Bài tập về phương pháp định giá ngẫu nhiên năm 2024

Bài tập về phương pháp định giá ngẫu nhiên năm 2024

Chương III. Tóm tắt – Các thuật ngữ và Bài tập

TÓM TẮT

 Biến ngẫu nhiên là một hàm số thực hiện

việc gán một số thực, cho mỗi biến cố của

một thí nghiệm. Một biến ngẫu nhiên

được xác định nếu kết cục của thí nghiệm

ngẫu nhiên là một số, hoặc nếu sự số hóa

của kết cục được quan tâm.

 Khái niệm biến cố tương đương cho phép

chúng ta suy ra xác suất của các biến cố

thuộc vào một biến ngẫu nhiên qua xác

suất của các biến ngẫu nhiên cơ bản.

 Hàm xác suất FX(x) là xác suất để X rơi

vào khoảng (–, x]. Xác suất số của biến

cố bất kỳ là hợp của khoảng có thể được

biểu diễn qua hàm xác suất của nó.

 Một biến ngẫu nhiên được gọi là rời rạc

nếu các giá trị có thể của nó thuộc tập đếm

được nào đó. Một biến ngẫu nhiên được

gọi là liên tục nếu hàm phân phối của nó

có thể được viết dưới dạng tích phân của

một hàm không âm. Một biến ngẫu nhiên

được gọi là hỗn hợp nếu nó là hỗn hợp

của biến ngẫu nhiên rời rạc và biến ngẫu

nhiên liên tục.

 Xác suất của các biến cố thuộc vào biến

ngẫu nhiên liên tục X có thể được biểu

diễn như là tích phân của hàm mật độ xác

suất fX(x).

 Nếu X là biến ngẫu nhiên, khi đó

Y \= g(X) cũng là một biến ngẫu nhiên.

Khái niệm biến cố tương đương cho phép

chúng ta suy ra biểu thức của hàm phân

phối và hàm mật độ xác suất của Y qua

hàm phân phối và hàm mật độ xác suất

của X.

 Dùng hàm phân phối và hàm mật độ xác

suất của biến ngẫu nhiên là đủ để tính tất

cả các xác suất chỉ liên quan đến biến

ngẫu nhiên X. Giá trị trung bình, phương

sai và các mô men của một biến ngẫu

nhiên tóm lược một số thông tin về biến

ngẫu nhiên X. Các tham số này là hữu ích

trong thực tiễn, chúng dễ dàng đo và ước

lượng hơn hàm phân phối và hàm mật độ

xác suất.

 Các bất đẳng thức Markov và Chebyshev

cho phép chúng ta tìm được cận của các

xác suất liên quan đến X chỉ qua hai

momen của nó.

 Phép kiểm nghiệm khi-bình phương đo

sự phù hợp của tập các số liệu với hàm

xác suất hay hàm mật độ xác suất giả

thiết. Nó cũng được sử dụng để chứng tỏ

sự phù hợp của các mô hình xác suất với

số liệu thực nghiệm.

 Các phương pháp biến đổi cung cấp cho

chúng ta một cách biểu diễn thay thế và

tương đương với hàm xác suất và hàm

mật độ xác suất. Trong một số dạng bài

toán, làm việc với phương pháp biến đổi

phù hợp hơn làm việc với hàm xác suất

hoặc hàm mật độ xác suất. Các momen

của biến ngẫu nhiên có thể nhận được từ

phép biến đổi tương ứng.

 Độ tin cậy (độ ổn định) của hệ thống là

xác suất để hệ vẫn hoạt động sau t giờ làm

việc. Độ ổn định của hệ thống có thể được

xác định qua độ ổn định của các bộ phận.