Bộ nhớ đệm dns là gì năm 2024

Bạn đang cảm thấy khó chịu vì liên tục gặp những sự cố khi tải trang web trên máy Mac? Hãy thử xóa bộ nhớ cache DNS, vấn đề có thể được giải quyết nhanh chóng chỉ với một vài thao tác đơn giản trong bài viết dưới đây.

Bộ nhớ đệm dns là gì năm 2024

Mục lục bài viết []

  • 1.
  • 2.
  • 3.
    • 3.1.
    • 3.2.
  • 4.

Bộ nhớ cache DNS là gì?

Có thể bạn chưa biết, bạn sẽ kết nối trực tuyến với máy chủ DNS (hệ thống tên miền) khi tải một trang web. Thao tác này có tác dụng kiểm tra địa chỉ trang web đó dựa trên cơ sở dữ liệu địa chỉ IP. Các địa chỉ IP này cho trình duyệt web của bạn biết máy chủ chứa trang web đó. Bộ nhớ cache DNS là cơ sở dữ liệu tạm thời trên máy tính của bạn về tất cả các lần tra cứu DNS gần đây mà nó được thực hiện. Điều này cho phép trình duyệt của bạn giải quyết các tra cứu này nhanh hơn, do đó cắt giảm thời gian tải trang web.

Tạo sao bạn nên xóa bộ nhớ cache DNS?

Theo thời gian, bộ đệm DNS có thể trở nên lỗi thời hoặc bị hỏng, dẫn đến các sự cố kết nối. Nó cũng có thể bị ảnh hưởng bởi phần mềm độc hại, khiến trình duyệt của bạn đưa bạn đến các trang web độc hại hoặc âm mưu lừa đảo. Vì vậy, xoá bộ nhớ cache DNS của có thể dễ dàng loại bỏ những vấn đề trên.

Cách xóa bộ nhớ cache DNS trên Mac

Trên macOS 11 Big Sur và macOS 12 Monterey

  • Bước 1:

Mở ứng dụng Terminal thông qua thanh tìm kiếm hoặc nhấn tổ hợp phím Command + Space.

Bộ nhớ đệm dns là gì năm 2024

Mở ứng dụng thông qua thanh tìm kiếm

Hoặc bạn cũng có thể đi đến Applications > Utilities > Terminal.

Bộ nhớ đệm dns là gì năm 2024

Khởi chạy ứng dụng Terminal bằng cách đi đến Cài đặt

  • Bước 2: Khi Terminal được mở, hãy nhập lệnh này: "sudo dscacheutil -flushcache; sudo killall -HUP mDNSResponder".

Bộ nhớ đệm dns là gì năm 2024

Đảm bảo nhập đúng dòng lệnh như hình minh họa

Sở hữu MacBook Air 13 inch 2020 nhận ưu đãi lớn

  • Bước 3: Nhập mật khẩu máy Mac của bạn rồi nhấn Enter để xóa bộ nhớ cache DNS.

Bộ nhớ đệm dns là gì năm 2024

Hệ thống yêu cầu nhập mật khẩu máy Mac để xóa bộ nhớ cache DNS

Trên các phiên bản macOS cũ hơn

Để xoá bộ nhớ cache DNS trên các phiên bản macOS cũ hơn, hãy nhập đúng các lệnh sau vào Terminal:

  • macOS El Capitan trở lên: "sudo killall -HUP mDNSResponder".
  • macOS Yosemite: "sudo Discoveryutil udnsflushcaches".
  • macOS Lion, Mountain Lion và Mavericks: "sudo killall -HUP mDNSResponder".
  • macOS Snow Leopard: "sudo dscacheutil –flushcache".
  • macOS Leopard: "sudo lookupd –flushcache".
  • macOS Tiger: "lookupd –flushcache".

Cách xoá bộ nhớ cache DNS cho trình duyệt Safari

Trình duyệt Safari được Apple phát triển sẽ tự động xoá bộ nhớ cache DNS khi khởi chạy lại ứng dụng. Tuy nhiên, hệ thống cũng hỗ trợ bạn thực hiện thủ công trong những trường hợp cần thiết.

  • Bước 1: Trên thanh menu của Safari, hãy đi đến Safari > Preferences.

Bộ nhớ đệm dns là gì năm 2024

Tìm kiếm tùy chọn Safari trên thanh công cụ trình duyệt

  • Bước 2: Mở Advanced rồi đánh dấu vào Show Develop menu in menu bar.

Bộ nhớ đệm dns là gì năm 2024

Thao tác này có tác dụng bật trình đơn phát triển

  • Bước 3: Quay lại thanh menu, chọn Develop > Empty Caches.

Bộ nhớ đệm dns là gì năm 2024

Thao tác này sẽ giúp bạn xóa bộ nhớ cache trên trình duyệt Safari

Cuối cùng, hãy kiểm tra lại các trang web gặp sự số đã được khắc phục hay chưa. Tuy nhiên, bạn không nên xóa bộ nhớ đệm cache DNS máy Mac quá thường xuyên vì thao tác này có thể ảnh hưởng đến việc tăng tốc độ tải trang trên thiết bị.

Theo dõi trang tin tức của HnamMobile để nhanh chóng cập nhật những thủ thuật - ứng dụng hay cũng như những diễn biến mới nhất của "dòng chảy" công nghệ.

Flush DNS là việc tiến hành xóa bộ nhớ Cache DNS. Khi các Website thay đổi địa chỉ IP hay chuyển sang một máy chủ Web khác mà DNS Cache của bạn chưa kịp cập nhật thì chắc chắn lỗi sẽ xảy ra. Dù hệ thống mạng không có gì bất thường nhưng bạn cũng không thể truy cập được Website với các lỗi điển hình như 404 Page Not Found. Chính vì vậy, việc xóa DNS Cache sẽ giúp máy tính của bạn cập nhật lại thông tin của trang Web và truy cập thành công vào Website đó.

CACHE DNS LÀ GÌ?

Các máy chủ DNS có tác dụng chuyển đổi tên miền dạng chữ thành các địa chỉ số mà hệ thống máy tính có thể xử lý. Các máy chủ định danh này được liên hệ mặc định thông qua các trình duyệt khi chúng được truy cập. Điều này ít nhiều làm việc truy cập tốn thời gian hơn, thậm chí có thể dẫn đến việc quá tải Server DNS. Các thông báo lỗi như “máy chủ DNS không phản hồi”, “dns_probe_finished_nxdomain” là khá phổ biến, tuy nhiên lại ít được quan tâm. Vì lý do này, các hệ điều hành như Windows hay MacOS đính kèm bộ nhớ đệm của riêng chúng cho các địa chỉ được gọi và phân giải – gọi là DNS Cache. Chúng lưu trữ tất cả thông tin liên quan đến việc phân giải tên, mỗi thông tin có một thời gian hiệu lực (TTL) – chỉ thời gian tồn tại của dữ liệu. Trong khoảng thời gian này, các truy vấn tương ứng được trả lời trực tiếp từ bộ nhớ Cache. Quá trình này không cần phải liên hệ tới máy chủ DNS. Bên cạnh đó, một số ứng dụng như các trình duyệt Web hay máy chủ định danh từ các nhà cung cấp dịch vụ Internet, cũng có bộ đệm DNS riêng để tăng tốc độ phân giải tên.

Bộ nhớ đệm dns là gì năm 2024

CACHE DNS CHỨA NHỮNG THÔNG TIN GÌ?

Các đơn vị thông tin hoặc entry trong cache DNS được gọi là bản ghi (resource record – RR). Chúng được hiển thị dưới dạng mã ASCII (dưới dạng nén), có các thành phần như:

  • Dữ liệu tài nguyên (Resource data – rdata): dữ liệu mô tả bản ghi. Ví dụ: địa chỉ, tên máy chủ…
  • Loại bản ghi (Record Type): loại của entry được tạo. Ví dụ: “A”: Địa chỉ IPv4 (giá trị thập phân tương ứng: 1); “AAAA”: Địa chỉ IPv6 (giá trị thập phân: 28)…
  • TTL (time-to-live): thời gian hiệu lực của bản ghi (đơn vị: giây).
  • Tên bản ghi (Record Name – không bắt buộc): tên miền của đối tượng mà entry DNS được tạo.
  • Lớp (Class – không bắt buộc): nhóm giao thức mà RR thuộc trong đó (chủ yếu là “IN” – internet).
  • Độ dài dữ liệu (Resource data length – không bắt buộc): giá trị độ dài của dữ liệu.

Cache DNS chứa địa chỉ IP cho từng domain hoặc host tương ứng. Ngoài ra nó còn chứa các thông tin bổ sung chỉ định nó. Ví dụ như thời hạn hiệu lực của bản ghi, nhóm giao thức thích hợp,…

Bộ nhớ đệm dns là gì năm 2024

LÝ DO ĐỂ THƯỜNG XUYÊN FLUSH DNS

Như đã đề cập ở trên, bạn nên duy trì thói quen flush DNS. Việc này không thể tự động xảy ra. Bởi vì các entry vẫn còn trong bộ nhớ đệm đến khi TTL hết hạn. Đặc biệt, có ba lý do để bạn bắt đầu thực hiện việc flush DNS thường xuyên. Hơn nữa, việc này cũng không phụ thuộc vào thời hạn hiệu lực thực tế của các bản ghi. Ẩn các hoạt động tìm kiếm Mặc dù việc theo dõi hoạt động người dùng trên internet chủ yếu được thực hiện bởi cookies, JavaScript,… Nhưng cache DNS vẫn là một “con mồi” tiềm năng cho những kẻ thu thập dữ liệu. Trên cơ sở các địa chỉ được liệt kê, bao gồm cả các thông tin bổ sung, ta có thể có cái nhìn tổng quan tương đối chính xác về lịch sử trang của mình. Trong mọi trường hợp, việc lưu trữ địa chỉ tiềm ẩn rủi ro cho những dự án bạn truy cập thường xuyên hoặc trong một thời gian dài. Bộ sưu tập địa chỉ được lưu trong cache càng cụ thể, thông tin người dùng càng bị tiết lộ nhiều. Chống lại tấn công giả mạo Vì vấn đề bảo mật, mỗi người dùng nên thường xuyên xóa bộ nhớ đệm DNS của mình. Các thông tin trong cache rõ ràng là có thể hữu dụng khi truyền tải các dự án web. Mặt khác, nó có thể nhanh chóng trở nên nguy hiểm khi rơi vào tay kẻ xấu. Nếu các tay tội phạm mạng có được quyền truy cập vào bộ nhớ cache DNS, chúng hoàn toàn có thể giả mạo các entry dễ dàng. Chẳng hạn như chuyển hướng bạn đến các website sai, giả mạo…Hành động này được gọi là làm nhiễm độc DNS hay giả mạo DNS. Chúng thường dùng để truy cập vào các dữ liệu đăng nhập nhạy cảm như online banking. Tuy vậy, bằng cách flush DNS, bạn hoàn toàn có thể loại bỏ nguy cơ này. Giải quyết được các sự cố kỹ thuật Đối với các hệ điều hành như Windows, MacOS…, việc flush DNS thường là một giải pháp hiệu quả nếu bạn đang gặp sự cố kỹ thuật khi truy cập các ứng dụng web. Chẳng hạn do các entry cũ làm phiên bản của trang web bạn dùng không còn phù hợp. Với những trường hợp như vậy, tên miền có thể được lưu trong bộ nhớ cache với một địa chỉ IP đã cũ hoặc không chính xác. Ta có thể khắc phục việc này bằng cách xóa bộ nhớ cache DNS. Từ đó, ta sẽ được chuyển hướng đến máy chủ DNS thích hợp và các dự án sẽ hoạt động lại như cũ. Ngoài ra, người dùng có thể kiểm tra bộ nhớ cache DNS hiện tại của mình bất kỳ lúc nào. Trên hệ điều hành Windows, bạn có thể nhập lệnh “ipconfig /displaydns” trong command prompt.

FLUSH DNS CACHE BẰNG CÁCH DÙNG LỆNH WINDOWS

Bước 1: Đóng mọi ứng dụng hay trình duyệt đang mở để bắt đầu Flush DNS Mac hay Windows Bước 2: Vào thư mục Start, ở thư mục tìm kiếm gõ CMD để mở Windows command prompt, tiếp đó nhấn Enter trên bàn phím máy tính Bước 3: Nhập dòng chữ: ipconfig /flushdns trong lệnh, sau đó nhấn Enter trên bàn phím. Đợi một khoảng thời gian, màn hình máy tính sẽ đưa ra 1 thông báo là Successfully flushed the DNS Resolver Cache. Thông báo này là DNS đã được xóa và gỡ bỏ toàn bộ những entry không hợp lệ Bước 4: Trong lệnh, bạn bắt đầu nhập dòng chữ ipconfig /displaydns để hiển thị nội dung DNS resolver cache. Sau đó nhấn Enter.

Bộ nhớ đệm dns là gì năm 2024

FLUSH DNS CACHE TRONG HỆ ĐIỀU HÀNH MAC OS X

Nếu bạn là một người sử dụng máy tính Mac, thì việc xóa DNS cache là một yêu cầu cần thiết. Vì vậy, sau đây sẽ là những bước giúp bạn xóa DNS cache trong hệ điều hành Mac OS X: Bước 1: Ra khỏi ứng dụng trình duyệt Mozilla Firefox Bước 2: Trên máy tính tìm kiếm Terminal và mở nó Bước 3: Chạy Lion (Mac OS X 10.5, 10.6 hay 10.7) gõ dòng lệnh dscacheutil –flushcache sau đó nhấn Return Bước 4: Trong Mac OS X 10.4 Tiger, nhập lệnh như hình dưới đây sau đó nhấn Return để hoàn thành

Bộ nhớ đệm dns là gì năm 2024

FLUSH DNS CACHE TRÊN WINDOW 10

Cách 1: Xoá bộ nhớ DNS sử dụng Batch File Cách 2: Sử dụng dòng lệnh Cách làm này tương tự như trên các hệ điều hành Windows, cụ thể: + Nhấn chuột phải vào Start Menu và mở Command Prompt (Admin), cửa sổ UAC (User Account Control) xuất hiện, nhấn Yes để khởi động cửa sổ dòng lệnh với quyền quản trị + Trên giao diện dòng lệnh, dán lệnh ipconfig/flushdns và nhấn Enter Lệnh này đã làm sạch DNS Cache, loại bỏ những file cache lớn (đôi khi chỉ là nguyên nhân gây ra lỗi khi tải 1 website). Sau đó trên màn hình sẽ hiện lên thông báo sau đây: Successfully flushed the DNS Resolver Cache

Bộ nhớ đệm dns là gì năm 2024

KẾT LUẬN

Mong rằng bài viết trên đây của tenten giúp bạn có cái nhìn tổng quát về flush dns và biết cách flash dns cache. Trên đây là một vài kiến thức về cách xóa cache DNS giúp khắc phục lỗi không vào được web. Hy vọng bài viết đã giúp bạn biết cách flush DNS trên các hệ điều hành khác nhau. Hãy theo dõi tenten để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé! Ngoài ra, bạn có thể truy cập vào đây để biết cách quản lí mạng IPv6.