Bản đồ ngập nước tphcm 2023

Người dân hoàn toàn có thể ngồi nhà xem trước cung đường lưu thông liệu có bị ngập quá sâu hay không, nhờ một ứng dụng có tên UDI Maps. 

Bản đồ ngập nước tphcm 2023

Ứng dụng UDI Maps

Liên tiếp nhiều ngày qua, TPHCM có những cơn mưa lớn khiến đường phố tái diễn tình trạng ngập lụt, ảnh hưởng lớn đến việc đi lại, sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên, người dân hoàn toàn có thể ngồi nhà xem trước cung đường lưu thông liệu có bị ngập quá sâu hay không, nhờ một ứng dụng có tên UDI Maps. 

UDI Maps là ứng dụng cảnh báo ngập nước và triều cường, do Công ty TNHH ARIS Việt Nam phối hợp phát triển với chủ đầu tư là Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị TPHCM, ra mắt gần 1 năm nay. Ứng dụng hiện có mặt trên cả 2 nền tảng di động phổ biến là Android (kho ứng dụng Google Play) và iOS (kho ứng dụng App Store), để nhiều người dân sử dụng điện thoại thông minh có thể cài đặt sử dụng. Giao diện ứng dụng khá trực quan, dễ tương tác, gồm các chức năng chính như dẫn đường, hiện trạng thời tiết và mực triều, cảnh báo ngập và mục người dân gửi thông tin.  

Theo đơn vị phát triển ứng dụng, UDI Maps sử dụng bản đồ nền giao thông và các tính năng tìm đường của Google nên cung cấp thông tin giao thông khá chi tiết và chính xác. Ở mục hiện trạng sẽ hiển thị thông tin thời tiết (tên trạm, tình hình mưa, trạng thái) với biểu tượng mặt trời để thể hiện trời nắng và đám mây thể hiện trời mưa). Ở đây cũng hiển thị cả mực triều cường và trạng thái triều cường mà hệ thống của trung tâm đo được. Đi kèm với đó là những bức ảnh chi tiết về tình hình tại một số tuyến đường do hệ thống camera chụp lại ngay thời điểm người dân truy cập ứng dụng. 

Khi trên địa bàn xảy ra các trận mưa, lập tức trạm quan trắc ngập nước đặt ở những vị trí trọng điểm sẽ truyền tải thông tin (lưu lượng mưa, mực nước trên mặt đường) về máy chủ. Ngay sau đó, nhân viên Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị TP sẽ cập nhật trên ứng dụng, đồng thời đưa ra các cảnh báo cho người dân, hướng dẫn người dân lựa chọn các tuyến đường khác thay thế trong lộ trình di chuyển. Người dân cũng có thể tham gia gửi thông tin, hình ảnh các vị trí ngập nước ghi nhận được khi tham gia giao thông qua ứng dụng. Các thông tin gửi về cho hệ thống giám sát tình hình ngập nước góp phần đa dạng hóa và chuẩn xác hóa nguồn dữ liệu. Những thông tin được cập nhật kịp thời và chi tiết cũng giúp Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị TP đưa ra các giải pháp ứng cứu nhanh và phù hợp hơn với tình hình thực tế. 

Để có được những thông tin ngập, hệ thống các trạm quan trắc được Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị TP triển khai từ tháng 5-2017, với 5 trạm ban đầu đặt tại các tuyến đường: Dương Văn Cam (quận Thủ Đức), Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh), Huỳnh Tấn Phát (quận 7), Lê Đức Thọ (quận Gò Vấp) và Trương Vĩnh Ký (quận Tân Phú), sau đó nâng lên 37 trạm tập trung ở khu vực trung tâm TP và có thêm 39 vị trí khác trong thời gian tới.

Để phục vụ công tác quan trắc ngập, trước đây, Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị TP đã mua thiết bị từ nước ngoài với giá thành khá cao, khoảng 32 triệu đồng/bộ. Gần đây, công ty này bắt đầu lắp đặt thí điểm hệ thống cảnh báo ngập lụt bằng công nghệ cảm biến vi cơ điện tử (Mems) do các kỹ sư Trung tâm Nghiên cứu triển khai - Khu Công nghệ cao TPHCM nghiên cứu và chế tạo (với mức giá chỉ 10 triệu đồng/bộ) tại 10 vị trí. Ông Lý Thọ Đắc, Phó giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị TPHCM, cho biết qua quá trình lắp đặt và theo dõi ghi nhận kết quả các thông số tương đương với các thiết bị ngoại nhập mà công ty đang sử dụng. Thời gian tới, công ty sẽ tiếp tục đánh giá, hiệu chỉnh để đưa vào sử dụng cho các điểm khác.

GIA QUẢNG

Từ khoá :

TN&MTTPHCM có 48 điểm, tuyến đường ngập úng nặng mùa mưa bão.

Bản đồ ngập nước tphcm 2023

Người dân bì bõm dắt xe chết máy trên đường Quốc Hương.

Về công tác chống ngập úng khi mùa mưa đến, tại buổi họp báo chiều 9.6, ông Vũ Văn Điệp - Giám đốc Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật, Sở Xây dựng TPHCM cho biết, toàn TPHCM hiện có 735 tuyến đường trục chính.

Qua theo dõi tình hình ngập 2021, dự kiến 2022 có thể xảy ra ngập theo tiêu chí ngập tại 15 tuyến đường: Lê Đức Thọ, Phan Anh, Bạch Đằng, Hồ Học Lãm, Quốc lộ 13, Ba Vân, Bàu Cát, Đặng Thị Rành, Dương Văn Cam, Thảo Điền, Quang Trung, Kha Vạn Cân, Nguyễn Văn Khối (Cây Trâm cũ), Nguyễn Văn Hưởng, Quốc Hương.

Ngoài ra 24 điểm có thể ngập tức thời, ngập do hệ thống thoát nước thu nước không kịp, sau 30 phút ngập sẽ rút hết nước, gồm: Phạm Văn Chiêu, Lê Văn Thọ, Phan Huy Ích, Phạm Văn Đồng, Lê Thị Hoa, Tỉnh lộ 43, Tô Ngọc Vân, Đỗ Xuân Hợp, Nguyễn Duy Trinh, Võ Văn Ngân, Quốc lộ 1A, Lê Văn Việt, Lã Xuân Oai, Hiệp Bình, Ung Văn Khiêm, Điện Biên Phủ, Đinh Bộ Lĩnh, Phan Văn Hớn, Nguyễn Văn Quá, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Biểu, Mai Xuân Thưởng, Tân Hào Đông, Hồ Văn Tư.

Bản đồ ngập nước tphcm 2023

Ông Vũ Văn Điệp - Giám đốc Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật, Sở Xây dựng TPHCM thông tin về tình hình ngập úng, triều cường tại TPHCM.

Đối với ngập do triều cường, dự báo đỉnh triều cao nhất năm nay là + 1,71m, có 9 tuyến đường ngập do triều, gồm: Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Thị Thập, Quốc lộ 50, Trần Xuân Soạn, Đào Sư Tích, Lê Văn Lương, Phạm Hữu Lầu, Trịnh Quang Nghị, Tôn Thất Thuyết.

Với các tuyến đường này, nếu mức triều + 1,71m thì sẽ ngập rất nặng. Với các mức triều bình thường thì cũng có thể xuất hiện ngập.

Đối với công tác phòng tránh, ứng phó trước mùa mưa, Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật thường xuyên duy tu, sửa chữa các vị trí cống xuống cấp, nạo vét các đường cống, miệng thu, kênh rạch, cửa xả để tăng cường khả năng thoát nước, vận hành trạm bơm hỗ trợ thoát nước. Cùng với đó, các đơn vị xây dựng phương án để tổ chức trực mưa, vớt rác tại thời điểm trước, trong cơn mưa,…

Cũng theo ông Vũ Văn Điệp, ngoài ra còn tổ chức kiểm tra, rà soát vận hành các cống kiểm soát triều và trạm bơm để tăng khả năng thoát nước: Bình Lợi, Bình Triệu, rạch Lăng, rạch Nhảy - Ruột Ngựa, Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Trạm bơm Thanh Đa, Mễ Cốc 1, Phú Lâm, Bà Tiếng.

Đơn vị này cùng phối hợp với Trung tâm quản lý hạ tầng giao thông đường bộ, thống nhất các phương án điều tiết giao thông tại những điểm có khả năng ngập nặng nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến các phương tiện lưu thông trên đường.

Ngoài ra, phối hợp với chính quyền địa phương vận động người dân tham gia bảo vệ hệ thống thoát nước, không lấp, bít và xả rác thải tại các miệng thu nước để đảm bảo khả năng thoát nước; không xả rác và chất thải rắn xuống lòng kênh rạch phục vụ thoát nước.

Ông Điệp nhấn mạnh đến phương án này do hiện nay, lượng rác thải xuống các kênh rạch rất nhiều, gây cản trở, hạn chế khả năng thoát nước lớn.

“Việc này ảnh hưởng rất nhiều đến công tác quản lý, duy tu, vớt rác hôm trước hôm sau lại đầy. Chúng ta cũng đang phải sử dụng một lượng ngân sách rất lớn mà bắt nguồn từ chính ý thức của người dân”, ông Điệp bày tỏ.

Bên cạnh đó, để hạn chế tình trạng cây xanh ngã đổ mùa mưa bão, Sở Xây dựng cũng đã hoàn thành việc cắt tỉa, xử lý nhánh khô đối với toàn bộ cây xanh được phân cấp quản lý; hạ thấp chiều cao 95 cây, thay thế 984 cây xanh hư hại, chết khô.

Theo laodong.vn