Báo cáo đánh giá an toàn bức xạ hoàn chỉnh

  • 1. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012 1 BOÄ KHOA HOÏC VAØ COÂNG NGHEÄ CUÏC AN TOAØN BÖÙC XAÏ VAØ HAÏT NHAÂN BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012
  • 2. VÀ CÔNG NGHỆ CỤC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN 2
  • 3. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012 3 I. TỔ CHỨC VÀ CÁN BỘ 5 1. Quản lý nhà nước về an toàn bức xạ và hạt nhân ở Trung ương 5 2. Tổ chức quản lý an toàn bức xạ và hạt nhân tại địa phương 7 II. XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TIÊU CHUẨN 8 1. Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật 8 2. Xây dựng tiêu chuẩn 8 3. Sửa đổi Luật Năng lượng nguyên tử 9 4. Xây dựng kế hoạch soạn thảo văn bản giai đoạn 2013-2020 9 III. CẤP PHÉP 9 1. Hệ thống cấp phép trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử 9 2. Các giấy phép, giấy đăng ký đã cấp trong năm 2012 9 3. Đánh giá chung về công tác cấp phép năm 2012 10 IV. THANH TRA 10 2. Kết quả công tác thanh tra năm 2012 11 V. THAM GIA ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ 11 1. Các điều ước quốc tế Việt Nam đã tham gia 11 2. Tình hình thức hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia 12 VI. AN TOÀN BỨC XẠ 14 1. Hệ thống pháp luật và tổ chức quản lý 14 2. Hoạt động chuẩn đo lường bức xạ quốc gia 14 3. Hoạt động kiểm soát liều bức xạ cá nhân, liều chiếu xạ y tế, liều chiếu xạ dân chúng: Hoạt động của cơ quan quản lý, thống kê hoạt động của cơ sở dịch vụ đo liều 15 4. Bảo đảm ATBX trong khai thác, chế biến quặng: Hoạt động của cơ quan quản lý và hoạt động của các cơ sở 20 5. Bảo đảm ATBX trong y tế, công nghiệp, xây dựng và các ngành kinh tế - kỹ thuật khác 23 VII. AN TOÀN HẠT NHÂN 23 1. Xây dựng các quy định pháp luật về an toàn hạt nhân 23 2. Tăng cường năng lực thẩm định về an toàn hạt nhân 23 3. Thực hiện Công ước về an toàn hạt nhân 24 4. Thường trực Hội đồng An toàn hạt nhân quốc gia 24 VIII. AN NINH 1. Vấn đề an ninh hạt nhân theo hướng dẫn của IAEA 25 2. Tình hình an ninh hạt nhân của Việt Nam 25 3. Xây dựng năng lực hỗ trợ kỹ thuật bảo đảm an ninh hạt nhân 27 IX. THANH SÁT HẠT NHÂN 28 1. Yêu cầu về thanh sát hạt nhân theo hướng dẫn của IAEA 28 2. Tình hình thực hiện Hiệp định Thanh sát tại Việt Nam 28 3. Xây dựng năng lực hỗ trợ kỹ thuật phục vụ thanh sát hạt nhân 29 X. QUẢN LÝ CHẤT THẢI VÀ NGUỒN PHÓNG XẠ ĐÃ QUA SỬ DỤNG 30 1. Kho lưu giữ nguồn phóng xạ tại 140 - Nguyễn Tuân- Thanh Xuân- Hà Nội 30 2. Kho lưu giữ chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ tại Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà lạt 30 3. Kho lưu giữ nguồn phóng xạ tại Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân Hà Nội 31 4. Kho lưu giữ chất thải phóng xạ tại Viện Công nghệ Xạ hiếm - Viện NLNTVN 31 MỤC LỤC
  • 4. VÀ CÔNG NGHỆ CỤC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN 4 XI. ỨNG PHÓ SỰ CỐ 32 1. Yêu cầu về ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân theo quy định của IAEA và hiện trạng của Việt Nam (cơ sở pháp lý, hệ thống tổ chức và năng lực kỹ thuật) 32 2. Tình hình chuẩn bị kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp quốc gia 33 3. Tình hình xây dựng và triển khai kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp tỉnh 33 4. Một số sự cố bức xạ và hạt nhân năm 2012 33 5. Xây dựng năng lực kỹ thuật ƯPSC, diễn tập UPSC 34 XII. QUẢN LÝ PHÓNG XẠ MÔI TRƯỜNG 34 1. Hiện trạng 34 2. Tình hình thực hiện Quyết định của Thủ tướng về xây dựng mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường. 35 3. Kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2012 của các trạm quan trắc thuộc Bộ Quốc phòng 36 XI. ĐÀO TẠO NHÂN LỰC 37 1. Tình hình sử dụng nhân lực của các đơn vị thuộc Cục 37 2. Tình hình thực hiện kế hoạch đào tạo cán bộ của Cục năm 2012 38 3. Đào tạo cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ trong năm 2012 39 XII. THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN 39 1. Hoạt động thông tin tuyên truyền 39 2. Triển khai Đề án 370 về thông tin tuyên truyền điện hạt nhân ở Việt Nam giai đoạn đến năm 2020. 40 XIII. HỢP TÁC QUỐC TẾ 40 1. Tình hình chung 40 2. Hợp tác đa phương 41 3. Hợp tác song phương 43 Phụ lục 1 47 Phụ lục I. TÌNH HÌNH XÂY DỰNG CÁC VĂN BẢN HƯỚNG DẪN THI HÀNH LUẬT NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ VÀ CÁC VĂN BẢN PHÁP QUY CÓ LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN ĐIỆN HẠT NHÂN 47 Phụ lục II. TÌNH HÌNH SOẠN THẢO CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ ĐIỆN HẠT NHÂN THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 8957/VPCP-KTN NGÀY 9/12/2010 51 Phụ lục III. DANH MỤC VÀ TIẾN ĐỘ BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ ĐIỆN HẠT NHÂN 57 Phụ lục 2A. SỐ GIẤY PHÉP, GIẤY ĐĂNG KÝ CẤP NĂM 2013 64 1.Theo từng lĩnh vực 64 2.Theo từng địa phương 64 3. Số chứng chỉ đã được cấp trong năm 2012 65 Phụ lục 2B. THỐNG KÊ TÌNH HÌNH CẤP PHÉP NĂM 2012 CỦA CÁC SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 67 Phụ lục 3A. DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ DO CỤC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN THANH TRA NĂM 2012 69 Phụ lục 3B. THỐNG KÊ CÁC ĐƠN VỊ DO SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ THANH TRA NĂM 2012 73
  • 5. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012 5 BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỤC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO Về công tác quản lý nhà nước an toàn bức xạ và hạt nhân năm 2012 Cục An toàn bức xạ và hạt nhân xin báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác quản lý nhà nước về an toàn bức xạ và hạt nhân trong năm 2012 như sau: I. TỔ CHỨC VÀ CÁN BỘ Căn cứ theo Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008 (Điều 7), trách nhiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử (bao gồm an toàn bức xạ và hạt nhân) ở nước ta như sau: - Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. - Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. - Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử theo phân công của Chính phủ. - Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử theo phân cấp của Chính phủ. 1. Quản lý nhà nước về an toàn bức xạ và hạt nhân ở Trung ương Để giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về an toàn bức xạ và hạt nhân trong phạm vi cả nước, Điều 8 của Luật Năng lượng nguyên tử đã quy định nhiệm vụ, quyền hạn cho Cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ. Hiện nay, cơ quan này là Cục An toàn bức xạ và hạt nhân. Căn cứ Quyết định số 2248/QĐ-BKHCN ngày 10/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Cục có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: (1) Xây dựng, tham gia xây dựng dự thảo, trình ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn về an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân (sau đây gọi tắt là an toàn), an ninh nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, cơ sở hạt nhân (sau đây gọi tắt là an ninh) và kiểm soát hạt nhân; chủ trì hoặc tham gia tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thực hiện các văn bản đã được ban hành; tham gia xây dựng chế độ, chính sách cho nhân viên bức xạ; (2) Xây dựng, trình Bộ Khoa học và Công nghệ định hướng phát triển, chương trình, kế hoạch 5 năm và hàng năm về nhiệm vụ bảo đảm an toàn, an ninh và kiểm soát hạt nhân; chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức và kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt;
  • 6. VÀ CÔNG NGHỆ CỤC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN 6 (3) Tổ chức việc khai báo chất phóng xạ, thiết bị bức xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân và việc cấp, gia hạn, sửa đổi, thu hồi giấy phép tiến hành công việc bức xạ, chứng chỉ về an toàn cho nhân viên bức xạ; (4) Thẩm định và tổ chức thẩm định an toàn đối với công việc bức xạ; thẩm định và tổ chức thẩm định an ninh đối với nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân và cơ sở hạt nhân; (5) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về an toàn và an ninh theo thẩm quyền; (6) Tổ chức thực hiện các hoạt động kiểm soát hạt nhân theo quy định của pháp luật; (7) Thực hiện quản lý nhà nước về chất thải phóng xạ, quan trắc phóng xạ môi trường, kiểm soát chiếu xạ nghề nghiệp, chiếu xạ dân chúng và chiếu xạ y tế; (8) Hướng dẫn lập và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân; tham gia ứng phó sự cố theo thẩm quyền; (9) Xây dựng và cập nhật hệ thống thông tin quốc gia về an toàn, an ninh; xây dựng và quản lý hệ thống kế toán và kiểm soát hạt nhân; (10) Tổ chức và phối hợp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về an toàn, an ninh và kiểm soát hạt nhân; (11) Tổ chức và phối hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật, các kiến thức về an toàn, an ninh và kiểm soát hạt nhân; (12) Hướng dẫn, chỉ đạo và phối hợp với các Sở Khoa học và Công nghệ, các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện quản lý nhà nước về an toàn, an ninh và kiểm soát hạt nhân; (13) Hỗ trợ kỹ thuật cho công tác quản lý nhà nước về an toàn, an ninh; tổ chức nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ và triển khai thực hiện các dịch vụ an toàn, an ninh; (14) Tổ chức thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về an toàn, an ninh và kiểm soát hạt nhân; nghiên cứu, đề xuất việc ký, gia nhập các điều ước, thỏa thuận quốc tế về an toàn, an ninh và kiểm soát hạt nhân; tham gia thực hiện các điều ước, thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là thành viên; (15) Quản lý cán bộ, tài sản, hồ sơ và tài liệu của Cục An toàn bức xạ và hạt nhân theo phân cấp và quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ; (16) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ giao. Tổ chức của Cục gồm 9 đơn vị như sau: 8 đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước: - Văn phòng Cục; - Phòng Cấp phép; - Thanh tra Cục; - Phòng An toàn hạt nhân; - Phòng Kiểm soát hạt nhân; - Phòng Hợp tác quốc tế; - Phòng Pháp chế và Thông tin; - Phòng Đào tạo. 1 đơn vị sự nghiệp: - Trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật an toàn bức xạ và ứng phó sự cố.
  • 7. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012 7 2. Tổ chức quản lý an toàn bức xạ và hạt nhân tại địa phương a) Chức năng nhiệm vụ Căn cứ Thông tư liên tịch số 05/2008/TTLT-BNV-BKHCN ngày 18/6/2008 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ; an toàn bức xạ và hạt nhân và các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc Sở quản lý trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Thông tư quy định cụ thể về quyền hạn và nhiệm vụ của Sở KH&CN như sau: * Về ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ: - Tổ chức thực hiện các chương trình, dự án và các biện pháp để thúc đẩy ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; tổ chức triển khai hoạt động ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong các ngành kinh tế - kỹ thuật trên địa bàn; - Quản lý các hoạt động quan trắc phóng xạ môi trường trên địa bàn; - Tổ chức thực hiện các dịch vụ kỹ thuật liên quan đến ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ; - Tổ chức đăng ký hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử trên địa bàn theo phân cấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. * Về an toàn bức xạ và hạt nhân: - Tổ chức thực hiện việc đăng ký về an toàn bức xạ và hạt nhân theo quy định của pháp luật hoặc phân công, phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; - Quản lý việc khai báo, thống kê các nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ, chất thải phóng xạ trên địa bàn theo quy định của pháp luật; - Tổ chức thực hiện việc kiểm soát và xử lý sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân trên địa bàn; - Xây dựng và tích hợp với cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát an toàn bức xạ và hạt nhân tại địa phương. Hàng năm, các Sở KH&CN tổng hợp tình hình quản lý an toàn, kiểm soát bức xạ và báo cáo Bộ KH&CN (qua Cục ATBXHN) trước ngày 30 tháng 01 của năm tiếp theo. b) Tổ chức, biên chế Theo quy định tại Thông tư trên, số đơn vị trực thuộc Sở KH&CN không quá 08 đối với các tỉnh và không quá 09 đối với thành phố trực thuộc Trung ương. Vì vậy hiện nay, ngoài một vài thành phố lớn có đơn vị quản lý riêng trực thuộc Sở KH&CN, còn lại đại bộ phận đều giao cho các phòng khác kiêm nhiệm (như Phòng Quản lý chuyên ngành, Phòng Quản lý công nghệ,...) Chỉ có 02 địa phương có phòng quản lý riêng là: - TP. Cần Thơ: Phòng An toàn bức xạ và hạt nhân; - TP Hà Nội: Phòng An toàn bức xạ và hạt nhân; Còn số địa phương có tên đơn vị thể hiện chức năng này cũng không nhiều, có thể kể: - Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Yên : Phòng Quản lý công nghệ và an toàn bức xạ; - Sơn La: Phòng Quản lý công nghệ - An toàn bức xạ
  • 8. VÀ CÔNG NGHỆ CỤC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN 8 - Đắk Lắk, Hậu Giang, Phú Thọ: Phòng Sở hữu trí tuệ - An toàn bức xạ; - Quảng Trị: Phòng Sở hữu trí tuệ - An toàn bức xạ hạt nhân; - Ninh Bình, Quảng Nam: Phòng Quản lý Sở hữu trí tuệ - An toàn bức xạ hạt nhân; - Điện Biên: Phòng Quản lý công nghệ - An toàn bức xạ - Sở hữu trí tuệ; - Sóc Trăng: Phòng Sở hữu trí tuệ, An toàn bức xạ và Thông tin; - Tuyên Quang: Phòng Quản lý Sở hữu trí tuệ, An toàn bức xạ và Thông tin KH&CN; Hiện nay, lực lượng quản lý về an toàn bức xạ và hạt nhân chỉ có từ 1-2 cán bộ, nhưng hầu hết đều kiêm nhiệm. II. XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TIÊU CHUẨN 1. Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật a) Trong năm 2012, Bộ KH&CN đã ban hành được 6 thông tư và 5 tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) liên quan đến nhà máy điện hạt nhân như sau: - Thông tư hướng dẫn về nội dung, quy trình, thủ tục thẩm định báo cáo phân tích an toàn ở giai đoạn phê duyệt địa điểm nhà máy điện hạt nhân (Thông tư số 29/2012/TT-BKHCN ngày 19/12/2012). - Thông tư quy định yêu cầu về an toàn hạt nhân đối với thiết kế nhà máy điện hạt nhân (Thông tư số 30/2012/TT-BKHCN ngày 28/12/2012). - Thông tư quy định danh mục và yêu cầu kiểm soát vật liệu và thiết bị trong chu trình nhiên liệu hạt nhân (Thông tư số 25/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012). - Thông tư hướng dẫn lập và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở và cấp tỉnh (Thông tư số 24/2012/TT-BKHCN ngày 4/12/2012). - Thông tư hướng dẫn vận chuyển an toàn vật liệu phóng xạ (Thông tư số 23/2012/TT-BKHCN ngày 23/11/2012). - Thông tư quy định về kiểm soát chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng (Thông tư số 19/2012/ TT-BKHCN ngày 8/11/2012). b) Tiếp tục hoàn thiện dự thảo và hồ sơ trình các văn bản sau: Đề án “Cơ chế, chính sách thúc đẩy nghiên cứu phát triển, ứng dụng và bảo đảm an toàn, an ninh trong lĩnh vực NLNT”; Đề án “Hoàn thiện và tăng cường năng lực của hệ thống quản lý nhà nước về phát triển ứng dụng NLNT và bảo đảm an toàn, an ninh”; Quyết định của Thủ tướng quy định chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp đối với người làm việc trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. c) Hoàn thiện Thông tư về việc công nhận và áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn an toàn nhà máy điện hạt nhân và đang rà soát để ký ban hành trong tháng 6/2013. (Xem Phụ lục 1) 2. Xây dựng tiêu chuẩn Trong năm 2012, Cục ATBXHN đã xây dựng trình Bộ KH&CN công bố 05 tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) về an toàn hạt nhân đối với địa điểm nhà máy điện hạt nhân như sau: - TCVN 6941:2013: An toàn hạt nhân – các sự kiện bên ngoài do con người gây ra trong đánh giá địa điểm nhà máy điện hạt nhân.
  • 9. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012 9 - TCVN 6942:2013: An toàn hạt nhân – khảo sát, đánh giá khả năng phát tán chất phóng xạ trong không khí và nước – xem xét phân bố dân cư trong việc đánh giá địa điểm cho nhà máy điện hạt nhân. - TCVN 6943:2013: An toàn hạt nhân – các vấn đề địa kỹ thuật trong đánh giá địa điểm và nền móng của nhà máy điện hạt nhân. - TCVN 6944:2013: An toàn hạt nhân – khảo sát, đánh giá độ nguy hiểm động đất đối với nhà máy điện hạt nhân. - TCVN 6945:2013: An toàn hạt nhân – khảo sát, đánh giá khí tượng, thủy văn trong đánh giá địa điểm đối với nhà máy điện hạt nhân. 3. Sửa đổi Luật Năng lượng nguyên tử Triển khai các nhiệm vụ của Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Năng lượng nguyên tử, Cục ATBXHN đã trình Lãnh đạo Bộ KH&CN thành lập Ban Soạn thảo và Tổ biên tập Luật; tổ chức Hội thảo sơ kết 3 năm thi hành Luật (ngày 19/12/2012) và Phiên họp thứ nhất của Ban Soạn thảo (ngày 16/4/2013). Bộ KH&CN cũng đã làm việc với các chuyên gia của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) và Nhật Bản để thảo luận và tham vấn về các nội dung sửa đổi, bổ sung Luật. Những nội dung chính cần sửa đổi bổ sung là: Tăng cường tính độc lập và thẩm quyền của cơ quan pháp quy hạt nhân, thống nhất việc cấp phép cho nhà máy điện hạt nhân, bổ sung các quy định mới về an ninh, thanh sát hạt nhân, quản lý chất thải và nhiên liệu đã qua sử dụng. 4. Xây dựng kế hoạch soạn thảo văn bản giai đoạn 2013-2020 Trong năm 2012, Cục ATBXHN đã giúp Bộ KH&CN chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành “Kế hoạch soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật về điện hạt nhân giai đoạn 2013-2020” (Văn bản số 248/TTg-KTN ngày 19/02/2013). Được Lãnh đạo Bộ phân công, Cục ATBXHN đang triển khai thực hiện kế hoạch soạn thảo các văn bản mà Bộ được giao. III. CẤP PHÉP 1. Hệ thống cấp phép trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử Trong những năm qua, các hoạt động liên qua tới ứng dụng năng lượng nguyên tử được quản lý trên cơ sở pháp lý là các quy định của Luật Năng lượng nguyên tử (6/2008). Luật Năng lượng nguyên tử đã được triển khai, cụ thể hóa bởi các thông tư hướng dẫn, hệ thống cấp phép cho các hoạt động này được hướng dẫn trong thông tư 08/2010/TT-BKHCN, các hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng được hướng dẫn tại thông tư 05 và công văn 134(23//1/2009). Ngoài ra, còn một số các thông tư bổ trợ cho các tiêu chí đảm bảo an toàn cho con người, môi sinh và an ninh quốc gia. Các quy định này đã được phổ biến và triển khai từ cơ quan trung ương cho tới sở khoa học công nghệ các tỉnh thành cho nên về cơ bản là các cơ sở trên toàn quốc có các hoạt động liên quan tới ứng dụng năng lượng nguyên tử đều chấp hành việc khai báo và cấp phép theo đúng sự phân cấp, và tuân thủ các qui định. 2. Các giấy phép, giấy đăng ký đã cấp trong năm 2012 Cục ATBXHN đã thực hiện thụ lý hồ sơ, thẩm định hồ sơ và xử lý xong để trình cho lãnh đạo Bộ ban hành được 12 giấy phép và đã ban hành được 900 giấy phép, giấy đăng ký và chứng chỉ các loại (512 giấy phép, 361 chứng chỉ và 27 giấy đăng ký hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng NLNT). Trong đó có 33/269 cơ sở (chiếm 12%) được thẩm định trực tiếp tại địa bàn Tổng số giấy phép đã cấp năm 2012 là 512 giấy phép các loại.
  • 10. VÀ CÔNG NGHỆ CỤC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN 10 Số giấy đăng ký hoạt động dịch vụ được ban hành trong năm: 27. Lĩnh vực chủ yếu tập trung vào dịch vụ kiểm xạ môi trường và các hoạt động hiệu chuẩn thiết bị y tế. (Xem Phụ lục 2) 3. Đánh giá chung về công tác cấp phép năm 2012 Công tác cấp phép trong năm đảm bảo đáp ứng các nhu cầu của xã hội (về an toàn bức xạ của các cơ sở bức xạ). Hiện nay, trên cả nước có tới 763 cơ sở có các hoạt động ứng dụng năng lượng nguyên tử. Một hệ thống cấp phép được phân cấp từ trung ương tới các địa phương đã phối hợp tương đối chặt chẽ để quản lý và đặc biệt đảm bảo an toàn của các hoạt động đối với môi sinh. Bổ trợ với công tác cấp phép có các hoạt động thanh tra chuyên ngành của Cục ATBXHN và các sở KHCN nên hoạt động này đã đi vào khá nề nếp. Quy trình cấp phép được xây dựng tương đối cụ thể theo chủ chương giảm thiểu các thủ tục hành chính. Nhìn lại một năm, công tác cấp phép cho các hoạt động liên quan tới bức xạ và hạt nhân đã ban hành được hơn 820 các loại giấy phép, chứng chỉ và giấy đăng ký hoạt động dịch vụ( trong đó có 493 giấy phép các loại) do có những điểm thuận lợi và khó khăn như sau: a) Thuận lợi: - Công tác cấp phép đã đi vào nề nếp - Nhận thức của các cơ sở tham gia hoạt động liên quan tới bức xạ và hạt nhân đã ngày càng được nâng cao thông qua các văn bản hướng dẫn và các thông tin đại chúng. - Sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý của trung ương và địa phương. - Có chế tài đối với các hành vi vi phạm. b) Khó khăn: - Hệ thống văn bản hướng dẫn chi tiết chưa hoàn thiện; - Chưa đảm bảo tính đồng bộ trong công tác quản lý giữa các bộ ngành có liên quan (Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ y tế, Tổng cục Hải quan, Bộ KH&CN…) - Nhân lực thiếu, trình độ, năng lực hạn chế nên chất lượng làm việc không cao. IV. THANH TRA Hiện nay hoạt động thanh tra ATBXHN được thực hiện bởi hệ thống thanh tra khoa học công nghệ gồm: Thanh tra Bộ KHCN, Cục ATBXHN và Thanh tra sở KHCN các tỉnh, thành phố. Trong đó, Thanh tra Bộ KHCN là đầu mối quản lý và thực hiện các hoạt động thanh tra KHCN nói chung, Thanh tra sở KHCN các tỉnh/ thành phố có nhiệm vụ giúp Giám đốc sở thực hiện các hoạt động thanh tra KHCN trên địa bản tỉnh do Sở KHCN quản lý. Trong hoạt động thanh tra KHCN do Thanh tra Bộ KHCN và Thanh tra sở KHCN thực hiện gồm cả thanh tra về ATBXHN, tuy nhiên, hoạt động thanh tra này của Thanh tra bộ và Thanh tra sở không mang tính chuyên sâu và chuyên nghiệp. Cục ATBXHN có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng quản lý chuyên ngành về lĩnh vực năng lượng nguyên tử. Do vậy, Cục ATBXHN là đầu mối và là cơ quan nòng cốt của hệ thống thanh tra KHCN trong việc thực hiện thanh tra chuyên ngành về ATBXHN có trình độ, năng lực đảm bảo thực hiện thanh tra ATBXHN một cách chuyên sâu và chuyên nghiệp. Hoạt động thanh tra về ATBXHN của Việt Nam từ trước tới nay mới chỉ tập trung chủ yếu ở thanh tra về ATBX, do hiện nay Việt Nam mới đang thực hiện các giai đoạn đầu của chương trình điện hạt nhân đầu tiên nên yêu cầu thực hiện các cuộc thanh tra ATHN chưa nhiều. Những năm qua công tác thanh tra của Cục ATBXHN đã góp phần đáng kể vào công tác quản lý các cơ sở bức xạ trên toàn quốc. Hằng năm Cục ATBXHN cùng với Thanh tra Bộ KHCN và Thanh tra sở KHCN các tỉnh thành phố triển khai thực hiện thanh tra đối với lượng lớn cơ sở bức xạ trên toàn quốc, kịp thời chấn chỉnh và xử lý các vi phạm của
  • 11. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012 11 các cơ sở, ngăn chặn những sự cố đáng tiêc xảy ra. Qua hoạt động thanh tra cũng giúp cho các cơ sở hiểu rõ được trách nhiệm của mình trong công tác đảm bảo an toàn tại cơ sở khi hoạt động từ đó khắc phục được những vấn đề tồn đọng giúp cho công tác đảm bảo an toàn của các cơ sở bức xạ dần đi vào nề nếp. Nhằm hỗ trợ tốt cho công tác hoạt động của hệ thống thanh tra chuyên ngành, ngoài nhiệm vụ thanh tra, Cục ATBXHN còn tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, tổng hợp dữ liệu về các cơ sở bức xạ trên cả nước, tham gia tập huấn về thanh tra an toàn bức xạ cho các Sở KHCN nhằm tăng cường cơ chế quản lý, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn thanh tra đồng đều từ trung ương đến địa phương. Hiện nay theo Luật Thanh tra năm 2010, tổ chức thanh tra chuyên ngành không còn được duy trì tại cấp Cục và Tổng cục. Việc không có tổ chức thanh tra chuyên ngành tại Cục đang gây khó khăn, bất cập trong công tác bảo đảm an toàn, an ninh và kiểm soát bức xạ, hạt nhân và không phù hợp với Công ước An toàn hạt nhân mà Việt Nam đã tham gia từ năm 2011 cũng như các khuyến cáo của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế IAEA. 2. Kết quả công tác thanh tra năm 2012 Trong năm 2012 Cục ATBXHN đã tiến hành 11 cuộc thanh tra bao gồm cả kế hoạch và đột xuất, với tổng số đơn vị được thanh tra là 42 đơn vị. Trong đó, các đơn vị công nghiệp chiếm 38%; y tế chiếm 31%; giáo dục – đào tạo, hải quan, địa chất 9,5%; nghiên cứu 9,5%; đơn vị làm dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử 7% và sa khoáng chiếm 5%. (Xem Phụ lục 3). Lập biên bản xử lý vi phạm hành chính đối với 06 đơn vị với tổng số tiền phạt là 60,5 triệu đồng (tính đến ngày 15/12/2012). Trong năm 2012, tính đến ngày 10/12/2012 các sở KHCN đã tiến hành thanh tra được 670 cơ sở, trong đó chủ yếu là các cơ sở y tế là loại hình chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các loại hình hoạt động bức xạ trên toàn quốc (Danh sách kèm theo). Tổng số cơ sở bức xạ trên toàn quốc bị các Sở KHCN lập biên bản xử lý vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt là 35 cơ sở với tổng số tiền phạt là 255.500.000 đồng. Bên cạnh đó các Sở cũng đã tiến hành kiểm tra được 572 cơ sở (Xem Phụ lục 3). Hằng năm công tác thanh kiểm tra của các sở đã đóng góp rất lớn vào việc chấn chính kịp thời các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về năng lượng nguyên tử của các đơn vị góp phần tăng cường hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về an toàn bức xạ. V. THAM GIA ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ 1. Các điều ước quốc tế Việt Nam đã tham gia Điểm nổi bật trong năm 2012 là Việt Nam đã tham gia 02 điều ước quốc tế quan trọng trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân được IAEA khuyến cáo các quốc gia phát triển điện hạt nhân tham gia. Đó là Công ước Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân và Phần sửa đổi; Nghị định thư bổ sung của Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế về việc áp dụng thanh sát liên quan đến Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (AP). Như vậy, Việt Nam đã tham gia hầu hết các điều ước quốc tế quan trọng nhất trong lĩnh vực hạt nhân, gồm: - Trong lĩnh vực chống phổ biến vũ khí hạt nhân: Việt Nam đã tham gia Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (1982); Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế về việc áp dụng thanh sát theo Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân - Hiệp định Thanh sát (1989); Hiệp ước Khu vực Đông Nam Á phi vũ khí hạt nhân (1997); Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện (2006); Nghị định thư bổ sung của Hiệp định Thanh sát (ký 2007, phê chuẩn 2012). - Trong lĩnh vực an toàn hạt nhân: Việt Nam đã tham gia Công ước Thông báo sớm về tai nạn hạt nhân (1987); Công ước Trợ giúp trong trường hợp tai nạn hạt nhân hoặc khẩn cấp phóng xạ (1987); Công ước An toàn hạt nhân (2010).
  • 12. VÀ CÔNG NGHỆ CỤC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN 12 - Trong lĩnh vực an ninh hạt nhân: Việt Nam đã tham gia Công ước Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân và Phần sửa đổi của Công ước (2012). Việt Nam cũng cam kết thực hiện theo Quy tắc ứng xử về an toàn và an ninh nguồn phóng xạ và hướng dẫn bổ sung về kiểm soát xuất khẩu, nhập khẩu nguồn phóng xạ (2006). 2. Tình hình thức hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia a) Thực hiện điều ước về chống phổ biến vũ khí hạt nhân Việc thực hiện các điều ước quốc tế trong lĩnh vực này chủ yếu tập trung vào việc thực hiện Hiệp định Thanh sát. Từ khi Hiệp định có hiệu lực năm 1990 đến nay, hàng năm ta nhận thanh sát viên của IAEA vào thực hiện thanh sát định kỳ tại Lò phản ứng hạt nhân Đà lạt và một số cơ sở liên quan khi cần thiết; đồng thời thực hiện việc lập và gửi báo cáo kế toán vật liệu hạt nhân cho IAEA. Báo cáo về thanh sát hàng năm của IAEA đều kết luận ta thực hiện đầy đủ và tốt các yêu cầu của Hiệp định Thanh sát. Đối với Nghị định thư bổ sung mà ta vừa phê chuẩn, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tiến hành khảo sát, tổ chức tập huấn, thực hành khai báo cho các cơ sở có thể phải khai báo và đang tập hợp thông tin, số liệu, bảo đảm nộp khai báo đầu tiên cho IAEA đúng thời hạn. Để thiết lập hành lang pháp lý trong nước cho việc thực hiện Hiệp định Thanh sát, Bộ KH&CN đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế Hoạt động kiểm soát hạt nhân kèm theo Quyết định số 45/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 02/2011/TT-BKHCN Hướng dẫn thực hiện kiểm soát vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn; Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN Hướng dẫn về việc khai báo, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ, trong đó có xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn và thiết bị hạt nhân. Bộ Khoa học và Công nghệ hiện đang soạn thảo thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định thư bổ sung, dự kiến ban hành trong năm 2012. Thực tế hơn 20 năm thực hiện Hiệp định Thanh sát cho thấy với chính sách nhất quán sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình, với sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan chuyên môn và cơ quan an ninh, chúng ta đã không để xảy ra bất kỳ tình huống nào gây bất lợi, ảnh hưởng đến an ninh, chủ quyền quốc gia, đồng thời ngăn chặn được các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc Chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử vì hòa bình của Việt Nam. Đặc biệt, ngay sau khi Việt Nam tham gia Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (năm 1982), Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) và Liên Xô (cũ) đã quyết định viện trợ, cung cấp nhiên liệu và nâng cấp hệ thống các thiết bị để khôi phục và đưa Lò phản ứng nghiên cứu Đà Lạt trở lại hoạt động với công suất tăng gấp đôi so với thiết kế ban đầu của Mỹ. Từ đó đến nay, Lò phản ứng nghiên cứu Đà Lạt đã vận hành an toàn, hiệu quả, trở thành cơ sở nghiên cứu, đào tạo về khoa học và công nghệ hạt nhân, đồng thời là cơ sở sản xuất, cung cấp đồng vị phóng xạ cho các bệnh viện trong nước để sử dụng trong chẩn đoán và điều trị. Việt Nam đã phê chuẩn Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT) năm 2006, nhưng Hiệp ước này cho đến nay chưa có hiệu lực vì chưa đủ thành viên phê chuẩn. Hiện Cục An toàn bức xạ và hạt nhân đang là đầu mối để triển khai thực hiện Hiệp ước này. Để hỗ trợ kỹ thuật cho thực hiện Hiệp ước, Viện Năng lượng nguyên tử Việt nam đã hợp tác với Tổ chức CTBTO xây dựng Trung tâm Dữ liệu thông tin quốc gia (NDC). Tuy nhiên, việc khai tác sử dụng Trung tâm này phục vụ cho các mục đích khoa học, công nghệ còn rất hạn chế. b) Thực hiện điều ước quốc tế về an toàn hạt nhân Là thành viên của Công ước Thông báo nhanh và Công ước Trợ giúp từ năm 1987, nhưng do thực tiễn áp dụng chưa có hoặc có ít tại Việt Nam việc nội luật hóa quy định của hai công ước này còn nhiều hạn chế. Luật Năng lượng nguyên tử ban hành năm 2008 mới chỉ có Điều 84 quy định về trách nhiệm
  • 13. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012 13 của các cơ quan, tổ chức có liên quan khi sự cố xảy ra; Luật Bảo vệ môi trường chỉ có quy định về ứng phó sự cố môi trường và phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường biển. Gần đây, Bộ KHCN đã ban hành Thông tư hướng dẫn lập kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân cấp cơ sở và cấp tỉnh. Đặc biệt, Quy hoạch mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia đến năm 2020 đã được phê duyệt, trong đó quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ chế phối hợp của mạng lưới nhằm xây dựng mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường, kịp thời phát hiện diễn biến bất thường về bức xạ trên lãnh thổ Việt Nam. Hiện tại, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam và Cục An toàn bức xạ và hạt nhân được đăng ký là đầu mối liên lạc và đã tham gia các kỳ diễn tập kiểm tra về hệ thống thông tin do IAEA tổ chức. Là thành viên của Công ước Trợ giúp trong trường hợp tai nạn hạt nhân hoặc khẩn cấp phóng xạ, Việt Nam đã nhận được sự giúp đỡ y tế cần thiết đối với trường hợp cán bộ không may bị tai nạn do chiếu xạ tại Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Về việc thực hiện Công ước An toàn hạt nhân, ngay sau khi là thành viên chính thức của Công ước, Bộ KHCN đã chỉ đạo các đơn vị liên quan nghiên cứu, xây dựng Báo cáo quốc gia theo yêu cầu của Công ước, tham gia Cuộc họp thường kỳ của các thành viên Công ước vào tháng 4/2011 và Cuộc họp bất thường vào tháng 8/2012 nhằm xem xét, đánh giá việc bảo đảm an toàn hạt nhân của các Quốc gia thành viên sau tại nạn Fukushima. Mặc dù hiện tại ta chưa có cơ sở hạt nhân theo quy định của Công ước, nhưng để chuẩn bị chương trình điện hạt nhân, Bộ KHCN đã chỉ đạo các đơn vị liên quan trực thuộc Bộ tập trung xây dựng hành lang pháp lý về an toàn hạt nhân, xây dựng nguồn nhân lực, bảo đảm quản lý nhà máy điện hạt nhân an toàn và an ninh, đồng thời cũng là thực hiện các yêu cầu của Công ước. c) Thực hiện điều ước quốc tế về an ninh hạt nhân và an toàn, an ninh nguồn phóng xạ Công ước Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân và Phần sửa đổi của Công ước mà ta vừa phê chuẩn tháng 10/2012 là văn kiện pháp lý quốc tế đầu tiên ta tham gia trong lĩnh vực này. Nhằm thực hiện yêu cầu của Công ước về việc thực hiện các biện pháp bảo vệ thực thể đối với vật liệu hạt nhân và cơ sở hạt nhân, Bộ KHCN đã ban hành Thông tư Hướng dẫn bảo đảm an ninh vật liệu hạt nhân và cơ sở hạt nhân dựa trên Tài liệu hướng dẫn của IAEA. Tuy nhiên, Công ước và Phần sửa đổi quy định 14 tội danh rất cụ thể liên quan đến vật liệu hạt nhân, cơ sở hạt nhân và khuyến nghị các quốc gia thành viên xử phạt theo pháp luật hình sự của quốc gia đó. Trong hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam cũng đã có một số quy định liên quan đến việc sở hữu, tiếp cận trái phép vật liệu hạt nhân và cơ sở hạt nhân (các tội danh, các hành vi bị nghiêm cấm, trách nhiệm và các biện pháp bảo đảm an ninh hạt nhân), nhưng chưa đủ mức độ chi tiết. Để sẵn sàng thực thi sau khi tham gia Công ước và Phần sửa đổi, trước mắt, ta vận dụng các quy định của pháp luật hiện hành để xác định tội danh và đối chiếu khung hình phạt tương ứng. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu của Công ước, hiện nay các Bộ, ngành liên quan đang nghiên cứu để đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan (trong đó có việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Năng lượng nguyên tử và Bộ luật hình sự) theo hướng chi tiết hóa quy định xử lý hình sự các hành vi phá hoại hoặc có ý đồ phá hoại cơ sở hạt nhân, làm rõ tội danh và khung hình phạt tương ứng. Đặc biệt, nhằm nâng cao năng lực trong nước về an ninh hạt nhân, Đề án Triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử đã được phê duyệt và đang được Bộ Công an phối hợp với Bộ, ngành liên quan tổ chức thực hiện. Về việc thực hiện Quy tắc ứng xử về an toàn và an ninh nguồn phóng xạ và Hướng dẫn bổ sung, Việt Nam đã bảo đảm an toàn và an ninh các nguồn phóng xạ thông qua nhiều biện pháp khác nhau như: thẩm định cấp phép, cấp phép, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm. Các biện pháp này được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật: Luật Năng lượng nguyên tử, Thông tư cấp phép, Thông tư thanh tra chuyên ngành, Thông tư xử phạt vi phạm hành chính. Việc đảm bảo an ninh cho nguồn phóng xạ được quy định cụ thể tại Thông tư bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ, Quy chế phát hiện, xử lý nguồn nằm ngoài sự kiểm soát và Thông tư về phân loại nguồn phóng xạ theo yêu cầu đảm bảo an ninh. Cục An toàn bức xạ và hạt nhân thuộc Bộ KHCN đã có Cơ sở dữ liệu lưu giữ thông tin của tất cả nguồn phóng xạ, không chỉ riêng cho nguồn phóng xạ loại 1 và 2 theo quy định của Quy tắc ứng xử.
  • 14. VÀ CÔNG NGHỆ CỤC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN 14 Là thành viên của Liên Hợp quốc, Việt Nam nghiêm túc thực hiện theo các yêu cầu của các Nghị quyết 1540, 1373, gửi báo cáo cho Uỷ ban của Nghị quyết 1540 và Ủy ban chống khủng bố của Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc về các biện pháp mà Việt Nam đã thực hiện hoặc sẽ thực hiện. VI. AN TOÀN BỨC XẠ Để đảm bảo an toàn bức xạ cho các công việc bức xạ được tiến hành đòi hỏi mỗi quốc gia phải xây dựng và hoàn thiện hạ tầng cơ sở về an toàn bức xạ. Các bộ phận then chốt thuộc hạ tầng cơ sở an toàn bức xạ của một quốc gia bao gồm: hệ thống pháp luật; cơ quan quản lý được trao quyền thực hiện cấp phép, thanh tra các hoạt động do luật pháp quy định và thực thi hiệu quả pháp luật có liên quan; nguồn lực thích đáng và có đủ nguồn nhân lực được đào tạo huấn luyện phù hợp. Luật Năng lượng nguyên tử 2008 đã tạo hành lang pháp lý thực hiện công tác đảm bảo an toàn bức xạ cho các hoạt động ứng dụng năng lượng nguyên tử. Chúng ta từng bước đã thiết lập và hoàn thiện dần hạ tầng cơ sở an toàn bức xạ ở Việt Nam. 1. Hệ thống pháp luật và tổ chức quản lý a) Cơ sở pháp luật Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Năng lượng nguyên tử liên quan đến vấn đề an toàn bức xạ bao gồm: Nghị định 07/2010/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Năng lượng nguyên tử; Quyết định 1636/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Quy hoạch mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia đến năm 2020”; Quyết định 2376/ QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt “Định hướng quy hoạch địa điểm lưu giữ, chôn cất chất thải phóng xạ đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050”; Thông tư 76/2010/TT-BTC Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử; Thông tư 08/2010/ TT-BKHCN Hướng dẫn về việc khai báo, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ; Thông tư 15/2010/TT-BKHCN Ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn bức xạ - Miễn trừ khai báo, cấp giấy phép”; Thông tư 19/2010/TT-BKHCN Hướng dẫn thanh tra chuyên ngành về an toàn bức xạ và hạt nhân; Thông tư 27/2010/TT-BKHCN Hướng dẫn về đo lường bức xạ, hạt nhân và xây dựng, quản lý mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường; Thông tư 19/2012/TT- BKHCN Quy định về kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và công chúng. b) Tổ chức quản lý Cơ quan quản lý được trao quyền thực hiện quyền cấp phép, thanh tra các hoạt động tiến hành công việc bức xạ, Luật Năng lượng nguyên tử tại Điều 8 đã quy định rõ những quyền hạn này được trao cho Cục An toàn bức xạ và hạt nhân. Tuy nhiên thẩm quyền cấp phép cho một số công việc bức xạ còn được phân cho một số cơ quan khác như: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế; Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép thăm dò, khai thác, chế biến quặng phóng xạ. Về đầu tư phát triển nguồn lực phục vụ công tác đảm bảo an toàn bức xạ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã đầu tư cho Viện Năng lượng nguyên tử (NLNT) Việt Nam xây dựng Phòng chuẩn đo lường bức xạ hạt nhân quốc gia đặt tại Viện Khoa học và kỹ thuật hạt nhân. Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã đầu tư xây dựng cho ba đơn vị trong Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam có khả năng cung cấp dịch vụ đo và đánh giá liều bức xạ cá nhân. Các đơn vị cung cấp dịch vụ đo liều cá nhân trong Viện NLNT Việt Nam gồm: Viện Khoa học và kỹ thuật hạt nhân, Viện nghiên cứu hạt nhân và Trung tâm Hạt nhân TP. Hồ Chí Minh. 2. Hoạt động chuẩn đo lường bức xạ quốc gia Nhờ có các dự án VIE/9/004 và VIE/6/019, Viện Khoa học và kỹ thuật hạt nhân đã thiết lập được phòng chuẩn liều bức xạ quốc gia. Phòng chuẩn liều bức xạ quốc gia hiện có hai trường chuẩn: trường
  • 15. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012 15 bức xạ gamma chuẩn từ nguồn phóng xạ Cs -137 (OB 6/Bucher - nguồn có hoạt độ 20 Ci) và trường tia X chuẩn với máy phát của hãng PANTAK - HF 160 (160 kV-19 mA). Phòng chuẩn được trang bị các hệ đo chuẩn cấp hai với máy FAMER - DOSIMETER 2570A, 2570B cùng các buồng ion hóa NE 2571, 2581 v.v... đã được chuẩn với chuẩn cấp hai tại phòng chuẩn cấp hai (SSDL) của Cơ quan nguyên tử năng quốc tế ( IAEA). Với các trường chuẩn bức xạ trên, Viện Khoa học và kỹ thuật hạt nhân đã thực hiện việc chuẩn liều kế cá nhân (TLD) và chuẩn các máy đo liều trong cả nước. Hiện nay Viện Khoa học và kỹ thuật hạt nhân đang chuẩn bị xây dựng trường bức xạ nơtron chuẩn. Bên cạnh Phòng chuẩn liều bức xạ Quốc gia, hiện Việt Nam còn có 7 cơ sở thực hiện dịch vụ kiểm định thiết bị X-quang y tế. 3. Hoạt động kiểm soát liều bức xạ cá nhân, liều chiếu xạ y tế, liều chiếu xạ dân chúng: Hoạt động của cơ quan quản lý, thống kê hoạt động của cơ sở dịch vụ đo liều a) Cơ sở pháp luật Ngoài Luật năng lượng nguyên tử và một số thông tư hướng dẫn chung khác, liên quan đến kiểm soát chiếu xạ nghề nghiệp, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân đã soạn thảo và trình Bộ Khoa học và Công nghệ ký ban hành Thông tư số 19/2012/TT-BKHCN ngày 08/11/2012 quy định về kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng. Thông tư này được áp dụng để kiểm soát cho các đối tượng: - Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ; - Tổ chức, cá nhân điều hành và tham gia ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân; - Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc tại nơi có nồng độ khí Radon-222 vượt quá 1.000 Becơren trong 1 mét khối không khí (1.000 Bq/m3); - Cơ quan nhà nước có chức năng thẩm định, thanh tra an toàn bức xạ, hạt nhân; - Tổ chức, cá nhân làm dịch vụ đo liều cá nhân; - Tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu, thu gom phế thải kim loại, tái chế kim loại. b) Hoạt động của các cơ sở dịch vụ đo liều Hiện Việt Nam có ba cơ sở có khả năng cung cấp dịch vụ đo và đánh giá liều cá nhân. Các đơn vị cung cấp dịch vụ đo liều cá nhân này đều thuộc Viện NLNT Việt Nam, bao gồm: Viện Khoa học và kỹ thuật hạt nhân, Viện Nghiên cứu hạt nhân và Trung tâm Hạt nhân Tp. Hồ Chí Minh. - Hiện trạng công tác dịch vụ đo liều cá nhân tại Viện Khoa học và kỹ thuật hạt nhân. + Dịch vụ kiểm soát liều cá nhân đối với nguồn bức xạ chiếu ngoài (năm 2012). Loại liều kế Loại HARSHAW và TLD 760 Số lượng Hơn 5000 chiếc Đại lượng sử dụng trong thông báo liều bức xạ Tương đương liều cá nhân Hp(10) và Hs(0,07) Phương pháp chuẩn liều kế ISO4037 Đánh giá độ không đảm bảo tổng cộng của phép đo liều cá nhân nguồn bức xạ chiếu ngoài. Độ không đảm bảo 50% Tần suất kiểm soát liều cá nhân đối với nguồn bức xạ chiếu ngoài 2 - 4 tháng Hệ thống quản lý chất lượng
  • 16. VÀ CÔNG NGHỆ CỤC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN 16 Số lượng nhân viên thực hiện dịch vụ. 5 Trình độ của nhân viên thực hiện dịch vụ: + Đại học. + Kỹ thuật viên. Đại học Số lượng nhân viên bức xạ được thực hiện dịch vụ kiểm soát liều cá nhân đối với nguồn bức xạ chiếu ngoài: 2574 + Vận hành máy X-quang. 1769 + Xạ trị. 59 + Y học hạt nhân. 152 + Chụp ảnh phóng xạ công nghiệp. 18 + Chiếu xạ công nghiệp. 14 + Phân tích + các máy đo hạt nhân. 351 + Nghiên cứu. 161 + Thăm dò và khai thác khoáng. 38 + Lò nghiên cứu. 0 + Sản xuất đồng vị phóng xạ trên máy gia tốc. 12 + Dịch vụ kiểm soát liều cá nhân đối với nguồn bức xạ chiếu trong (năm 2012) 2012 Phương pháp, phương tiện kỹ thuật hiện có đánh giá liều chiếu trong. Chưa có Đại lượng được sử dụng trong thông báo liều bức xạ chiếu trong. Đánh giá độ không đảm bảo tổng cộng của phép đo liều cá nhân đối với nguồn bức xạ chiếu trong. Tần suất kiểm soát liều cá nhân đối với nguồn bức xạ chiếu trong. Hệ thống quản lý chất lượng. Số lượng nhân viên thực hiện dịch vụ. Trình độ của nhân viên thực hiện dịch vụ: + Đại học. + Kỹ thuật viên. Số lượng nhân viên bức xạ được thực hiện dịch vụ kiểm soát liều cá nhân đối với nguồn bức xạ chiếu trong: + Nhân phóng xạ bị chiếu. + Kịch bản chiếu xạ. + Dịch vụ kiểm xạ khu vực làm việc (năm 2012) Phương pháp, phương tiện kỹ thuật hiện có được sử dụng cho dịch vụ kiểm xạ khu vực làm việc Máy survey meter gamma, bêta. -Liều kế TLD Đại lượng sử dụng trong thông báo kiểm xạ khu vực làm việc. Tương đương liều môi trường H*(10) Phương pháp chuẩn thiết bị và đánh giá độ không đảm bảo tổng cộng của các phép đo kiểm xạ khu vực làm việc. Theo chuẩn ISO 4037 Độ không đảm bảo : 50%
  • 17. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012 17 Tần suất kiểm xạ khu vực làm việc 1lần/năm Hệ thống quản lý chất lượng Số lượng nhân viên thực hiện dịch vụ 5 Trình độ của nhân viên thực hiện dịch vụ + Đại học + Kỹ thuật viên Đại học Số lượng cơ sở sử dụng nguồn bức xạ được thực hiện dịch vụ kiểm xạ khu vực làm việc + Vận hành máy X-quang 320 + Xạ trị 6 + Y học hạt nhân 1 + Chụp ảnh phóng xạ công nghiệp 0 + Chiếu xạ công nghiệp 1 + Phân tích + các máy đo hạt nhân 20 + Nghiên cứu 1 + Thăm dò và khai thác khoáng 0 + Lò nghiên cứu 0 + Sản xuất đồng vị phóng xạ trên máy gia tốc 1 + Phân bố giá trị liều hiệu dụng trung bình năm của năm 2012 Phân bố liều bức xạ đối với các nhân viên bức xạ trong năm 2012 Dải liều hiệu dụng trung bình năm, D, (mSv) Chụp ảnh phóng xạ công nghiệp (%) Các nhân viên bức xạ khác (%) Tổng cộng (%) D < MDL* 0.35 83.26 83.61 MDL ≤D < 1 0.23 13.52 13.75 1 ≤ D < 5 0.08 1.79 1.86 5 ≤ D < 10 0.00 0.39 0.39 10 ≤ D < 15 0.00 0.12 0.12 15 ≤ D < 20 0.00 0.12 0.12 20 ≤ D < 30 0.04 0.04 0.08 30 ≤ D < 50 0.00 0.08 0.08 D ≥ 50 0.00 0.00 0.00 (*) MDL giới hạn phát hiện của hệ thống xác định liều cá nhân Giá trị liều bức xạ đối với các nhân viên bức xạ trong năm 2012 Dải liều hiệu dụng trung bình năm, D, (mSv) Giá trị liều hiệu dụng trung bình năm (mSv) Giá trị median của liều hiệu dụng trung bình năm (mSv) Giá trị lớn nhất của liều hiệu dụng trung bình năm (mSv) Chụp ảnh phóng xạ công nghiệp 1.45 0.1 20.6 Các nhân viên bức xạ khác 0.18 0.1 61.29 Tổng cộng
  • 18. VÀ CÔNG NGHỆ CỤC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN 18 - Hiện trạng công tác dịch vụ đo liều cá nhân tại Viện NCHN Đà Lạt + Dịch vụ kiểm soát liều cá nhân đối với nguồn bức xạ chiếu ngoài (năm 2012) Loại liều kế TLD Số lượng 7.802 Đại lượng sử dụng trong thông báo liều bức xạ. Liều hiệu dụng (mSv) Phương pháp chuẩn liều kế Chuẩn trên nguồn Cs-137 và tia X Đánh giá độ không đảm bảo tổng cộng của phép đo liều cá nhân nguồn bức xạ chiếu ngoài. Từ 0,1 đến 0,35 Tần suất kiểm soát liều cá nhân đối với nguồn bức xạ chiếu ngoài. Từ 1 tháng đến 3 tháng Hệ thống quản lý chất lượng. Đang xây dựng theo ISO/IEC:17025 Số lượng nhân viên thực hiện dịch vụ. 11 Trình độ của nhân viên thực hiện dịch vụ; + Đại học. + Kỹ thuật viên. 5 6 Số lượng nhân viên bức xạ được thực hiện dịch vụ kiểm soát liều cá nhân đối với nguồn bức xạ chiếu ngoài: 7.803 + Vận hành máy X-quang. 5.278 + Xạ trị. 218 + Y học hạt nhân. 197 + Chụp ảnh phóng xạ công nghiệp. 572 + Chiếu xạ công nghiệp. 71 + Phân tích + các máy đo hạt nhân. 1.071 + Nghiên cứu. 60 + Thăm dò và khai thác khoáng. 177 + Lò nghiên cứu. 38 + Sản xuất đồng vị phóng xạ trên máy gia tốc và lò phản ứng hạt nhân. 45 + Khác. 76 + Dịch vụ kiểm soát liều cá nhân đối với nguồn bức xạ chiếu trong. Hiện tại Viện NCHN chưa cung cấp dịch vụ kiểm soát liều cá nhân đối với nguồn bức xạ chiếu trong. Thực hiện kiểm soát liều chiếu trong tại Viện NCHN Phương pháp, phương tiện kỹ thuật hiện có đánh giá liều chiếu trong. - Phương pháp In-vitro: Thông qua phân tích, đánh giá nhân phóng xạ trong nước tiểu của người bị nhiễm xạ. - Phương tiện kỹ thuật: Hệ phổ kế gamma phông thấp và hệ đếm tổng beta. Đại lượng được sử dụng trong thông báo liều bức xạ chiếu trong. Liều hiệu dụng Đánh giá độ không đảm bảo tổng cộng của phép đo liều cá nhân đối với nguồn bức xạ chiếu trong. Khoảng 0,4
  • 19. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012 19 Tần suất kiểm soát liều cá nhân đối với nguồn bức xạ chiếu trong 1 ngày sau khi kết thúc công việc có nguy cơ gây nhiễm xạ trong. Hệ thống quản lý chất lượng Chưa có Số lượng nhân viên thực hiện dịch vụ 2 Trình độ của nhân viên thực hiện dịch vụ + Đại học + Kỹ thuật viên 2 0 Số lượng nhân viên bức xạ được thực hiện dịch vụ kiểm soát liều cá nhân đối với nguồn bức xạ chiếu trong 18 + Nhân phóng xạ bị chiếu I-131 và P-32 + Kịch bản chiếu xạ Đồng vị phóng xạ thâm nhập vào cơ thể thông qua đường hô hấp (chủ yếu). + Dịch vụ kiểm xạ khu vực làm việc (năm 2012) Phương pháp, phương tiện kỹ thuật hiện có được sử dụng cho dịch vụ kiểm xạ khu vực làm việc. - Sử dụng máy đo liều xách tay để kiểm xạ khu vực làm việc. - Thiết bị đo liều xách tay gồm: 2 máy đo liều gamma, 2 máy đo liều gamma, tia X và beta, 2 máy đo nhiễm xạ bề mặt, 2 máy đo liều neutron. Đại lượng sử dụng trong thông báo kiểm xạ khu vực làm việc. H*(10) cho bức xạ có khả năng đâm xuyên lớn. Phương pháp chuẩn thiết bị và đánh giá độ không đảm bảo tổng cộng của các phép đo kiểm xạ khu vực làm việc. - Chuẩn thiết bị trên nguồn Cs-137 và tia X. - Độ không đảm bảo tổng cộng của các phép đo kiểm xạ khu vực từ 0,15 đến 0,4. Tần suất kiểm xạ khu vực làm việc. Thường là 1 năm hoặc 3 năm (tùy theo yêu cầu của khách hàng). Hệ thống quản lý chất lượng. Số lượng nhân viên thực hiện dịch vụ. 6 Trình độ của nhân viên thực hiện dịch vụ: + Đại học. + Kỹ thuật viên. 6 0 Số lượng cơ sở sử dụng nguồn bức xạ được thực hiện dịch vụ kiểm xạ khu vực làm việc: 52 + Vận hành máy X-quang. 38 + Xạ trị. 1 + Y học hạt nhân. 1 + Chụp ảnh phóng xạ công nghiệp. 1 + Chiếu xạ công nghiệp. 0 + Phân tích + các máy đo hạt nhân. 11 + Nghiên cứu. 0 + Thăm dò và khai thác khoáng sản. 0
  • 20. VÀ CÔNG NGHỆ CỤC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN 20 + Lò nghiên cứu 0 + Sản xuất đồng vị phóng xạ trên máy gia tốc và lò phản ứng hạt nhân. 0 + Phân bố giá trị liều hiệu dụng trung bình năm của năm 2012 Phân bố liều bức xạ đối với các nhân viên bức xạ trong năm 2012 Dải liều hiệu dụng trung bình năm, D, (mSv) Chụp ảnh phóng xạ công nghiệp Các nhân viên bức xạ khác Tổng cộng D < MDL* 44 1.110 1.154 MDL ≤D < 1 284 5.664 5.948 1 ≤ D < 5 126 331 457 5 ≤ D < 10 59 58 117 10 ≤ D < 15 31 16 47 15 ≤ D < 20 8 6 14 20 ≤ D < 30 12 13 25 30 ≤ D < 50 3 13 16 D ≥ 50 5 20 25 (*) MDL giới hạn phát hiện của hệ thống xác định liều cá nhân (0,05 mSv) Giá trị liều bức xạ đối với các nhân viên bức xạ trong năm 2012 Dải liều hiệu dụng trung bình năm, D, (mSv) Giá trị liều hiệu dụng trung bình năm (mSv) Giá trị median của liều hiệu dụng trung bình năm (mSv) Giá trị lớn nhất của liều hiệu dụng trung bình năm (mSv) Chụp ảnh phóng xạ công nghiệp 3,72 0,50 105,2 Các nhân viên bức xạ khác 0,16 0,13 135,3 Tổng cộng 0,45 0,14 135,3 4. Bảo đảm ATBX trong khai thác, chế biến quặng: Hoạt động của cơ quan quản lý và hoạt động của các cơ sở - Về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật: Để đảm bảo an toàn bức xạ trong khai thác, chế biến quặng phóng xạ hiện Cục An toàn bức xạ và hạt nhân đang soạn thảo bản Dự thảo Thông tư Quy định về đảm bảo an toàn bức xạ trong thăm dò, khai thác, chế biến quặng phóng xạ, dự kiến Thông tư này sẽ được ban hành vào tháng 5/2013. - Tình hình thẩm định về an toàn bức xạ cho các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến quặng: Tính đến ngày 15/3/2013, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân đã tổ chức thẩm định và có công văn trả lời về tình hình đảm bảo an toàn bức xạ cho 18 cơ sở có các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến quặng có tính phóng xạ. Danh sách các cơ sở này được đưa ra trong Bảng dưới đây.
  • 21. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012 21 STT Danh sách các cơ sở Địa chỉ Địa chỉ khu vực tiến hành công việc 1 Công ty cổ phần khoáng sản Bình Định Số 11 Hà Huy Tập, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Khai thác mỏ titan – zircon tại Nam Đề Gi, tỉnh Bình Định. 2 Công ty cổ phần khoáng sản và thương mại Bình Định 138 Trần Hưng Đạo, phường Hải Cảng, TP. Quy Nhơn. Khai thác mỏ titan – zircon tại Mỹ An 5, tỉnh Bình Định. 3 Công ty TNHH Daiichi Kigenso Kagaku Kogyo Công ty cổ phần Meiwa Viện Công nghệ xạ hiếm Nhật Bản Nhật Bản 48 Láng Hạ, HN. Chế biến quặng zircon tại Nhà máy sản xuất zirconoxyclorua (ZOC) tại khu công nghiệp Cái Mép, thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 4 Công ty TNHH TM dịch vụ và sản xuất Tân Cẩm Xương 252 Lý Tự Trọng, phường Bến Thành, quận 1, TP. HCM. Khai thác mỏ titan-zircon tại khu vực Vũng Môn, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. 5 Công ty cổ phần đầu tư khoáng sản Quảng Ngãi Lô C1-3 Khu công nghiệp Tịnh Phong, xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Khai thác quặng sa khoáng titan tại khu vực Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. 6 Công ty cổ phần khoáng sản Sài Gòn - Ninh Thuận Số 03 Hồ Xuân Hương, phường Kim Dinh, TP. Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận. Khai thác quặng sa khoáng titan tại khu vực Từ Hoa - Từ Thiện, huyện Ninh Phước và huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận. 7 Công ty cổ phần khoáng sản Sài Gòn - Quy Nhơn Lô B6, đường số 5, KCN Nhơn Hội A, TP. Quy Nhơn, tình Bình Định. Khai thác và sơ tuyển quặng sa khoáng titan - zircon tại mỏ Bắc Đề Gi, xã Cát Khánh và Cát Thành, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. 8 Công ty cổ phần khoáng sản và Thương mại Sao Mai Số 17 Bà Triệu, phường Phú Trinh, TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Định. Khai thác và tuyển thô quặng sa khoáng titan - zircon tại xã Hồng Phong và xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. 9 Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Dương Số 33 Kim Mã, quận Ba Đình, TP. Hà Nội. Khai thác và chế biến quặng đất hiếm tại mỏ đất hiếm Yên Phú, xã Yên Phú, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
  • 22. VÀ CÔNG NGHỆ CỤC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN 22 STT Danh sách các cơ sở Địa chỉ Địa chỉ khu vực tiến hành công việc 10 Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển MTC Lô B15, đường Trung Tâm, KCN Phú Tài, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định Khai thác và tuyển thô quặng sa khoáng titan - zircon tại khu vực Mỹ Đức, xã Mỹ Thắng và xã Mỹ Đức, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định 11 Công ty TNHH Thương mại Ánh Vy Lô B17, KCN Phú Tài, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định Khai thác quặng sa khoáng titan - zircon tại khu vực Mỹ An 1, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định 12 Công ty TNHH Đầu tư Sài Gòn 63C Cao Thắng, phường 3, quận 3, TP. Hồ Chí Minh Khai thác, thu hồi quặng sa khoáng titan - zircon tại khu vực Long Sơn - Suối Nước, phường Mũi Né, TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận 13 Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Kim loại màu Thái Nguyên Phường Phú Xá, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên Khai thác quặng titan tại mỏ Na Hoe, xã Phú Lạc, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên 14 Công ty TNHH Phú Hiệp KCN Phú Tài, phường Trần Quang Diệu, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định Khai thác mỏ titan – zircon tại khu vực Long Sơn – Suối Nước, phường Mũi Né, TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận 15 Công ty TNHH Thương mại Tân Quang Cường Số 18 đường nội, khu Hưng Gia II, phường Tân Phong, quận 7, TP. HCM Khai thỏc mỏ titan – zircon tại khu vực Nam Đề Gi II, xã Cát Thành và xã Cát Hải, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định 16 Công ty cổ phần Đường Lâm - Khai thác sa khoáng ilmenit - zircon tại khu vực mỏ Hoàng Lan, xã Phong Phú, xã Chí Công, huyện Tuy Phong và tại khu vực xã Phan Hiệp, xã Phan Rí Thành, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận 17 Công ty TNHH Thương mại Đức Cảnh 173A Nguyễn Văn Trỗi, phường 11, Q. Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh Dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ Ilmenite-Zircon Thiên Ái 2 (địa chỉ: xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận)
  • 23. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012 23 STT Danh sách các cơ sở Địa chỉ Địa chỉ khu vực tiến hành công việc 18 Công ty Cổ phần Đất hiếm Lai Châu – VIMICO Thị trấn Tam Đường, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác, tuyển quặng đất hiếm mỏ Đông Pao, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. 5. Bảo đảm ATBX trong y tế, công nghiệp, xây dựng và các ngành kinh tế - kỹ thuật khác Trong năm 2012, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân đã chủ động, tích cực và phối hợp với các đơn vị chức năng trong và ngoài Bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong quản lý nhà nước về an toàn bức xạ. Theo thống kê từ số liệu cấp phép, hiện tại trong cả nước có 824 cơ sở tiến hành công việc bức xạ, trong đó: - Nghiên cứu đào tạo: 49 cơ sở; - Kinh doanh: 202 cơ sở ; - Công nghiệp: 441 cơ sở; - Y tế: 65 cơ sở; - Cơ sở dịch vụ an toàn bức xạ: 11 cơ sở; - Các cơ sở khác: 56 cơ sở. Dựa trên các số liệu từ công tác thanh tra, cấp phép cho thấy, công tác đảm bảo an toàn bức xạ tại các cơ sở đã dần dần đi vào nề nếp, tuân thủ các quy định của pháp luật trong công tác đảm bảo an toàn bức xạ cho nhân viên bức xạ và công chúng. VII. AN TOÀN HẠT NHÂN Khác với quản lý nhà nước về an toàn bức xạ đã có cơ sở pháp luật tương đối hoàn chỉnh và một quá trình kinh nghiệm, quản lý nhà nước về an toàn hạt nhân là một nhiệm vụ tương đối mới mà chúng ra hầu như còn thiếu cả về văn bản pháp quy và kiến thức, kinh nghiệm. Tăng cường năng lực về quản lý an toàn hạt nhân là một nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên của Cục ATBXHN, đặc biệt trong bối cảnh Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đang được triển khai rất tích cực. 1. Xây dựng các quy định pháp luật về an toàn hạt nhân Bên cạnh việc đề xuất và chủ trì soạn thảo các vản bản quy phạm pháp luật về an toàn hạt nhân, Cục ATBXHN còn tổ chức nghiên cứu để biên soạn hoặc đề nghị công nhận áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn nước ngoài về an toàn hạt nhân. 2. Tăng cường năng lực thẩm định về an toàn hạt nhân a) Công tác xây dựng đội ngũ thẩm định an toàn phục vụ chương trình điện hạt nhân. Nhằm đảm bảo khả năng thực hiện các nhiệm vụ có liên quan trong Dự án ĐHN, Cục tiếp tục tổ chức các hoạt động nghiên cứu, đào tạo cán bộ của Cục về công nghệ của lò phản ứng hạt nhân, bao gồm các khóa đào tạo tổ chức ở trong và ngoài nước: Khóa học cơ bản về vật lý và thủy nhiệt lò phản ứng do TS. Trần Đại Phúc giảng dạy tại Cục; Khóa đào tạo về thẩm định an toàn hạt nhân thuộc dự án Pilot Program; Các khóa học về Hướng dẫn đọc báo cáo phân tích an toàn SAR (JNES), Khóa đào tạo
  • 24. VÀ CÔNG NGHỆ CỤC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN 24 tăng cường tại JNES về Đánh giá liều, phân tích sự cố LOCA, phân tích an toàn xác suất PSA mức 1 và 2; Khóa học về chương trình tính toán RELAP5 và phân tích an toàn xác suất PSA do IAEA tổ chức tại Việt Nam và tại Malaysia; Khóa học về Phân tích an toàn địa chất và động đất tại JNES; Khóa đào tạo tăng cường về Phân tích tai nạn LOCA và Thẩm định báo cáo phân tích an toàn liên quan đến tai nạn LOCA và hệ thống làm mát lò phản ứng; Khóa đào tạo sử dụng chương trình RiskSpectrum cho các tính toán PSA Level 1 thuộc dự án Pilot Program tài trợ bởi Nauy, điều phối bởi IAEA; Khóa học cơ bản tại Nga và Nhật Bản; Khóa học về tính toán an toàn lò VVER1000 sử dụng chương trình tính toán CATHARE2 tại IRSN; các khóa đào tạo trong dự án EC; b) Tổ chức các hoạt động trong Mạng An toàn hạt nhân châu Á (ANSN) Làm đầu mối thông tin, tổ chức các hoạt động trong Mạng An toàn hạt nhân châu Á (ANSN) và đã thực hiện được các hoạt động sau: kiện toàn được các thành viên của các nhóm chủ đề trong mạng ANSN (10 nhóm chủ đề); tham gia cuộc họp thường niên trong hoạt động của mạng ANSN; thực hiện đánh giá an toàn tích hợp ISE; cập nhật thông tin cho cơ sở dữ liệu quốc gia trên mạng ANSN; tổ chức 01 Hội thảo vùng về Quản lý an toàn lò phản ứng nghiên cứu (SMRRTG). c) Thẩm định gia hạn cấp phép Lò phản ứng nghiên cứu (PƯNC) Đà Lạt - Tham gia thẩm định, cho ý kiến đối với bộ hồ sơ đề nghị cấp phép chính thức cho LPƯNC Đà Lạt sử dụng nhiên liệu LEU; - Thẩm định, cho ý kiến chuyên môn đối với hồ sơ vận chuyển nhiên liệu đã cháy có độ giàu cao HEU của LPƯNC Đà Lạt trở lại Nga d) Tổ chức và thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu báo cáo giữa kỳ của Tư vấn trong quá trình thực hiện lập Dự án Đầu tư và Hồ sơ phê duyệt địa điểm, kiểm tra thực địa và tiến độ khảo sát. Tuy nhiên, vì chỉ có một cán bộ có kiến thức chuyên môn về vấn đề này nên việc thực hiện nhiệm vụ này còn nhiều hạn chế (mới chỉ dừng lại ở mức điều phối và thực hiện một số tìm hiểu sơ bộ). 3. Thực hiện Công ước về an toàn hạt nhân Về việc thực hiện Công ước An toàn hạt nhân, ngay sau khi là thành viên chính thức của Công ước, Bộ KHCN đã chỉ đạo các đơn vị liên quan nghiên cứu, xây dựng Báo cáo quốc gia theo yêu cầu của Công ước, tham gia Cuộc họp thường kỳ của các thành viên Công ước vào tháng 4/2011 và Cuộc họp bất thường vào tháng 8/2012 để xem xét, đánh giá việc bảo đảm an toàn hạt nhân của các Quốc gia thành viên sau tại nạn Fukushima. Báo cáo quốc gia đã được Cục An toàn bức xạ và hạt nhân dự thảo theo mẫu quy định của Công ước. Sau khi hoàn thành dự thảo, Báo cáo đã được gửi tới các cơ quan liên quan như Văn phòng Ban chỉ đạo dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam và Viện Nghiên cứu hạt nhân xin ý kiến đóng góp để hoàn thiện. Báo cáo quốc gia của Việt Nam đã được gửi cho Ban thư ký của Công ước đúng thời hạn. Hiện tại ta chưa có cơ sở hạt nhân theo quy định của Công ước, nhưng để chuẩn bị chương trình điện hạt nhân, Bộ KHCN đã chỉ đạo các đơn vị liên quan trực thuộc Bộ tập trung xây dựng hành lang pháp lý về an toàn hạt nhân, xây dựng nguồn nhân lực, bảo đảm quản lý nhà máy điện hạt nhân an toàn và an ninh, đồng thời cũng là thực hiện các yêu cầu của Công ước. 4. Thường trực Hội đồng An toàn hạt nhân quốc gia Cục ATBXHN là cơ quan giúp việc của Hội đồng An toàn hạt nhân quốc gia, được thành lập theo Quyết định 446/QĐ-TTg ngày 07/4/2010. Trong năm 2012, Cục ATBXHN đã tiến hành các hoạt động sau: - Tham gia tổ chức triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Hội đồng An toàn hạt nhân quốc gia, bảo đảm các điều kiện cho hoạt động của Hội đồng An toàn hạt nhân quốc gia, xây dựng
  • 25. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012 25 Quy chế hoạt động của Hội đồng, chương trình công tác của Hội đồng. - Chuẩn bị hồ sơ trình Lãnh đạo Bộ khởi động các hoạt động của Hội đồng An toàn hạt nhân quốc gia; Chuẩn bị cho các phiên họp của Hội đồng An toàn hạt nhân quốc gia (vào tháng 7 và tháng 11) - Tổ chức Đoàn công tác của Hội đồng đến khảo sát địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận. VIII. AN NINH 1. Vấn đề an ninh hạt nhân theo hướng dẫn của IAEA Theo hướng dẫn của IAEA, các quốc gia cần xây dựng cơ sở hạ tầng về an ninh hạt nhân, bao gồm: - Xây dựng hệ thống luật pháp; thiết lập hệ thống cơ quan quản lý nhà nước, trong đó chỉ định hoặc thiết lập một cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động pháp quy liên quan đến an ninh hạt nhân. Cơ quan này cần có đủ nguồn lực như tài chính, nhân lực với năng lực thích hợp. - Xây dựng và hoàn thiện các quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành luật liên quan tới an ninh hạt nhân; - Xây dựng kế hoạch bảo đảm an ninh và thiết lập hệ thống kiểm soát vật liệu hạt nhân, chất phóng xạ bao gồm cả hệ thống khai báo, cấp phép và thanh tra kiểm tra, xử lý vi phạm; - Phối hợp đánh giá các mối đe dọa đối với quốc gia trong các hoạt động hạt nhân; - Thiết lập hệ thống phát hiện, phòng ngừa và ứng phó ở cấp cơ sở, địa phương và quốc gia; - Thiết lập hệ thống chỉ huy ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân; - Đào tạo nguồn nhân lực. 2. Tình hình an ninh hạt nhân của Việt Nam a) Tình hình thực hiện Quyết định 450/2010/QĐ-TTg về bảo đảm an ninh trong lĩnh vực hạt nhân Theo Quyết định trên, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Công an xây dựng, phê duyệt và tổ chức hực hiện ba dự án: - Dự án thành phần thứ nhất: Xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống tổ chức, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực cho công tác đảm bảo an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. - Dự án thành phần thứ hai: Phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật nhằm đảm bảo an ninh nguồn phóng xạ, cơ sở bức xạ, cơ sở hạt nhân và các hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. - Dự án thành phần thứ ba: Tổ chức các biện pháp bảo đảm an ninh cho Dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận. Ngày 16/10/2012, Bộ trưởng Bộ Công an đã phê duyệt ba Dự án thành phần nói trên. Dự kiến sẽ bắt đầu thực hiện các nội dung của các Dự án từ năm 2013. b) Tình hình bảo đảm an ninh cho Lò Đà Lạt Trên quan điểm nhất quán về sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình, Thủ tướng Chính phủ cũng đã đồng ý cho phép tham gia thực hiện Chương trình chuyển đổi nhiên liệu của lò phản
  • 26. VÀ CÔNG NGHỆ CỤC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN 26 ứng hạt nhân Đà Lạt từ loại nhiên liệu có độ giàu U-235 cao (36%) xuống loại có độ giàu thấp (19%). Việc làm này của chúng ta đã được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Chương trình này đã tạo điều kiện giúp chúng ta đào tạo cán bộ và giải quyết triệt để vấn đề xử lý các bó nhiên liệu độ giàu cao đã qua sử dụng của lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt, đồng thời tạo điều kiện cho ta có thể kéo dài thời gian sử dụng nhiên liệu của lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt so với nếu chúng ta vẫn sử dụng loại nhiên liệu độ giàu cao trước đây. Khuôn viên cơ sở Lò phản ứng là khu vực an ninh đặc biệt và được thường xuyên bảo vệ nghiêm ngặt, do Tổ bảo vệ nội bộ của Viện NCHN và Lực lượng công an bảo vệ của Phòng cảnh sát bảo vệ thuộc Công an tỉnh Lâm Đồng đảm nhiệm. Hệ theo dõi an ninh nâng cấp năm 2008 với các camera đặt trong nhà lò đưa hình ảnh ra phòng trực tại cổng chính và các biện pháp an ninh khác được áp dụng, ngăn ngừa những kẻ gian có các hành động không được phép có thể gây mất an toàn, đề phòng việc vận chuyển các vật liệu (gồm các vật liệu phân hạch và phóng xạ) hoặc thiết bị không có giấy phép ra khỏi cơ sở, ngăn chặn các hành động phá hoại hoặc khủng bố đối với Lò phản ứng. Trong những năm qua, Lò phản ứng Đà Lạt đã được vận hành an toàn và bảo đảm an ninh, không để xảy ra bất cứ trường hợp mất an ninh nào. c) Tình hình bảo đảm an ninh cho các nguồn phóng xạ loại I và II Việc bảo đảm an toàn và an ninh các nguồn phóng xạ được thực hiện thông qua nhiều biện pháp khác nhau như: thẩm định cấp phép, cấp phép, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm. Các biện pháp này được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật: Luật Năng lượng nguyên tử, Thông tư cấp phép, Thông tư thanh tra chuyên ngành, Thông tư xử phạt vi phạm hành chính. Việc đảm bảo an ninh cho nguồn phóng xạ được quy định cụ thể tại Thông tư bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ, Quy chế phát hiện, xử lý nguồn nằm ngoài sự kiểm soát và Thông tư về phân loại nguồn phóng xạ theo yêu cầu đảm bảo an ninh. Cục An toàn bức xạ và hạt nhân thuộc Bộ KHCN đã có Cơ sở dữ liệu lưu giữ thông tin của tất cả nguồn phóng xạ. Ngoài ra, Cục ATBXHN đã hợp tác với Phòng thí nghiệm quốc gia Tây Bắc Thái Bình Dương (PNNL), Bộ Năng lượng Hoa Kỳ/NNSA trong khuôn khổ dự án BOA (Thỏa thuận đặt hàng cơ bản - Basic Order Agreement) về việc nâng cấp và tăng cường an ninh cho các cơ sở bức xạ có nguồn phóng xạ trên 1000 Ci trong cả nước đã được triển khai. Tới thời điểm này đã hoàn thành lắp đặt hệ thống an ninh tại 23 cơ sở có nguồn phóng xạ hoạt độ cao, góp phần đảm bảo an ninh và nâng cao nhận thức về an ninh nguồn phóng xạ cho các cơ sở bức xạ. d) Tình hình bảo đảm an ninh cửa khẩu Nhằm nâng cao năng lực về phát hiện bức xạ và ứng phó sự cố, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam đã tham gia Dự án an ninh hạt nhân của IAEA và Bộ Khoa học và Công nghệ đã giao cho Cục ATBXHN là đầu mối cho các hoạt động này. Cán bộ Cục ATBXHN đã phối hợp cùng cán bộ Tổng cục Hải quan và chuyên gia IAEA thực hiện vào khảo sát tại Sân bay Quốc tế Nội Bài để lắp đặt cổng phát hiện bức xạ đối với hành khách quốc tế đến, tiếp nhận thiết bị, tổ chức Hội thảo đào tạo cho cán bộ Hải quan về vận hành thiết bị, ứng phó khi phát hiện phóng xạ tại cửa khẩu. Dự kiến thiết bị sẽ được lắp đặt trong tháng 12/2012. Khi hệ thống được đưa vào vận hành, dữ liệu thu thập được từ các cổng soi chiếu này sẽ được chuyển về Trung tâm dữ liệu quốc gia đặt tại Tổng cục Hải quan và Trạm ứng phó sự cố tại Cục ATBXHN, để phân tích và ứng phó kịp thời khi phát hiện vận chuyển trái phép vật liệu phóng xạ, bảo đảm an ninh cửa khẩu. Ta đã tham gia Sáng kiến cảng lớn của Hoa Kỳ, do Tổng cục hải quan làm đầu mối. Cán bộ Tổng cục Hải quan và các cơ quan liên quan đã phối hợp với chuyên gia Hoa Kỳ tiến hành khảo sát thực địa tại cảng Cái Mép, Bà Rịa – Vũng Tàu. Hiện các cổng phát hiện phóng xạ đã được lắp đặt tại cảng này. Dự kiến tháng 12/2012 sẽ đưa vào vận hành và chủ yếu để soi chiếu hàng hóa xuất khẩu, bảo đảm phát hiện vận chuyển trái phép vật liệu phóng xạ, tạo sự tin tưởng của các đối tác đối với mặt hàng xuất khẩu của ta, khuyến khích giao dịch thương mại quốc tế.
  • 27. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012 27 đ) Hoạt động chuẩn bị Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân tháng 3/2012 và triển khai kết quả của Hội nghị - Công tác chuẩn bị: Để chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân lần thứ hai tại Hàn Quốc vào tháng 3/2012, Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Ngoại giao đã phối hợp cử đại diện tham dự các cuộc họp Quan chức cao cấp trù bị cho Hội nghị để nêu quan tâm, nỗ lực và thành tựu của ta trong việc bảo đảm an ninh hạt nhân, trực tiếp tham gia thương lượng dự thảo văn kiện Hội nghị, phấn đấu bảo đảm lợi ích của ta trong vấn đề an ninh, an toàn hạt nhân. Tại các cuộc họp, ta tiếp tục đề cao ý nghĩa chính trị của Hội nghị, khẳng định quan điểm ủng hộ giải trừ và không phổ biến vũ khí hạt nhân; nhấn mạnh tầm quan trọng của an ninh, an toàn hạt nhân, vai trò của các cơ chế hiện có như IAEA, Liên hợp quốc; các nỗ lực quốc tế nhằm bảo đảm an ninh hạt nhâncần không tạo gánh nặng cho các nước, nhất là các nước đang phát triển; đồng thời không hạn chế khả năng tiếp cận công nghệ, vật liệu hạt nhân của các nước phục vụ mục đích hòa bình. Ta đã phối hợp với các nước cùng quan điểm tham gia đóng góp vào dự thảo Thông cáo chung. Tham gia của ta được các nước đánh giá cao, các đề xuất của ta được nhiều nước ủng hộ, là cơ sở để các Đồng Chủ tịch Hoa Kỳ và Hàn Quốc chỉnh sửa các nội dung liên quan. Trong quá trình Hội nghị, Đoàn ta đã chủ động cung cấp tài liệu, đề cao các biện pháp ta đã thực hiện sau Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân 2010 ; tuyên bố tham gia sáng kiến của Anh và In-đô- nê-xi-a về thúc đẩy an ninh thông tin hạt nhân và xây dựng Bộ Hướng dẫn pháp lý quốc gia về an ninh hạt nhân. Tham gia đóng góp của Đoàn và phát biểu của Thủ tướng đã được các nước quan tâm và đánh giá cao. Trong bài phát biểu tại Hội nghị, Tổng thống Nga hoan nghênh hợp tác của Việt Nam trong chuyển đổi nhiên liệu hạt nhân của Lò Đà Lạt. Trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị, Tổng thống Hàn Quốc đánh giá cao hợp tác với một số nước, trong đó có Việt Nam. - Triển khai kết quả của Hội nghị : + Tham gia điều ước quốc tế trong lĩnh vực hạt nhân Hội nghị nhấn mạnh tầm quan trọng của các cơ chế an ninh hạt nhân, đặc biệt khuyến khích các quốc gia tham gia các điều ước quốc tế liên quan đến an ninh hạt nhân. Trong năm 2012, Bộ Khoa học và Công nghệ, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan đã thúc đẩy hoạt động nghiên cứu điều ước quốc tế và đề xuất Việt Nam tham gia 02 điều ước quốc tế là Nghị định thư bổ sung và Công ước Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân và Phần sửa đổi. Đây là các điều ước quốc tế đã được khuyến cáo trong Thông báo chung của Hội nghị. Hai điều ước quốc tế này đã được phê chuẩn trong tháng 9 và 10/2012. + Chuyển đổi nhiên liệu của Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt từ nhiên liệu urani có độ giàu cao sang nhiên liệu urani có độ giàu thấp (như báo cáo ở phần trên). + Tăng cường an ninh cửa khẩu: (như báo cáo ở trên). 3. Xây dựng năng lực hỗ trợ kỹ thuật bảo đảm an ninh hạt nhân Bảo đảm an ninh cho vật liệu hạt nhân, cơ sở hạt nhân, nguồn phóng xạ, cơ sở bức xạ thông qua các biện pháp bảo vệ thực thể (kỹ thuật, hành chính) là nhu cầu thực tế. Các cơ quan an ninh của ta như Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đã có kinh nghiệm trong việc bảo đảm an ninh quốc gia, an ninh địa phương, nhưng việc áp dụng các biện pháp bảo vệ thực thể để bảo đảm an ninh cho các cơ sở hạt nhân, cơ sở bức xạ thì vẫn là một vấn đề hoàn toàn mới. Vì vậy, cần xây dựng năng lực cũng như cơ sở hạ tầng trong lĩnh vực này cho cơ quan pháp quy hạt nhân để hướng dẫn và chỉ đạo việc thực hiện bảo vệ thực thể cho các cơ sở bức xạ, cơ sở hạt nhân, vật liệu hạt nhân, nguồn phóng xạ và thẩm định các biện pháp đảm bảo an ninh của cơ sở bức xạ, cơ sở hạt nhân. Ngoài ra, kính đề nghị Quốc hội và Thủ tướng Chính
  • 28. VÀ CÔNG NGHỆ CỤC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN 28 phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an đảm bảo an ninh, an toàn trong lĩnh vực điện hạt nhân. Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trong lĩnh vực hạt nhân là một hoạt động chịu kiểm soát chặt chẽ của quốc tế thông qua các cơ chế đa phương và song phương (Nhóm các nhà cung cấp hạt nhân, Hiệp định Thanh sát, Nghị định thư bổ sung và Quy tắc ứng xử về an toàn và an ninh nguồn phóng xạ). Vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trong lĩnh vực hạt nhân (khi ta bắt đầu xây dựng nhà máy điện hạt nhân thì hoạt động nhập khẩu vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân, nguồn phóng xạ sẽ tăng lên đáng kể), cần xây dựng cơ chế phối hợp kiểm soát giữa các Bộ ngành liên quan, trong đó có hệ thống kiểm soát xuất nhập khẩu hạt nhân phải được kết nối giữa các cơ quan như Hải quan (Bộ Tài chính), Cục ATBXHN (Bộ Khoa học và Công nghệ), Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương). Để một phần giải quyết các vấn đề nêu trên, việc hợp tác quốc tế, đặc biệt là hợp tác với IAEA là rất quan trọng, thông qua các hội thảo, semina, tham quan trao đổi kinh nghiệm về các chủ đề như: - Phương pháp luận để thực hiện việc đánh giá các mối đe dọa đối với quốc gia để từ đó xây dựng các biện pháp bảo vệ thực thể cho cơ sở hạt nhân. - Phương pháp luận về các biện pháp bảo vệ thực thể. - Kinh nghiệm phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong việc phát hiện, ứng phó sự cố mất an ninh, sự cố phóng xạ. - Xây dựng các yêu cầu về bảo đảm an ninh đối với nhà máy điện hạt nhân trong quá trình xây dựng. - Xây dựng văn hóa an ninh hạt nhân. IX. THANH SÁT HẠT NHÂN 1. Yêu cầu về thanh sát hạt nhân theo hướng dẫn của IAEA Theo quy định của Hiệp định Thanh sát, “Quốc gia phải thiết lập và duy trì hệ thống kế toán và kiểm soát đối với tất cả vật liệu hạt nhân chịu thanh sát” (thường được gọi tắt là SSAC). Hệ thống này bao gồm: i) Khung pháp lý, trong đó quy định phạm vi kiểm soát; ii) hệ thống tổ chức ở cấp quốc gia; và iii) hệ thống tổ chức ở cấp cơ sở, nhằm kế toán và kiểm soát vật liệu hạt nhân trong nước và góp phần vào phát hiện việc mất mát, di dời hoặc sử dụng bất hợp pháp vật liệu hạt nhân, đồng thời là cơ sở để IAEA thực hiện thanh sát. Để bảo đảm thực hiện mục tiêu của SSAC có hiệu quả, cần có một cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan này sẽ là đầu mối cho các hoạt động thanh sát của quốc gia, chịu trách nhiệm xây dựng, phê duyệt và thực hiện các quy trình kế toán và kiểm soát vật liệu hạt nhân nhằm đảm bảo quốc gia thực hiện được các cam kết của mình theo Hiệp định Thanh sát. Theo khuyến cáo của IAEA, chỉ nên có một cơ quan có thẩm quyền duy nhất, chịu trách nhiệm thực hiện các chức năng này, đồng thời cơ quan này phải có đủ thẩm quyền và nguồn lực để thực hiện các chức năng của mình, bao gồm cả thanh tra, kiểm tra và cưỡng chế. Ngoài ra, sẽ thuận lợi nếu cơ quan chịu trách nhiệm về an toàn, an ninh hạt nhân cũng chịu trách nhiệm về thanh sát hạt nhân. Cơ quan có thẩm quyền cũng phải thiết lập và duy trì một cơ sở dữ liệu để lưu giữ và xử lý thông tin về kế toán và kiểm soát vật liệu hạt nhân do các cơ sở cung cấp. 2. Tình hình thực hiện Hiệp định Thanh sát tại Việt Nam Sau khi Việt Nam ký Hiệp định Thanh sát, Việt Nam và IAEA đã đàm phán và đi đến thống nhất bản “Thoả thuận phụ trợ”. Văn bản này quy định chi tiết về việc cung cấp thông tin về vật liệu hạt nhân, thông tin thiết kế của cơ sở hạt nhân, bao gồm cả các thông số về độ làm giàu của urani. Đồng thời văn bản này quy định chi tiết về thời lượng IAEA cử thanh sát viên vào thanh sát cơ sở hạt nhân cũng như chế độ báo cáo của Việt Nam. Để đáp ứng yêu cầu về cơ quan có thẩm quyền, năm 2007 Bộ Khoa học và Công nghệ đã giao cho