Vì sao đại việt đạt được nhiều thành tựu nổi bật về văn hóa, giáo dục dưới thời lê sơ (1428 – 1527)?

1. Tình hình giáo dục và khoa cử
Câu hỏi: Hãy nêu những việc làm chứng tỏ nhà Lê sơ rất quan tâm đến giáo dục và việc đào tạo nhân tài. Nhà Lê sơ rất quan tâm đến giáo dục và việc đào tạo nhân tài:- Dựng lại Quốc tử giám ở kinh đô Thăng Long, mở trường ở các lộ.- Mọi người đều có thể đi học, đi thi.- Tuyển chọn người có tài, có đức làm thầy giáo.- Mở khoa thi để chọn người tài ra làm quan.- Những người thi đỗ tiến sĩ trở lên được vua ban áo mũ, phẩm tước, được vinh quy bái tổ, được khắc tên vào bia đá đặt ở Văn Miêu (bia tiến sĩ).- Trong thi cử, cách lấy đỗ rộng rãi, cách chọn người công bằng. 

Câu hỏi: Em có nhận xét gì về tình hình giáo dục, thi cử thời Lê sơ?

 

- Tình hình giáo dục, thi cử thời Lê sơ phát triển, đạt nhiều thành tựu rực rỡ với ý thức đề cao vị trí của một dân tộc “vốn xưng nền văn hiến đã lâu”. Nhà nước thời Lê sơ sớm quan tâm đến giáo dục, đào tạo nhân tài. Tinh thần này được nâng lên đến đỉnh cao dưới thời vua Lê Thánh Tông. Các khoa thi được tổ chức đều đặn 3 năm một lần ở địa phương cũng như ở kinh đô. Số người đỗ đạt ngày càng nhiều, trình độ dân trí được nâng cao, số trưởng học tăng lên. Giáo dục mở rộng cho nhiều đối tượng.

 

Câu hỏi: Nguyên nhân nào làm cho nền giáo dục và khoa cử thời Lê sơ phát triển ?

 - Nhà nước rất quan tâm đến giáo dục, đến việc đào tạo nhân tài.- Nhà nước lấy giáo dục, khoa cử làm phương thức chủ yếu để tuyển dụng quan lại.- Nhà nước có nhiều hình thức khuyến khích, động viên mọi người học tập, thi cử như lập bia khắc tên những người đỗ tiến sĩ vào bia đá, những người đỗ cao đều được bổ dụng làm quan. 

2. Văn học, khoa học, nghệ thuật


Câu hỏi: Em có nhận xét gì về tình hình văn học thời Lê sơ? - Văn học thời Lê sơ phát triển phong phú: Văn học chữ Hán, chữ Nôm đều phát triển.- Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.- Xuất hiện nhiều tác phẩm nổi tiếng, được lưu truyền cho đến ngày nay: Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, Quân trung từ mệnh tập,... 

Câu hỏi: Em hãy nêu những thành tựu chủ yếu về văn hoá, giáo dục, khoa học, nghệ thuật của Đại Việt thời Lê sơ.

 - Giáo dục - khoa cử rất phát triển.+ Thời Lê sơ (1428 - 1527), tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy dỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên.+ Riêng thời vua Lê Thánh Tông tổ chức được 12 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 501 tiến sĩ, 9 trạng nguyên.

- Văn học:

+ Văn học chữ Hán có nhũng tác phẩm nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quỳnh uyển cửu ca...+ Văn thơ chữ Nôm có: Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập, Thập giới cô hồn quốc ngữ văn.

- Khoa học:

+ Sử học có các tác phẩm: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục, Việt giám thông khảo tổng luận...+ Địa lí có các tác phẩm: Hồng Đức hàn đồ, Dư địa chí, An Nam hình thang đồ.+ Y học có: Bản thảo thực vật toát yếu.+ Toán học có: Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.

- Nghệ thuật:

+ Nghệ thuật sân khấu như: ca, múa, nhạc, chèo, tuồng.+ Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc biểu hiện rõ rệt và đặc sắc ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hoá). 

Câu hỏi: Vì sao Đại Việt đạt được những thành tựu nói trên?

 - Đại Việt đạt được những thành tựu trên do sự quan tâm của Nhà nước, thông qua những chính sách và biện pháp tích cực để khuyến khích, tạo điều kiện cho văn hoá, giáo dục phát triển.- Thời Lê sơ có nhiều trí thức, nhân tài, nhân dân ta có truyền thống hiếu học.

- Đất nước thái bình, thịnh vượng.

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 7 Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 7 trang gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình SGK Lịch sử 7. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 20 có đáp án này sẽ giúp các bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử 7.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 20 có đáp án: Nước Đại Việt thời Lê Sơ:

Vì sao đại việt đạt được nhiều thành tựu nổi bật về văn hóa, giáo dục dưới thời lê sơ (1428 – 1527)?

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ LỚP 7

BÀI 20: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (TÌNH HÌNH VĂN HÓA GIÁO DỤC. MỘT SỐ DOANH NHÂN VĂN HÓA XUẤT SẮC)

Câu 1: Lê Thánh Tông đã có đóng góp quan trọng gì đối với văn học dân tộc ở thế kỉ XV?

A. Sáng lập và phát triển dòng văn học chữ Nôm

B. Sáng tập Hội tao đàn và làm chủ soái. 

C. Đề cao tưởng tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân.

D. Phát triển tư tưởng văn học của Nguyễn Trãi

Lời giải:

Những đóng góp của Lê Thánh Tông đối với nền văn học dân tộc ở thế kỉ XV bao gồm:

- Vua Lê Thánh Tông để lại một di sản thơ văn phong phú, đồ sộ cho nền văn học nước nhà với khoảng trên 300 bài (bằng chữ Hán), Hồng Đức quốc âm thi tập (bằng chữ Nôm)..Thơ văn của ông chứa đựng tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc sâu sắc.

Ông là người sáng lập ra Hội Tao đàn và làm chủ soái. Sự ra đời của Hội Tao đàn đã đánh dấu bước phát triển cao của văn chương đương thời.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về cuộc đời và sự nghiệp của Ngô Sĩ Liên?

A. Được xem là nhà văn nổi tiếng nhất thế kỉ XV

B. Một trong những tác giả của bộ Đại Việt sử kí toàn thư.

C. Là tác giả của tác phẩm Quốc âm thi tập

D. Được xem là bậc “tài hoa, danh vọng bậc nhất” thế kỉ XV

Lời giải:

Ngô Sĩ Liên:

- Nhà sử học nổi tiếng thế kỉ XV.

- Từng được đảm nhận các chức vụ ở Hàn lâm viện, Phó đô ngự sử, Sử quán tu soạn.

- Là một trong những tác giả của bộ Đại Việt sử kí toàn thư.

Đáp án cần chọn là: B

Chú ý:

- Đáp án C: nói về Nguyễn Trãi.

- Đáp án D: nói về Lương Thế Vinh.

Câu 3: Nhân vật lịch sử nào được mệnh danh là Trạng Lường?

A. Mạc Đĩnh Chi

B. Lê Quý Đôn

C. Nguyễn Hiền

D. Lương Thế Vinh

Lời giải:

Lương Thế Vinh được dân gian gọi là Trạng Lường do năm 1463 ông đỗ trạng nguyên và nổi tiếng là thần đồng trong lĩnh vực toán học đo lường

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: Nội dung nào sau đây không thuộc chính sách giáo dục thời Lê sơ (1428 – 1527)?

A. Dựng lại Quốc tử giám ở Thăng Long.

B. Mở trường học ở các lộ.

C. Tất cả nhân dân đều được đi học, đi thi.

D. Mở các khoa thi để tuyển chọn người tài.

Lời giải:

Ngay sau khi lên ngôi, vua Lê Thái Tổ đã cho dựng lại Quốc tử giám ở kinh thành Thăng Long, mở trường học ở các lộ, mở khoa thi và cho phép người nào có học đều được dự thi. Đa số dân đều được đi học, đi thi trừ những kẻ phạm tội là làm nghề ca hát.

=> Như vậy, không phải tất cả nhân dân đều được đi học đi thi.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Văn học Đại Việt dưới thời Lê sơ không đi sâu phản ảnh nội dung nào sau đây?

A. Thể hiện lòng yêu nước sâu sắc.                        

B. Thể hiện lòng tự hào dân tộc.

C. Phê phán xã hội phong kiến.

D. Thể hiện tinh thần bất khuất cả dân tộc.

Lời giải:

Văn học Đại Việt thời Lê sơ đề cập đến những nội dung chủ yếu sau đây:

- Thể hiện tinh thần yêu nước sâu sắc.

- Thể hiện niềm tự hào dân tộc.

- Thể hiện khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc

=> Đáp án C: là đặc điểm của văn học Đại Việt từ thế kỉ XVI trở đi

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Vì sao Đại Việt đạt được nhiều thành tựu nổi bật về văn hóa, giáo dục ở thế kỉ XV?

A. Chính sách, biện pháp quan tâm tích cực của nhà nước đến văn hóa giáo dục

B. Có nhiều danh nhân văn hóa nổi tiếng.

C. Nền kinh tế hàng hóa phát triển

D. Tiếp thu tiến bộ của văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa

Lời giải:

- Do những chính sách, biện pháp quan tâm tích cực của Nhà nước đã khuyến khích, tạo điều kiện cho văn hóa, giáo dục phát triển.

- Nhân dân ta có truyền thống hiếu học.

- Kinh tế phát triển, đất nước thái bình tạo điều kiện cho văn học và giáo dục phát triển mạnh mẽ.

Đáp án cần chọn là: A

Chú ý:

Thời Lê sơ nền kinh tế hàng hóa vẫn chưa phát triển, kinh tế tiểu nông vẫn chiếm ưu thế. Đến thế kỉ XVII kinh tế hàng hóa mới xuất hiện, phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam với biểu hiện là sự hưng thịnh của các đô thị

 Câu 7: Quyết định cho dựng bia Tiến sĩ dưới thời Lê sơ không mang lại tác dụng nào sau đây?

A. Ghi danh những người tài giỏi đỗ đạt.

B. Khuyến khích hoạt động học tập.

C. Kêu gọi những người có tài ra thi cử, làm quan

D. Góp phần phát triển văn học dân tộc.

Lời giải:

Năm 1484, nhà nước thời Lê đã quyết định dưng bia, ghi tên Tiến sĩ. Sự kiện này mang lại ý nghĩa:

- Ghi danh những người có trí thức tài giỏi đỗ đạt trong các kì thi.

- Cổ vũ, khuyến khích hoạt động học tập, thi cử trong nhân dân.

=> Đáp án D: là ý nghĩa của cả nền giáo dục dân tộc từ thế kỉ X đến XV nói chung.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Hệ tư tưởng nào chiếm địa vị độc tôn trong xã hội nước ta thời Lê sơ?

A. Phật giáo.                                                         

B. Nho giáo.

C. Thiên chúa giáo.

D. Đạo giáo.

Lời giải:

Thời Lê sơ, Nho giáo chiếm vị trí độc tôn; Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Tác phẩm nào sau đây là thành tựu toán học tiêu biểu thời Lê sơ?

A. Hồng Đức bản đồ.                                             

B. An Nam hình thăng đồ.

C. Lập thành toán pháp.

D. Dư địa chí

Lời giải:

Có hai tác phẩm tiêu biểu thuộc thành tựu toán học thời Lê sơ là: Đại thành toán pháp và Lập thành toán pháp.

Đáp án cần chọn là: C

Chú ý:

Các tác phẩm ở đáp án A, B, D: là các tác phẩm tiêu biểu thuộc lĩnh vực địa lí học.  

Câu 10: Chế độ khoa cử thời Lê sơ phát triển thịnh nhất dưới triều vua nào?

A. Lê Thái Tổ

B. Lê Thái Tông

C. Lê Thánh Tông

D. Lê Nhân Tông

Lời giải:

Thời Lê sơ (1428-1527) tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên. Riêng thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497) giáo dục khoa cử phát triển thịnh nhất, tổ chức được 12 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 501 tiến sĩ, 9 trạng nguyên

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11: Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc thời Lê sơ biểu hiện rõ rệt và đặc sắc ở những công trình nào?

A. công trình lăng tẩm, cung điện ở Lam Kinh.       

B. kinh thành Thăng Long

C. các ngôi chùa lớn ở Thanh Hóa.

D. các dinh thự, phủ chúa to lớn.

Lời giải:

Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Lê sơ biểu hiện rõ rệt và đặc sắc ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa)

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12: “Hiền tài là nguyên khí của nhà nước, nguyên khí mạnh thì trị đạo mới thịnh. Khoa mục là đường thẳng của quan trường, đường thẳng mở thì chân nho mới có”. Câu nói này phản ánh nội dung gì?

A. Chính sách coi trọng nhân tài và đào tạo quan lại qua khoa cử của nhà Lê.

B. Chính sách coi trọng nhân tài và loại bỏ hoàn toàn hình thức tiến cử.

C. Kết hợp hình thức tuyển chọn quan lại qua khoa cử và bảo cử.

D. Nghĩa vụ và trách nhiệm của nhân tài đối với đất nước.

Lời giải:

Câu nói trên thể hiện chính sách coi trọng nhân tài và đào tạo quan lại qua khoa cử của nhà Lê.

- Vì hiền tài có vai trò quan trọng đối với đất nước, đất nước không có người tài thì không thể nào thịnh trị được.

- Đến thời Lê, chế độ tuyển chọn quan lại thông qua khoa cử đã trở thành hình thức chủ yếu, thể hiện sự tiến bộ mới so với các triều đại trước, mở rộng khả năng làm quan và cống hiến công sức cho đất nước đến nhiều bộ phận nhân dân, không chỉ có quý tộc và con em của quan lại.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13: Nguyên nhân chính nào giúp Nho giáo được nâng lên vị trí độc tôn dưới thời Lê sơ?

A. Do Phật giáo và Đạo giáo suy yếu

B. Nhân dân không ủng hộ đạo Phật

C. Nho giáo hỗ trợ tích cực cho việc xây dựng chính quyền trung ương tập quyền.

D. Nho giáo đã ăn sâu vào tâm thức của người Việt từ lâu đời.

Lời giải:

- Tư tưởng của Nho giáo có nội dung là: trung quân ái quốc, mọi quyền lực đều tập trung trong tay vua, vua là thiên tử là “con trời”.

- Trong khi đó, từ khi nhà Lê sơ được thành lập, đặc biệt là dưới triều vua Lê Thánh Tông, bộ máy nhà nước ngày càng được củng cố và tính tập quyền đạt đến cao độ. Đó là kết quả của việc tăng cường quyền lực hơn nửa vào trong tay nhà vua

=> Tư tưởng cho Nho giáo rất phù hợp với yêu cầu này. Chính vì thế, Nho giáo ngày càng giữ vị trí quan trọng và chiếm vị trí độc tôn.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14: Việc sử dụng khoa cử làm con đường chủ yếu lựa chọn quan lại tạo đã ra biến đổi gì cho nhà nước phong kiến thời Lê sơ?

A. Hình thành nền quân chủ quý tộc

B. Hình thành nền quân chủ quan liêu

C. Hình thành nền quân chủ chuyên chế tập quyền cao

D. Hình thành nền quân chủ phân quyền

Lời giải:

Việc sử dụng khoa cử làm con đường chủ yếu lựa chọn quan lại đã tạo ra sự biến đổi căn bản của nhà nước phong kiến Lê sơ. Chuyển từ mô hình quân chủ quý tộc thời Lý - Trần (quan lại chủ yếu xuất thân từ dõng dõi tôn thất nhà vua) sang mô hình quân chủ quan liêu (quan lại xuất thân từ nhiều thành phần khác nhau trong xã hội, được tuyển chọn qua thi cử)

Đáp án cần chọn là: B

Câu 15: Ai là người Việt Nam đầu tiên được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới?

A. Nguyễn Trãi

B. Ngô Sĩ Liên

C. Lê Văn Hưu

D. Nguyễn Du

Lời giải:

Năm 1980 Nguyễn Trãi là người Việt Nam đầu tiên được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới. Lịch sử đánh giá Nguyễn Trãi là một nhà tư tưởng lớn của dân tộc ta. Tư tưởng của ông là sản phẩm của nền văn hóa Việt Nam thời đại nhà Hậu Lê, đánh dấu một giai đoạn phát triển quan trọng trong lịch sử tư tưởng Việt Nam. Tư tưởng của Nguyễn Trãi không trình bày thành một học thuyết có hệ thống cụ thể nào mà được thể hiện rải rác qua các tác phẩm văn thơ của ông. Nét nổi bật trong tư tưởng Nguyễn Trãi là sự hòa quyện, chắt lọc giữa tư tưởng Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo kết hợp chặt chẽ với hoàn cảnh thực tiễn xã hội đương thời. Nổi bật nhất là tư tưởng nhân nghĩa gắn liền với tư tưởng nhân dân, tinh thần yêu nước, tư tưởng hòa bình - một đường lối chính trị, một chính sách cứu nước và dựng nước.

Đáp án cần chọn là: A