Bài văn thuyết mình về cây thanh trà năm 2024

Thưa quí anh chị, hiện tại chúng ta đang trên đường đến với Danh Trà Tâm Châu tham quan và thưởng thức Trà & cà phê miễn phí, sau đó sẽ dùng cơm trưa tại nhà hàng và về lại thành phố Hồ Chí Minh theo như chương trình tour thành phố Hồ Chí Minh- Đà Lạt 3 ngày 2 đêm. Hôm nay cũng là ngày thứ 3 trong chuyến tour của đoàn mình. Không biết sáng này cả nhà mình tham quan chợ Đà Lạt có mua được nhiều quà không ạ? Tối hôm qua anh chị mình chắc hẳn đã có một buổi tối trải nghiệm đầy thú vị ở chợ đêm Đà Lạt rồi. Anh chị mình thấy ẩm thực ở đây có ngon vừa khẩu vị của mình không ạ? Thưa quí anh chị, Chợ đêm Đà Lạt là một trong những địa điểm thu hút du khách, khi đến Đà Lạt là phải ghé chợ đêm thưởng thức cho bằng được những xiên nướng thơm lừng cay cay nóng hổi trong khí trời xe lạnh, hay cái bánh tráng nướng giòn tan, cùng ly sữa đậu nành thơm béo vừa uống vừa thổi rất ấm lòng… Tuy nhiên, ở đây không chỉ thu hút khách du lịch bởi các món ăn mang đậm chất Đà Lạt mà còn chinh phục du khách với những thức uống độc đáo như:các loại rượu từ trái cây do chính người dân ở đây trồng rất tốt cho sức khỏe, cho đến các loại rượu mạnh thơm nồng vị núi rừng của các đồng bào dân tộc khoảng đãi những vị khách xa, hay li cà phê còn thơm mùi sương sớm của núi rừng cao nguyên, hoặc đơn giản là một tách trà cho buổi chiều tà để tâm hồn thư thả. Đà Lạt nổi tiếng với trà Artiso chắc quí anh chị mình cũng từng nghe tới. Các du khách luôn chọn cho mình một ít để mua về làm quà. Nhưng trong thế giới trà thì Artiso chỉ là một đại diện khá tiêu biểu vì mùi thơm nhẹ, vị ngọt dịu dàng phù hợp với hầu hết khẩu vị của chúng ta. Nhưng nếu muốn nói sâu về trà thì thật sự có rất nhiều điều thú vị mà anh chị mình chắc hẳn cũng muốn biết qua. Hẳn là những tín đồ Phật giáo ít nhiều sẽ biết nguồn gốc của cây trà cũng có liên quan đến sư tổ Bồ Đề Đạt Ma. Hay như các công dụng thường thấy của trà mà chúng ta có thể biết được. Tuy nhiên trà không dừng lại chỉ là một loại thức uống thông thường mà trà còn là một nét văn hóa vô cùng đặc sắc, mà một đất nước luôn tự hào vì đã đưa nghệ thuật thưởng trà thành một nghi thức tôn nghiêm và mang tính nghi lễ cao: đó chính là nước Nhật Bản với trà đạo nổi tiếng vượt ra cả thế giới chứ không riêng ở Châu Á. Vậy thì thật sự trà là như thế nào mà lại có sức hút âm thầm mà mãnh liệt như vậy?

Thưa quí anh chị, chắc hẳn là một trong chúng ta chưa ai chưa từng uống trà dù là vì mục đích gì. Khi nhắc tới uống trà mọi người thường nghĩ tới việc pha một ấm trà thật ngon, và phải uống trong khung cảnh trữ tình, hay thanh tịnh. Tuy nhiên, thật sự mà nói thì trà xuất hiện trong cuộc sống chúng ta mỗi ngày. Nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm có 2 câu thơ rất hay về trà:

Khát uống trà mai hương ngọt ngọt,

Giấc nằm hiên nguyệt gió hiu hiu.

(Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Thời tiết Việt Nam vào mùa này anh chị mình cũng có thể cảm nhận được sự nóng bức đến khó chịu khi tiết trời vào ban trưa. Thì thử hỏi loại thức uống giải khát tốt nhất và phổ biến nhất, mà lại tốt cho sức khỏe là gi? Theo em đó chính là ly trà đá quen thuộc chúng ta có thể thấy ở khắp ngỏ ngách phố phường. Thật sự trà đá là một loại thức uống giải khát rất tốt, hơn hẳn những loại nước ngọt có gas được bày bán. Uống trà đá vừa rẻ vừa mát, lại giải được cơn khát một cách sảng khoái. Có những người dù ăn món ngon trong các quán ăn lớn nhưng cũng chọn uống một ly trà đá vài nghìn đồng vì trà đá không làm mất đi vị thức ăn mà lại dễ uống. Trà phổ biến như vậy, nhưng anh chị mình có bao giờ vẩn vơ thắc mắc trà có từ bao giờ chưa? Nguồn gốc của trà là từ đâu? Nếu tìm hiểu thì chúng ta sẽ thấy luôn có những điều làm chúng ta bất ngờ, những sự thật thú vị đằng sau những thứ tưởng chừng như quá đổi quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày.

Ngược dòng thời gian truy lại thời điểm trong lịch sử lúc người ta phát hiện được cây trà, uống những chén trà đầu tiên, người xưa cho rằng đó chính là Thần Nông. Quí anh chị mình nghe có quen thuộc không ạ? Nhưng anh chị mình đừng nhằm lẫn Thần Nông là một chòm sao trong 12 cung hoàng đạo chúng ta vẫn thường đọc mỗi tuần, mà Thần Nông ở đây chính là một vị Hoàng Đế huyền thoại rất giỏi về nông nghiệp và và y dược của Trung Hoa thời xa xưa. Ngài nếm nhiều loại cây cỏ để tìm dược tính trị bệnh cho dân; “Thần Nông một ngày nếm thử một trăm loại thảo dược và gặp bẩy mươi loại độc và tự mình giải độc.”. Sự tích tìm ra cây trà của Thần Nông cũng được dệt bằng một huyền thoại thần bí. Một hôm, Vua Thần Nông cùng vợ con lên núi, giữa chừng núi vua thấy khát nước thì ngay lúc đó một chiếc lá rơi xuống cạnh chân Ngài. Thần Nông lượm lên và vò nát trong tay mình, chất nhựa dính vào ngón tay và Ngài đưa lên miệng nếm. Vị đăng đắng cho Thần Nông biết nó có dược tính và cảm thấy cơn khát mất đi. Thần Nông bèn đem chiếc lá đó sắc lên, và Ngài là người đầu tiên uống trà. Lại có truyền thuyết nói Thần Nông đun nước dưới một gốc cây, lá cây này rụng và rơi vào nồi. Nước trong nồi có màu vàng xanh và mùi vị thơm ngon, uống vào hết khát: đó là trà. Cũng từ đó, ông phát hiện ra tác dụng y học của trà và coi nó là một loại thuốc rất tốt, có thể giải độc của 70 loại cây cỏ khác. Ngoài ra còn có truyền thuyết khác để củng cố lòng tin rằng cây trà có nguồn gốc từ Trung Hoa như sau: . Huyền thoại này cho rằng chính Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidarma), Sơ tổ Thiền Trung Hoa, là người mang cây trà từ Ấn Độ vào Trung Hoa (năm 519 sau Công Nguyên). Nhờ cây cây trà mà Ngài thức suốt 9 năm để ngồi nhìn vách đá quán tưởng công án. Tin vào truyền thuyết này nên về sau Thiền Nam Tông có nghi thức uống trà trước tượng Bồ Đề Đạt Ma. Xoay quanh Bồ Đề Đạt Ma lại có một huyền thoại thần bí hơn, do người Nhât phụ họa: Sau ba năm diện bích, tổ Đạt Ma kiệt sức và ngủ lịm đi. Khi tỉnh dậy, tổ hối hận và lo lắng, cắt hai mi mắt mình liệng xuống đất. Ít lâu sau nơi đó mọc lên một loại cây bụi, lá hình như mí mắt, tổ Đạt Ma lấy lá của nó nấu lên uống thì tỉnh ngủ hẳn. Và Ngài tiếp tục diện bích cho hết 9 năm. Đó là 2 câu chuyện truyền thuyết về lịch sử của trà từ Trung Hoa. Quay lại Việt Nam, quay lại Đà Lạt của chúng ta, thì người Lâm Đồng có quyền tự hào về mình khi hiện tại tỉnh Lâm Đồng là tỉnh có diện tích trồng trà lớn nhất nước ta, Cây trà (trà) được người Pháp đưa vào trồng ở Cầu Đất (Đà Lạt) năm 1927, sau đó có mặt ở Di Linh và B’lao năm 1930. Trước đây, các cụ uống trà thường nhắc đến trà B’lao. Đây là tên địa danh do người dân tộc sinh sống tại vùng đất này thường gọi, mà ngày nay là thị xã Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm. Khởi nguồn từ cách chế biến cổ truyền luộc ép bớt nước đắng rồi sao khô và ướp hoa nhài, hoa sói, ngày nay du nhập thêm những phương pháp chế biến cầu kỳ của Đài Loan và Nhật Bản. Các giống trà mới được phổ biến theo là để đáp ứng lại các yêu cầu kỹ thuật và “gu” uống trà.

Nhắc đến kỹ thuật chế biến trà thì đúng là kỳ công. Các công đoạn và cách chế biến khác nhau cũng cho ra những sản phẩm trà khác nhau. Ví như cùng một loại trà mà trong quá trình chế biến nếu tuân thủ đúng qui trình thì sẽ cho ra loại trà thượng hạng với giá thành cao, nếu như sai sót một công đoạn nào đó có thể biến sản phẩm trà đó chỉ còn bằng một nữa giá thành cũng như là chất lượng vốn có. Vậy mới nói công đoạn thu hoạch trà và chế biến vô cùng quan trọng và đòi hỏi người làm trà phải có kinh nghiệm lâu năm để làm ra thành phẩm trà chất lượng. Hái trà thường thường được hái vào đầu mùa xuân cho loại Xuân trà tuyệt phẩm. Không hái trà vào mùa thu hay đông. Trà hái thủ công luôn cho chất lượng tốt, đảm bảo búp trà có thể bị giập. Búp trà hái lúc mới nhú hai lá, người hái kéo búp ra rồi ngắt, tránh làm giập trà giảm chất lượng. Theo truyền thống, trà phải được hái từ sớm bắt đầu lúc mặt trời chưa ló dạng và kết thúc khi mặt trời gác sào. Thông thường một người hái trà trong khoảng thời gian đó chỉ hái được khoảng 600gram búp trà mỗi ngày. Trong nghề trà, trà thu hoạch vào lúc 2-3 giờ sáng đến khi mặt trời mọc được đặc biệt quý trọng, giá cao gấp nhiều lần so với trà hái sau lúc mặt trời mọc. Trời quang đãng nhưng nhiều mây cũng không hái. Trà phải được hái vào ngày tạnh ráo, không mưa mới cho chất lượng tốt nhất. Lại nữa, trà đồi sườn phía đông (Đông pha) thường ngon hơn trà bên sườn hướng tây (Tây pha). Có lẽ vì hướng Đông đón nắng ban mai nhiều nên tốt cho sinh trưởng và chuyển hóa của cây. Sau đó tới công đoạn xử lí trà thu về và cuối cùng là chế biến thành trà thành phẩm. Các công đoạn này cũng đòi hỏi sự cầu kì của người làm, sự tỉ mỉ và kinh nghiệm để cho ra được sản phẩm trà chất lượng. Các công đoạn bao gồm: làm héo: trà hái xong phải làm héo ngay để tránh bị lên men mất đi phẩm chất của trà xanh, làm giập: dân gian thường làm giập trà bằng cách vò trong rổ hay đạp bằng chân, vò bằng tay, tiếp theo là quá trình lên men trà: lá trà cho ủ trong phòng kín để chuyển dần qua màu sậm. Và sẽ tùy thuộc vào mức độ tỷ lệ oxy-hóa khác nhau sẽ cho ra các loại trà xanh khác nhau. Khi oxy-hóa đến 100% ta sẽ có loại trà đen, rồi đến sấy tươi- diệt men: đây là cách chủ động dừng quá trình lên men trong lá trà theo mức độ mong muốn, nhuộm vàng là công đoạn chỉ áp dụng khi chế biến loại trà vàng, tạo dáng và định hình: lá trà ẩm được cho vào bao vải rồi dùng tay nhào trộn, vê cho đến khi có được hình dáng như mong muốn và cuối cùng là sấy khô trà: sấy khô là công đoạn cuối cùng nhằm mục đích tránh trà bị hư, mốc trong quá trình vận chuyển hay tồn trữ sau khi chế biến.

Từ các loại trà khác nhau và các cách chế biến khác nhau mà trên thị trường hiện nay các sản phẩm từ trà rất đa dạng phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Chúng ta có thể thấy được các loại như: trà trắng: là loại trà hiếm và ít qua sử lí nhất, tiếp đến có trà xanh là loại trà khá phổ biến trên thị trường, trà ô lông là loại trà lai giữa trà xanh và trà đen, rất được mọi người ưa chuộng, trà đen là trà có lá được cuộn lại và nghiền nát chuyển thành màu đen, loại này rất được các nước phương Tây ưa chuộng. còn có hồng trà đài loan mà các bạn trẻ rất ưa chuông, hồng trà đài loan khi pha ra có màu xanh nghiêng về lục trà hơn là màu hồng của hồng trà Trung Quốc, khi pha ra sẽ phảng phất mùi hoa đào nhẹ. Còn có các loại trà mà người am hiểu trà mới biết rõ như trà thiết quan âm, trà đại hồng bào, hay như trà Pu’er có hương vị mạnh mẽ, hoặc trà earl grey là một loại trà đen có mùi thơm nổi tiếng, mang hương vị của vỏ cam.

Trà đa dạng là vậy, nhưng khi nhắc đến công dụng của trà đối với sức khỏe con người càng làm cho người tìm hiểu bất ngờ hơn vì có quá nhiều lợi ích mà chúng ta không hề biết tới. Trà là một loại thực vật có dược tính, trà có thể bảo vệ cơ thể khỏi bệnh nhồi máu cơ tim, , trà còn có thể giúp xương thêm chắc và trà xanh làm giảm nguy cơ viêm khớp. Bất ngờ hơn Trà xanh có thể ngăn chặn ung thư, một căn bệnh mà hiện nay ai cũng lo ngại nhưng lại khó tránh khỏi vì hằng ngày lượng độc tố chúng ta nạp vào cơ thể là không thể không có từ nhiều con đường khác nhau. Trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hoá, có thể có tác dụng bảo vệ người uống chống lại ung thư. Trà xanh làm giảm tác hại của thuốc lá. Ngoài ra trà còn có công dụng kháng khuẩn, khử mùi rất tốt…. Bên cạnh đó trà xanh còn có công dụng làm đẹp da, ngăn ngừa quá trình lão hóa, nên được nhiều chị em phụ nữ sử dụng như một sản phẩm làm đẹp mà còn tốt cho sức khỏe, uống 3 cốc trà xanh mỗi ngày sẽ giúp da tránh khỏi những vết chàm (nám) vì trà xanh có chức năng chống oxy hóa cao gấp 20 lần so với vitamin E. Các chị còn có thể dùng trà xanh như một loại nước hoa hồng, cho nước trà vào bình xịt và xịt lên toàn bộ cơ thể sau khi tắm, công dụng của nước trà xanh sẽ giúp nước da mịn màng và chống lại tia cực tím, hoặc có thể dùng nước trà xanh đun sôi để nguội làm nước rửa mặt, giúp thanh lọc chất bẩn và tốt cho da. Còn trà trắng thì là loại thưc uống giúp giảm cân hiệu quả, trà xanh còn đốt calo cả trong lúc ngủ, giúp các chị xóa đi nổi ám ảnh về cân nặng của mình. Hơn hết, trà xanh còn làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng. Trà sen là thức uống của những người mắc chứng khó ngủ vì chúng là thuốc an thần tự nhiên. Nó có tác dụng giảm bớt căng thẳng và lo lắng. Uống trà sen cũng rất tốt cho da và hoạt động của hệ tiêu hóa, một số loại trà tốt cho dạ dày, hệ tiêu hóa…và còn rất rất nhiều công dụng khác mà trà mang lại cho chúng ta. Chẳng phải người xưa từng khuyên chúng ta rằng:

Bình minh nhất trản trà

Lương y bất đáo gia

Câu này có nghĩa là mỗi buổi sáng sớm đều uống một chén trà thì không cần màn tới thầy thuốc.

Đã lỡ tản mạn về trà mà không nhắc đến đất nước Nhật Bản thì thật là thiếu sót lớn. Theo như tìm hiểu thì trà du nhập vào Nhật thông qua một số tu sĩ Phật Giáo vào khoảng thế kỉ thứ VIII. Nhưng mãi đến khoảng thế kỉ thứ XI-XIII trà xanh mới được dùng rộng rãi hơn trong giới tu sĩ và quan quyền của xứ Phù Tang theo bài bản của kinh trà Trung Quốc. Vậy đó mà đến ngày nay khi nhắc đến trà đạo người ta lại nghĩ ngay tới Nhật Bản chứ không phải là một đất nước nào khác, Nhật Bản đã nâng việc thưởng trà lên một tầm cao mới, thành một lễ nghi mang tính tôn nghiêm và gắn liền với thiền trong Phật giáo. Khi đọc qua cách mà người ta miêu ta một buổi trà đạo của người Nhật, chúng ta thường tự hỏi sao họ phải cầu kì, câu nệ tiểu tiết như vậy, uống trà thì cứ là uống trà thôi. Nhưng khi tìm hiểu sâu về văn hóa trong trà đạo, chúng ta sẽ thấy trà đạo và các nghi thức cũng như cách họ thưởng trà không phải chỉ đi tìm hương thơm hay thưởng được vị ngọt của trà. Trà đạo không chỉ đơn thuần là phép tắc uống trà, mà còn là một phương tiện hữu hiệu nhằm làm trong sạch tâm hồn bằng cách hòa mình với thiên nhiên, từ đó tu tâm dưỡng tính để đạt giác ngộ. Khi pha xong một chén trà để uống đã là cả một quá trình của những động tác vô cùng tỉ mỉ, mỗi khi họ nâng chén, họ phải xoay chén trà rồi mới mời nhau. Họ “ ực” xong mới lời qua tiếng lại để trò chuyện, khen thưởng nhau, chúng ta sẽ thấy thật lề mề mà chỉ để nếm được một vị chát ngắt của trà rồi thôi, nhưng đó mới chính là thanh tịnh, đó mới chính là thiền. Xoay quanh trà Nhật cũng có những điều thú vị mà chúng ta không khỏi bất ngờ. một buổi uống trà trò chuyện vui vẻ thường chỉ kéo dài khoảng 30 phút hoặc không hơn nhiều, nhưng một buổi thưởng trà trang trọng với đầy đủ các nghi thức theo tiêu chuẩn được gọi là Chaji thường kéo dài 4 tiếng rưỡi. Trước khi uống trà, khách sẽ được uống rượu, dùng bữa với những món ăn được chuẩn bị cầu kì. Vào đầu tháng 5 là thời gian cho mùa vụ trà đầu tiên ở Nhật. Những lá trà non đầu tiên được hái ra trong năm bao giờ cũng được mọi người ưa chuộng. và giá trà cao nhất được ghi nhận vào năm 2013 là 90.000 yên/ kg ( tương đương 18.550.000 đồng) nghĩa là 100gr trà khoảng 2.000.000 đồng. Tuy giá thành cao như vậy nhưng đây vẫn là sản phẩm được những người yêu trà tìm mua cho kì được.Ở Nhật còn có trà thất được dát vàng do tướng quân Toyotomi đã đưa nghi thức thưởng trà vào chính trị. Người ta nói rằng để chứng tỏ quyền lực, ông ta đã ra lệnh xây một trà thất dát vàng, từ trà thất đến trà cụ đều bằng vàng.

Không đi đâu xa nữa mà quay lại với nước ta, trà Việt Nam cũng có vị thế trên trường quốc tế khi lượng trà xuất khẩu cho hơn 100 nước đứng thứ 7 thế giới. Ở Việt Nam, người dân có thể trồng được 15 loại trà khác nhau. Tỉnh Lâm Đồng như lúc nãy em có giới thiệu thì được coi như “ vựa trà của Việt Nam”, ở Đà Lạt hằng năm từ ngày 21 đến ngày 24 có diễn ra Lễ hội văn hóa trà. Đây là lễ hội trà đầu tiên ở Việt Nam, có khoảng 35 thương hiệu trà nổi tiếng khắp Việt Nam góp mặt trong sự kiện này như: trà Thái Nguyên, trà Bàu Cạn, đến trà Trâm Anh, Tâm Châu….

Nếu anh chị nào mình có thú vui thưởng trà thì có thể tham khảo một số thương hiệu trà nổi tiếng ở Việt Nam như: trà móc câu là một đặc sản trà ngon và nổi tiếng ở vùng Thái Nguyên, trà này có giá khoảng 450.000vnđ/kg, hay như trà nõn Tôm là loại trà được người hái lựa chọn hết sức tỉ mỉ theo quy cách 1 tôm 1 lá trên các đồi trà ngon nhất, sạch nhất. Sau đó, trải qua quá trình chế biến khéo léo bằng phương pháp thủ công bởi các nghệ nhân sao trà thực thụ của Tân Cương, vì thế giá thành cũng cao hơn, rơi vào khoảng 750.000vnd/kg, còn trà Đinh Tân Cương được xem như một sản vật trà ngon nhất đất trà Thái Nguyên và cũng là loại trà ngon và đắt đỏ bậc nhất Việt Nam, giá của trà này là 3.500.000vnd/kg, còn có một loại trà đặc biệt ở vùng Tây Bắc là trà San Tuyết Cổ Thụ, một sản vật trà được lựa chọn từ những mầm trà Shan tuyết mới nhú vươn mình trồi lên khỏi những thân cây trà cổ thụ xù xì, trắng hếu có tuổi đời trên 300 tuổi, đây được coi là loại trà (trà) thuần mộc ngon và đẳng cấp nhất Việt Nam có giá là 3.800.000vnd/kg… ngoài ra còn một số loại trà nổi tiếng của các vùng như: trà sen Tây hồ là loại trà ngon nhất Việt Nam nhưng cũng đắt đỏ nhất, được ướp từ những búp trà Thái Nguyên được tuyển chọn kĩ càng cùng với gạo sen Tây Hồ hòa quyện với nhau đem lại hương vị truyền thống rất hấp dẫn, trà vàng Hà Giang thường được gọi là trà Mạn có lịch sử lâu đời nhất trong những loại trà ngon ở Việt Nam, trà ô lông là loại trà được ưa chuộng nhất Việt Nam, Tây Sơn trà hay còn gọi là trà Mỏ Quạ, được quân Tây Sơn sử dụng rộng rải vào cuối thế kỉ XVIII, nước trà có màu hổ phách rất đẹp, vị thơm ngát tự nhiên, đem lại sự sảng khoái cho người dùng. Trà ướp hương: kỹ thuật ướp hương của trà Việt rất tinh tế, cho hương thơm quyến rũ, làm say mê bao người như trà hoa quỳnh, hoa lài, mộc lan… và còn nhiều nhiều các loại trà ngon khác nữa mà với sự hiểu biết hạn hẹp của em thì không thể giới thiệu hết đến với quí anh chị. Với sự đa dạng và phong phú của trà Việt Nam như vậy, chắc hẳn cũng chiều lòng được người thưởng trà khó tính muôn tìm cho mình một loại trà thích hợp.

Thưa quí anh chị, nếu bàn về trà thì chắc bàn mãi từ đây về lại thành phố vẫn chưa bàn được thấu đáothế giới của trà. Thú chơi trà tuy không phải ai cũng có được, nhưng với sự hữu ích mà trà mang lại cho cuộc sống chúng ta như vậy thì ít nhiều chúng ta cũng nên chọn cho mình một loại trà hợp với khẩu vị để chăm sóc sức khỏe bản thân và sắc đẹp. Các vùng trồng trà ở Việt Nam thường là những vùng núi cao, kinh tế vẫn chưa phát triển như các vùng có điều kiện thuận lợi khác. Nên việc chúng ta uống mỗi ly trà , mỗi chén trà cũng là một cách giúp cho bà con đồng bào miền núi phát triển kinh tế để có cuộc sống tốt hơn. Các tour du lịch về vùng núi như Mộc Châu… cũng ngày một được phát triển, mở rộng, tạo điều kiện cho khách tham gia. Nếu có điều kiện anh chị hãy thử một lần để bản thân trải nghiệm cảm giác đắm mình giữa không gian xanh mát bạt ngàn của những đồi trà bất tận, để hít thở bầu không khí trong lành của vùng nông thôn thanh bình nơi phố núi. Cũng là cơ hội để anh chị có thể trút bớt những muộn phiền lo toan, trở về với thiên nhiên là cách thư giản bản thân hiệu quả nhất. Em mong một ngày không xa có thể gặp lại các anh chị trên một chuyến tour về với vùng núi để thưởng trà và cùng cảm nhận về miền phố núi lộng gió. Còn bây giờ thì chúng ta sắp đến Tâm Châu, mong các anh chị chuẩn bị khoảng 10 phút nữa chúng ta cùng thưởng thức vị trà thơm ngọt cùng với những đặc sản khác của Đà Lạt.