Biện pháp chống bán phá giá là gì năm 2024

Biện pháp chống bán phá giá là gì? Cần những điều kiện gì để áp dụng biện pháp chống bán phá giá? - Hoài Thanh (Phú Yên)

Biện pháp chống bán phá giá là gì năm 2024

Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá (Hình từ internet)

1. Biện pháp chống bán phá giá là gì?

Biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (sau đây gọi là biện pháp chống bán phá giá) là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

(Khoản 1 Điều 77 )

2. Các biện pháp chống bán phá giá

Các biện pháp chống bán phá giá bao gồm:

- Áp dụng thuế chống bán phá giá;

- Cam kết về các biện pháp loại trừ bán phá giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá với Cơ quan điều tra của Việt Nam hoặc với các nhà sản xuất trong nước nếu được Cơ quan điều tra chấp thuận.

(Khoản 3 Điều 77 )

3. Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá

Biện pháp chống bán phá giá được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bị bán phá giá với biên độ bán phá giá được xác định cụ thể, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;

- Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước;

- Tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa bị bán phá giá quy định tại điểm a khoản này với thiệt hại của ngành sản xuất trong nước quy định tại điểm b khoản này.

Không áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu có biên độ bán phá giá không vượt quá 2% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam.

Trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ một nước có khối lượng hoặc số lượng không vượt quá 3% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam và tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa có xuất xứ từ các nước đáp ứng điều kiện trên không vượt quá 7% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam thì các nước này được loại khỏi phạm vi áp dụng biện pháp chống bán phá giá.

(Điều 78 )

4. Căn cứ tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá

- Việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá được thực hiện khi có hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá của tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước.

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá được coi là đại diện cho ngành sản xuất trong nước khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của các nhà sản xuất trong nước nộp hồ sơ và các nhà sản xuất trong nước ủng hộ việc yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá phải lớn hơn tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của các nhà sản xuất trong nước phản đối việc yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá;

+ Tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của các nhà sản xuất trong nước nộp hồ sơ và các nhà sản xuất trong nước ủng hộ việc yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá chiếm ít nhất 25% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của ngành sản xuất trong nước.

- Bộ trưởng Bộ Công Thương có trách nhiệm quyết định điều tra khi có bằng chứng rõ ràng về việc nhập khẩu hàng hóa bị bán phá giá gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

Nước tương tự theo cách dùng của EU hay Nước thay thế theo cách dùng của Mỹ là nước thứ ba có nền kinh tế thị trường được dùng để xác định giá thông thường của sản phẩm điều tra trong các vụ kiện mà nước xuất khẩu có nền kinh tế phi thị trường (non-economic market). Trong các trường hợp này, biên độ bán phá giá sẽ được tính trên cơ sở so sánh giữa giá xuất khẩu của sản phẩm với giá thông thường tính theo giá trị tại nước thứ ba thay thế.

Thời hạn điều tra là khoảng thời gian mà việc điều tra chống bán phá giá phải được kết thúc trước khi hết khoảng thời gian đó. Thông thường thời hạn điều tra chống bán phá giá là 12 tháng và trong mọi trường hợp không được kéo dài quá 18 tháng.

Bảng câu hỏi là một mẫu bao gồm các câu hỏi chi tiết về tình hình sản xuất, bán hàng, về các loại chi phí, về thiệt hại…để các bên liên quan trả lời và gửi về cơ quan điều tra.

Trong vụ việc chống bán phá giá, các bên liên quan là chủ thể có quyền và lợi ích trực tiếp đến vụ việc, được tham gia vào các quá trình điều tra và có các quyền và nghĩa vụ tố tụng tương ứng.

Biên độ phá giá là mức độ chênh lệch giữa giá thông thường và giá xuất khẩu (tính trên giá xuất khẩu), theo công thức “Biên độ phá giá = (Giá thông thường – Giá xuất khẩu)/Giá xuất khẩu”. Giá thông thường càng cao hơn giá xuất khẩu thì biên độ phá giá càng lớn.

Biên độ phá giá tối thiểu là biên độ phá giá dưới 2%. Biên độ phá giá bị xem xét trong các vụ việc chống bán phá giá phải từ 2% trở lên. Do đó, trong trường hợp có kết luận biên độ phá giá là tối thiểu thì việc điều tra sẽ được đình chỉ đối với trường hợp này.

Biện pháp chống bán phá giá là tất cả các biện pháp mà nước nhập khẩu có thể sử dụng để chống lại hiện tượng bán phá giá của hàng nhập khẩu (sau khi có kết luận cuối cùng khẳng định có việc bán phá giá gây thiệt hại đáng kể). Trong đa số các trường hợp, biện pháp chống bán phá giá là áp đặt thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm nhập khẩu (thuế phần trăm giá trị sản phẩm hoặc thuế cố định trên đơn vị sản phẩm).

Biện pháp tạm thời là biện pháp chống bán phá giá áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu thuộc diện bị điều tra trước khi có kết luận cuối cùng về vụ việc. Biện pháp này thường được thực hiện khi vụ điều tra có kết luận sơ bộ cho rằng có việc bán phá giá gây thiệt hại.