Bộ máy chính trị thời Ngô, ở địa phương ai đứng đầu

Em có nhận xét gì về tổ chức nhà nước thời Ngô Quyền ?

Đề bài

Em có nhận xét gì về tổ chức nhà nước thời Ngô Quyền?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk trang 25, suy luận để trả lời.

Lời giải chi tiết

- Tổ chức bộ máy nhà nước còn sơ khai, đơn giản nhưng được thống nhất từ trung ương đến địa phương.

+ Ở Trung ương: Vua đứng đầu triều đình, quyết định mọi công việc (Chính trị, ngoại giao, quân sự). Dưới vua có các quan văn, quan võ.

+ Ở địa phương: các tướng lĩnh có công được vua cử đi cai quản các châu quan trọng gọi là thứ sứ.

- Việc xây dựng chính quyền mới của Ngô Quyền đã thể hiện được ý thức độc lập, tự chủ giúp đất nước yên bình và đặt nền móng cho một quốc gia độc lập, thống nhất.

Loigiaihay.com

Cùng Top lời giảitrả lời chi tiết, chính xác câu hỏi: “Bộ máy nhà nước thời Ngô?”và đọc thêm phần kiến thức tham khảo giúp các bạn học sinh ôn tập và tích lũy kiến thức bộ môn Lịch sử 7.

Bộ máy nhà nước thời Ngô?

Kiến thức tham khảo về thời nhà Ngô

1. Khái quát về nhà Ngô

- Nhà Ngô 26 năm (939-965), kinh đô Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội)

- Năm938, Ngô Quyền tập hợp lực lượng từ Ái châu ra đánh Kiều Công Tiễn. Công Tiễn sai sứ sang nướcNam Hánxin quân cứu viện. Vua Nam Hán làLưu Nghiễmcho con là Vạn vươngHoằng Tháođem quân sang cứu, tự mình đóng quân làm thanh viện. Ngô Quyền hạ thànhĐại La, giết Công Tiễn rồi bày trận trên sôngBạch Đằngđón quân Nam Hán.

- Tháng 11 năm 938, quân Hoằng Tháo bị Ngô Quyền đánh tan trongtrận Bạch Đằng. Hoằng Tháo bị giết chết. Năm939, Ngô Quyền lên ngôi, tức là Tiền Ngô Vương, đóng đô ởCổ Loa, lập Dương thị làm hoàng hậu.

2. Bộ máy hành chính Việt Nam thời Ngô

a. Chính quyền trung ương

- ThờiNgô, các vua xưng vương nhưng chưa có quốc hiệu, vẫn gọi theo tên thờithuộc Đườnglà Tĩnh Hải quân. Sử sách ghi chép rất ít về bộ máy chính quyền doNgô Quyềnthiết lập trong lãnh thổ mà ông cai trị, được các sử gia nhìn nhận là bộ máy còn giản đơn, hoạt động chưa được thể chế hóa, việc lựa chọn quan lại chưa có chế độ rõ rằng, pháp luật chưa thành văn. Lê Văn Siêu cho rằng chính quyềnnhà Ngôcơ bản như một họ tù trưởng lớn nắm giữ. Nguyễn Khắc Thuần cũng cho rằng do khả năng quản lý của chính quyền trung ương chưa cao nên sau khi Ngô Quyền mất, loạn lạc nổ ra.

- Sử giaNgô Sĩ Liênghi chép trongĐại Việt sử ký toàn thưvề việc tổ chức chính quyền của ông như sau: “Tiền Ngô [Vương] nổi lên không chỉ có công chiến thắng mà thôi, việc đặt trăm quan, chế định triều nghi phẩm phục, có thể thấy được quy mô của bậc đế vương”.

- Kinh đô nhà Ngô đóng tạiCổ Loa– kinh thành của nướcÂu LạcthờiAn Dương Vương. Lý giải cho việc Ngô Quyền không chọn Đại La sầm uất và có truyền thống nhiều thế kỷ là trung tâm chính trị trước đó, các sử gia cho rằng có 2 nguyên nhân: tâm lý tự tôn dân tộc và ý thức bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nước từ kinh nghiệm cũ để lại

b. Chính quyền địa phương

- Tuy đại thắng quân Nam Hán ở trận Bạch Đằng nhưng lãnh thổ mà nhà Ngô quản lý chỉ còn 8 châu (so với 12 châu đầu thời Tự chủ) là:

+ Giao châu tương đương với vùng phía nam sông Hồng và sông Đuống, thuộc Hà Nội, Bắc Ninh, một phần Hưng Yên

+ Lục châu tương đương gồm một phần phía nam Khâm châu (Quảng Tây, Trung Quốc) và dải đất dọc biển của tỉnh Quảng Ninh hiện nay. Miền núi tỉnh Quảng Ninh vẫn là các châu ki mi (ràng buộc lỏng lẻo)

+ Phong châu: được xác định vị trí ở ngã ba Bạch Hạc, phần dưới thung lũng sông Chảy, sông Thao và sông Đà.

+ Trường châu được xác định vị trí tương đương miền Nho Quan, Yên Khánh tỉnh Ninh Bình.

+ Ái châu tương đương tỉnh Thanh Hóa

+ Diễn châu tương đương miền bắc Nghệ An gồm các huyện Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn, Quỳ Châu

+ Hoan châu tương đương các huyện phía nam Nghệ An và một phần tỉnh Hà Tĩnh

+ Phúc Lộc châu được xác định vị trí tại phía nam Hà Tĩnh và Quy Hợp, Ngọc Ma phía bắc Hoành Sơn

- Bốn châu: Thang, Chi, Vũ Nga và Vũ An thuộc về nước Nam Hán. Việc thu hẹp lãnh thổ phía bắc này không được sử sách ghi chép rõ. Theo Đào Duy Anh trongĐất nước Việt Nam qua các đời: 4 châu này bị Nam Hán chiếm, nhưng không rõ vào thời điểm nào. Theo Nguyễn Khắc Thuần trongThế thứ các triều vua Việt Nam, không rõ căn cứ theo tài liệu nào: sau trận Bạch Đằng, Ngô Quyền bàn giao 4 châu này cho Nam Hán "để tiện việc phòng thủ".

- Nhà Ngô vẫn phỏng theo bộ máy của chính quyền Trung Hoa trước đây. Những người đứng đầu các châu là thứ sử. Các đơn vị bên dưới kế thừa từ thời Tự chủ: gồm có giáp, xã. Đứng đầu giáp là Quản giáp và Phó tư giáp, đứng đầu xã là 2 người lệnh trưởng, chính và tá.

- Đối với các châu ki mi ở phía tây bắc, Đào Duy Anh cho rằng thời nhà Ngô cai trị vẫn chưa đủ thực lực để có thể kiểm soát được khu vực này.

3. Ngoại giao thời Ngô

- Ngô Quyền tự xưng là Ngô vương, sử sách không xác nhận việc ông quan hệ ngoại giao với các vương triều nào trong số các nước ở phương bắc thời kỳNgũ đại Thập quốc.

- Năm 942,Lưu Nghiễmchết. Sau cuộc biến loạn năm 943, Lưu Thịnh lên nối ngôi, tức làNam Hán Trung Tông.

- Năm 954, Xương Ngập chết. Cùng năm, Ngô Xương Văn sai sứ sang giao hảo với Nam Hán và xin tiết việt. Vua Nam Hán là Lưu Thịnh nhận giao hảo của Xương Văn. Sau đó Lưu Thịnh cho Lý Dư làm sứ cầm cờ “tinh” sang chiêu dụ nhận Tĩnh Hải quân là phiên thần, lại phong chức Tiết độ sứ, kiêm Đô hộ cho Ngô Xương Văn[1].

- Được tin Lý Dư sắp vào, Ngô Xương Văn cho ngay người đi sang biên giới ngăn lại. Hai bên gặp nhau ở Bạch châu. Sứ của Xương Văn nói với Lý Dư rằng: “Giặc biển đương làm loạn, đường xá đi lại rất khó”.Lý Dư bèn quay về nước.

- Đó là lần ngoại giao duy nhất giữa nhà Ngô và Nam Hán trong 21 năm tồn tại.

Câu hỏi: Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Ngô

Trả lời:

Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Ngô

Cùng Top lời giải tìm hiểu về bộ máy nhà nước thời Ngô nhé!

1. Sơ lược về nhà Ngô (năm939đến năm968)

Nhà Ngôlà mộttriều đạiquân chủtronglịch sử Việt Nam, truyền được hai đời nhưng có tới ba vị vua. Khoảng thời gian xen giữa từ944đến950còn có Dương Bình Vương tứcDương Tam Kha. Khác với các triều đại quân chủ Việt Nam sau này, cácvuanhà Ngô vẫn xưng tướcvươngmà chưa xưngđế hiệutrên phạm vi toàn lãnh thổ do họ cai trị.

Sau trận chiến lịch sử tại sông Bạch Đằng (938), Ngô Quyền xưng vương, lập ra triều Ngô (939-968), đóng đô ở Cổ Loa, đặt ra định chế triều nghi, quan chức, chỉnh đốn chính trị trong nước.

2. Tổ chức bộ máy nhà nước thời Ngô

Từ bộ máy nhà nước đó ta có nhận xét:

- Tổ chức bộ máy nhà nước còn đơn giản nhưng được thống nhất từ trung ương đến địa phương.

- Vua đứng đầu triều đình, quyết định mọi công việc (Chính trị, ngoại giao, quân sự).

- Dưới vua có các quan văn, quan võ

- Ở địa phương, các tướng lĩnh có công được vua cử đi cai quản các châu quan trọng gọi là thứ sứ.

* Những việc làm của Ngô Quyền:

- Bỏ chức tiết độ sứ của phong kiến phương Bắc, thiết lập một triều đình mới ở trung ương. Vua đứng đầu triều đình, quyết định mọi công việc chính trị, ngoại giao, quân sự;

- Đặt ra các chức quan văn, võ, quy định các lễ nghi trong triều và màu sắc trang phục của quan lại các cấp.

- Ởđịa phương, Ngô Quyền cử các tướng có công coi giữ các châu quan trọng. Đinh Công Trứ làm Thứ sử Hoan Châu (Nghệ An, Hà Tĩnh), Kiều Công Hãn làm Thứ sử Phong Châu (Phú Thọ)…

=>Đất nước được yên bình.

3. Kinh tế, văn hóa, xã hội thời Ngô

a. Về kinh tế:

- Thời kì này, quyền sở hữu ruộng đất nói chung thuộc về làng xã, theo tập tục chia nhau cày cấy, nộp thuế, đi lính và làm lao dịch cho nhà vua. Việc đào vét kênh mương, khai khẩn đất hoang… được chú trọng, nên nông nghiệp ổn định và bước đầu phát triển; nghề trồng dâu tằm cũng được khuyến khích; nhiều năm được mùa.

- Đã xây dựng một số công trường thủ công: từ thời Đinh đã có những xưởng đúc tiền, chế tạo vũ khí, may mũ áo… xây cung điện, chùa chiền. Các nghề thủ công truyền thống cũng phát triển như dệt lụa, làm gốm.

- Nhiều trung tâm buôn bán và chợ làng quê được hình thành. Nhân dân hai nước Việt – Tống thường qua lại trao đổi hàng hóa ở vùng biên giới.

b. Về văn hóa - xã hội

- Xã hội: chia thành 3 tầng lớp: tầng lớp thống trị gồm vua, quan văn võ (cùng một số nhà sư); tầng lớp bị trị mà đa số là nông dân tự do, cày ruộng công làng xã; tầng lớp cuối cùng là nô tì (số lượng không nhiều).

- Văn hóa: Nho học chưa tạo được ảnh hưởng, giáo dục chưa phát triển. Đạo Phật được truyền bá rộng rãi, chùa chiền được xây dựng khắp nơi, nhà sư được nhân dân quý trọng. Nhiều loại hình văn hóa dân gian như ca hát, nhảy múa, đua thuyền… tồn tại và phát triển trong thời gian này.

4. Nhà Ngô suy yếu

Ngô Xương Văn xưng vương và cho người đi rước anh về cùng làm vua. Không bao lâu Ngô Xương Ngập bệnh chết (954). Thế lực nhà Ngô ngày một suy yếu, khắp nơi loạn lạc. Trong một chuyến đi dẹp loạn (965), Xương Văn bị trúng tên chết. Kể từ đấy, nhà Ngô không còn là một thế lực trung tâm của đất nước nữa. Con của Xương Văn là Ngô Xương Xí trở thành một trong 12 sứ quân.

Từ năm966, hình thành 12 sứ quân cát cứ, sử sách gọi làloạn 12 sứ quân, trong đó có người trong hoàng tộc nhà Ngô (Ngô Xương Xí,Ngô Nhật Khánh), các tướng nhà Ngô (Phạm Bạch Hổ,Đỗ Cảnh Thạc,Kiều Công Hãn) và số lớn là các thủ lĩnh địa phương tự nổi dậy (Kiều Thuận,Trần Lãm,Nguyễn Khoan,Nguyễn Thủ Tiệp,Nguyễn Siêu,Lý Khuê,Lã Đường). Thời kỳ này kéo dài đến năm968thì bịĐinh Bộ Lĩnhdẹp xong và lập ranhà Đinh.