Bắp chân ở đâu

Tương tự như căng cơ gân kheo, khi cơ bị kéo dài quá mức, cơ bắp chân sẽ bị căng. Căng cơ bắp chân thường dễ được chẩn đoán rõ ràng, tuy nhiên vẫn có những nguyên nhân khác gây ra tình trạng này như kén Baker, chuột rút và huyết khối. Do đó, nếu người bệnh nhận thấy có các triệu chứng như khó đi, đau khi ngồi hoặc nghỉ ngơi, đau vào ban đêm thì tốt nhất cần đến cơ sở y tế được thăm khám và điều trị đúng phương pháp.

Căng cơ bắp chân chính là một tổn thương các cơ ở phía sau của chân. Các cơ bắp chân kéo dài từ đầu gối cho đến mắt cá chân, hợp thành với gân gót hay còn gọi là gân asin tại vị trí phần dưới của chân. Cơ bắp chân được hình thành từ 3 cơ chính, cơ dép và 2 cơ bụng chân.

Căng cơ bắp chân là một trong những chấn thương do căng cơ 2 bụng chân. Tương tự như căng cơ gân kheo, khi cơ bị kéo dài quá mức, cơ bắp chân sẽ bị căng.

Trong các trường hợp căng cơ ít nghiêm trọng thì cơ thường bị kéo ra khỏi quỹ đạo bình thường. Còn những trường hợp nghiêm trọng hơn thì cơ thường bị xé sợi và nguy hiểm hơn có thể rách toàn bộ cơ hoàn toàn. Phần lớn, căng cơ bắp chân thường xuất hiện sự rách nhỏ ở một số sợi cơ và hầu hết các mô cơ vẫn còn nguyên vẹn.

Căng cơ bắp chân cấp tính có thể gây ra triệu chứng khá đau đớn, mức độ đau còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của thương tích. Căng cơ bắp chân thường được phân loại như sau:

  • Căng cơ bắp chân mức 1: Với mức độ căng cơ này, người bệnh thường có triệu chứng khó chịu nhẹ, thường là tình trạng tàn tật tối thiểu. Thông thường, nó chỉ gây ảnh hưởng đến hoạt động ở mức độ tối thiểu hoặc không hạn chế hoạt động.
  • Căng cơ bắp chân mức độ 2: Người bệnh cảm thấy hơi khó chịu khi đi bộ, các hoạt động hàng ngày như chạy và nhảy bị hạn chế. Một số trường hợp có thể bị sưng tấy và bầm tím.
  • Căng cơ bắp chân mức độ 3: Đây là mức độ căng cơ bắp chân nặng, có thể khiến cho người bệnh mất khả năng đi lại. Người bệnh có triệu chứng phổ biến là co thắt cơ, sưng và đau dữ dội.

Căng cơ bắp chân là một loại bệnh thường phổ biến nhất ở nam giới với độ tuổi từ 30 - 50. Thông thường, cơ đau do bị căng cơ chân sẽ xuất hiện với một cơn đau đột ngột, nhói đau ở phần sau của chân và phần bị tổn thương phổ biến nhất khi căng bắp chân xảy ra là ở giữa cơ 2 bụng chân.

Căng cơ bắp chân thường dễ được chẩn đoán rõ ràng, tuy nhiên, vẫn có những nguyên nhân khác gây ra tình trạng này cần được xem xét như kén Baker, chuột rúthuyết khối. Do đó, nếu người bệnh nhận thấy có các triệu chứng của căng cơ bắp chân nghiêm trọng như khó đi, đau khi ngồi hoặc nghỉ ngơi, đau vào ban đêm thì tốt nhất cần đến cơ sở y tế được thăm khám và điều trị đúng phương pháp. Bởi mức độ căng bắp chân nghiêm trọng có thể gây đứt rách cơ hoàn toàn, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh.

>>>4 nhóm chấn thương thể thao thường gặp nhất

Bắp chân ở đâu

Căng cơ bắp chân cấp tính có thể gây ra triệu chứng khá đau đớn

Việc điều trị căng cơ bắp chân thường dựa vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Để cơ bắp được nghỉ ngơi là phương pháp tốt nhất để điều trị thành công căng cơ bắp chân, bởi việc nghỉ ngơi không đầy đủ có thể kéo dài sự hồi phục của người bệnh.

Còn theo nguyên tắc chung, trường hợp bị căng cơ chân ở mức độ nhẹ thì người bệnh vẫn có thể thực hiện các hoạt động thường ngày mà không làm nặng thêm tổn thương. Tuy nhiên, trong trường hợp căng cơ chân ở mức độ nặng thì người bệnh cần phải phẫu thuật với mục đích gắn lại các đầu rách của cơ. Sau đây là các phương pháp điều trị căng cơ bắp chân thông thường được sử dụng:

  • Nghỉ ngơi: Khi bị căng cơ chân, việc quan trọng nhất là người bệnh cần phải được nghỉ ngơi sau khi bị chấn thương để hỗ trợ các cơ bị thương lành lại nhanh chóng. Người bệnh chỉ nên thực hiện những hoạt động hàng ngày phù hợp với khả năng của mình, tránh một số hoạt động gây ra các triệu chứng của bệnh.
  • Kéo căng cơ bắp chân: Việc kéo căng nhẹ bắp chân sẽ rất hữu ích trong hỗ trợ điều trị căng cơ bắp chân. Khi kéo cần phải kéo nhẹ, bởi việc kéo căng quá mức có thể gây hại và làm chậm quá trình lành bệnh. Tốt nhất nên tham khảo một số cách kéo dãn bắp chân đơn giản từ bác sĩ để giúp bạn hồi phục nhanh hơn.
  • Chườm đá: Nên chườm đá vào vị trí bị tổn thương trong giai đoạn cấp tính, tức là 48 giờ đầu sau khi bị thương và sau khi hoạt động. Bởi việc sử dụng đá lạnh sẽ giúp làm dịu phản ứng viêm, đồng thời kích thích lưu lượng máu đến khu vực.
  • Áp nhiệt: Trong trường hợp bị căng cơ chân, người bệnh cần làm ấm nhẹ nhàng trước khi thực hiện một hoạt động để có thể giúp nới lỏng cơ bắp. Việc chườm nóng vào bắp chân cần thực hiện khi kéo dãn cơ hoặc tập thể dục. Nguyên tắc chung của việc chườm ấm là làm ấm trước và chườm đá sau.
  • Thuốc chống viêm: Sử dụng thuốc chống viêm đường uống như Ibuprofen, Aleve hoặc Motrin có thể giúp người bệnh làm giảm các triệu chứng đau và cân bằng quá trình viêm.
  • Vật lý trị liệu: Để hồi phục nhanh hơn, tốt nhất người bệnh nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia trị liệu vật lý trị liệu để hỗ trợ điều trị phục hồi nhanh hơn như siêu âm, massage trị liệu và các bài tập phục hồi chức năng cụ thể. Tuy nhiên, cần phải gặp bác sĩ để xác định xem liệu những điều này có phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn hay không.

Tóm lại, thời gian điều trị căng cơ bắp chân còn phải phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của thương tích. Nếu người bệnh bị căng cơ bắp chân mức độ 1 thì thời gian hồi phục sẽ kéo dài từ 7 - 10 ngày, thời gian phục hồi ở mức độ 2 là trong khoảng từ 4 - 6 tuần, và căng cơ bắp chân mức độ 3 cần khoảng 3 tháng để phục hồi chức năng.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Văn Hùng - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ đã có 30 năm kinh nghiệm về khám và điều trị các bệnh lý nội khoa, đặc biệt về chuyên khoa Nội tim mạch.

Bệnh viêm tắc động mạch chi dưới thường không có triệu chứng rõ ràng, vì vậy thường được chẩn đoán nhầm với các bệnh lý về xương khớp, bệnh do tuổi già. Ở giai đoạn đầu, người bệnh thường có hiện tượng đau bắp chân khi đi bộ, phải dừng lại, ngồi nghỉ mới có thể tiếp tục đi được.

Bệnh động mạch chi dưới là tình trạng bệnh lý của động mạch chủ và các động mạch chi dưới trong đó lòng động mạch bị hẹp gây giảm tưới máu cơ và các bộ phận liên quan phía hạ lưu.

Thiếu máu cơ sẽ dẫn đến hiện tượng đau khi gắng sức, về sau đau cả khi nghỉ ngơi và kèm theo các biểu hiện thiếu máu cục bộ như loạn dưỡng, loét, hoại tử.

Nguyên nhân chính của căn bệnh này là do xơ vữa động mạch. Vì vậy bệnh thường gặp ở những người cao tuổi và những người có yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, tăng huyết áp, tiểu đường, béo phì, rối loạn chuyển hoá mỡ, ít vận động...

Bắp chân ở đâu

Hút thuốc là làm tăng nguy cơ mắc xơ vữa động mạch

Đau cách hồi chi dưới: đau mỏi và co cứng bàn chân, bắp chân, đùi hoặc mông khi đi bộ, phải dừng lại nghỉ ngơi mới có thể đi tiếp. Hiện tượng này tái xuất hiện trở lại với cùng một mức gắng sức, ở cùng một khoảng cách đi.

Vị trí đau gợi ý vị trí động mạch bị tổn thương:

  • Đau ở vùng mông hoặc vùng đùi: tổn thương động mạch chậu
  • Đau ở bắp chân: tổn thương động mạch đùi-khoeo
  • Đau ở bàn chân: tổn thương động mạch cẳng chân

Bệnh nhân thường mất ngủ, mệt mỏi vì đau thường xuất hiện về đêm. Bệnh nhân có cảm giác đau rát hoặc tê bì, lạnh chi và giảm đi nếu để thõng chân hoặc đứng dậy.

3.2. Giai đoạn nặng

Xuất hiện hiện tượng teo cơ, loét, hoại tử các ngón chân, có thể cả bàn chân kèm theo cảm giác đau liên tục, sử dụng thuốc giảm đau nhưng hiệu quả không cao.

Bác sĩ sẽ kiểm tra mạch đập ở các vị trí nếp bẹn, khoeo chân, mu chân của người bệnh. Nếu thấy hiện tượng mạch yếu hoặc không có mạch đập thì bác sĩ sẽ nghi ngờ bạn mắc bệnh động mạch chi dưới.

Sau đó người bệnh sẽ được siêu âm Doppler mạch máu để biết chính xác vị trí, mức độ hẹp tắc, khả năng can thiệp, nên điều trị nội khoa hay phẫu thuật. Ngoài ra đo chênh lệch huyết áp giữa cổ chân và cánh tay để biết mức độ thiếu máu.

Bắp chân ở đâu

Siêu âm Doppler mạch máu để đánh giá chính xác tình trạng động mạch

Phương pháp điều trị tối ưu và hiện đại nhất hiện nay là tái lưu thông động mạch bị tắc bằng cách sử dụng phương pháp nong (đặt stent động mạch chậu, đùi, khoeo...) chi dưới qua da bằng ống thông.

Việc điều trị bệnh thường bắt đầu ở giai đoạn muộn với nhiều biến chứng nguy hiểm do người bệnh sẽ không xuất hiện triệu chứng khi bệnh mới khởi phát. Nếu bạn xuất hiện những cơn đau lặp lại nhiều lần, hoặc ngay khi bạn không có triệu chứng nhưng có những yếu tố nguy cơ như: tuổi trên 70, tuổi trên 50 và có tiền sử đái tháo đường, béo phì, cao huyết áp hay hút thuốc, bạn nên đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa để phát hiện sớm các bệnh lý từ đó có phương án điều trị phù hợp.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Bài viết tham khảo nguồn: Hội tim mạch học Việt Nam.

XEM THÊM: