Bản ghi nhớ tiếng anh là gì năm 2024

Với kinh nghiệm của một luật sư về thương mại, tôi thấy tùy từng trường hợp mà các bên có thể gọi tên khác nhau cho phù hợp, vì sao?

“Bản hiến pháp” được xem là một mốc son đầu tiên, mở màn cho quá trình hợp tác, có thể theo chiều sâu (ở một lĩnh vực) hoặc theo chiều rộng (đa lĩnh vực) sau này. Các bên cần đem đến cho nhau hình ảnh thiện chí, không khí thân mật ngay từ lúc gọi điện cho đến lúc gặp mặt, đây là nghi thức ngoại giao tối thiểu.

Vì thế, các bên có thể ký một Bản ghi nhớ với nội dung đơn giản là các bên cùng có nhu cầu hợp tác để tận dụng những thế mạnh của bên kia để đem lại lợi ích cho bên mình trên tinh thần “Thắng – Thắng”. Bản ghi nhớ này có thể ghi cả lộ trình hợp tác nhằm tiến tới ký kết một thỏa thuận chính thức với sự phân tách công việc mà các bên cần làm. Văn bản này có tính chất như một Hợp đồng khung (Hợp đồng nguyên tắc), để cho phù hợp hơn với tình thần giao hảo tránh “cứng nhắc”, luật sư MTON hay sử dụng thuật ngữ Thỏa thuận hợp tác.

Nội dung Thỏa thuận hợp tác, để tránh phức tạp khi áp dụng, nhiều trường hợp được luật sư MTON gộp cả nội dung trong Bản ghi nhớ và ghi rõ “đây là văn bản đầu tiên có giá trị áp dụng và thực hiện, các thỏa thuận bằng miệng và/hoặc bằng văn bản trước đó mà trái với thỏa thuận này đều không có giá trị, kể cả Bản ghi nhớ”.

Trong bài viết này, tôi muốn các khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ pháp lý của chúng tôi hiểu rõ hơn vai trò những hành vi (nên hoặc không nên) khi ngồi vào bàn đàm phán và xây dựng “hiến pháp” này.

Nên ký Thỏa thuận hợp tác trong thương mại quốc tế

Trong thương mại (kể cả thương mại nội địa và thương mại quốc tế) Thỏa thuận hợp tác nhất thiết phải có, nó vừa thể hiện sự thận trọng, vừa hợp với thông lệ đa số giao dịch quốc tế, vừa thể hiện cách làm việc chuyên nghiệp. Nhiều công ty, thương nhân Việt Nam đánh giá thấp vai trò của Thỏa thuận hợp tác, họ cho rằng không có điều khoản hoặc có nhưng không có điều khoản cụ thể về trách nhiệm, cũng như chưa phải thanh toán một khoản phí nào. Nhưng thực tế, các Hợp đồng “con” sau này thường dẫn chiếu đến các quy tắc trong bản “hiến pháp” này, vì thế những quy định trong Thỏa thuận hợp tác rất quan trọng.

Thông thường, bản Thỏa thuận hợp tác chỉ chứa những điều khoản về tiến trình hợp tác, ghi nhận cam kết và thiện chí hợp tác của hai bên, phân công công việc, trách nhiệm và các phương thức đưa thỏa thuận vào áp dụng. Với mỗi lĩnh vực có thể có những điều khoản về đặc tả hàng hóa (như xuất khẩu nông sản, thủy sản) hay có những điều khoản về trách nhiệm pháp lý (như cùng đầu tư công nghệ, nhà xưởng).

Trong nội dung bản thỏa thuận, quan tâm đầu tiên là mục tiêu và tính khả thi của sự hợp tác. Vì thế nếu các bên chưa hiểu hết nguyện vọng và năng lực thực của nhau mà đưa ra các điều khoản chung hoặc quá chi tiết cũng đều bất cập, dễ dẫn tới “thỏa thuận suông”. Tuy nhiên, với người nước ngoài, do có sự khác biệt về văn hóa kinh doanh nên nếu càng chặt chẽ và cẩn thận nhưng dứt khoát thì các bên càng thấy yên tâm, nhất là đối với người Nhật và người Hàn.

Sự gặp mặt lần đầu luôn là cái “cớ” để các bên đánh giá năng lực cũng như thiện chí của nhau, vì thế nên cần những nhà “ngoại giao” kinh nghiệm, thậm chí còn có sự tham gia của các tác nhân đóng vai trò xúc tác. Họ có thể chứng kiến việc ký kết đó, hoặc có thể không xuất hiện mà đã “dàn xếp” ký kết từ trước.

Các doanh nghiệp và thương nhân Việt Nam cũng lưu ý, không cứ đối tác lần đầu mới ký Thỏa thuận hợp tác. Những đối tác quen thuộc cũng nên ký kết để làm căn cứ áp dụng sau này. Rất rất nhiều trường hợp sử dụng những bản Thỏa thuận hợp tác này để tăng thương hiệu và quyền thương mại cho mình. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam (lạm dụng và cũng bị lợi dụng) khi ký kết các bản thỏa thuận này. Rất may mắn, luật sư MTON coi đây là cách nhanh nhất để hiểu rõ về đối tác của thân chủ mình.

Kỹ thuật xây dựng Bản dự thảo thỏa thuận hợp tác:

Phải thống nhất quan điểm, rõ ràng và nhất quán từ lời nói cho đến thuật ngữ sử dụng trong văn bản. Sự thỏa thuận miệng ban đầu thống nhất một kiểu, lúc ghi vào thỏa thuận lại không như vậy sẽ gây mất niềm tin và mất thời gian của các bên.

Lỗi này thường do nhân viên soạn thảo không nắm bắt được vụ việc hoặc do luật sư ít kinh nghiệm hoặc cẩu thả trong tư vấn.

Cách tốt nhất mời luật sư tư vấn chiến thuật, kỹ thuật đồng thời khuyến cáo các rủi ro cả về pháp lý và thương mại mà luật sư đã có kinh nghiệm giải quyết tranh chấp trước đó để đạt được những điều kiện tối đa. Sau khi thống nhất mới đưa vào bản dự thảo.

Mặc dù có nội dung tổng quát và thường không dài như các hợp đồng con sau này, nhưng Bản Thỏa thuận không vì thế mà lược bớt quá ngắn theo kiểu “cho nó gọn”. Đây là tâm lý rất chung của nhiều thương nhân Việt Nam. Có một câu chuyện cụ thể thế này, hợp đồng thuê làm trụ sở kinh doanh của một công ty Đức thuê luật sư MTON soạn thảo dài 18 trang, xem xong bên Đức còn đề nghị bổ sung thêm phụ lục, đến khi chuyển sang bên cho thuê nhà là bên Việt Nam thì bị kêu là dài quá, trước đề nghị đó, phía Đức nhờ chúng tôi cắt giảm xuống nhưng cũng chỉ giảm được 2 trang, 16 trang hợp đồng vẫn bị kêu là dài nhưng rồi phía Việt Nam phải đi thuê luật sư “xem hộ” và cũng đồng thuận. Chúng ta không có thói quen sử dụng luật sư nên cũng là trở ngại khi xảy ra tranh chấp.

Những tranh chấp điển hình liên quan đến Thỏa thuận hợp tác

Tranh chấp do cách hiểu từ và ngữ trong thỏa thuận hợp tác không đúng.

Tranh chấp do các bên lợi dụng Thỏa thuận hợp tác để sử dụng vào mục đích khác hoặc tăng thương hiệu khi chưa hoặc không hề thực hiện công việc liên quan. Ví dụ, năm 2010, luật sư MTON Việt Nam đại diện cho công ty của Việt Nam có làm việc với một đối tác của Hoa Kỳ về thỏa thuận đầu tư bệnh viện quốc tế theo giới thiệu từ một bạn hàng của bên công ty Việt Nam. Theo đó, bên Hoa Kỳ cam kết đầu tư cho bên Việt Nam vay vốn 2 triệu USD với lãi suất 1% thấp hơn cả lãi suất ngân hàng để xây dựng bệnh viện quốc tế. Rất may luật sư đã điều tra nhanh nhờ một cộng sự bên Mỹ. Qua đó biết rằng Công ty này không có trụ sở đặt tại nơi ghi trong Thỏa thuận,mà ở một nơi khác, đây thực chất chỉ là công ty môi giới và kêu gọi vốn ở Mỹ chứ không có vốn thực như họ nói. Họ đã sang Hongkong, Việt Nam và một số nước ASEAN sử dụng hình thức này để vay vốn “thuê” cho các công ty khác tại Hòa Kỳ. Bên Việt Nam may mắn đã không mất nhiều thời gian và chi phí để tiếp đãi họ long trọng như dự kiến ban đầu.

Tranh chấp do thiếu điều khoản áp dụng hoặc có điều khoản nhưng dẫn chiếu pháp lý sai, ví dụ, trong Thỏa thuận ghi áp dụng mọi tranh chấp theo quy định luật của Thụy Sĩ nhưng tại điều khoản về thanh toán và giao hàng lại áp dụng Incoterm 2010, trong đó điều khoản về trách nhiệm người chuyên chở trong incoterm 2010 lại không giống với quy định trong luật của Thụy Sĩ. Khi tìm kiếm, luật sư cũng không thấy điều khoản “ưu tiên áp dụng luật” khi có mâu thuẫn trong luật áp dụng.

Và rất nhiều tranh chấp khác, từ đa dạng đến phức tạp. Mong rằng các doanh nghiệp và thương nhân Việt Nam hãy chú ý hơn nếu chưa có kinh nghiệm giao thương với người nước ngoài.

Bài viết chỉ có giá trị tham khảo và không có giá trị áp dụng. Mọi trích dẫn từ bài viết phải xin ý kiến tác giả, bài viết được đăng tải duy nhất trên website www.luatthuogmai.vn

Văn bản ghi nhớ tiếng Anh là gì?

Bản ghi nhớ (tiếng Anh: Memorandum of Understanding, viết tắt tiếng Anh: MoU) là một loại thỏa thuận giữa hai bên (song phương) trở lên (đa phương).

Văn bản ghi nhớ là gì?

Bản ghi nhớ (tên viết tắt MOU) là văn bản thể hiện sự thỏa thuận (mutual accord) về một vấn đề (issuae) giữa hai hoặc nhiều bên. Biên bản ghi nhớ thường được coi là có tính ràng buộc, ngay cả khi các quyền và nghĩa vụ nêu ra trong biên bản ghi nhớ không đặt trên cơ sở một tuyên bố pháp lý cụ thể nào.

Tự ghi nhớ trong tiếng Anh là gì?

- memorize (ghi nhớ): She can memorize facts very quickly.

MOU là viết tắt gì?

MOU (viết tắt của “Memorandum of Understanding”) là một loại tài liệu pháp lý không ràng buộc giữa hai bên (song phương) hay là nhiều bên (đa phương), thường được sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh, chính trị, và hợp tác giữa các tổ chức hoặc quốc gia.