Bài thơ đất nước mình đẹp Lam phải không em

Đất nước mình chẳng ngộ đâu em

Bốn ngàn tuổi nhưng dân mình trẻ lắm

Bốn ngàn tuổi nhưng đã quen im lặng

Thích thả phận mình theo nước nổi bèo trôi.

Bài thơ đất nước mình đẹp Lam phải không em

Biển trời quê ta/Đẹp như gấm hoa!

Đất nước mình chẳng lạ đâu em

Bởi nhược tiểu nên thích điều lớn hão

Thích giật gân, thích tò mò chém bão

Mạng chó thôi em, cũng đổi một mạng người.

Đất nước mình chẳng buồn đâu em

Anh vẫn thấy người người đi nhậu

Việc chướng tai cũng chẳng cần che giấu

Cái ác ngang nhiên, cuộc sống vẫn tưng bừng.

Đất nước mình thương quá, đúng rồi em

Mỗi đứa trẻ sinh ra đều hưởng phần cha ông để lại

Di sản cho mai sau, quá nhiều thứ để cháu con ta trang trải

Là gánh nặng nợ nần lẫn hiểm họa diệt vong.

Thế hệ chúng mình, rồi cuộc sống cũng xong

Cả anh cả em, cả xã hội này đều vậy

Chúng ta tồn tại chứ chưa hề sống mãi

Đất nước về đâu, để chủ nợ trả lời.

Bài thơ của tác giả Rapat Trịnh là lời đối đáp lại bài thơ có tên: Đất nước mình ngộ quá phải không anh của tác giả Trần Thị Lam,một giáo viên dạy văn Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh.

Đất nước mình ngộ quá phải không anh

Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn

Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm

Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi…

Đất nước mình lạ quá phải không anh

Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ

Những dự án và tượng đài nghìn tỉ

Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay…

Đất nước mình buồn quá phải không anh

Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc

Rừng đã hết và biển thì đang chết

Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa…

Đất nước mình thương quá phải không anh

Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại

Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải

Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu…

Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh

Anh không biết em làm sao biết được

Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước

Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu…

Trần Thị Lam

Trịnh Ngọc Biên

Home/CÔNG LÝ & HÒA BÌNH/Bài thơ: “Đất nước mình lạ quá phải không anh”

Thái Hà (28.04.2016) – Khi dư luận về thảm họa môi trường tại các tỉnh Miền Trung đang bùng nổ, cư dân mạng đã chia sẻ bài thờ của cô giáo Trần Thị Lam, Giáo viên trường PTTH chuyên Hà Tĩnh.

Bài thơ nói về “chuyện lạ” đang diễn ra đối với dân tộc Việt. Không chỉ là cá chết, bài thơ còn đặt ra những câu hỏi khác như xoáy vào lương tâm những ai quan tâm đến vận mệnh quê hương.

Bài thơ “Đất Nước Mình Lạ Quá Phải Không Anh” được đưa lên mạng xã hội facebook vào ngày 25.4 vừa qua và đã tạo nên cơn sốt với rất nhiều lượt chia sẻ và bình luận. Thông tin mạng cho biết, và theo báo Đời sống pháp luật, công an P38 – Phòng an ninh văn hóa – bảo vệ chính trị Hà Tĩnh xác nhận đã gặp cô giáo Lam và nhắc nhở “không nên phát tát, tạo hiệu ứng xấu cho xã hội”.

Thế nào là “hiệu ứng xấu cho xã hội” hay là câu hỏi của lương tâm cần được lắng nghe, trả lời?  Hiện bài thơ được cộng đồng mạng tiếp tục phổ biến và đã được các nhạc sĩ phổ nhạc, mời gọi các ca sĩ trình bày.

ĐẤT NƯỚC MÌNHNGỘQUÁPHẢIKHÔNGANH ?

Đất nước mình ngộ quá phải không anh Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm

Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi…

Đất nước mình lạ quá phải không anh Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ Những dự án và tượng đài nghìn tỉ

Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay…

Đất nước mình buồn quá phải không anh Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc Rừng đã hết và biển thì đang chết

Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa…

Đất nước mình thương quá phải không anh Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải

Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu…

Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh Anh không biết em làm sao biết được Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước

Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu…

TRẦN THỊ LAM

Bài thơ đất nước mình đẹp Lam phải không em

Bài thơ đất nước mình đẹp Lam phải không em

Bài thơ đất nước mình đẹp Lam phải không em

Bài thơ đất nước mình đẹp Lam phải không em

Truyền Thông Thái Hà tổng hợp