Box studio là gì

Khi nhắc đến những tựa game nổi tiếng nhất mọi thời đại, chắc chắn sẽ không dưới 1 cái tên trong danh sách thuộc về thể loại Game MOBA. Hiện nay có rất nhiều game MOBA đã quá quen thuộc với game thủ chúng ta, có thể kể như: Liên Minh Huyền Thoại, Dota 2, Heroes of the Storm,v.v…

Có những mục tiêu đa dạng từ việc giết lính tới phá hủy căn cứ của đối phương, MOBA không hề giống bất cứ loại game nào khác trên thị trường hiện nay, còn có những tựa game “lai” từ MOBA và các thể loại khác. Với việc MOBA đang dần trở thành môn Esports phổ biến nhất hành tinh, hiểu về nguồn gốc làm thế nào mà thể loại này đã bắt đầu là một điều rất quan trọng. Để tìm được lí do vì sao MOBA lại nổi tiếng đến như vậy, chúng ta đầu tiên phải nhìn về lịch sử của MOBA và nó đã bắt đầu như thế nào.

MOBA là viết tắt của từ gì?

Nếu như bạn chưa biết, MOBA là viết tắt của: Multiplayer Online Battle Arena (Tạm dịch: Đấu Trường Trực Tuyến Nhiều Người Chơi). Nhưng thể loại này cũng còn hay được gọi là Chiến Thuật Hành Động Thời Gian Thực.

Hai cụm từ này miêu tả thể loại game này khá đầy đủ, nhưng vẫn còn khá khó hiểu đối với nhiều người. Cái “đấu trường online này” khác gì arena trong World of Warcraft hay các tựa game bắn nhau như Counter-Strike?

Game MOBA là game như thế nào?

Theo định nghĩa, MOBA là một nhánh nhỏ của thể loại game Chiến Thuật bao gồm những game như StarCraft, Command & Conquer và Warcraft. Mặc dù vậy, không giống như các game thuộc thể loại chiến thuật thời gian thực, người chơi tham gia vào một khu vực nhất định dưới dạng một đội và đối đầu với một đội khác.

Luật chơi khá đơn giản và dễ hiểu, phá hủy nhà chính đối phương trước khi chúng kịp phá hủy nhà chính của bạn. Chỉ một trong hai đội sẽ giành chiến thắng khi hạ gục được nhà chính bên kia, dù việc đó có mất 10 phút hay 2 tiếng đồng hồ.

MOBA đã bắt đầu như thế nào?

Những ông tổ của MOBA: Những dấu hiệu xuất hiện đầu tiên của dòng game MOBA có thể được lần ra từ tận năm 1989 với tựa game Herzog Zwei trên hệ máy Sega Genesis. Nhưng MOBA thực sự bắt đầu nhận được sự chú ý là vào năm 1998 với tựa game mang tên Aeon of Strife, vốn là một custom map được tạo ra từ tựa game nổi tiếng thời đó StarCraft. Trong Aeon of Strife, bốn người chơi cùng điều khiển một đơn vị với mục tiêu là phá hủy căn cứ của đối thủ được điều khiển bởi máy tính. Dù có những điểm tương đồng với MOBA ngày nay, tựa game đó vẫn còn có nhiều yếu tố then chốt rất khác biệt.

Warcraft 3 

Khi Warcraft 3 ra mắt vào năm 2002, một phiên bản khác của Aeon of Strife được tạo ra dưới dạng một bản mod cho trò chơi này. Một người tự gọi mình là “Eul” đã dùng bản mod này làm cảm hứng và tạo ra Dota phần đầu tiên. Mặc dù Eul là người đầu tiên tạo ra bản mod, có rất nhiều người sau đó tạo ra nhiều phiên bản khác nhau. Trong số những người đó có một người tự gọi mình là “Guinsoo“. Anh ta tự tạo cho mình một phiên bản tên là Dota Allstars, sau đó đã trở thành một hiện tượng và là phiên bản được chơi nhiều nhất. Vào năm 2005, Guinsoo rời khỏi đội phát triển Dota Allstars và một người khác mang tên “IceFrog” bước vào thay thế.

Riot Games

Dù Guinsoo đã dừng phát triển Dota, anh ta vẫn chưa hết duyên với việc làm game. Cuối cùng Guinsoo đã gia nhập một công ty tên là Riot Games, và tại nơi đó anh đã tạo ra một siêu phẩm khác. Tất nhiên tựa game đó là Liên Minh Huyền Thoại, được ra mắt vào năm 2009. Tựa game này dựa trên bản mod Dota, nhưng rất nhiều người vẫn thích thú tham gia chơi thử vì mô hình miễn phí của game. Liên Minh có thể được tải về và chiến ngay lập tức mà không cần phải trả một xu nào cả, điều này thu hút một lượng rất lớn người chơi.

Heroes of Newerth

Trong năm 2010, công ty S2 đã phát hành một tựa game tên Heroes of Newerth (HoN) và tựa game này cũng dựa trên bản mod Dota năm xưa. Game này có đồ họa và cơ chế điều khiển khá giống Dota hơn là Liên Minh Huyền Thoại, dành cho những ai đã từng thích Dota nhưng không chơi Liên Minh. HoN giai đoạn đầu phải trả phí để mua game nên không có nhiều thành công và tới thời điểm game chuẩn bị ra mắt miễn phí, thì Dota 2 Open Beta đã đến rất gần. Đó là lí do vì sao HoN chưa bao giờ thật sự thành công.

IceFrog gia nhập Valve

Cùng năm Liên Minh Huyền Thoại ra mắt, Valve, công ty đã tạo ra Half-Life, thông báo rằng IceFrog đã gia nhập Valve. Mục tiêu của việc này là để tạo ra Dota 2, đứa con nối dõi thành công ban đầu của bản mod Dota đó. Dota 2 đã thu hút  gần như  tất cả những người đã từng chơi Dota và phần lớn những người đang chơi Heroes of Newerth. Ra mắt sau Liên Minh Huyền Thoại, lượng người chơi ngày hôm nay vẫn còn ít hơn so với Liên Minh mặc dù tựa game vẫn có độ nổi tiếng rất cao và đến nay là tựa game có giải đấu có giá trị tiền thưởng lớn nhất.

Tựa game MOBA nào đã trở thành game Sports?

Ngày nay đã có một vài game MOBA thành công và có cho mình mảng thi đấu chuyên nghiệp. Liên Minh và Dota 2 tới giờ vẫn là hai gã khổng lồ mạnh nhất, nhưng Heroes of the Storm, Smite và Vainglory cũng là những ví dụ về game MOBA đã được mang ra để thi đấu chuyên nghiệp, có những giải đấu thưởng tiền thật được tổ chức ở khắp nơi trên thế giới.

Box studio là gì

Liên Minh Huyền Thoại hiện đang là đầu tàu của ngành eSports, có số lượng người chơi hằng tháng lên đến hơn 100 triệu. Tựa game MOBA này có hơn 130 nhân vật với hơn 200 vật phẩm mà các nhân vật đó có thể sở hữu để trợ giúp mình trong giao tranh.

Defense of the Ancients 2 (Dota 2)

Box studio là gì

Dota 2 khi so sánh với Liên Minh thì thoạt đầu có vẻ nhỏ bé với số lượng người chơi hằng tháng là 13 triệu, nhưng bạn không nên đánh giá một tựa game chỉ qua số người chơi. The International, vốn là giải đấu Dota 2 được tổ chức thường niên đã có tổng giá trị giải thưởng lên đến hơn 20 triệu đô, vốn lớn hơn rất nhiều giải thể thao thông thường như Super Bowl hay NBA, và nhiều hơn 5 lần so khi so với giá trị giải thưởng lớn nhất của giải đấu Liên Minh Huyền Thoại. Với hơn 116 hero độc đáo và hơn 157 vật phẩm trong game, huyền thoại MOBA này có những tính năng và cơ chế phức tạp hơn Liên Minh từ đó tăng cao giới hạn của kĩ năng trong game.

Heroes of The Storm (HoTS)

Heroes of the Storm vẫn còn một đoạn đường xa mới tới được sự thành công của hai anh lớn ở trên, tựa game được ra mắt vào tháng 6/2015. Giải đấu có giá trị giải thưởng lớn nhất hiện tại là 1 triệu đô. HoTS khác biệt ở điểm không có vật phẩm như các MOBA khác.

Smite

Smite là một loại game MOBA độc đáo, bạn sẽ điều khiển vị tướng dưới góc nhìn người thứ ba, không giống với các game MOBA khác thường là góc nhìn từ trên trời xuống. Tất cả các nhân vật trong game đều là những vị thần, điều này đã làm những vị lãnh đạo Hindu nổi giận vì họ không đồng ý khi thấy những vị thần Hindu có thể bị “điều khiển”. Smite không có quá nhiều giải đấu chuyên nghiệp, nhưng giải đấu thế giới năm 2015 đã thu về tổng giá trị giải thưởng khá cao: 2,6 triệu đô.

Box studio là gì

Vainglory

Box studio là gì

Vainglory là một tựa game MOBA khởi đầu trên nền tảng di động (iOS/Android). Dù giá trị giải thưởng cao nhất còn khá khiêm tốn là 120,000 đô, tựa game này đã cho chúng ta thấy giới hạn của MOBA vẫn có thể trở thành một game eSports trên nền tảng di động. Vainglory hiện có hơn 40 vị tướng với hơn 70 vật phẩm trong game.

Liên Quân Mobile

Box studio là gì

Liên Quân Mobile được coi là 1 trong những game ăn khách nhất trên Smartphone thời điểm hiện tại, tựa game chiến thuật này có lối chơi y hệt với Liên Minh Huyền Thoại trên PC, người chơi sẽ có nhiều chế độ thi đấu đơn, đấu nhóm và giành chiến thắng, cùng với đó là 77 vị tướng cho bạn tha hồ mà chọn lựa.

Ngoài những tựa game ở trên ra game thủ còn có thể tìm thấy những tựa game moba khác sở hữu lối chơi vô cùng độc đáo như Strife, Hero of Newerths, Battleborn,v.v. Nhiêu đây cũng đủ minh chứng cho các bạn thấy rằng vì sao thể loại Moba thành công đến như vậy.

(Nguồn : https://www.bengbenggaming.com/game-moba-la-gi-tai-sao-the-loai-game-nay-lai-thanh-cong-den-vay/)

Là một công ty mới trong lĩnh vực quản lý người nổi tiếng (talent management), Box Studio (công ty cổ phần Box Việt Nam) có những lợi thế đặc biệt. Đó là sự sáng tạo về định hướng kinh doanh, tính linh hoạt về tư duy quản lý (nhân sự) và độ mở về mặt tiếp nhận các cách thức vận hành mới, điển hình như ứng dụng công nghệ.

Song, tất cả những lợi thế này chỉ thực sự phát huy khi Box Studio có cho mình nền tảng kết nối vững chắc - những tương tác, giao tiếp giữa những con người trong nội bộ.

Vậy Box Studio đã làm gì để có thể duy trì việc giao tiếp nội bộ ổn định, ngày càng hiệu quả qua 3 năm đầu nhiều biến động? Câu trả lời đã được anh Ngô Trần Hải Nam - PR Manager của Box Studio, chia sẻ đến độc giả Vietcetera trong buổi gặp gỡ trước thềm Tết Nhâm Dần.

Box studio là gì

Quan điểm về giao tiếp doanh nghiệp với anh là gì?

Mình luôn quan niệm mỗi doanh nghiệp là một cỗ máy có nhiều bánh răng và giao tiếp vừa là dầu bôi trơn, vừa là nhiên liệu vận hành cho các bánh răng đó.

Giao tiếp tốt có nghĩa sự kết nối chặt chẽ hơn, những mâu thuẫn hoặc hiểu lầm sẽ được hạn chế - đây là tiền đề để mọi công việc, nhất là những việc liên quan đến nhiều nhân sự, được suôn sẻ hơn.

Ở điểm này, mình thấy có sự tương đồng rất lớn đến game online đồng đội như Liên Minh Huyền Thoại (League of Legends), Liên Quân Mobile (Arena of Valor), CS:Go hay Valorant.

Môi trường giao tiếp trong các game này đặc thù vì có thể diễn ra giữa những người đồng đội mới chưa biết gì về nhau. Tuy nhiên trong một điều kiện nhất định buộc phải phối hợp ăn ý nhanh nhất. Áp lực về nhịp và tình huống trong game cũng đặt ra yêu cầu về sự giao tiếp chính xác, không thừa và đủ chỗ để mỗi người đều có tiếng nói đóng góp vào chiến lược giành chiến thắng.

Yêu cầu giao tiếp của Box Studio cũng tương tự như vậy. Thậm chí, trong giai đoạn giãn cách hồi đỉnh dịch vừa qua, những bài toán này càng rõ nét hơn khi mọi hoạt động giao tiếp đều phải trực tuyến hoặc bán trực tuyến.

Box studio là gì

Box Studio đã và đang hoàn thiện mô hình giao tiếp của mình ra sao?

Bên mình thì luôn cố gắng cải thiện từng ngày. Tuy nhiên, cũng nhận diện thách thức lớn nhất cần vượt qua là đặc thù ngành.

Ngành quản lý talent thường phải làm việc với nhiều talent trẻ, chưa có kinh nghiệm sắp xếp công việc, ở nhiều vùng địa lý khác nhau và có lịch hoạt động đa dạng. Do đó, nếu không có sự giao tiếp nội bộ tốt sẽ khiến các kế hoạch, lịch hoạt động chồng chéo lên nhau, tạo các xung đột hoặc “tắc nghẽn” trong hệ thống quản lý.

Đáng nói là vấn đề này chỉ được giải quyết nếu công ty sử dụng một không gian trao đổi riêng tư hơn, chuyên biệt hơn giúp talent không “ngộp” thông tin và dễ theo dõi luồng công việc. Đây cũng chính là lý do công ty bắt đầu tìm đến các nền tảng giao tiếp nội bộ chuyên nghiệp hơn gần đây.

Vậy đâu là các tiêu chí chính để Box Studio “tuyển” giải pháp?

Tất cả đều là tham khảo theo mô hình giao tiếp game online và các vấn đề tồn đọng nói trên.

  • Thứ nhất, quen thuộc và dễ sử dụng.
  • Thứ hai là phải tiện lợi khi di động.
  • Thứ ba là phải đảm bảo sự riêng tư, chỉ trong công việc mà không có luồng thông tin khác phân tâm.
  • Thứ tư là phải có tính năng để ghi nhận các thành tích mà mọi người đã cống hiến trong công việc.

Trong đó, tiêu chí quan trọng nhất chính là tiêu chí ghi nhận thành tích trong công việc.

Lý do mình chú ý tiêu chí này hơn những tiêu chí khác là vì nhiều nhân sự - nhất là người trẻ, không chỉ làm việc vì đam mê hay tiền bạc mà họ còn muốn ghi nhận sự đóng góp, thành tích và cả sự cố gắng của bản thân.

Điều này càng quan trọng hơn nếu đó là những giai đoạn dễ gây tâm lý căng thẳng, chán nản như dịch bệnh vừa qua. Nói cách khác, giải pháp giao tiếp tốt không chỉ là công cụ làm việc mà nó phải là một “sứ giả” tinh thần kết nối mọi người với nhau.

Box studio là gì

Giải pháp hiện tại (GapoWork) đã đạt bao nhiêu tiêu chí mà Box Studio kỳ vọng?

Đầu tiên, GapoWork có một sự riêng tư rất lớn trong công việc. Nó có thể được sử dụng trong một nhóm nhỏ, đoàn thể hay một tổ chức, điểu này khiến cho công việc không bị phân tâm.

Thứ hai là GapoWork có một tính năng mà mình thích đó là tính năng ghi nhận thành tích trong công việc - tính năng góp phần tạo động lực rất lớn để mọi nhân sự có thể tiếp tục trong công việc và cố gắng phấn đấu.

Đó là hai điểm GapoWork đang làm rất tốt. Mình đánh giá với trên 5 tiêu chí của mình thì GapoWork đã có điểm tuyệt đối.

Tuy nhiên, GapoWork có thể hoàn hảo hơn nữa nếu được tiếp tục có thêm tính năng mới kích thích mọi người tích cực tham gia, tích cực trao đổi, tương tác trên nền tảng này.

Trước và sau khi sử dụng GapoWork, Box Studio đã có sự “lột xác” ra sao?

Ngay từ đợt đầu đại dịch năm 2020 thì đã cố gắng tìm kiếm giải pháp kết nối được với mọi người trong công việc chứ không phải thông qua dòng tin nhắn.

Có những cuộc họp rất quan trọng mà mình phải thường xuyên tải về rất nhiều những phần mềm để trải nghiệm khác nhau. Trong đó có những phần mềm do nước ngoài sản xuất có tính bảo mật cao - đôi khi không thực sự cần thiết, trải qua rất nhiều khâu đăng nhập. Đây là trăn trở thứ nhất.

Thứ hai là trong quá trình sử dụng thì các nền tảng thường thấy sẽ có sự giật, lag, đây là một điều rất khó chịu. Đặc biệt không phải ai cũng có một kết nối mạng tốt. Điều này tạo trở ngại để mình tiếp tục tiến độ công việc.

Giữa năm trước, một số đối tác đã giới thiệu cho Box Studio phần mềm GapoWork. Tuy lưỡng lự nhưng có một điểm khiến Box Studio quyết định chọn GapoWork là vì đây là một sản phẩm của người Việt. Mình và công ty đều muốn khi sử dụng bất cứ sản phẩm nào, trải nghiệm nếu được nên có một phần nào đó tự hào.

Và thật vậy, GapoWork đã không làm thất vọng. Giải pháp này đã cải thiện rất nhiều so với lúc đầu mình sử dụng.

GapoWork có thể kết nối rất nhiều những cơ sở Box Studio trên đất nước. Một cái hay nữa là GapoWork có thể giúp mọi người tham gia cuộc họp rất nhanh chóng nhờ tích hợp với phần mềm Zoom. Nhờ đó, bên mình tổ chức các cuộc họp tại chỗ nhanh hơn, tiến độ công việc được tối ưu nhất trong năm 2020 đến bây giờ.

Bên cạnh đó, các vấn đề về độ trễ (delay) và bảo mật như mình vừa nói trên cũng đã cải thiện triệt để nhờ đội ngũ chăm sóc khách hàng rất tốt, hỗ trợ sát sao từ GapoWork. Những điều này đã khiến bên mình có thể gắn bó với Gapo đến tận bây giờ, không phải qua những phần mềm khác nữa.

Box studio là gì


GapoWork - Nền tảng giao tiếp đội nhóm cho doanh nghiệp và tổ chức. Giải pháp giúp doanh nghiệp giải quyết bốn vấn đề trọng điểm: tăng doanh thu, giảm chi phí, tăng hiệu suất công việc và vận hành tổ chức hiệu quả. Với GapoWork, mọi tính năng đều đáp ứng được nhu cầu chia sẻ thông tin nhanh chóng, giao tiếp đội ngũ hiệu quả, quản lý công việc thuận tiện, phát triển văn hóa doanh nghiệp, họp nhóm hiệu suất cao bằng tính năng Zoom hoàn toàn miễn phí mọi lúc mọi nơi trên một nền tảng duy nhất. GapoWork sẽ là lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp khi tìm kiếm một nền tảng số Make in Vietnam an toàn và bảo mật, chất lượng ngang tầm các sản phẩm quốc tế với mức chi phí hợp lý hơn.

Đăng ký trải nghiệm GapoWork ngay tại đây: https://bom.so/danky_gapowork