá thành sản phẩm, giảm chi phí trong sản xuất, khắc phục vấn đề sử dụng năng lượng tái tạo trong sản xuất, từng bước khuyến khích các hộ mở rộng diện tích với quy mô lớn để phát triển trong khâu chế biến, bảo quản hàng nông sản sau thu hoạch.

- Quy mô: 02 nhà, 198,4 m² (99,2 m²/nhà, rộng 8m, dài 12,5, cao 3,5m).

- Địa bàn thực hiện: tại huyện Sông Mã, Quỳnh Nhai.

- Thời gian thực hiện: 1 năm, năm 2023.

- Đối tượng tham gia: hộ dân là thành viên tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất nông sản, thủy sản,…

- Nội dung thực hiện: khảo sát, xác định địa điểm xây dựng mô hình; Lắp đặt nhà màng; tập huấn kỹ thuật; Hội nghị tổng kết; Giám sát, theo dõi mô hình; Nghiệm thu kết quả thực hiện mô hình.

+ Định mức nhà nước hỗ trợ: Hỗ trợ 70% kinh phí lắp đặt nhà màng và các thiết bị khác; Hỗ trợ 100% chi phí thẩm định giá, thông báo mời thầu và kết quả đấu thầu. Hỗ trợ 100% chi phí tổ chức tập huấn kỹ thuật, hội thảo tổng kết, thông tin tuyên truyền, cán bộ chỉ đạo mô hình, và xăng xe quản lý kiểm tra.

+ Yêu cầu kỹ thuật và quy trình công nghệ:

Hệ thống nhà màng phải được lắp đặt, quản lý, vận hành theo quy trình kỹ thuật được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn của nhà thầu chuyển giao công nghệ. Nhà màng phải được quản lý, sử dụng lâu dài bền vững

Vị trí nhà màng phải thuận lợi cho việc quản lý, sử dụng. Mặt bằng đảm bảo thuận tiện cho việc chế biến, bảo quản hàng hóa nông sản thu hoạch.

+ Các hộ tham gia: Tự nguyện tham gia và cam kết thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật được hướng dẫn. Tham gia đóng góp 30% kinh phí mua máy móc thiết bị, vật tư thiết yếu xây dựng nhà màng.

đ) Mô hình trồng thâm canh cây ăn quả có múi an toàn, theo hướng hữu cơ (chăm sóc năm thứ 3)

- Mục tiêu: Tiếp tục chăm sóc, theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của mô hình năm thứ 3, hướng dẫn các hộ áp dụng kỹ thuật, nhân rộng mô hình sản xuất quả có múi theo hướng hữu cơ; tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng cao.

- Quy mô: 03 ha.

- Thời gian thực hiện 3 năm: Năm 2021-2023.

- Địa bàn thực hiện: huyện Phù Yên.

e) Mô hình ghép cải tạo vườn nhãn giống nhãn ánh vàng 205 (chăm sóc năm thứ 2)

- Mục tiêu: Tiếp tục theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của mô hình, áp dụng kỹ thuật chăm sóc vườn cây tạo ra sản phẩm an toàn, tuyên truyền nhân rộng mô hình.

- Địa điểm triển khai: Tại xã Bắc Phong, huyện Phù Yên.

- Quy mô triển khai: 02 ha.

- Thời gian thực hiện: 03 năm: Từ 2022 - 2024.

f) Mô hình trồng thâm canh cây thảo quả dưới tán rừng (chăm sóc năm thứ 2)

- Mục tiêu: Tiếp tục theo dõi, đôn đốc, kiểm tra mô hình năm thứ 2; Đào tạo, tập huấn kỹ thuật cho các hộ tham gia mô hình và nông dân chủ chốt; Hỗ trợ vật tư, phân bón đảm bảo đủ số lượng; Giám sát, theo dõi tình hình sinh trưởng phát triển và sâu bệnh hại; Hội thảo, tổng kết, nghiệm thu kết quả thực hiện hàng năm.

- Quy mô: 20 ha.

- Thời gian thực hiện: 3 năm (2022-2024).

- Địa bàn thực hiện: huyện Mai Sơn, Bắc Yên (10ha/huyện).

g) Mô hình chăn nuôi bò đực giống (chăm sóc năm thứ 2)

- Mục tiêu:Tiếp tục theo dõi, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi bò đực giống, tận dụng nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương. Tuyên truyền, đẩy mạnh công tác cải tạo, nâng cao chất lượng đàn bò địa phương; khuyến khích, nhân rộng mô hình nuôi bò theo hướng nuôi nhốt chuồng, có kiểm soát dịch bệnh đồng thời tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân nông thôn góp phần tạo ra sản phẩm hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo tiêu chí nông thôn mới.

- Số lượng: 5 con đực giống bò vàng Hà Giang.

- Thời gian thực hiện: 2 năm (2022- 2023).

- Địa bàn thực hiện: tại xã vùng 3, bản đặc biệt khó khăn huyện Quỳnh Nhai.

- Đối tượng tham gia: Các hộ nông dân chăn nuôi bò.

h) Mô hình trồng chanh leo theo hướng hữu cơ phục vụ phát triển vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến

- Mục tiêu: Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông sản nói chung, sản phẩm chanh leo nói riêng đủ tiêu chuẩn phục vụ phát triển vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh; Chuyển giao khoa học kỹ thuật cho thành viên các Hợp tác xã, người sản xuất kỹ thuật sản xuất chanh leo.

- Quy mô thực hiện: 20 ha.

- Địa điểm thực hiện: các huyện Mai Sơn, Phù Yên.

III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH KHUYẾN NÔNG GIAO HỘI NÔNG DÂN TỈNH THỰC HIỆN

1. Mô hình trồng nho hạ đen không hạt, nho mẫu đơn (nho sữa) ứng dụng công nghệ cao, an toàn sinh học nhằm nâng cao giá trị sản phẩm

- Mục tiêu: Ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật mới để xây dựng Mô hình trồng nho hạ đen không hạt, nho mẫu đơn (nho sữa) ứng dụng công nghệ cao, an toàn sinh học nhằm nâng cao giá trị sản phẩm nhằm tạo ra sản phẩm có năng suất cao chất lượng quả đạt chuẩn, phục vụ xuất khẩu, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, phục vụ tái cơ cấu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Địa bàn thực hiện: huyện Mai Sơn

- Thời gian thực hiện: năm 2023

- Quy mô thực hiện: 1,0 ha

- Đối tượng tham gia: Là hộ nông dân, hội viên nông dân, thành viên tổ hợp tác, hợp tác xã,… có diện tích đất trồng tối thiểu 0,5 ha/hộ.

2. Mô hình trồng thâm canh cây Lê theo tiêu chuẩn VietGap nhằm nâng cao giá trị gắn với du lịch trải nghiệm nông nghiệp

- Mục tiêu: Ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật mới nhằm xây dựng mô hình thâm canh cây Lê theo tiêu chuẩn Vietgap nhằm nâng cao giá trị gắn với du lịch trải nghiệm nông nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm có năng suất cao chất lượng quả đạt chuẩn, rải vụ thu hoạch góp phần điều tiết sản lượng nông sản cung ứng thị trường, nâng cao tính cạnh tranh thương mại của sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người dân, phục vụ tái cơ cấu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Địa bàn thực hiện: Huyện Mường La

- Thời gian thực hiện: Năm 2023

- Quy mô thực hiện: 20 ha

- Đối tượng tham gia: Là hộ nông dân, hội viên nông dân, thành viên tổ hợp tác, hợp tác xã,… tại Xã Ngọc Chiến huyện Mường La.

3. Mô hình thâm canh, cải tạo giống mận hậu theo tiêu chuẩn VietGap nhằm nâng cao giá trị gắn với liên kết và tiêu thụ sản phẩm (Mô hình chuyển tiếp, chăm sóc năm thứ hai)

- Mục tiêu: Tiếp tục áp dụng các tiến bộ kỹ thuật cắt tỉa, tạo tán giống mận hậu địa phương lâu năm, năng suất, chất lượng thấp nhằm rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản của cây mận hậu, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng quả, đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, làm tăng thu nhập cho gia đình và góp phần cải thiện môi trường sinh thái.

- Quy mô thực hiện: 10,0 ha.

- Thời gian thực hiện: Năm 2023.

- Địa bàn thực hiện: Thành phố Sơn La, huyện Thuận Châu.

4. Mô hình trồng mới một số giống cam rải vụ theo tiêu chuẩn VietGap nhằm nâng cao giá trị gắn với liên kết và tiêu thụ sản phẩm (Mô hình chuyển tiếp, chăm sóc năm thứ hai)

- Mục tiêu: Tiếp tục ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật mới nhằm xây dựng mô hình thâm canh một số giống cam mới theo tiêu chuẩn VietGap và áp dụng công nghệ tưới ẩm, gắn với chuỗi giá trị, nhằm tạo ra sản phẩm có năng suất cao chất lượng quả đạt chuẩn, rải vụ thu hoạch góp phần điều tiết sản lượng nông sản cung ứng thị trường, nâng cao tính cạnh tranh thương mại của sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người dân, phục vụ tái cơ cấu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Quy mô thực hiện: 5,0 ha.

- Thời gian thực hiện: Năm 2023.

- Địa bàn thực hiện: Huyện Sông Mã.

5. Mô hình chăn nuôi lợn sinh sản áp dụng các biện pháp an toàn sinh học (Mô hình chuyển tiếp, chăm sóc năm thứ hai)

- Mục tiêu: Tiếp tục hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi lợn sinh sản nhằm giúp hộ dân nâng cao kiến thức chăn nuôi lợn sinh sản theo hướng an toàn sinh học góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi, tạo ra sản phẩm an toàn, bảo đảm vệ sinh môi trường, hạn chế dịch bệnh, tăng thu nhập, nâng cao đời sống của người dân.

- Quy mô thực hiện: 134 con.

- Thời gian thực hiện: Năm 2023.

- Địa bàn thực hiện: Thành phố Sơn La.

6. Mô hình thâm canh, cải tạo giống Nhãn theo tiêu chuẩn VietGap nhằm nâng cao giá trị gắn với liên kết và tiêu thụ sản phẩm (Mô hình chuyển tiếp, chăm sóc năm thứ hai)

- Mục tiêu: Tiếp tục ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật mới để xây dựng mô hình thâm canh một số giống Nhãn mới chín muộn theo tiêu chuẩn Gap nhằm tạo ra sản phẩm có năng suất cao chất lượng quả đạt chuẩn, phục vụ xuất khẩu, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, phục vụ tái cơ cấu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Quy mô thực hiện: 10,0 ha.

- Thời gian thực hiện: Năm 2023.

- Địa bàn thực hiện: Huyện Mai Sơn.

7. Mô hình thâm canh, cải tạo giống xoài theo tiêu chuẩn VietGAP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm (Mô hình chuyển tiếp, chăm sóc năm thứ hai)

- Mục tiêu: Tiếp tục ứng dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật thâm canh xoài (gắn với truy suất nguồn gốc, tiêu thụ sản phẩm) nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.

+ Liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm để phát triển bền vững.

- Quy mô thực hiện: 10,0 ha.

- Thời gian thực hiện: Năm 2023.

- Địa bàn thực hiện: Huyện Yên Châu.

V. DỰ KIẾN KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Dự kiến kinh phí triển khai thực hiện từ nguồn vốn sự nghiệp kinh tế tỉnh năm 2023: 15.566,3 triệu đồng (Trong đó Sở Nông nghiệp và PTNT: 10.284,2 triệu đồng; Hội Nông dân tỉnh: 5.282,1 triệu đồng).

2. Kinh phí đối ứng của tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện các mô hình và các nguồn vốn hợp pháp khác.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, tổ chức, hướng dẫn triển khai thực hiện Kế hoạch Khuyến nông theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục tiêu đề ra. Tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện.

- Kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh đảm bảo hiệu quả, không chồng chéo, đúng các quy định của pháp luật.

- Quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Kế hoạch đảm bảo đúng mục tiêu đối tượng và theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước và quy định của văn bản có liên quan.

2. Sở Tài chính

Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Kế hoạch Khuyến nông cấp tỉnh năm 2023 theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước và quy định của văn bản có liên quan.

3. Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Hội Nông dân tỉnh

Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này; quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Kế hoạch đảm bảo đúng mục tiêu, đối tượng và theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước và quy định của văn bản có liên quan.

4. UBND các huyện, thành phố

Chỉ đạo các Phòng, đơn vị liên quan phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, triển khai hoàn thành các mô hình khuyến nông trên địa bàn huyện, thành phố năm 2023.

5. Chế độ báo cáo

Từ ngày 18/11 đến 20/11, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Hội Nông dân tỉnh báo cáo kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo UBND tỉnh trước 01/12 hàng năm.

Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc phát sinh cần sửa đổi, bổ sung, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chủ động gửi ý kiến về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết kịp thời theo quy định./.


Nơi nhận:
- Chủ tịch UBND tỉnh (b/c);
- Các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: Sở Nông nghiệp và PTNT, Tài chính;
- Hội Nông dân tỉnh;
- UBND các huyện thành phố;
- Trung tâm Khuyến nông;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Trung tâm Thông tin tỉnh;
- Lưu: VT, Phú 10b.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thành Công

Phụ lục:

DANH MỤC TRIỂN KHAI

CÁC MÔ HÌNH KHUYẾN NÔNG CẤP TỈNH NĂM 2023

TT

Nội dung

Quy mô

Dự kiến nguồn sự nghiệp kinh tế thực hiện (Triệu đồng)

Tổng

Sở Nông nghiệp và PTNT

Hội nông dân tỉnh

TỔNG CỘNG

14.742,40

9.217,6

5.524,8

I

TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG TỈNH

9.217,6

9.217,6

*

MÔ HÌNH MỚI

8.660,9

8.660,9

1

Xây dựng phóng sự khuyến nông và phát bài điểm giá thị trường trên Đài truyền hình tỉnh

12 phóng và 52 tin bài

150,0

150,0

2

Tuyên truyền hoạt động Khuyến nông trên Báo Sơn La

4 trang báo/01 năm

50,0

50,0

3

Tuyên truyền hoạt động Khuyến nông trên Đài tiếng nói Việt Nam khu vực Tây Bắc: 12 chuyên mục/1 năm

12 chuyên mục

30,0

30,0

4

In và phát hành Nông lịch Sơn La năm 2024

9700 cuốn

494,1

494,1

5

Tọa đàm nông nghiệp: Khuyến nông cộng đồng trong kết nối phát triển vùng nguyên liệu nông sản

200 đại biểu

181,1

181,1

6

Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp năm 2023: phát triển vùng nguyên liệu cây ăn quả chất lượng cao khu vực Tây Bắc phục vụ trung tâm chế biến nông sản tại Sơn La

300 đại biểu của 5 tỉnh

274,0

274,0

7

Tập huấn, tư vẫn kỹ thuật, tổ chức sản xuất nông lâm nghiệp cho đối tượng nhận chuyển giao

360 học viên

321,7

321,7

8

Mô hình chăn nuôi bò sinh sản

60 con

2.000,0

2.000,0

9

Mô hình Nuôi gà bản địa thương phẩm (giống gà xương đen)

10.000 con

980,0

980,0

10

Mô hình nhà sấy nông sản sử dụng năng lượng mặt trời

2 nhà sấy

740,0

740,0

11

Mô hình Nông nghiệp theo hướng dinh dưỡng (sản xuất rau kết hợp nuôi gà an toàn sinh học)

2 ha rau; 6.000 con gà

990,0

990,0

12

Mô hình trồng chanh leo theo hướng hữu cơ phục vụ phát triển vùng nguyên liệu

20 ha

2.450,0

2.450,0

*

MÔ HÌNH CHUYỂN TIẾP

556,7

556,7

1

Mô hình trồng thâm canh cây ăn quả có múi an toán, theo hướng hữu cơ (chăm sóc năm thứ 3)

3 ha

322,0

322,0

2

Mô hình ghép cải tạo vườn nhãn giống nhãn ánh vàng 205 (chăm sóc năm thứ 2)

2 ha

41,7

41,7

3

Mô hình trồng thâm canh cây thảo quả dưới tán rừng (chăm sóc năm thứ 2)

20 ha

160,0

160,0

4

Mô hình chăn nuôi bò đực giống(chăm sóc năm thứ 2)

5 con

33,0

33,0

II

HỘI NÔNG DÂN TỈNH

5.524,8

-

5.524,8

*

MÔ HÌNH MỚI

2.767,0

-

2.767,0

1

Mô hình trồng nho hạ đen không hạt, nho mẫu đơn ( nho sữa) ứng dụng công nghệ cao, an toàn sinh học nhằm nâng cao giá trị sản phẩm

1 ha

1.601,0

1.601,0

2

Mô hình trồng thâm canh cây Lê theo tiêu chuẩn VietGap nhằm nâng cao giá trị gắn với du lịch trải nghiệm nông nghiệp

20 ha

1.166,0

1.166,0

*

MÔ HÌNH CHUYỂN TIẾP

2.762,4

2.762,4

1

Mô hình thâm canh, cải tạo giống mận hậu theo tiêu chuẩn VietGap nhằm nâng cao giá trị gắn với liên kết và tiêu thụ sản phẩm (Mô hình chuyển tiếp, chăm sóc năm thứ hai)

10 ha

811,0

811,0

2

Mô hình trồng mới một số giống cam rải vụ theo tiêu chuẩn VietGap nhằm nâng cao giá trị gắn với liên kết và tiêu thụ sản phẩm (Mô hình chuyển tiếp, chăm sóc năm thứ hai)

5 ha

322,0

322,0

3

Mô hình chăn nuôi lợn sinh sản áp dụng các biện pháp an toàn sinh học (Mô hình chuyển tiếp, chăm sóc năm thứ hai)

134 con

323,9

236,4

4

Mô hình thâm canh, cải tạo giống Nhãn theo tiêu chuẩn VietGap nhằm nâng cao giá trị gắn với liên kết và tiêu thụ sản phẩm (Mô hình chuyển tiếp, chăm sóc năm thứ hai)

10 ha

457,0

457,0

5

Mô hình thâm canh, cải tạo giống xoài theo tiêu chuẩn VietGAP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm (Mô hình chuyển tiếp, chăm sóc năm thứ hai)

10 ha

936,0

936,0