Bài văn nghị luận không có việc gì khó năm 2024

Trung tuần tháng 9-1950, trên đường đi Chiến dịch Biên Giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh ghé thăm một đơn vị thanh niên xung phong đang làm đường phục vụ chiến dịch, Người đã làm bài thơ trên tặng thanh niên.

Qua bốn câu thơ, Bác muốn nhắn nhủ thanh niên phải chú trọng bồi dưỡng về chí khí cách mạng. Người cho rằng, thanh niên muốn thực hiện ước mơ, hoài bão cao đẹp, muốn làm được việc lớn ích nước, lợi dân thì trước hết phải tự mình nâng cao chí khí, tuyệt đối trung với nước, với Đảng, hiếu với dân.

Học tập và làm theo lời Bác dạy, lớp lớp các thế hệ thanh niên Việt Nam luôn tiếp nối truyền thống cha anh, phát huy tinh thần đoàn kết, xung kích, sáng tạo, vươn lên chinh phục các đỉnh cao trên mọi lĩnh vực công tác, góp phần vào thắng lợi trong các cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc xâm lược, giải phóng đất nước. Trong thời kỳ đổi mới đất nước, hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thanh niên Việt Nam tiếp tục vươn lên mạnh mẽ trên các lĩnh vực, là lực lượng quan trọng góp phần đưa đất nước hội nhập nhanh hơn, sâu hơn; thanh niên thực sự là lực lượng nòng cốt, là động lực của sự phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới.

Thanh niên phải có tinh thần: Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên, gian khổ thì đi trước, hưởng thụ sau mọi người, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc.

Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, việc rèn luyện và nâng cao chí khí cách mạng đang đặt ra cho mọi đoàn viên, thanh niên trên tất cả lĩnh vực hoạt động, nhất là đối với những việc mới, việc khó cần sự nỗ lực, cố gắng cao. Mặt trái của cơ chế thị trường đang tác động tiêu cực đến thế hệ trẻ. Chính vì vậy, công tác giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện thanh niên sống có chí khí, hoài bão, lý tưởng, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy, để thanh niên không mất phương hướng, không bị lôi cuốn vào những thói hư tật xấu, lối sống thực dụng… là việc rất quan trọng và cấp bách. Giáo dục thanh niên học tập và làm theo lời dạy của Người còn góp phần tích cực vào việc đào tạo những chủ nhân tương lai của nước nhà, để họ trở thành những người kế tục xứng đáng sự nghiệp cách mạng của cha anh.

Là một bộ phận của thanh niên Việt Nam, thanh niên quân đội luôn có vai trò hết sức quan trọng; đã kế thừa, phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần tình nguyện, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân viết nên những trang sử hào hùng của dân tộc, xây đắp nên truyền thống tốt đẹp của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Trong thời kỳ đổi mới, thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thanh niên quân đội luôn là lực lượng xung kích nòng cốt, xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; tích cực huấn luyện, SSCĐ; đi đầu trong phòng, chống thiên tai; khắc phục khó khăn, gian khổ; nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, tự giác học tập, rèn luyện, phấn đấu, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

– Mọi việc sẽ không có gì khó khăn nếu ý chí của mình lớn. Bàn về điều đó, Bác Hồ từng khuyên rằng: “Không có việc gì khó / Chỉ sợ lòng không bền”.

II. Thân bài:

1. Giải thích:

– “Việc khó”: là những việc khó làm, đòi hỏi phải tập trung nhiều công sức.

– “Bền”: là bền bỉ, sự kiên trì, không ngại khó khăn, gian khổ, ý chí không bỏ cuộc.

– “Đào núi” và “lấp biển”: Đây là cách nói ẩn dụ cho những điều lớn lao, khó khăn tưởng chừng như khó có thể đạt được

– Nội dung bài thơ: bài thơ như là sự khẳng định một chân lý sống trong cuộc đời. Mọi điều dù có khó khăn đến đâu đều có thể hoàn thành chỉ cần con người ta có ý chí quyết tâm vượt qua nó.

2. Chứng minh:

– Khẳng định thông điệp qua bài thơ là đúng đắn.

– Trong cuộc sống, mọi khó khăn đều có cách giải quyết. Những khó khăn trong cuộc sống không phải là những rào cản mà là phương thức giúp ta học cách giải quyết vượt qua, khi ấy nó sẽ trở thành bước đệm đưa ta chinh phục những chân trời mới.

– Thế giới có điện thắp sáng màn đêm u tịch, con người có thể ” bay” trên bầu trời như là một ký tích nhờ sự sáng tạo ra máy bay. Những điều ấy có thể với những người trước đây là điều không thể, thậm trí là ảo tưởng điên rồ. Nhưng mọi sự đều có thể trở thành sự thật, như là cách bác khẳng định không có việc gì khó, bất khả thi.

– Chỉ cần kiên trì, bền bỉ, làm từng bước, chắc chắn ta sẽ chiến thắng được khó khăn, thử thách, đạt đến thành công.

– Tuy nhiên mọi khó khăn sẽ chỉ được vượt qua nếu nó được xây đắp bởi lòng kiên trì, sự bền bỉ của một ý chí quyết tâm.

– Ta không thể trông trờ vào một kỳ tích xuất hiện như há miệng chờ sung. Khó khăn chỉ có thể vượt qua khi ta có động lực phấn đấu không ngừng nghỉ.

Dẫn chứng:

+ Thầy Nguyễn Ngọc Ký, người sinh ra đã khuyết tật hai tay, đã trải qua không biết bao nhiêu đau đớn để có thể viết chữ bằng chân. Không những thế, thầy còn viết chữ rất đẹp và trở than nhà giáo ưu tú.

+ Nhà bác học Edison đã trải qua hơn 1000 lần thí nghiệm thất bại mới chế tạo thành công bóng đèn điện.

+ Trong lịch sử kháng chiến của dân tộc, đất nước Việt Nam ta đã chiến thắng cường quốc trên thế giới, mà lịch sự gọi là lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Một đất nước mạnh về quân sự, kinh tế tưởng như là không thể. Nhưng ta có điều họ không thể có, đó là ý chí quyết tâm, khao khát độc lập tự do cho dân tộc. Đó là lòng yêu nước, đã trở thành ngọn lửa, sức mạnh để khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh bại. Chiến thắng chỉ dành cho những người có ý chí kiên cường, bởi có nó thì dù “Đào núi” hay “Lấp biển” ta vẫn tin rằng mình có thể chiếm lĩnh….

3. Phê phán:

– Tuy vậy, vẫn còn có nhiều học sinh không có ý chí, nghị lực vươn lên, gặp khó khăn là lùi bước, bỏ cuộc khiến cho việc học tập càng thêm khó khăn, kết quả yếu kém. Những người như thế thật đáng chê trách

4. Bài học nhận thức và hành động:

– Kiên trì, bền bỉ là sức mạnh đưa ta đến với thành công.

– Có ý chí, ta còn cần phải bắt tay hành động, thực hiện nếu không ý chí ấy sẽ rơi vào mù quáng, ảo vọng.

III. Kết bài:

– Khẳng định lại vấn đề, liên hệ bản thân: Lời khuyên của Bác Hồ dành cho chúng ta mãi là một chân lý đúng đắn. Khó khăn nào cũng có thể vượt qua chỉ cần ta có lòng kiên trì.

Lời dạy của Bác Không có việc gì khó?

Ngày 28/3/1951, khi đến thăm Liên phân đội thanh niên xung phong 312 đang làm nhiệm vụ tại cầu Nà Cù, thôn Nà Tu, xã Cẩm Giàng, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn, Bác Hồ đã dành tặng cho thanh niên Việt Nam 4 câu thơ bất hủ: “Không có việc gì khó. Chỉ sợ lòng không bền. Đào núi và lấp biển. Quyết chí ắt làm nên”.

Không có việc gì khó chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên ra đời trong hoàn cảnh nào?

Trung tuần tháng 9 năm 1950 trên đường đi chiến dịch Biên giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh ghé thăm một đơn vị thanh niên xung phong đang làm đường phục vụ chiến dịch. Người đã làm bài thơ “Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên” tặng thanh niên.