Bài văn về vấn đề bùng nổ dân số năm 2024

(Dân trí) - Các chuyên gia đang lo ngại về làn sóng bùng nổ dân số lần 2 tại Việt Nam, do số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ 14-49 tuổi tăng nhanh. Tính đến thời điểm này, cứ 2 phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ mới có 1 người ra khỏi độ tuổi này.

Ông Đồng Bá Hướng, Vụ trưởng Vụ Thống kê, Dân số và Lao động (Tổng cục Thống kê) cho biết thông tin trên tại buổi họp báo nhân Ngày dân số thế giới diễn ra sáng nay tại Hà Nội.

Theo đó, con số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đang tăng rất nhanh. Nếu năm 1989, cả nước chỉ có 17 triệu phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ thì 10 năm sau, con số này đã là 22 triệu và năm 2009 đã có tới 26 triệu. Đây là lý do các chuyên gia đang rất lo ngại về làn sóng bùng nổ dân số lần 2 nếu chính sách dân số bị lơ là.

Bài văn về vấn đề bùng nổ dân số năm 2024

Tỷ lệ chênh lệch giới tính trên cả nước hiện nay là 110,5 bé trai/100 bé gái. (Ảnh minh họa: M.Hương)

Một vấn đề khác mà các chuyên gia lo ngại, đó là tình trạng mất cân bằng giới vẫn tiếp tục gia tăng đến mức báo động ở Việt Nam. Tỷ số giới tính khi sinh tại Việt Nam liên tục tăng, ít nhất trong 5 năm qua. Trong 6 vùng địa lý thì có tới 5 vùng tỷ số giới tính chênh lệch đã ở mức báo động. Như Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung, tỷ lệ này là 109,7 bé trai/100 bé gái; Đông nam bộ tỷ lệ này là 109,9/100; Đồng bằng sông Cửu Long là 109,9/100; cá biệt là vùng Đồng bằng sông Hồng mức chênh lệch giới cao nhất là 115,5 nam/100 nữ.

Ông Dương Quốc Trọng, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) cho biết, tuy tỷ lệ chênh lệch giới tại Việt Nam vẫn còn thấp hơn so với các nước như Trung Quốc, Ấn Độ nhưng tỷ lệ tăng lại nhanh nhất, đặc biệt trong 5 năm vừa qua. Theo dự báo, nếu Việt Nam không có biện pháp can thiệp thì tỷ số này sẽ tăng lên con số 115 vào năm 2015.

Các chuyên gia cho rằng, để hạn chế mất cân bằng giới tính, việc “khai thông” tư tưởng, để người dân không còn tâm lý trọng nam khinh nữ là rất quan trọng. Nhưng để làm được vấn đề này, không chỉ ngày một ngày hai mà cần cả quá trình lâu dài. Bùng nổ dân số là sự gia tăng dân số quá nhanh, đột ngột, vượt ngoài tầm kiểm soát trong một thời gian ngắn gây ảnh hướng lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội. Bùng nổ dân số xảy ra khi tỉ lệ gia tăng tự nhiên vượt quá 2,1%.

2. Nguyên nhân bùng nổ dân số

  • Sự chênh lệch giữa tỉ lệ sinh – tử: Trong giai đoạn đầu lịch sử, tỷ lệ sinh và tử tương đối cân bằng. Trong giai đoạn bùng nổ dân số: tỷ lệ sinh được duy trì, tỷ lệ tử giảm do điều kiện về kinh tế, xã hội, y tế,… rất phát triển.
  • Tình trạng di cư đô thị hóa, tích tụ dân số đang diễn ra khá mạnh, không được kiểm soát tốt là những đặc điểm tác động tiêu cực vào quá trình phát triển bền vững về mặt dân số, xã hội.
  • Nhu cầu về lực lượng sản xuất: Chủ yếu ở các quốc gia chậm phát triển, đòi nhu cần có 1 lực lượng lao động lớn do Khoa học kỹ thuật chậm phát triển.
  • Quan điểm lạc hậu: Tình trạng biết trước giới tính thai nhi ngày càng phổ biến, do tư tưởng trọng nam khinh nữ tại một số quốc gia và vẫn tồn tại một số quan niệm lạc hậu như tư tưởng đông con hơn nhiều của,… Điều này khiến cho tỉ lệ sinh cao, mất cân bằng giới tính thậm chí là bùng nổ dân số.

3. Hậu quả của bùng nổ dân số

  • Suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên
  • Tăng mức độ ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, ô nhiễm đất và ô nhiễm tiếng ồn.
  • Phá rừng và làm mất hệ sinh thái
  • Thay đổi thành phần khí quyển và hậu quả nóng lên toàn cầu
  • Mất đất canh tác không thể phục hồi, sa mạc hóa
  • Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ em cao do nghèo đói.
  • Tăng cơ hội phát triển của dịch bệnh, gánh nặng cho y tế, giáo dục, chính sách an sinh,….
  • Xung đột về nguồn tài nguyên thiên nhiên đang cạn kiệt, dẫn tới sự gia tăng các nguy cơ chiến tranh.
  • Tỷ lệ tội phạm tăng cao vì các tổ chức buôn bán ma túy và tội phạm.

4. Giải pháp khắc phục bùng nổ dân số

  • Kiểm soát tỷ lệ sinh: Các quốc gia cần áp dụng nghiêm ngặt một số biện pháp hạn chế sinh sản.
  • Giáo dục và tuyên truyền: Tập trung vào giáo dục, tuyên truyền về các hậu quả của vấn đề bùng nổ dân số; lợi ích của kế hoạch hóa gia đình; các biện pháp kiểm soát sinh sản,…
  • Định cư ngoài Trái Đất: Đề xuất xây những nơi sinh sống ngoài vũ trụ có thể đáp ứng gấp 30,000 lần khả năng của Trái Đất

5. Việt Nam đã từng đối diện với nguy cơ bùng nổ dân số

  • Trước đây, bùng nổ dân số ở nước ta bắt đầu từ cuối những năm 50 và chấm dứt vào những năm cuối thế kỉ XX. Việt Nam đã từng bị bùng nổ dân số, và phải đối diện với một đợt bùng nổ dân số lần thứ 2.
  • Theo dự báo của Tổng cục Thống kê (năm 2016), Việt Nam sẽ trở thành nước có “dân số già” vào khoảng năm 2032 khi chạm “ngưỡng” tỷ lệ 20%. Trong giai đoạn này, người cao tuổi vẫn chủ yếu là lớp người thuộc thời kỳ chiến tranh, sống ở nông thôn, nghèo khó nên sức khỏe yếu, đi kèm đó là phần lớn không có bảo hiểm xã hội… Hiện tại Việt Nam đang bước vào giai đoạn dân số vàng. Dự báo đến khoảng năm 2040, Việt Nam sẽ kết thúc thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”.