Bao nhiêu tuổi thì được gửi tiền vào ngân hàng năm 2024

Gửi tiết kiệm tại ngân hàng không chỉ là một kênh đầu tư sinh lời mà còn là phương thức hữu hiệu nhất để giữ tiền. Bản thân hai chữ “tiết kiệm” đã mang ý nghĩa này. Do vậy, không ít cha mẹ lựa chọn gửi tiết kiệm có kỳ hạn bằng chính số tiền mừng tuổi (lì xì) của con cái sau mỗi dịp Tết Nguyên đán, xem như một cách vừa giúp con giữ tiền, lại vừa có thể sinh lời từ số tiền này.

Hơn nữa, việc định hướng con nhỏ gửi tiết kiệm từ số tiền mừng tuổi còn mang ý nghĩa giúp trẻ trang bị kiến thức cơ bản về quản lý tài chính cá nhân.

Trên thực tế, việc này trở nên dễ dàng hơn rất nhiều cho các bậc cha mẹ muốn gửi tiết kiệm có kỳ hạn tại ngân hàng, bởi chỉ cần một số tiền rất nhỏ, thậm chí chỉ từ 500.000 đồng, đã có thể lập một sổ tiết kiệm tại quầy hoặc thông qua hình thức gửi tiết kiệm trực tuyến.

Quy định về số tiền tối thiểu để mở mới một tài khoản tiết kiệm phụ thuộc vào từng ngân hàng. Chẳng hạn tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank), số tiền chỉ là 500.000 đồng. Tuy nhiên, hầu hết các ngân hàng hiện nay chấp nhận mức gửi tiết kiệm tối thiểu là 1 triệu đồng.

Ngân hàng nhận gửi tiết kiệm từ 1 triệu đồng như: MB, VietinBank, Agribank, BIDV, Techcombank, TPBank, MSB, SeABank, VPBank, Eximbank, LPBank,…

Riêng Vietcombank, số tiền tối thiểu để có thể mở sổ tiết kiệm là 3 triệu đồng. Đây cũng là hạn mức cao nhất trong số các ngân hàng thương mại hiện nay.

Trước đây, do các chương trình gửi tiết kiệm của ngân hàng thường yêu cầu số tiền tối thiểu khá lớn, đối với người có thu nhập trung bình như học sinh, sinh viên chỉ sở hữu một khoản vốn nhỏ thực sự khó khăn. Hiện, 1 triệu đồng là khoản tiền lý tưởng để bắt đầu gửi tiết kiệm tại phần lớn các ngân hàng.

Bao nhiêu tuổi thì được gửi tiền vào ngân hàng năm 2024
Có thể gửi tiền lì xì vào ngân hàng. (Ảnh:VOV)

Không chỉ phù hợp với học sinh, sinh viên, ngay cả với người đi làm, nếu thu nhập không cao vẫn có thể trích ra 1 triệu để gửi vào ngân hàng, tạo quỹ dự phòng cho tương lai và đề phòng những trường hợp bất ngờ cần đến tiền.

Theo khuyến nghị tại các ngân hàng, với 1 triệu đồng, khách hàng có thể gửi tiết kiệm online hoặc tại quầy giao dịch. Nếu không có nhiều thời gian rảnh vào giờ hành chính, khách hàng nên ưu tiên hình thức gửi tiết kiệm online 24/7 ngay tại nhà, trên ứng dụng di động của ngân hàng để tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại.

Gửi tiết kiệm có kỳ hạn là hình thức tiết kiệm trong một khoảng thời gian nhất định, có cam kết về thời gian tất toán. Tùy vào nhu cầu của mình, khách hàng có thể lựa chọn chọn kỳ hạn theo tháng hoặc theo năm. Thông thường, kỳ hạn càng dài thì mức lãi suất càng cao. Lãi suất của hình thức gửi tiết kiệm này sẽ được quy định bởi ngân hàng và thay đổi theo từng thời kỳ.

Khách hàng hoàn toàn có thể gửi tiết kiệm online trên ứng dụng di động của ngân hàng, thông qua đó có thể thực hiện mọi thao tác như kiểm tra thông tin lãi suất, gửi tiền, tất toán, tái tục,... trên thiết bị di động.

Đối với cả 2 hình thức gửi tiết kiệm tại quầy và gửi tiết kiệm online, tiền lãi sẽ phụ thuộc vào kỳ hạn gửi tiết kiệm. Kỳ hạn càng dài thì tiền lãi càng cao. Trường hợp nhận lãi vào cuối kỳ sẽ cao hơn nhận hàng tháng.

Tiền lãi tiết kiệm sẽ được tính theo công thức: Số tiền lãi = Số tiền gửi x Lãi suất (%/năm) x Số ngày thực gửi/365

Trường hợp khách hàng gửi 1 triệu đồng với kỳ hạn 6 tháng, từ 15/2/2024 đến 15/8/2024 (181 ngày), lãi suất gửi tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng là 4%/năm thì tiền lãi sẽ là: 1.000.000 x 4% x 181/365= 19.835 đồng.

Với số tiền nhỏ, khách hàng nên chọn hình thức gửi tiết kiệm online để được hưởng lãi suất cao hơn so với lãi suất huy động tại quầy (thông thường chênh lệch nhau từ 0,2 – 0,5 điểm phần trăm).

Ngoài ra, việc gửi tiết kiệm online còn giúp chủ động về thời gian, địa điểm gửi tiết kiệm, có thể gửi/rút mọi lúc mọi nơi mà không cần đến quầy giao dịch.

Con 16 tuổi, mẹ mất sớm, sống với cha và mẹ kế. Ông bà ngoại muốn mở cho con một sổ tiết kiệm để con học đại học, với điều kiện không ai khác được sử dụng số tiền đó.

Con có thể đứng tên sổ tiết kiệm không hay phải thông qua cha và mẹ kế? (Ngọc Linh)

Luật sư tư vấn

Theo khoản 4 Điều 21 Bộ luật dân sự 2015, người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Ngoài ra, khoản 2 Điều 3 Thông tư 48/2018/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định, công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, hoặc không mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, đã đủ điều kiện để mở sổ tiết kiệm, không cần thông qua người đại diện theo pháp luật.

Thứ ba, khoản 1 Điều 76 Luật hôn nhân gia đình quy định: con từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý. Khoản 2 Điều 77 quy định con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ.

Từ những căn cứ pháp lý trên, có thể kết luận rằng bạn hoàn toàn có khả năng nhận số tiền mà ông bà ngoại tặng cho, tự mở tài khoản tiết kiệm tại ngân hàng và có toàn quyền quản lý, định đoạt đối với tài sản riêng nêu trên mà không phải thông qua người đại diện theo pháp luật.

Khách hàng dưới 15 tuổi có được mở tài khoản gửi tiết kiệm hay không nếu có cần những thủ tục gì?

Công dân Việt Nam có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật thực hiện giao dịch gửi tiền tiết kiệm thông qua người giám hộ. Như vậy, công dân Việt Nam dưới 15 tuổi cũng có thể gửi tiền tiết kiệm ngân hàng.

Mở tài khoản tiết kiệm cần bao nhiêu tiền?

Tuy nhiên, hầu hết ngân hàng tại Việt Nam thường quy định số tiền tối thiểu để mở sổ tiết kiệm dao động trong khoảng 100.000 - 1.000.000 VND tùy theo sản phẩm và hình thức mở sổ. Thông thường, khi gửi tiền vào các sản phẩm tiết kiệm có kỳ hạn ở lần đầu tiên, khách hàng sẽ cần phải gửi tối thiểu 1.000.000 VND.

Làm sổ tiết kiệm cho con cần giấy tờ gì?

Khi mở sổ tiết kiệm cho con dưới 18 tuổi, quý khách cần chuẩn bị các giấy tờ sau: - Giấy căn cước công dân/chứng minh nhân dân/hộ chiếu của bố, mẹ hoặc người đại diện theo quy định pháp luật. - Giấy khai sinh của con hoặc giấy chứng minh tư cách giám hộ cho trẻ được pháp luật công nhận.

Sổ tiết kiệm là như thế nào?

Sổ tiết kiệm là một loại giấy tờ biên nhận nhằm xác định chủ sở hữu và thể hiện số tiền mà khách hàng đã gửi tại ngân hàng. Trên sổ tiết kiệm bao gồm các thông tin như: chủ sở hữu, số tiền đã gửi, lãi suất áp dụng, kỳ hạn gửi tiết kiệm. Mỗi khách hàng có thể mở một hoặc nhiều sổ tiết kiệm tuỳ vào tài chính của mình.