Bạo lực cách mạng là gì năm 2024

Tư tưởng Hồ Chí Minh về bạo lực cách mạng mang tính cách mạng, nhân văn, hoàn toàn không đối lập với lòng nhân ái, tinh thần yêu chuộng hoà bình, nhưng cũng không ảo tưởng hoà bình, bó tay, mất cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn xảo quyệt của kẻ thù. Tư tưởng này là một bộ phận hợp thành nền tảng tư tưởng, đường lối quân sự của Đảng ta, đã soi sáng con đường đi tới thắng lợi hoàn toàn, trọn vẹn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Ngày nay, tư tưởng về bạo lực cách mạng của Người vẫn giữ nguyên giá trị. Thực tiễn không ngừng vận động phát triển, đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu, vận dụng sáng tạo tư tưởng của Người về bạo lực cách mạng cho phù hợp nhằm bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay. Mặt khác, thực tiễn còn đòi hỏi chúng ta phải luôn chủ động, nhạy bén về chính trị, cảnh giác cao độ trước những âm mưu thủ đoạn mới của kẻ thù, tăng cường xây dựng sức mạnh của bạo lực cách mạng để có thể chiến thắng kẻ thù trong bất kỳ tình huống nào. Đồng thời, phải tích cực đấu tranh phê phán những nhận thức sai trái, lệch lạc, phủ nhận hoặc mơ hồ về quan điểm bạo lực cách mạng trong tình hình mới./.

Bạo lực cách mạng là gì năm 2024

  1. Bạo lực cách mạng

Bạo lực cách mạng là một phạm trù dùng để chỉ một phương pháp giành chính quyền của

quần chúng. Bạo lực cách mạng là của giai cấp bị trị, yếu thế, bị đàn áp trong xã hội đối

lập với bạo lực phản cách mạng của giai cấp thống trị hống hách, bóc lột sức lao động

của giai cấp bị trị.

Chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định: Bạo lực cách mạng là quy luật phổ biến của mọi cuộc

cách mạng là bà đỡ của một chế độ xã hội cũ đang thai nghén trong lòng xã hội mới. Để

giai cấp vô sản lật đổ nhà nước tư sản, giành và giữ vững chính quyền cách mạng tất yếu

phải sử dụng bạo lực.

  1. Bạo lực cách mạng trong cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam

Nhận thức, tiếp thu quan điểm của Chủ nghĩa Mác và đánh giá đúng bản chất cực kỳ phản

động của bọn đế quốc và tay sai, Hồ Chí Minh đã hình thành tư tưởng bạo lực cách mạng.

Người chỉ rõ: “Trong cuộc đấu tranh gian khổ, chống kẻ thù của giai cấp và của dân tộc

cần dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng giành lại chính quyền và

bảo vệ chính quyền”.

Hình thức của bạo lực cách mạng bao gồm cả đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang,

nhưng phải tùy tình hình cụ thể mà quyết định những hình thức đấu tranh cách mạng

thích hợp, sử dụng đúng và khéo kết hợp các hình thức đấu tranh vũ trang và đấu tranh

chính trị để giành thắng lợi cho cách mạng.

Trong cách mạng Tháng Tám, bạo lực thể hiện bằng khởi nghĩa vũ trang với lực lượng

chính trị là chủ yếu. Đó là công cụ để đạp tan chính quyền của bọn phát xit Nhật và tay

sai, giành chính quyền về tay nhân dân.

Trong chiến tranh cách mạng, lực lượng vũ trang và đấu tranh vũ trang giữ vị trí quyết

định trong việc tiêu diệt lực lượng quân sự địch, làm thất bại những âm mưu quân sự và

chính trị của chúng. Nhưng đấu tranh vũ trang không tách biệt với đấu tranh chính trị.

Xuất phát từ tình yêu thương, quý trọng sinh mạng con người luôn tranh thủ khả năng

giành và giữ chính quyền ít đổ máu. Người tìm mọi cách ngăn chặn xung đột vũ trang,

tận dụng mọi khả năng giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình, chủ động đàm phán,

thương lượng, chấp nhận những nhượng bộ có nguyên tắc.

Why is this page out of focus?

This is a Premium document. Become Premium to read the whole document.

Trên vấn đề phương pháp cách mạng, bằng phương pháp nào để giành chính quyền? - bạo lực cách mạng hay hoà bình cách mạng-, từng diễn ra cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa những người mácxít với những người phi mácxít cùng những người theo chủ nghĩa cải lương, cơ hội và xét lại trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.

Ở Việt Nam, cuộc đấu tranh đó cũng từng diễn ra gay gắt vào những thời điểm mà cách mạng phải quyết định, không được do dự chần chừ, về con đường tiến lên giành chính quyền. Đó là thời điểm trước cuộc Cách mạng tháng Tám, 1945 sau khi Nhật đảo chính Pháp, lập chính phủ Trần Trọng Kim. Đó còn là thời điểm của của những năm 1956 - 1959 ở miền Nam, khi Mỹ và chính Ngô Đình Diệm từ chối hiệp thương tổ chức tổng tuyển cử cả nước.

Ở Việt Nam, nét nổi bật của phương pháp sử dụng bạo lực cách mạng tổng hợp của cách mạng miền Nam đã được tổng kết là: lực lượng chính trị quần chúng kết hợp với lực lượng vũ trang nhân dân; bắt đầu từ khởi nghĩa từng phần ở nông thôn và từ khởi nghĩa phát triển thành chiến tranh cách mạng; kết hợp chặt chẽ đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị với đấu tranh ngoại giao; kết hợp khởi nghĩa quần chúng với đấu tranh cách mạng, kết hợp nổi dậy với tiến công, tiến công và nổi dậy; đánh địch trên cả ba vùng chiến lược : nông thôn rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị; đánh địch bằng ba mũi giáp công : chính trị, quân sự và binh vận; kết hợp ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ; kết hợp chiến tranh nhân dân địa phương với chiến tranh của các binh đoàn chủ lực; kết hợp đánh lớn, đánh vừa và đánh nhỏ; thực hiện làm chủ để tiêu diệt địch, tiêu diệt địch để làm chủ; nắm vững phương châm chiến lược đánh lâu dài, đồng thời biết tạo ra thời cơ mở những đòn tiến công chiến lược làm thay đổi cục diện chiến tranh, tiến lên thực hiện tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt, giành thắng lợi cuối cùng.