Bài tập về nhu cầu vốn lưu động thường xuyên năm 2024

  • 1. chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Thị Ngọc Uyên Lớp:CQ49/11.08 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu kết quả nêu trong luận văn/đồ án tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Tác giả luận văn tốt nghiệp Trần Thị Ngọc Uyên
  • 2. chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Thị Ngọc Uyên Lớp:CQ49/11.08 ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN......................................................................................... i MỤC LỤC.................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................. v DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ.......................................................... vi LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................. 1 CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP........................................................... 4 1.1 Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp......... 4 1.1.1.Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động của doanh nghiệp ..................... 4 1.1.1.1.Khái niệm............................................................................... 4 1.1.1.2.Đặc điểm của vốn lưu động...................................................... 4 1.1.2.Phân loại VLĐ của Doanh nghiệp.................................................... 5 1.1.3.Nguồn hình thành VLĐ của doanh nghiệp........................................ 6 1.2. Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp ............................................... 6 1.2.1.Khái niệm và mục tiêu quản trị VLĐ của doanh nghiệp ..................... 6 1.2.1.1.Khái niệm quản trị VLĐ của doanh nghiệp ................................ 6 1.2.1.2.Mục tiêu của quản trị vốn lưu động........................................... 7 1.2.2.Nội dung quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp............................. 7 1.2.2.1.Xác định nhu cầu vốn lưu động và tổ chức nguồn vốn lưu động .. 7 1.2.2.2.Phân bổ vốn lưu động............................................................ 16 1.2.2.3. Quản trị vốn bằng tiền.......................................................... 17 1.2.2.4. Quản trị các khoản phải thu................................................... 18 1.2.2.5. Quản trị vốn tồn kho dự trữ ................................................... 20 1.2.3.Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị VLĐ của DN...................... 25 1.2.3.1.Các chỉ tiêu phản ánh tình hình tổ chức đảm bảo nguồn VLĐ.... 25 1.2.3.2.Các chỉ tiêu phản ánh kết cấu VLĐ......................................... 26 1.2.3.3.Các chỉ tiêu phản ánh tình hình quản trị vốn bằng tiền .............. 27 1.2.3.4.Các chỉ tiêu phản ánh tình hình quản trị hàng tồn kho............... 29
  • 3. chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Thị Ngọc Uyên Lớp:CQ49/11.08 iii 1.2.3.5.Các chỉ tiêu phản ánh tình hình quản trị nợ phải thu ................. 30 1.2.3.6.Các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn lưu động …………………………………………………………………...31 1.2.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị VLĐ của DN........................... 32 1.2.4.1. Nhân tố khách quan.............................................................. 32 1.2.4.2. Nhân tố chủ quan.................................................................. 34 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI THÁI HƯNG................................................... 36 2.1. Quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Thương mại Thái Hưng.............................................................. 36 2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển Công ty ...................................... 36 2.1.1.2. Thời điểm thành lập và các mốc lịch sử quan trọng trong quá trình phát triển của Công ty....................................................................... 36 2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Thươngmại Thái Hưng .................................................................................................. 39 2.1.2.1. Chức năng của công ty......................................................... 39 2.1.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý công ty............................................ 41 2.1.2.4. Tổ chức bộ máy quản lý tàichính-kế toán của côngty .................... 45 2.1.2.5. Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động kinh doanh.......................... 47 2.1.3. Khái quát tình hình tài chính của công ty....................................... 48 2.1.3.1. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động của công ty ............................................................................................ 48 2.1.3.2. Khái quát tình hình tài chính của công ty trong thời gian qua........ 48 2.2.1. Thực trạng VLĐ và phân bổ VLĐ .................................................. 55 2.2.2. Thực trang nguồn VLĐ và tổ chức đảm bảo nguồn VLĐ ................ 60 2.2.3. Thực trạng về xác định nhu cầu VLĐ............................................ 65 2.2.4. Thực trạng về quản trị vốn bằng tiền ............................................ 67 2.2.5. Thực trạng về quản trị vốn tồn kho dự trữ...................................... 73 2.2.6. Thực trạng về quản trị nợ phải thu ................................................ 77 2.2.7. Thực trạng về hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn lưu động.............. 83
  • 4. chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Thị Ngọc Uyên Lớp:CQ49/11.08 iv 2.3 Đánh giá chung về công tác quản trị vốn lưu động của công ty cổ phần Thương mại Thái Hưng.............................................................................. 85 2.3.1 Những kết quả đạt được................................................................ 85 2.3.2 Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân.......................................... 86 CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VLĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI THÁI HƯNG............................ 88 3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới ........... 88 3.1.1 Bối cảnh kinh tế xã hội................................................................. 88 3.1.2.Mục tiêu và định hướng hoạt động của Công ty cổ phần Thương mại Thái Hưng........................................................................................... 88 3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị VLĐ tại công ty cổ phần Thương mại Thái Hưng trong thời gian tới................................................... 89 3.2.1. Quản lý nợ phải thu và các giải pháp đẩy nhanh công tác thu hồi công nợ....................................................................................................... 90 3.2.2. Quản lý chặt chẽ doanh thu và chi phí........................................... 91 3.2.3. Làm tốt công tác quản trị vốn bằng tiền......................................... 92 3.2.4. Một số biện pháp khác................................................................ 93 3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp.......................................................... 95 3.3.1. Về phía Nhà nước và Bộ, ngành liên quan ................................. 95 3.3.2. Về phía Công ty...................................................................... 95 KẾT LUẬN .............................................................................................. 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................. 98
  • 5. chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Thị Ngọc Uyên Lớp:CQ49/11.08 v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Công ty: Công ty Cổ Phần Thương mại Thái Hưng CP: Cổ phần CPSXKDDD: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang HTK: Hàng tồn kho SXKD: Sản xuất kinh doanh TSLĐ: Tài sản lưu động VLĐ: Vốn lưu động VLĐbq: Vốn lưu động bình quân
  • 6. chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Thị Ngọc Uyên Lớp:CQ49/11.08 vi DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Hình 1.1: Mô hình tài trợ thứ nhất ............................................................. 15 Hình 1.2: Mô hình tài trợ thứ hai............................................................... 15 Hình 1.3: Mô hình tài trợ thứ ba................................................................ 16 Hình 1.4. Mô hình EOQ............................................................................ 22 Hình 1.5. Mô hình mức đặt hàng kinh tế.................................................... 23 Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của công ty năm 2013- 2014........................ 49 Biểu đồ 2.2. Tìnhhìnhbiến độngdoanhthu, chi phivà lợi nhuận của TCT trong 2 năm 2013 và 2014................................................................................... 50 Bảng 2.3: Mộtsố chỉ tiêu tài chínhcơ bảncủa Công ty năm 2013-2014......... 53 Bảng 2.4 Thực trạng VLĐ củacông ty từ năm 2012- 2014............................ 55 Biểu đồ 2.5. Tình hình vốn lưu độngcủa công ty quacác năm....................... 55 Bảng 2.6. Cơ cấuVLĐ của côngty cổ phầnThươngmại TháiHưng năm 2014 ................................................................................................................ 57 Biểu đồ 2.7. Cơ cấuVLĐ của côngty tại ngày 31/12/2013 và ngày 31/12/2014 ................................................................................................................ 58 Bảng2.8. Nguồn hình thành VLĐ của công ty........................................... 61 Bảng 2.9.Mô hình tài trợ của công ty tại thờiđiểm đầu năm 2014.................. 62 Bảng 2.10 Mô hình tài trợ của công ty tại thờiđiểm cuối năm 2014................ 62 Bảng 2.11: So sánh nhu cầu VLĐ dự báo so với thực tế tại công ty năm 2014 ................................................................................................................ 66 Bảng 2.12: Cơ cấu vốn bằng tiền tại công ty năm 2014............................... 68 Biểu đồ 2.13. Cơ cấu vốn bằng tiền của công ty tại ngày 31/12/2013 và 31/12/2014 ............................................................................................... 69 Bảng 2.14: Các hệ số khả năng thanh toán năm 2014 ................................. 70 Bảng 2.15. Hệ số tạo tiền của công ty năm 2013- 2014.............................. 72 Bảng 2.16. Cơ cấu hàng tồn kho dự trữ...................................................... 73 Biểu đồ 2.17.Cơ cấu HTK của công ty tại ngày 31/12/2013 và ngày 31/12/2014 ............................................................................................... 74 Bảng 2.18. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quảquản trị vốn hàng tồn kho dự trữ... 76
  • 7. chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Thị Ngọc Uyên Lớp:CQ49/11.08 vii Bảng 2.19: Cơ cấu và sự biến động các khoản phải thu............................... 78 Bảng 2.20. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị các khoản phải thu .............. 79 Bảng 2.22: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị VLĐ của Công ty..... 82 Bảng 2.21. Tình hình công nợ ................................................................... 81
  • 8. chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Thị Ngọc Uyên Lớp:CQ49/11.08 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trongnền kinh tế thị trường hay bấtcứ mộthình thái kinh tế xã hộinào đó, các doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh đều với mục đíchlà sảnxuất ra hàng hóadịch vụ để trao đổivới các đơnvị kinh tế khác nhằm tối đa hóa lợi nhuận . Muốn vậy thì nhất thiết phải có vốn. Vốn là tiền đề cho việc hình thành và phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và là điều kiện để doanhnghiệp có thể đảm bảo hoạtđộng sảm xuất kinh doanh được diễn ra một cáchliên tục. Mục đíchcủahoạtđộngsảnxuất kinh doanhlà thu được lợi nhuận cao. Do đó, vấnđề đặt ra cho các doanh nghiệp là phải huy động vốn để đảm bảo cho hoạtđộngsản xuất kinh doanh diễn ra thuận lợi, đồng thời phải sử dụng vốn sao cho có hiệu quả ngày càng cao. Vốn trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm vốn cố định và vốn lưu động. Trong đó vốn lưu động là yếu tố không thể thiếu trong quá trình kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, thương mại, vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn kinh doanh, hiệu quả của việc tổ chức, quản lý và sử dụng vốn lưu động có ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Song không phải doanh nghiệp nào cũng sử dụng vốn lưu động có hiệu quả. Đặc biệt là trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay các doanh nghiệp đang trong tình trạng thiếu vốn, việc vay vốn gặp nhiều khó khăn không đảm bảo đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Do vậy, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được trong cơ chế thị trường hiện nay thì một trong những việc phải làm là nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động. Vấn đề luôn được đặt ra cho các doanh nghiệp và người quan tâm tới hoạt động sản xuất kinh doanh và nó quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp. Với vai trò đặc biệt quan trọng của vốn lưu động, qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần Thương mại Thái Hưng , từ những kiến thực cơ bản được
  • 9. chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Thị Ngọc Uyên Lớp:CQ49/11.08 2 trang bị tại Học Viện Tài Chính, cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo – Thạc sĩ Ngô Thị Kim Hòa, và các anh chị phòng Tài chính-Kế toán của công ty, em đã dần tiếp cận thực tiễn vận dụng lý luận để phân tích đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. Em đã nghiên cứu và hoàn thành luận văn :”Giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty cổ phần Thương mại Thái Hưng” 2. Mục đích nghiên cứu Đi sâu vào nghiên cứu về công tác quản trị vốn lưu động. Rút ra được những điểm mạnh cũng như điểm yếu, hạn chế còn tồn tại trong công tác quản trị vốn lưu động của công ty cổ phần Thương mại Thái Hưng. Từ đó đưa ra một số ý kiến cũng như giải pháp nhằm đóng góp nhằm khắc phục những hạn chế trong công tác quản trị vốn lưu động, giúp cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Vốn lưu động và công tác quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Thương mại Thái Hưng trong 2 năm 2013 và 2014. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích tổng hợp qua các khảo sát thực tế. 5. Kết cấu của đề tài Đề tài được chia làm 3 phần chính: Chương 1: Lý luận chung về vốn lưu động và quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng quản trị vốn lưu động của công ty tại công ty cổ phần Thương mại Thái Hưng Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động ở công ty cổ phần Thương mại Thái Hưng
  • 10. chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Thị Ngọc Uyên Lớp:CQ49/11.08 3 Qua thời gian thực tập tại công ty, với sự giúp đỡ tận tình của các lãnh đạo phòng Tài Chính- Kế toán và được sự hướng dẫn của cô giáo- Th.sĩ Ngô Thị Kim Hòa, em đã hoàn thành bài luận văn này. Mặc dù đã cố gắng tìm hiểu và phân tích nhưng do hạn hẹp về trình độ nhận thức nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để bài luận văn của mình được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn Cô giáo hướng dẫn, ban lãnh đạo Công ty, phòng Tài Chính- Kế toán của Công ty cổ phần Thương mại Thái Hưng Hà Nội, tháng 5 năm 2015 Sinh viên: Trần Thị Ngọc Uyên
  • 11. chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Thị Ngọc Uyên Lớp:CQ49/11.08 4 CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động của doanh nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm Để tiến hành sảnxuất kinh doanh, ngoài TSCĐ các doanh nghiệp còn cần có các tài sản lưu động. Căn cứ vào phạm vi sử dụng TSLĐ của doanh nghiệp thường được chia thành hai bộ phận: TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông. TSLĐ sản xuất bao gồm các loại như nguyên liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế đang trong quá trình dự trữ sản xuất và các loại sản phẩm dở dang bán thành phẩm đang trong quá trình sản xuất. Còn TSLĐ lưu thông bao gồm các loại tài sản đang nằm trong quá trình lưu thông như thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ, các khoản phải thu, vốn bằng tiền. Trong quá trình kinh doanh, TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông luôn vận động, chuyển hóa, thay thế đổi chỗ cho nhau, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục. Để hình thành các TSLĐ, doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn tiền tệ nhất định để mua sắm các tài sản đó, số vốn này được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp. Như vậy có thể nói: Vốn lưu động là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành lên các tài sản lưu động thường xuyên cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nói cách khác, vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của các tài sản lưu động trong doanh nghiệp( theo giáo trình “ Tài chính doanh nghiệp” xuất bản năm 2013- Học viện Tài Chính) 1.1.1.2. Đặc điểm của vốn lưu động Vốn lưu động có đặc điểm khác với vốn cố định. Do các TSLD có thời gian sử dụng ngắn nên vốn lưu động cũng luân chuyển nhanh. Hình thái biểu
  • 12. chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Thị Ngọc Uyên Lớp:CQ49/11.08 5 hiện của vốn lưu động cũng được thay đổi theo các giai đoạn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu trở thành vật tư, hàng hóa dự trữ sản xuất, tiếp đến trở thành sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm và cuối cùng trỏ thành hình thái vốn bằng tiền. Kết thúc mỗi chu kỳ kinh doanh, giá trị của vốn lưu động được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ sản xuất ra và được bù dắp khi doanh nghiệp thu được tiền bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Quá trình này diễn ra thương xuyên, liên tục và được lập lại sau mỗi chu kỳ kinh doanh, tạo ra vòng tuần hoàn, chu chuyển của vốn lưu động. 1.1.2. Phân loại VLĐ của Doanh nghiệp Để quản lý, sử dụng hiệu quả vốn lưu động cần phải tiến hành phân loại vốn lưu động theo những tiêu thức nhất định. Thông thường có những cách phân loại chủ yếu sau: - Phân loại theo hình thái biểu hiện của vốn lưu động: Theo tiêu thức này vốn lưu động được chia thành vốn vật tư, hàng hóa ( Bao gồm vốn tồn kho nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm và thành phẩm); vốn bằng tiền và các khoản phải thu (gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, các khoản phải thu…). Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp đánh giá được mức độ dự trữ tồn kho, khả năng thanh toán, tính thanh khoản của các tài sản đầu tư trong doanh nghiệp. - Phân loại theo vai trò của vốn lưu động: Theo tiêu thức này vốn lưu động được chia thành vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất (bao gồm vốn nguyên nhiên vật liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ nhỏ dự trữ sản xuất); vốn lưu động trong khâu sản xuất (gồm vốn bán thành phẩm, sản phẩm dở dang, vốn chi phí trả trước) và vốn lưu động trong khâu lưu thông (gồm vốn thành phẩm, vốn trong thanh toán, vốn đầu tư ngắn hạn, vốn bằng tiền).
  • 13. chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Thị Ngọc Uyên Lớp:CQ49/11.08 6 Cách phân loại này cho thấy vai trò của từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh, từ đó lựa chọn bố trí cơ cấu đầu tư hợp lý, đảm bảo cân đối về năng lực sản xuất giữa các giai đoạn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 1.1.3. Nguồn hình thành VLĐ của doanh nghiệp Nguồn VLĐ của DN được chia thành hai loại: nguồn VLĐ thường xuyên và nguồn VLĐ tạm thời. Khi đó, mối quan hệ giữa VLĐ và nguồn hình thành VLĐ của DN được thể hiện như sau: Nguồn VLĐ =Nguồn VLĐ thường xuyên +Nguồn VLĐ tạm thời Nguồn VLĐ thường xuyên: là NV ổn định có tính chất dài hạn để hình thành hay tài trợ cho TS lưu động thường xuyên cần thiết trong hoạt động kinh doanh của DN (có thể là một phần hay toàn bộ TS lưu động thường xuyên tùy thuộc vào chiến lược tài chính của DN). Nguồn VLĐ tạm thời: Là NV có tính chất ngắn hạn mà DN có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu có tính chất tạm thời phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh. NV này bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các khoản nợ ngắn hạn khác. 1.2. Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản trị VLĐ của doanh nghiệp 1.2.1.1.Khái niệm quản trị VLĐ của doanh nghiệp - Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp luôn phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp đối thủ. Vì vậy muốn tồn tại và phát triển tốt các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao trình độ quản trị các hoạt động kinh doanh của mình. Và một vấn đề quản trị vô cùng quan trọng không thể không nhắc đến, đó chính là quản trị vốn lưu động. Việc quản trị VLĐ một cách hiệu quả, hợp lý không chỉ giúp các doanh nghiệp tránh được tình trạng ứ đọng vốn, là tiền đề để sử dụng vốn hợp lý, hiệu quả mà còn thúc đẩy tiệu thụ sản phẩm, thanh toán các khoản tiền khi đến hạn.
  • 14. chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Thị Ngọc Uyên Lớp:CQ49/11.08 7 - Muốn tìm hiểu khái niệm quản trị VLĐ ta đi tìm hiểu khái niệm quản trị: “Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đề ra” ( theo giáo trình “ Tài chính doanh nghiệp” xuất bản năm 2013- Học viện Tài Chính) Khái niệm quản trị VLĐ: “ quản trị VLĐ là quá trình phân tích, hoạch định, lựa chọn, ra quyết định, tổ chức thực hiện song song với việc kiểm soát, điều chỉnh một cách hợp lý các quyết định tài chính ngắn hạn liên quan trực tiếp tới VLĐ trong DN, qua đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, cũng như thực hiện mục tiêu tối đa hóa giá trị cho DN.” ( theo giáo trình “ Tài chính doanh nghiệp” xuất bản năm 2013- Học viện Tài Chính) 1.2.1.2. Mục tiêu của quản trị vốn lưu động - DN đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh với mục tiêu thu được lợi nhuận, chính vì vậy mục tiêu của quản trị VLĐ chính là tối ưu hóa khả năng sinh lời, tối thiểu hóa rủi ro, tối đa hóa giá trị để làm được điều hóa cần phải: + Xác định đúng nhu cầu VLĐ từ đó đưa ra các biện pháp sử dụng VLĐ một cách tiết kiệm, hiệu quả. + Xác định đúng mức dự trữ tiền mặt hợp lý để đáp ứng đầy đủ những nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt của DN. + Xác định chính sách bán chịu hợp lý với từng khách hàng để có biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ đúng hạn của DN. + Xác định số lượng, quy mô vốn tồn kho dự trữ hợp lý tránh tình trạng lãng phí, có biện pháp quản lý phù hợp, tránh tình trạng mất phẩm chất hàng hóa. Tóm lại: mục tiêu quản trị VLĐ để đảm bảo cho các DN tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và có dòng tiền của DN để đáp ứng các khoản nợ khi đến hạn và chi phí hoạt động sắp tới. 1.2.2. Nội dung quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 1.2.2.1. Xác định nhu cầu vốn lưu động và tổ chức nguồn vốn lưu động
  • 15. chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Thị Ngọc Uyên Lớp:CQ49/11.08 8 Nhu cầu vốn lưu động Hoạt động sản xuất của doanh nghiệp được diễn ra thường xuyên, liên tục. Trong quá trình đó luôn đòi hỏi doanh nghiệp phải có lượng vốn lưu động cần thiết để áp ứng các yêu cầu mua sắm vật tư dữ trữ, bù đắp chênh lệch các khoản phải trả giữa doanh nghiệp với khách hàng, đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường, liên tục. Đó chính là nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, cần thiết của doanh nghiệp. Như vậy, nhu cầuvốn lưu động thườngxuyên cầnthiết là số vốn lưu động tối thiểu cần thiếtphảicóđểđảm bảochohoạtđộngsản xuất kinh doanh được tiến hành bìnhthường, liên tục.(theo giáo trình “ Tài chính Doanh Nghiệp” xuất bản năm 2013 - Học viện Tài Chính). Dưới mức này sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp sẽ khó khăn, thậm chí bị đình trệ, gián đoạn. Nhưng nếu trên mức cần thiết thì gây nên vốn bị ứ đọng, sử dụng vốn lãng phí, kém hiệu quả. Chính vì vậy trong quản trị vốn lưu động, các doanh nghiệp cần chú trọng xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết phù hợp với quy mô và điều kiện kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp. Với quan niệm nhu nhu cầu vốn lưu động là số tối thiểu, thường xuyên cần thiết nên nhu cầu VLĐ được xác định theo công thức: Nhu cầu VLĐ = Vốn hàng tồn kho + Nợ phải thu – Nợ phải trả cung cung cấp Trong đó nhu cầu vốn tồn kho là số vốn tối thiểu cần thiết dung để dự trữ nguyên nhiên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phầm, thành phẩm của doanh nghiệp. Nhu cầuvốn lưu độngcủadoanhnghiệp chịu ảnh hưởng củanhiều nhân tố: Quy mô vốn kinh doanhcủadoanhnghiệp; đặc điểm, tính chất ngành nghề kinh doanh(chu kỳ sản xuất, tính chất thời vụ); sự biến động của giá cả vật tư, hàng hóa trên thị trường; trình độ tổ chức, quản lý sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp; trìnhđộ kỹ thuật- côngnghệ sảnxuất; các chính sách của doanh nghiệp
  • 16. chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Thị Ngọc Uyên Lớp:CQ49/11.08 9 trongtiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ… Việc xác định đúng đắn các nhân tố ảnh hưởng sẽgiúp doanhnghiệp xác định đúng nhu cầu vốnlưu độngvà có biện pháp quản lý, sử dụng vốn lưu động một cách tiết kiệm, hiệu quả. Việc xác định đúng, đủ và hợp lý nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết có ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiệp, bởi đây là: + Căn cứ để huy động các nguồn vốn đầy đủ, kịp thời đáp ứng nhu cầu VLĐ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra thường xuyên và liên tục. + Cơ sở cho doanh nghiệp sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm tránh tình trạng ứ đọng vốn, từ đó nâng cao được hiệu quả sử dụng VLĐ. + Là cơ sở để kiểm tra, giám sát tình hình huy động và sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh. * Các phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp Tùy theo đặc điểm kinh doanh và điều kiện cụ thể của doanh nghiệp trong từng thời kỳ mà có thể lựa chọn áp dụng các phương pháp khác nhau để xác định nhu cầu VLĐ. Hiện nay có 2 phương pháp chủ yếu để xác định nhu cầu vốn lưu động: • Phương pháp trực tiếp Nội dung của phương pháp này là xác định trực tiếp nhu cầu vốn cho hàng tồn kho, các khoản phải thu, khoản phải trả cho nhà cung cấp rồi tập hợp lại thành tổng nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. + Xác định nhu cầu vốn hàng tồn kho Bao gồm vốn hàng tồn kho trong các khâu dự trữ sản xuất, khâu sản xuất và khâu lưu thông. - Nhu cầu vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: Bao gồm nhu cầu vốn dự trữ nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụtùng thay thế…phươngpháp chung để xác định nhu cầu vốn lưu động
  • 17. chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Thị Ngọc Uyên Lớp:CQ49/11.08 10 đốivới từng loại vật tư dựtrữ là căncứvào nhu cầusử dụng vốn bình quân một ngày và số ngày dự trữ đối với từng loại để xác định rồi tổng hợp lại. Công thức tổng quát như sau: Vhtk Trong đó: Vhtk : Nhu cầu vốn hàng tồn kho Mij: Chi phí sử dụng binh quân một ngày của hàng tồn kho Nij: số ngày dự trữ của hàng tồn kho i N: số loại hàng tồn kho cần dự trữ M: số khâu(giai đoạn) cần dự trữ hàng tồn kho + Đối với từng lọai vật tư, hàng hóa tồn kho cần căn cứ vào tình hình sử dụng thực tế và thời gian cần thiết dự trữ để xác định mức chi phí sử dụng bình quân một ngày và số ngày dự trữ hợp lý. + Đối với các loại nguyên vật liệu chính có thể xác định theo công thức: Vnvlc = Mnvlc Nnvlc Trong đó: Vnvlc: nhu cầu vốn dự trữ nguyên vật liệu chính Mnvlc: Chi phí nguyên vật liệu chính sử dụng bình quân trong 1 ngày Mnvlc: số ngày dự trữ nguyên vật liệu chính Số ngày dự trữ nguyên vật liệu chính được xác định căn cứ vào số ngày vận chuyển trên đường, số ngày kiểm nhận nhập kho, số ngày chuẩn bị đưa vào sử dụng, số ngày dự trữ bảo hiểm. + Đối với các loại vật liệu phụ, do có nhiều loại và mức tiêu hao cũng khác nhau nên nếu loại nào sử dụng nhiều thường xuyên thì áp dụng công thức như đối với nguyên vật liệu chính. Còn đối với loại nào dung ít, không thường xuyên thì có thể xác định theo tỷ lệ % so với nhu cầu vốn nguyên vật
  • 18. chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Thị Ngọc Uyên Lớp:CQ49/11.08 11 liệu chính hoặc so với tổng mức luân chuyển loại vật liệu đó kỳ kế hoạch hoặc kỳ báo cáo. - Nhu cầu vốn lưu động trong khâu sản xuất: Bao gồm nhu cầu vốn để hình thành các sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí trả trước. nhu cầu này nhiều hay ít phụ thuộc vào chi phí sản xuất bình quân một ngày, độ dài chu kỳ sản xuất sản phẩm, mức độ hoàn thành của sản phẩm dở, bán thành phẩm. + Nhu cầuvốnsảnphẩmdở dang, bán thành phẩm được xác định như sau: Vsx = Pn sx Hsd Trong đó: Vsx: Nhu cầu vốn lưu động sản xuất Pn: Chi phí sản xuất sản phẩm bình quân một ngày Cksx: độ dài chu kỳ sản xuất (ngày) Hsp: Hệ số sản phẩm dở dang, bán thành phẩm(%) Chi phí sản xuất bình quân ngày được tính bằng tổng giá vốn hàng bán trong kỳ kế hoạch chia cho số ngày trong năm(360 ngày). Chu kỳ sản xuất là khoảng thời gian kể từ khi đưa nguyên vật liệu vào sản xuất đến khi sản xuất xong sản phẩm, nhập kho. Việc xác định độ dài chu kỳ sản xuất thường đựợc căn cứ vào các tài liệu kỹ thuật, công nghệ sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp. hệ số sản phẩm dở dang, bán thành phẩm đựoc tính theo tỷ lệ(%) giữa giá thành bình quân của sản phẩm dở dang,bán thành phẩm so với giá thành sản xuất sản phẩm. - Nhu cầu vốn lưu động trong khâu lưu thông Vốn lưu động trong khâu lưu thông bao gồm vốn dự trữ thành phẩm, vốn phải thu, phải trả + Nhu cầu vốn thành phẩm: là số vốn tối thiểu dung để hình thành lượng dự trữ thành phẩm tồn kho, chở tiêu thụ. Vốn dự trữ thành phẩm được xác định theo công thức:
  • 19. chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Thị Ngọc Uyên Lớp:CQ49/11.08 12 Vtp = Zsx Ntp Trong đó: Vtp: là nhu cầu vốn thành phẩm Zsx: là giá thành sản xuất sản phẩm bình quân một ngày kỳ kế hoạch Ntp: là số ngày dự trữ thành phẩm Giá thành phẩm bình quân ngày được tính bằng tổng giá thành sản xuất sản phẩm hàng hóa ( giá vốn hàng bán) chia cho số ngày trong năm(360 ngày). Số ngày dự trữ thành phẩm được xác định căn cứ vào số ngày cách nhau giữa hai lần giao hàng được ký kết với khách hàng; hoặc tính theo số ngày cần thiết để tích lũy số đủ số lượng sản phẩm xuất giao cho khách hàng. Nếu doanh nghiệp bán thành phẩm cho nhiều khách hàng thì căn cứ vào số ngày dự trữ thành phẩm bình quân giữa các khách hàng đó. Xác định nhu cầu vốn nợ phải thu: nợ phải thu là khoản vốn bị khách hàng chiếm dụng hoặc do doanh nghiệp chủ động bán chịu sản phẩm cho khách hàng. Do vốn đã bị khách hàng chiếm dụng nên để sản xuất hoat động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường doanh nghiệp phải bỏ thêm vốn lưu động vào sản xuất. Công thức tính khoản phải thu xác định như sau: Vpt = Dtn Npt Trong đó: Vpt: vốn nợ phải thu Dtn: doanh thu bán chịu bình quân một ngày Npt: kỳ thu tiền bình quân một ngày + Xác định vốn nợ phải trả cho nhà cung cấp Nợ phải trả là khoản vốn doanh nghiệp mua chịu hàng hóa hay chiếm dụng của khách hàng. Các khoản nợ phải trả được coi như các khoản tín dụng bổ sung từ khách hàng nên doanh nghiệp có thể rút bớt ra khỏi kình doanh một phần vốn lưu động của mình để dùng vào việc khác. Doanh nghiệp có thể xác định khoản phải trả theo công thức:
  • 20. chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Thị Ngọc Uyên Lớp:CQ49/11.08 13 Vpt = Dmc Nmc Trong đó: Vpt: là nợ phải trả theo kế hoạch Dmc: Doanh số mua chịu bìnhquân một ngày kỳ kế hoạch Nmc: kỳ trả tiền bìnhquân cho nhà cung cấp Nhu cầu VLĐ xác định theo phương pháp này có ưu điểm là phản ánh rõ nhu cầu vốn lưu động cho từng loại vật tư hàng hóa và trong từng khâu kinh doanh, dovậytươngđốisátvàphùhợp vớicác doanhnghiệp trongđiều kiện hiện nay. Tuynhiên việc tính toán tương đối phức tạp, khối lượng tính toán nhiều và mất nhiều thời gian trong xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. • Phương pháp gián tiếp Phương pháp gián tiếp dựa vào phân tích tình hình thực tế sủ dụng VLĐ của doanh nghiệp năm báo cáo, sự thay đổi về quy mô kinh doanh và tốc độ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch, hoặc sự biến động nhu cầu nhu cầu VLĐ theo doanh thu thực hiện năm báo cáo để xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp năm kế hoạch. Các phương pháp gián tiếp cụ thể như sau: + Phương pháp điều chỉnh theo tỷ lệ phần trăm nhu cầu VLĐ so với năm báo cáo: Thực chất phương pháp này là dựa vào thực tế nhu cầu VLĐ năm báo cáo và điều chỉnh nhu cầu theo quy mô kinh doanh và tốc độ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch. Công ty tính toán như sau: VKH = VBC x MKH x (1+t%)MBC Trong đó: VKH: Vốn lưu động năm kế hoạch MKH: Mức luân chuyển VLĐ năm kế hoạch MBC: Mức luân chuyển VLĐ năm báo cáo t% : Tỷlệ rút ngắn kỳ luân chuyểnvốnVLĐ năm kế hoạch
  • 21. chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Thị Ngọc Uyên Lớp:CQ49/11.08 14 t% = ( KKH – KBC) x 100%KBC Trong đó: t%: Tỷ lệ rút ngắn kỳ luân chuyển KKH: Kỳ luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch KBC: Kỳ luân chuyển vốn lưu động năm báo cáo + Phươngpháp dựa vào tổng mức luân chuyển vốn và tốc độ luân chuyển vốn năm kế hoạch:Theo phươngpháp này, nhu cầuvốn lưu độngđược xác định căn cứ vào tổn mức luân chuyển VLĐ (hay doanh thu thuần) và tốc độ luân chuyển VLĐ dự tính của năm kế hoạch.Công thức tính như sau: Trong đó: MKH: Tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch (doanh thu thuần) LKH: Số vòng quay VLĐ năm kế hoạch + Phương pháp dựa vào tỷ lệ phần trăm trên doanh thu: Nội dung phương pháp này dựa vào sự biến động theo tỷ lệ trên doanh thu của các yếu cấu thành VLĐ của doanh nghiệp năm báo cáo để xác định nhu cầu VLĐ theo doanh thu năm kế hoạch. Tổ chức nguồn vốn lưu động Mô hình tài trợ thứ nhất: Toàn bộ TSCĐ và TSLĐ thường xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xyên, toàn bộ TSLĐ tạm thời được dảm bảo bằng nguồn vốn tạm thởi + Ưu điểm của mô hình này là: Giúp doanh nghiệp hạn chế được rủi ro trong thanh toán, mức độ an toàn cao hơn. Giảm bớt được chi phí trong sử dụng vốn. + Hạn chế: Chưa tạo ra sự linh hoạt trong việc tổ chức sử dụng vốn, thường vốn nào nguồn ấy, tính chắc chắn được đảm bảo hơn song kém linh hoạt hơn VKH = MKH LKH
  • 22. chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Thị Ngọc Uyên Lớp:CQ49/11.08 15 TSLĐ thường xuyên Hình 1.1: Mô hình tài trợ thứ nhất Mô hình tài trợ thứ hai: Toàn bộ TSCĐ, TSLĐ thường xuyên và một phần TSLĐ được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, và một phần TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời: Hình 1.2: Mô hình tài trợ thứ hai + Ưu điểm của mô hình này là: Khả năng thanh toán và độ an toàn ở mức + Hạn chế: Chi phí sử dụng vốn cao vì phải sử dụng nhiều khoản vay dài hạn và trung hạn Nguồn vốn tạm thời Nguồn vốn thường xuyên Thời gian Tiền TSCĐ TSLĐ tạm thời TSLĐ thường xuyên Tiền Thời gian TSLĐ tạm thời TSCĐ Nguồn vốn tạm thời Nguồn vốn thường xuyên
  • 23. chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Thị Ngọc Uyên Lớp:CQ49/11.08 16 Mô hình tài trợ thứ ba: Toàn bộ TSCĐ và một phần TSLĐ thường xuyên được đảm bảo bàng nguồn vốn thường xuyên, còn một phần TSLĐ thường xuyên và toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn tạm thời. Hình 1.3: Mô hình tài trợ thứ ba + Ưu điểm: việc sử dụng vốn linh hoạt, chi phí sử dụng vốn thấp hơn vì sử dụng nhiều hơn nguồn vốn tín dụng ngắn hạn. + Nhược điểm: khả năng gặp rủi ro cao hơn. 1.2.2.2. Phân bổ vốn lưu động Ngoài việc quản trị VLĐ phân bổ VLĐ cũng là việc hết sức quản trọng trong quản trị VLĐ sao cho hiệu quả. Tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của DN mà nhà quản trị nên phân bổ VLĐ một cách hợp lý sao cho vừa đủ lượng tài sản cho bộ phận sản xuất, vừa duy trì một lượng vừa đủ để tránh tình trạng dư thừa, lãng phí. Cần phân bổ VLĐ để hình thành tài sản lưu động cho các khâu sản xuất: - Khâu dự trữ sản xuất gồm: vốn nguyên vật liệu, vốn vật liệu chính, phụ, vốn phụ tùng thay thế, sửa chữa, vốn công cụ dụng cụ nhỏ. Nguồn vốn tạm thời Nguồn vốn thường xuyên Tiền Thời gian TSCĐ TSLĐ tạm thời TSLĐ thường xuyên
  • 24. chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Thị Ngọc Uyên Lớp:CQ49/11.08 17 - Khâu sản xuất gồm: vốn sản phẩm dở dang, vốn chi phí trả trước. - Khâu lưu thông gồm: vốn bằng tiền, vốn thành phẩm, vốn các khoản phải thu, tiền ứng trước… 1.2.2.3. Quản trị vốn bằng tiền Vốn bằng tiền của doanh nghiệp (gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển ) là một bộ phận cấu thành tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Đây là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất và quyết định khả năng thanh toán nhanh của DN. Quản trị vốn bằng tiền của doanh nghiệp có yêu cầu cơ bản là vừa đảm bảo sự an toàn tuyệt đối , đem lại khả năng sinh lời cao nhưng cũng đồng thời phải đáp ứng kịp thời các như cầu thanh toán bằng tiền mặt của doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp, nhu cầu lưu trữ vốn bằng tiền thường do ba lý do chính: - Nhằm đáp ứng như cầu giao dịch, thanh toán hàng ngày như trả tiền mua hàng, trả lương, tiền công... của DN; - Giúp cho DN nắm bắt được các cơ hội đầu tu sinh lời hoặc kinh doanh nhằm tối đa hóa lợi nhuận; - Nhu cầu dự phong hoặc khắc phục các rủi ro bất ngờ có thể xảy ra ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Nội dung quản trị vốn bằng tiền : Nội dung chủ yếu của quản trị vốn bằng tiền bao gồm các vấn đề sau :  Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền mặt hợp lý, tối thiểu để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt của doanh nghiệp trong kỳ. Việc quyết định quỹ tiền mặt mục tiêu của doanh nghiệp được dựa trên cơ sở xem xét sự đánh đổi giữa chi phí cơ hội của việc giữ quá nhiều tiền mặt với chi phí giao dịch do giữ quá ít tiền mặt.  Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt. Doanh nghiệp cần quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt để tránh bị mất mát, lợi dụng. Thực
  • 25. chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Thị Ngọc Uyên Lớp:CQ49/11.08 18 hiện nguyên tắc mọi khoản thu chi tiền mặt đều phải qua quỹ, không được thu chi ngoài quỹ. Phân định rõ ràng trách nhiệm trong quản lý vốn bằng tiền giữa kế toán và thủ quỹ. Việc xuất, nhập quỹ tiền mặt hàng ngày phải do thủ quỹ thực hiện trên cơ sở chứng từ hợp thức và hợp pháp. Phải thực hiện đối chiếu, kiểm tra tồn quỹ tiền mặt với sổ quỹ hàng ngày. Theo dõi, quản lý chặt chẽ các khoản tiền tạm ứng, tiền đang trong quá trình thanh toán, phát sinh trong thời gian chờ đợi thanh toán ở ngân hàng.  Chủ động lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng năm : có biện pháp phù hợp đảm bảo cân đối thu chi tiền mặt và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nhàn rỗi tạm thời (đầu tư tài chính ngắn hạn). Thực hiện dự báo và quản lý có hiệu quả các dòng tiền nhập xuất ngân quỹ trong từng thời kỳ để chủ động đáp ứng yêu cầu thanh toán nợ của doanh nghiệp khi đáo hạn. 1.2.2.4. Quảntrị các khoản phảithu Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng hóa hoặc dịch vụ. Hầu hết các doanh nghiệp đều có khoản nợ phải thu nhưng với quy mô, mức độ khác nhau. Nếu các khoản phải thu của doanh nghiệp quá lớn tức là số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng khá cao, ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, quản trị các khoản phải thu pà một nội dung quan trọng trong quản trị tài chính của doanh nghiệp. Nội dung quản trị các khoản phải thu: Nội dung chủ yếu của quản trị các khoản phải thu là phải xây dựng chính sách thương mại hợp lý, áp dụng những biện pháp thích hợp để quản lý các khoản phải thu. Xây dựng chính sách tín dụng thương mại là yếu tố quan trọng quyết định đến mức độ, chất lượng và rủi ro của doanh thu bán hàng trong doanh nghiệp. Để xây dựng chính sách tín dụng thương mại hợp lý cần kiểm soát các yếu tố: tiêu chuẩn tín dụng, chiết khấu thanh toán, thời hạn bán chịu, chính sách thu tiền.
  • 26. chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Thị Ngọc Uyên Lớp:CQ49/11.08 19  Tiêu chuẩn tín dụng: là những quy định về khả năng tài chính tối thiểu và có thể chấp nhận được của khách hàng mua chịu.  Chiết khấu thanh toán: là tỷ lệ chiết khấu được hưởng khi khách hàng thanh toán tiền trước thời hạn. Chiết khấu bán hàng được xác định bằng một tỷ lệ % tính theo doanh số bán hàng ghi trên hóa đơn nhằm khuyến khích các khách hàng thanh toán trước thời hạn.  Thời hạn tín dụng :là độ dài thời gian doanh nghiệp cho phép khách hàng được mua chịu, được xác định kể từ ngày người bán giao hàng cho người mua đến ngày yêu cầu người mua trả tiền. Thời hạn bán chịu tăng lên thì khối lượng hàng hóa bán được tăng lên, tăng quy mô các khoản phải thu và ngược lại. Thời hạn tín dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mức độ cạnh tranh, tính thời vụ, khả năng tài chính của doanh nghiệp.  Chính sách thu tiền: Là cách thức xử lý các khoản nợ phải thu của khách hàng. Nếu các biện pháp thu hồi nợ của doanh nghiệp cứng rắn thì khả năng thu hồi được nợ là cao nhưng chi phí thu hồi nợ lớn, khả năng doanh số sẽ giảm trong tương lai. Nếu biện pháp thu hồi nợ đưa ra thiếu kiên quyết thì việc thu hồi nợ lại rất khó khăn. Các biện pháp để quản trị các khoản phải thu:  Xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàng Nội dung của chính sách bán chịu: - Xác định đúng đắn các tiêu chuẩn hay giới hạn tối thiểu về mặt uy tín của khách hàng để doanh nghiệp có thể chấp nhận bán chịu. - Xác định đúng đắn các điều khoản bán chịu hàng hóa, dịch vụ, bao gồm việc xác định thời hạn bán chịu và tỷ lệ chiết khấu thanh toán nếu khách hàng thanh toán sớm hơn thời hạn bán chịu theo hợp đồng.  Phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu: Mục đích: đểtránh các khoản nợ không có khả năng thu hồi của doanh nghiệp
  • 27. chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Thị Ngọc Uyên Lớp:CQ49/11.08 20 Nội dung: Đánh giá khả năng tài chính và mức độ đáp ứng yêu cầu thanh toán của khách hàng khi khoản nợ đến hạn thanh toán. Các bước thực hiện: - Thu thập thông tin về khách hàng; - Đánh giá uy tín khách hàng theo các thông tin thu nhận được; - Lựa chọn quyết định nới lỏng hay thắt chặt bán chịu, thậm chí từ chối bán chịu.  Áp dụng các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ: Một số biện pháp: - Sử dụng kế toán thu hồi nợ chuyên nghiệp: có bộ phận kế toán theo dõi khách hàng nợ, kiểm soát chặt chẽ nợ phải thu với từng khách hàng... - Xác định trọng tâm quản lý và thu hồi nợ trong từng thời kì để có chính sách thu hồi nợ thích hợp. - Thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro bán chịu như trích trước dự phòng nợ phải thu khó đồi; trích lập quỹ dự phòng tài chính. 1.2.2.5. Quản trị vốn tồn kho dự trữ a) Vốn tồn kho dự trữ và các nhân tố ảnh hưởng đến dự trữ vốn tồn kho - Tồn kho dữ trữ là những tài sản mà doanh nghiệp dự trữ để đưa vào sản xuất hoặc bán ra sau này. - Phân loại: + Căn cứ vào vai trò của vốn tồn kho dự trữ , được chia thành ba loại: Tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho sản phẩm dở dang, bán thành phẩm. tồn kho thành phẩm. + Căn cứ vào mức độ đầu tư vốn, tồn kho dự trữ của doanh nghiệp được chia thành tồn kho có suất đầu tư vốn cao, thấp hoặc trung bình. - Trong một doanh nghiệp, hàng tồn kho bao giờ cũng là một trong những tài sản có giá trị lớn nhất trên tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp đó.
  • 28. chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Thị Ngọc Uyên Lớp:CQ49/11.08 21 Thông thường giá trị hàng tồn kho chiếm 40% - 50% tổng giá trị tài sản của một doanh nghiệp. - Việc hình thành lượng hàng tồn kho đòi hỏi phải ứng trước một lượng tiền nhất định gọi là vốn tồn kho dữ trữ. Việc quản lý vốn tồn kho dữ trữ rất quan trọng, không phải vì nó thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số VLĐ của doanh nghiệp mà doanh nghiệp mà quan trọng hơn là giúp doanh nghiệp tránh được tình trạng vất tư hàng hóa ứ đọng, chậm luân chuyển, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nghiệp diễn ra bình thường, góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Quy mô vốn tồn kho dự trữ chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi mức tồn kho dự trữ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, từng loại tồn kho dự trữ lại có các nhân tố ảnh hưởng khác nhau. Đối với tồn kho nguyên vật liệu thường chịu ảnh hưởng bởi yếu tố quy mô sản xuất, khả năng sẵn sàng cung ứng vật tư của thị trường, giá cả vật tư hàng hóa, khoảng cách vận chuyển từ nơi cung ứng đến doanh nghiệp. Đối với các loại sản phẩm dở dang, bán thành phẩm thường chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố kỹ thuật, công nghệ sản xuất, thời gian chế tạo sản phẩm, trình độ tổ chức sản xuất của doanh nghiệp. Riêng đối với mức tồn kho thành phẩm, các nhân tố ảnh hưởng thường là số lượng sản phẩm tiêu thụ, sự phối hợp nhịp nhàng giữ khâu sản xuất và khâu tiêu thụ, sức mua của thị trường… Nhận thức rõ các nhân tố ảnh hưởng sẽ giúp cho doanh nghiệp có biện pháp quản lý phù hợp nhằm duy trì lượng tồn kho dự trữ hợp lý nhất. b) Mô hình quản lý hàng tồn kho Tồn kho dự trữ làm phát sinh chi phí, do đó cần quản lý chúng sao cho tiết kiệm, hiệu quả. Chi phí tồn kho dự trữ được chia thành 2 loại là chi phí lưu giữ, bảo quản hàng tồn kho và chi phí thực hiện các hợp đồng cung ứng. Chi phí lưu giữ, bảo quản hàng tồn kho thường bao gồm các chi phí như bảo quản hàng hóa, chi phí bảo hiểm, chi phí tổn thất do hàng hóa bị hư hỏng, biến chất, giảm giá và các chi phí cơ hội do vốn bị lưu giữ ở hàng tồn kho.
  • 29. chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Thị Ngọc Uyên Lớp:CQ49/11.08 22 Còn chi phí thực hiện các hợp đồng cung ứng bao gồm chi phí giao dịch, ký kết hợp đồng, chi phí vận chuyển, xếp dỡ, giao nhận hàng hóa theo hợp đồng giao hàng. Các chi phí này có liên quan, tác động qua lại lẫn nhau. Nếu doanh nghiệp dự trữ nhiều vật tư, hàng hóa thì chi phí lưu giữ, bảo quản hàng hóa sẽ tăng lên, ngược lại chi phí thực hiện các hợp đồng cung ứng sẽ giảm đi tương đối do giảm số lần cung ứng. Vì thế trong quản lý hàng tồn kho cần phải xem xét sự đánh đổi giữ lợi ích và chi phí của việc duy trì lượng hàng tồn kho cao hay thấp, thực hiện tối thiểu hóa tổng chi phí hàng tồn kho dự trữ bằng việc xác định mức đặt hàng kinh tế, hiệu quả nhất. Mô hình quản lý hàng tồn kho dự trữ trên cơ sở tối thiểu hóa tổng chi phí tồn kho dự trữ được gọi là mô hình tổng chi phí tối thiểu. Nội dung cơ bản của mô hình này là xác định được mức đặt hàng kinh tế (Economic Order Quantity – EOQ) để với mức đặt hàng này thì tổng chi phí tồn kho dự trữ là nhỏ nhất. Mô hình EOQ được mô tả theo đồ thị sau: Hình 1.4. Mô hình EOQ Theo mô hình này, người ta giả định số lần đặt hàng mỗi lần là đều đặn và bằng nhau, được biểu diễn như sau: Chi phí Chi phí lưu giữ Tổng chi phí Chi phí đặt hàng Số lượng đặt hàngQE
  • 30. chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Thị Ngọc Uyên Lớp:CQ49/11.08 23 Hình 1.5. Mô hình mức đặt hàng kinh tế Dựa trên cơ sở xem xét mối quan hệ giữa chi phí lưu giữ, bảo quản hàng tồn kho và chi phí thực hiện các hợp đồng cung ứng người ta có thể xác định được mức đặt hàng kinh tế như sau: Nếu gọi: C: Tổng chi phí tồn kho C1: Tổng chi phí lưu giữ tồn kho C2: Tổng chi phí đặt hàng c1: Chi phí lưu giữ, bảo quản đơn vị hàng tồn kho c2: Chi phí một lần thực hiện hợp đồng cung ứng Qn: Số lượng vật tư hàng hóa cần cung ứng trong năm Q: Mức hàng đặt mỗi lần QE: Mức đặt hàng kinh tế Ta có: C = C1 + C2 C = ) + ( ) Tìm đạo hàm của hàm số trên theo biến Q, cho đạo hàm bằng 0, giải phương trình ta có: Q = Mức dự trữ tồn kho Q Tđh1 Thời gianTđh2 Tđh3 Q/2
  • 31. chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Thị Ngọc Uyên Lớp:CQ49/11.08 24 Đại lượng Q chính là mức đặt hàng kinh tế (QE), vì nó phản ánh số lượng hàng nhập tối ưu mỗi lần. Trên cơ sở mức đặt hàng kinh tế, người ta có thể xác định được số lần cung ứng trong năm (Lc) theo công thức: Lc = Số ngày cung ứng cách nhau giữa 2 lần cung ứng (Nc) là: Nc = = Trên thực tế có thể do việc cung ứng không đúng hẹn (sớm hoặc muộn hơn kỳ hạn theo hợp đồng), vì thế khi tính mức tồn kho trung bình ( , các doanhnghiệp thườngcộngthêmdựtrữbảo hiểm (Qbh). Công thức tính như sau: = + Qbh Một nội dung quan trọng khác trong mô hình EOQ là xác định chính xác thời điểm đặt hàng lần cung ứng kế tiếp. Sở dĩ như vậy là vì giữa thời điểm doanh nghiệp đặt hàng và thời điểm nhận được hàng thường có một khoảng cách thời gian nhất định. Đối với nhà cung cấp đây là khoảng thời gian cần thiết để họ chuẩn bị hàng hóa và giao hàng. Còn đối với doanh nghiệp đặt hàng thì đây là khoảng thời gian chờ đợi cung ứng hàng mới song vẫn phải tiếp tục sản xuất, do vậy cần phải đặt hàng sớm hơn trước khi lượng hàng tồn kho bằng 0. Công thức tính thời điểm tái đặt hàng (Qđh) như sau: Qđh = n Trong đó, n là số ngày chờ đặt hàng. Như vậy thời điểm đặt hàng phản ánh doanh nghiệp cần phải tái đặt hàng khi trong kho chỉ còn lại số lượng hàng vừa đủ cho sản xuất trong số ngày chờ đặt hàng (n).
  • 32. chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Thị Ngọc Uyên Lớp:CQ49/11.08 25 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị VLĐ của DN 1.2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình tổ chức đảm bảo nguồn VLĐ - Nguồn vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp là nguồn vốn ổn định có tính chất dài hạn để hình thành hay tài trợ cho TSLĐ thường xuyên cần thiết trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (có thể là một phần hay toàn bộ TSLĐ thường xuyên tùy thuộc vào chiến lược tài chính của doanh nghiệp). Nguồn vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp (NWC) tại một thời điểm có thể xác định theo công thức sau: NWC = Tổng nguồn vốn thường xuyên – TSDH (1.13) Hoặc có thể xác định bằng công thức sau: NWC = TSNH – Nợ ngắn hạn (1.14) Nguồn VLĐTX tạo ra một mức độ an toàn cho doanh nghiệp trong kinh doanh, làm cho tình trạng tài chính của doanh nghiệp được đảm bảo vững chắc hơn. Nếu NWC của doanh nghiệp dương chứng tỏ doanh nghiệp đảm bảo được nguyên tắc cân bằng tài chính, sử dụng nguồn dài hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn, từ đó khả năng thanh toán của doanh nghiệp sẽ được nâng cao và rủi ro thấp, tuy nhiên nếu NWC mà cao thì cũng không tốt, chi phí dụng vốn của doanh nghiệp sẽ cao hơn. Nếu NWC của doanh nghiệp bằng 0 chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng nguồn dài tài trợ cho tài sản dài hạn, nguồn ngắn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn tạo sự an toàn và hạn chế rủi ro trong thanh toán nhưng chưa tạo ra được sự linh hoạt trong việc tổ chức sử dụng vốn. Nếu NWC nhỏ hơn 0 chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn như vậy giảm chi phí sử dụng vốn, vốn được sử dụng linh hoạt hơn, nhưng lại gây rủi ro trong thanh toán.Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, sử dụng nguồn VLĐ TX để đảm bảo cho việc hình thành TSLĐ thì doanh nghiệp phải chi trả chi phí cao hơn cho việc sử dụng vốn. Do
  • 33. chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Thị Ngọc Uyên Lớp:CQ49/11.08 26 vậy đòi hỏi người quản lý phải xem xét tình hình thực tế của doanh nghiệp để có quyết định phù hợp trong việc tổ chức vốn. 1.2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh kết cấu VLĐ Kết cấu VLĐ là tỷ trọng thành phần VLĐ trong tổng số VLĐ tài một thời điểm nhất định. Các DN thường phân loại các chỉ tiêu đánh giá VLĐ theo vai trò, và theo hình thái, tính thanh khoản. - Chỉ tiêu đánh giá kết cấu VLĐ theo vai trò: + Tỷ trọng VLĐ dự trữ sản xuất trong tổng số VLĐ: Tỷ trọng VLĐ dự trữ sản xuất trong tổng VLĐ = VLĐ dự trữ sản xuất x 100% Tổng VLĐ + Tỷ trọng VLĐ sản xuất trong tổng số VLĐ Tỷ trọng VLĐ sản xuất trong tổng VLĐ = VLĐ sản xuất x 100% Tổng VLĐ + Tỷ trọng VLĐ lưu thông trong tổng số VLĐ Tỷ trọng VLĐ lưu thông trong tổng VLĐ = VLĐ lưu thông x 100% Tổng VLĐ - Chỉ tiêu đánh giá kết cấu VLĐ theo hình thái và tính thanh khoản + Tỷ trọng VBT trong tổng số VLĐ Tỷ trọng VBT trong tổng VLĐ = VBT x 100% Tổng VLĐ + Tỷ trọng NPT trong tổng số VLĐ Tỷ trọng NPT trong tổng VLĐ = NPT x 100% Tổng VLĐ
  • 34. chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Thị Ngọc Uyên Lớp:CQ49/11.08 27 + Tỷ trọng VTK trong tổng số VLĐ Tỷ trọng VTK trong tổng VLĐ = VTK(HTK) x 100% Tổng VLĐ 1.2.3.3. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình quản trị vốn bằng tiền + Kết cấu vốn bằng tiền: Tỷ trọng vốn bằng tiền = Tổng vốn bằng tiền x 100% Tổng vốn lưu động Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết vốn bằng tiền chiếm bao nhiêu phần tram trong tổn vốn lưu động + Kì thu tiền trung bình Kỳ thu tiền trung bình (ngày) = Số ngày trong kỳ (360) Vòng quay các khoản phải thu Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết bình quân sau bao nhiêu ngày thì doanh nghiệp thu được tiền + Khả năng thanh toán - Hệ số khả năng thanh toán hiện thời (hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn). Hệ số khả năng thanh toán hiện thời = Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn Ý nghĩa: Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn, hệ số này cũng thể hiện mức độ đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Thông thường khi hệ số này nhỏ hơn 1 thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp yếu, cho thấy những khó khăn doanh nghiệp có thể gặp phải
  • 35. chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Thị Ngọc Uyên Lớp:CQ49/11.08 28 trong việc trả nợ. Khi hệ số này cao cho thấy doanh nghiệp có khả năng sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đến hạn. - Hệ số khả năng thanh toán nhanh Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn Hệ số này cho biết khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp mà không cần phải thực hiện thanh lý khẩn cấp hàng tồn kho. Hàng tồn kho bị loại ra do được coi là loại tài sản lưu động có tính thanh khoản thấp. Do đó, chỉ tiêu này đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp . - Hệ số khả năng thanh toán tức thời Hệ số thanh toán tức thời = Tiền + Các khoản tương đương tiền Nợ ngắn hạn Tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển. Các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn về chứng khoán, các khoản đầu tư ngắn hạn khác có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền trong thời hạn 3 thánh và không gặp rủi ro lớn. Hệ số này dùng để đánh giá khả năng thanh toán của một doanh nghiệp trong giai đoạn nền kinh tế khủng hoảng khi hàng tồn kho không tiêu thụ được và nhiều khoản nợ phải thu gặp khó khăn, khó thu hồi. - Hệ số khả năng thanh toán lãi vay Hệ số thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế Số lãi tiền vay phải trả trong kỳ Hệ số này cho biết khả năng thanh toán lãi tiền vay của doanh nghiệp và cũng phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải đối với các chủ nợ. Lãi tiền vay là khoản chi phí sử dụng vốn vay mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phải trả đúng hạn cho các chủ nợ. Một doanh nghiệp vay nhiều nhưng kinh doanh không
  • 36. chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Thị Ngọc Uyên Lớp:CQ49/11.08 29 tốt, mức sinh lời vốn quá thấp hoặc bị thua lỗ thì khó có thể đảm bảo thanh toán tiền lãi vay đúng hạn. Đây là một chỉ tiêu được các ngân hàng rất quan tâm khi tiến hành thẩm định cho vay vốn. Chỉ tiêu này còn ảnh hưởng đến xếp hạng tín nhiệm và đến lãi suất vay vốn của doanh nghiệp. + Hệ số tạo tiền từ HĐKD Hệ số tạo tiền từ HĐKD = Dòng tiền vào từ HĐKD Doanh thu bán hàng Ý nghĩa của chỉ tiêu: Chỉ tiêu này cho biết khả năng tạ tien từ hoạt động kinh doanh so với doanh thu đạt được. 1.2.3.4. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình quản trị hàng tồn kho + Kết cấu hàng tồn kho Tỷ trọng hàng tồn kho = Tổng mức tồn kho dự trữ x 100% Tổng vốn lưu động Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết HTK chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng VLĐ + Số vòng quay hàng tồn kho Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Giá trị hàng tồn kho bình quân trong kỳ Trong đó: hàng tồn kho bình quân trong kỳ tính theo giá trị hàng tồn kho bình quân giữa 2 thời điểm đầu kỳ và cuối kỳ. Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết trong 1 năm thì HTK quay được bao nhiêu vòng - Số ngày trung bình thực hiên một vòng quay hàng tồn kho: Số ngày một vòng quay = Số ngày trong kỳ (360)
  • 37. chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Thị Ngọc Uyên Lớp:CQ49/11.08 30 hàng tồn kho Số vòng quay hàng tồn kho Ý nghĩa:chỉ tiêu này cho biết để mất bao lâu để HTK quay được 1 vòng 1.2.3.5. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình quản trị nợ phảithu + Kết cấu nợ phải thu Tỷ trọng nợ phải thu khách hàng = Tổng nợ phải thu x 100% Tổng vốn lưu động + Số vòng quay nợ phải thu Số vòng quay nợ phải thu = Doanh thu bán hàng Số nợ phải thu bình quân trong kỳ Trong đó: Nợ phải thu bình quân được tính theo trung bình cộng giữa nợ phải thu đầu kỳ và nợ phải thu cuối kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh trong một kỳ, nợ phải thu luân chuyển được bao nhiêu vòng, phản ánh tốc độ thu hồi công nợ của doanh nghiệp như thế nào. Có thể sử dụng doanh thu bán hàng hoặc doanh thu bán chịu trong công thức nhưng cần nhất quán trong việc sử dụng giữa các kỳ và giữa các doanh nghiệp để đảm bảo đồng nhất cho việc so sánh. - Kỳ thu tiền trung bình Kỳ thu tiền trung bình = Số ngày trong kỳ (360) Vòng quay các khoản phải thu Hay: Kỳ thu tiền trung bình = Số dư bình quân các khoản phải thu Doanh thu bình quân 1 ngày trong kỳ Kỳ thu tiền trung bình phản ánh trung bình độ dài thời gian thu tiền bán hàng của doanh nghiệp kể từ lúc xuất giao hàng cho đến khi thu đươc tiền bán
  • 38. chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Thị Ngọc Uyên Lớp:CQ49/11.08 31 hàng. Chỉ tiêu này phụ thuộc chủ yếu vào chính sách bán chịu, tổ chức thanh toán của doanh nghiệp. Khi xem xét chỉ tiêu kỳ thu tiền trung bình, cần đặt trong mối liên hệ trong sự tăng trưởng của doanh thu. Khi kỳ thu tiền trung bình quá dài so với các doanh nghiệp trong ngành dễ dẫn đến tình trạng vốn bị chiếm dụng kéo dài, nguy cơ phát sinh nợ khó đòi. 1.2.3.6. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu suấtvà hiệu quả sử dụng vốn lưu động Để đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động người ta thường sử dụng những chỉ tiêu sau: - Tốc độ luân chuyển vốn lưu động: Tốc độ luân chuyển vốn lưu động phản ánh mức độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm và thường được phản ánh qua các chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu động và kỳ luân chuyển vốn lưu động. + Số vòng quay VLĐ: Số vòng quay VLĐ = Doanh thu thuần trong kỳ Số VLĐ bình quân Trong đó: Số VLĐ bình quân xác định theo phương pháp bình quân số học giữa số vốn lưu động đầu kỳ và cuối kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay vốn lưu động trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm. Tổng mức luân chuyển VLĐ thường được xác định bằng doanh thu thuần trong kỳ. + Kỳ luân chuyển VLĐ: Kỳ luân chuyển VLĐ = Số ngày trong kỳ (360) Số vòng quay VLĐ Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện một vòng quay vốn lưu động cần bao nhiêu ngày. Kỳ luân chuyển càng ngắn thì vốn lưu động quay càng nhanh và ngược lại.
  • 39. chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Thị Ngọc Uyên Lớp:CQ49/11.08 32 - Mức tiết kiệm vốn lưu động: Mức tiết kiệm VLĐ = Mức luân chuyển vốn bình quân 1 ngày kỳ KH x Số ngày rút ngắn kỳ luân chuyển VLĐ Chỉ tiêu này phản ánh số vốn lưu động tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển VLĐ, rút ra khỏi một số vốn lưu động dùng cho các hoạt động khác. - Hàm lượng vốn lưu động: Hàm lượng vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân Doanh thu thuần trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện một đồng doanh thu thuần cần bao nhiêu đồng vốn lưu động. Hàm lượng vốn lưu động càng thấp thì vốn lưu động sử dụng càng hiệu quả và ngược lại. - Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động: Tỷ suất lợi nhuân VLĐ = Lợi nhuận trước (sau) thuế x 100% Vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động bình quân tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước (sau) thuế trong kỳ. Chỉ tiêu này là thước đo đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị VLĐ của DN 1.2.4.1. Nhân tố khách quan Là những yêu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp, doanh nghiệp không thể tác động làm thay đổi các yếu tố này. Các nhân tố khách quan là những nhân tố như: Các chính sách vĩ mô của Nhà nước: Nhân tố này có ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Các quy định về
  • 40. chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Thị Ngọc Uyên Lớp:CQ49/11.08 33 khấu hao, các tỉ lệ nộp thuế như thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, các chính sách kinh tế vĩ mô… của Nhà nước có tác động tới kế hoạch dự trữ, mua sắm vật tư, hàng hoá của doanh nghiệp, nó cũng có thể giúp doanh nghiệp định hướng được nguồn nguyên liệu, mặt hàng sản xuất… Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế: Nền kinh tế tăng trưởng nhanh hay chậm sẽ ảnh hưởng đến sức mua của thị trường. Khi nền kinh tế tăng trưởng nhanh thì sức mua của thị trường tăng mạnh. Điều này ảnh hưởng tới tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp, sản phẩm của doanh nghiệp dễ dàng được tiêu thụ, doanh thu tăng mạnh làm cho lợi nhuận cũng tăng theo và như thế sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng vốn nói chung và VLĐ nói riêng và ngược lại. Lạm phát, lãi suất thị trường: Khi nền kinh tế xảy ra lạm phát, sức mua của đồng tiền sẽ bị giảm sút dẫn đến sự tăng giá của các loại vật tư hàng hoá dịch vụ mua vào, ảnh hưởng không nhỏ đến lượng hàng tồn kho bao gồm cả thành phẩm chờ bán và các khoản công nợ. Nếu như doanh nghiệp điều chỉnh kịp thời giá trị các loại tài sản thì có thể tránh được sự hao hụt của vốn lưu động do sự trượt giá tiền tệ gây ra. Rủi ro: Đây là nhân tố luôn song hành cùng doanh nghiệp. Có rất nhiều loại rủi ro có thể xảy ra mà doanh nghiệp không thể lường trước được như những rủi ro do thiên tai, hạn hán, động đất, dịch bệnh...Song bên cạnh đó cũng tồn tại một số loại rủi ro ảnh hưởng tới thị trường đầu vào cũng như đầu ra của vật tư, hàng hoá như rủi ro tỷ giá, rủi ro do khủng hoảng thừa, giảm đột ngột nhu cầu, sự mất uy tín của sản phẩm cùng loại, sự biến động về số lượng, giá cả máy móc thiết bị, nguyên vật liệu… Điều này tác động rất lớn tới kế hoạch về VLĐ của doanh nghiệp. Các nhân tố khác: Các tiến bộ về khoa học công nghệ tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất, học tập kinh nghiệm của các doanhnghiệp khác nhưng cũng làm cho doanh nghiệp gặp phải
  • 41. chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Thị Ngọc Uyên Lớp:CQ49/11.08 34 khó khăn do đối thủ cạnh tranh gây ra. Nếu đối thủ cạnh tranh sản xuất được sản phẩm tương tự với giá thành thấp hơn của doanh nghiệp thì có thể làm cho doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp giảm, thị phần giảm và hiệu quả sử dụng vốn lưu động giảm. Ngược lại, nếu doanh nghiệp có khả năng này thì sẽ có lợi thế lớn trong cạnh tranh. 1.2.4.2. Nhân tố chủ quan Các nhân tố chủ quan là các nhân tố nằm trong doanh nghiệp nó tác động trực tiếp đến việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ. Trình độ tổ chức quản lý của các nhà quản trị doanh nghiệp: Trong quá trình quản lý việc sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp, các nhà quản lý có trình độ sẽ phát hiện được những tiềm năng và tồn tại của doanh nghiệp để từ đó có biện pháp nâng cao hơn nữa việc sử dụng vốn. Mặt khác, nếu công tác quản lý được tổ chức tốt thì sẽ làm cho quá trình sản xuất được tiến hành bình thường và sẽ giảm được ứ đọng vốn của doanh nghiệp như giảm hàng tồn kho, nguyên vật liệu dự trữ, sử dụng dở dang và bán thành phẩm, chi phí cho sản phẩm hỏng, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp. Chu kỳ sản xuất kinh doanh, đặc điểm sản xuất: Chu kỳ kinh doanh có liên quan trực tiếp tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Nếu chu kỳ ngắn, doanh nghiệp sẽ thu hồi vốn nhanh để tái đầu tư mở rộng sản xuất và ngược lại doanh nghiệp sẽ bị ứ đọng vốn, sản xuất bị trì trệ. Các đặc điểm về kỹ thuật sản xuất có tác động gián tiếp tới một số chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Nếu kỹ thuật sản xuất của doanh nghiệp tiên tiến, máy móc hiện đại thì sẽ làm cho quá trình dự trữ của doanh nghiệp ngắn, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động và ngược lại. Trình độ đội ngũ lao động: Nếu lao động có tay nghề cao thì máy móc thiết bị được sử dụng tốt, năng suất lao động tăng. Tuy nhiên, để phát huy tiềm năng lao động, doanh nghiệp phải đề ra một chính sách khuyến khích sản
  • 42. chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Thị Ngọc Uyên Lớp:CQ49/11.08 35 xuất và nâng cao tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ lao động để từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp. Công tác sảnxuất-tiêuthụ, quản lý doanh thu, chi phí của doanhnghiệp: Việc tổ chức, quản lý doanh thu, chi phí có liên quan trực tiếp tới hiệu quả sử dụng VLĐ. Tổ chức quản lý doanh thu, chi phí ở đây tức là việc tổ chức, quản lý doanh thu thuần, doanh thu bán chịu, giá vốn hàng bán từ đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Việc tổ chức tốt công tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp là vấn đề mà doanh nghiệp nào cũng cần quan tâm. Nhưng muốn tổ chức được tốt thì đòi hỏi các nhà quản lý phải là những người giàu kinh nghiệm, nắm vững đặc điểm kỹ thuật của ngành nói chung và của doanh nghiệp nói riêng. Đó là các nhân tố quan trọng nhất đối với doanh nghiệp. Nhà quản trị tài chính doanh nghiệp phải biết tổ chức, xắp xếp mọi thứ một cách hợp lý, chặt chẽ và khoa học để mọi công việc diễn ra nhịp nhàng, ăn khớp và tránh được lãng phí. Có như vậy mới đảm bảo được hiệu quả sử dụng VLĐ.
  • 43. chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Thị Ngọc Uyên Lớp:CQ49/11.08 36 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI THÁI HƯNG 2.1. Quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Thương mại Thái Hưng 2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển Công ty Tên công ty viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI THÁI HƯNG. Tên công ty viết bằng tiếng Anh: Thai Hung Trading Joint-stock Company, tên viết tắt: THAI HUNG JSC. Địa chỉ trụ sở chính: Tổ 14, phường Gia Sàng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Điện thoại: (0280) 3855.276 – 375.9988 Fax: (0280) 3858.404 Mã số thuế : 4600310787 Website: www.thaihung.com.vn Email: [email protected] 2.1.1.2. Thời điểm thành lập và các mốc lịch sử quan trọng trong quá trình phát triển của Công ty Công ty CPTM Thái Hưng, tiền thân là Doanh nghiệp tư nhân Dịch vụ Kim khí Thái Hưng được thành lập ngày 22/5/1993 theo quyết định số 291/UB-QĐ của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Thái (nay là tỉnh Thái Nguyên); khi mới thành lập Doanh nghiệp chỉ có một ngôi nhà cấp 4, rộng 32 m2 vừa làm kho chứa hàng vừa làm văn phòng giao dịch, với số vốn ban đầu là 82 triệu đồng. Sau 10 năm xây dựng, phấn đấu và trưởng thành; năm 2003 nhận thức được sự phát triển chung trong quá trình hội nhập, chủ Doanh nghiệp và các cổ đông tiềm năng góp vốn thành lập Công ty Cổ phần, được Phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Nguyên cấp Giấy chứng nhận
  • 44. chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Thị Ngọc Uyên Lớp:CQ49/11.08 37 đăng ký kinh doanh lần đầu số 1703000048 ngày 28/3/2003; đến nay, công ty đã đăng ký thay đổi lần thứ 17 với số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế là 4600310787cùng số vốn điều lệ là: 550.000.000.000 VNĐ. Ngành, nghề kinh doanh hiện nay của Công ty là: Mua bán vật liệu xây dựng, hàng kim khí, sắt thép, phế liệu kim loại, xăng dầu,thiết bị phụ tùng máy móc, quặng kim loại; Xuất nhập khẩu quặng sắt, phôi thép và các sản phẩm thép; Sản xuất, mua bán và cho thuê giàn giáo, cốp pha thép; Kinh doanh bất động sản, khách sạn;Vận tải hàng hóa và hành khách đường bộ (bao gồm cả vận chuyển khách du lịch); Kinh doanh dịch vụ cân, cho thuê kho bãi…. Trong những năm qua, thị trường sắt thép (mặt hàng truyền thống của Công ty) liên tục có những biến động, sự suy thoái kinh tế toàn cầuđã gây nhiều khó khăn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Trước những thử thách đó, ban lãnh đạo và tập thể cán bộ, công nhân lao động đã đồng tâm cộng lực vượt qua mọi khó khăn đưa Công ty không ngừng phát triển về mọi mặt, từng bước đưa công việc sản xuất kinh doanh của Công ty thích ứng với cơ chế mới. Công ty bán hàng và cung ứng các loại hàng vật liệu xây dựng cho tất cả các đối tượng là: doanh nghiệp, các công trình dân dụng, các công trình xây dựng cấp quốc gia (Nhà ga T1 - Sân bay quốc tế Nội Bài, Trung tâm hội nghị Quốc gia, Nhà máy lọc dầu Dung Quất…) đến bán lẻ cho người tiêu dùng với hệ thống kháchhàng tại các tỉnh, thành phố rộngkhắp trong nước. Bên cạnh đó, Côngty còn phát triển quan hệ hợp tác - kinh doanh với khách hàng ở nhiều nước trên thế giới như: Anh, TrungQuốc, Singapore… và một số nước ở Châu Phi Hoạt động trong cơ chế thị trường, Công ty đặt ra nguyên tắc “Giao hàng đúng chất lượng, đúng số lượng, đúng chủng loại, đúng thời gian và vận chuyển đến tận chân công trình” chính vì vậy mà Công ty đã tạo được uy tín với nhiều bạn hàng gần xa. Với sự cố gắng của tập thểcán bộ, công
  • 45. chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Thị Ngọc Uyên Lớp:CQ49/11.08 38 nhân viên công ty, và đặc biệt là sự quan tâm, tạo điều kiện của các các cấp, bộ, ngành từ TW đến tỉnh và thành phố Thái Nguyên nên năm nào Công ty cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất kinh doanh với thành tích kết quả năm sau cao hơn năm trước. Qua 21 năm xây dựng và phát triển, Công ty ngày càng lớn mạnh và đã khẳng định vị thế của mình trên thương trường, công ty đã được các nhà sản xuất bình chọn là nhà phân phối xuất sắc sản phẩm thép. Với những thành tích đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xây dựng đất nước, Thái Hưng đã vinh dự được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất (giai đoạn 2008-2013), hạng Nhì (2003-2007),hạng Ba (1998-2002).Bên cạnh đó, Thái Hưng đã giành được nhiều giải thưởng, như: Giải thưởng Sao vàng Đất Việt, Cúp Sen vàng, Cúp vàng thương hiệu và nhãn hiệu, Cúp Doanh nhân tâm tài… Thái Hưng liên tục nằm trong top 100 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam và nằm trong top 100 thương hiệu mạnh của cả nước. Đặc biệt, năm 2010 Thái Hưng vinh dự được đón Chủ tịch nước về thăm.Ngoài ra Công ty còn được Bộ Thương mại, Bộ Công nghiệp, Bộ LĐTBXH, Tổng LĐLĐ Việt Nam và UBND tỉnh, thành phố Thái Nguyên... tặng nhiều Bằng khen và Cờ thi đua xuất sắc; cá nhân đồng chí Tổng giám đốc là một trong 7 phụ nữ được Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tặng giải thưởng “Phụ nữ Việt Nam” và "Phụ nữ tài năng thời kỳ đổi mới" (năm 2007).... Sự thành công của bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng không thể không kể đến sự đóng góp của thương hiệu, Công ty CPTM Thái Hưng coi thương hiệu THÁI HƯNG là tài sản lớn nhất của doanh nghiệp, vì vậy mỗi thành viên trong Công ty luôn cố gắng nỗ lực hết mình để xây dựng thương hiệu THÁI HƯNG đi vào lòng người như một biểu tượng về chất lượng, uy tín với khách hàng, tin cậy với đối tác và là niềm tự hào của cán bộ công nhân viên và ban lãnh đạo công ty.
  • 46. chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Thị Ngọc Uyên Lớp:CQ49/11.08 39 Mục tiêu lớn của Công ty trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 là xây dựngCôngty trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh, đa ngành nghề, đa lĩnh vực, đơn vị đoàn kết vững mạnh chấp hành đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước;doanhthu ngày càngcao, tạo việc làm ổnđịnh cho người lao động, thu nhập bình quân của người lao động năm sau cao hơn năm trước. Song song với việc xây dựng phát triển Công ty, Công ty còn thường xuyên chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, giải quyết việc làm thường xuyên, ổn định; thu nhập của người lao động được đảm bảo và ngày càng được nâng cao (theo số liệu của Phòng Tổ chức - Hành chínhlương bình quân Quý IV năm 2014đạt 5.458.800 đồng/người/tháng); Công ty đã thành lập đội văn nghệ, câu lạc bộ thể thao, đầu tư xây dựng nhà văn hóa công nhân, sân bóng đá, phòng chơi bóng bàn... vệ sinh môi trường nơi làm việc xanh, sạch đẹp. Các chính sách, chế độ đối với người lao động luôn được đảm bảo, tất cả người lao động khi được tuyển dụng đều được ký hợp đồng lao động và được tham gia đóng BHXH, BHYT, BHTN theo quy định. Một số công nhân lao động lớn tuổi được Công ty hỗ trợ kinh phí từ 1-5 triệu đồng để tham gia mua bảo hiểm nhân thọ. 2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Thương mại Thái Hưng 2.1.2.1. Chứcnăng của công ty - Là một trong những đơn vị tiêu biểu đóng góp vào sự nghiệp xây dựng nền kinh tế ở Thái Nguyên nói riêng và ở Việt Nam nói chung. Qua quá trình xây dựng và phát triển, Công ty ngày càng lớn mạnh và đã khẳng định vị thế của mình trên thương trường. Thương hiệu Thái Hưng là một trong 100 thương hiệu mạnh của cả nước. Công ty liên tục đạt giải thưởng “Sao vàng đất Việt” qua các năm từ 2006 đến nay. Công ty cũng đạt nhiều giải thưởng khác và được báo điện tử Vietnamnet bình chọn, xếp hạng trong Top 100
  • 47. chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Thị Ngọc Uyên Lớp:CQ49/11.08 40 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam nói chung và Top 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. - Thái Hưng hoạt động sản xuất kinh doanh đa ngành nghề, trong đó có 3 nhóm ngành nghề chính là: + Sản xuất: Sản xuất phôi thép (chính), cốp pha thép + Kinh doanh: Thép xây dựng (chính), phôi thép, phế liệu… + Dịch vụ: Vận tải (chính), khách sạn... 2.1.2.2. Tổchức hoạt động kinh doanh - Công ty đang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ, công ty con. Hiện tại Công ty có 6 Phòng, Ban nghiệp vụ và 11 công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện trực thuộc. Tổng số lao động hơn 1.000 người. Doanh thu hàng năm đạt khoảng 20.000 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước từ 450 đến 550 tỷ đồng mỗi năm Các đơn vị trực thuộc của Công ty như sau Nơi thành lập và hoạt động Hoạt động kinh doanh chính -Chi nhánh Quảng Ninh-Công ty CP Thương mại Thái Hưng -Thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh -Kinh doanh thương mại thép -Văn phòng đại diện Công ty CP Thương mại Thái Hưng -Khu du lịch sinh thái Hải Hà, Phố Hồn Châu, Tp Hải Dương, Hải Dương -Kinh doanh thương mại thép
  • 48. chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Thị Ngọc Uyên Lớp:CQ49/11.08 41 + Các công ty liên kết, liên doanh của công ty bao gồm: công ty CP Đầu Tư Thái Minh 2.1.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý công ty + Các công ty con của công ty như sau: Nơi thành lập và hoạt động -Công ty TNHH TM Thái Hưng - Hưng Yên - Công ty Cổ Phần B.C.H -Hải Dương - Công ty Cp TNHH MTV cốp pha Thép Thái Hưng -Thái Nguyên - Công ty CP Khách sạn Cao Bắc -Thái Nguyên - Công ty CP Phát hành sáchThái Nguyên -Thái Nguyên - Công ty TNHH MTV Thái Hưng Hà Nội -Hà Nội - Công ty CP Vật tư và Thiết bị Thái Hưng -Hải Dương - Công ty CP lâm sản Thái Nguyên -Thái Nguyên
  • 49. chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Thị Ngọc Uyên Lớp: CQ49/11.08 42 ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG ĐẢNG BỘ CÔNG TYHỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG ĐOÀN ĐOÀN THANH NIÊN HỘI CCB PTGĐ P. TRÁCH TỔ CHỨC PTGĐ P. TRÁCH KINH DOANH PTGĐ P. TRÁCH SẢN XUẤT PTGĐ P. TRÁCH VẬT TƯ PTGĐ P. TRÁCH TC-KT CÁC PHÒNG BAN NGHIỆP VỤ CÁC CT, CN,XN TRỰC THUỘC CÁC CT CÓ VĐT PHÒNGTC- HÀNHCHÍNH PHÒNGXUẤT NHẬPKHẨU PHÒNGHÀNH CHÍNH PHÒNGTC-KT BANĐỔIMỚI VÀPT BANKIỂMTRA NB 11CT,CN,XÍ NGHIỆP 2CTCÓVĐT
  • 50. chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Thị Ngọc Uyên Lớp:CQ49/11.08 43 - Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông Công ty gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị. - Hội đồng quản trị: Quyết định mọi chiến lược phát triển của Công ty. Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại. Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty, quyết định thành lập Công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của các Doanh nghiệp khác. - Tổng Giám đốc: Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động hàng ngày của Công ty. Đề xuất những biện pháp nâng cao hoạt động và quản lý của Côngty. - Phó Tổng giám đốc Tổ chức: Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực. Xây dựng định biên, đào tạo, tuyển dụng, sắp xếp nhân sự theo định hướng phát triển của Công ty. - Phó Tổng giám đốc Kinh doanh: Xây dựng và triển khai kế hoạch kinh doanh, chính sách, quy chế, hệ thống phân phối. Chịu trách nhiệm thương lượng, đề xuất các giải pháp liên quan đến các Hợp đồng mua bán, dự báo tình hình thị trường. - Phó Tổng giám đốc Sản xuất: Chỉ đạo và kiểm soát việc lập và điều phối kế hoạch sản xuất, kế hoạch vật tư cho sản xuất ngắn, trung và dài hạn trên cơ sở đơn đặt hàng của khách hàng. - Phó Tổng giám đốc Vật tư - Thiết bị: Xây dựng hệ thống quản lý vật tư, sửa chữa thiết bị theo triết lý quản lý Kaizen và mô hình 5S (sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc, sẵn sàng). Hoạch định, triển khai và tổ chức theo dõi thực hiện công tác mua sắm vật tư, sửa chữa thiết bị trong toàn hệ thống. - Phó Tổng giám đốc Tài chính - Kế toán: Quản lý, huy động mọi nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. - Phòng Tổ chức - Hành chính: Tiếp nhận lao động, đề xuất tuyển dụng; quản lý hồ sơ nhân sự, Hợp đồng lao động, sổ BHXH của người lao động.
  • 51. chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Thị Ngọc Uyên Lớp:CQ49/11.08 44 - Phòng Kinh doanh: Là nơi triển khai các kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty, quản lý hàng hoá, quyết định bán hàng, giải quyết các vấn đề theo yêu cầu của khách hàng. - Phòng Xuất nhập khẩu: Tiếp nhận, làm thủ tục thông quan hàng hoá xuất nhập khẩu của Công ty. Thực hiện các hợp đồng mua bán phế liệu, phôi thép... theo uỷ quyền của Tổng giám đốc. Giao nhận hàng hoá tại các cảng và cửa khẩu... - Phòng Tài chính - Kế toán: Thực hiện hạch toán kế toán trong Công ty và đơn vị trực thuộc, lập các báo cáo tài chính định kỳ hoặc theo yêu cầu của Công ty và chế độ quy định hiện hành. - Ban đổi mới và phát triển: Giúp Ban lãnh đạo Công ty xây dựng ch- ương trình, kế hoạch về sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp; hướng dẫn theo dõi và thẩm định việc thực hiện các chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp đã được phê duyệt. - Ban kiểm tra nội bộ: Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, quy trình, nội quy, quy định của Công ty tại các phòng, ban, đơn vị trực thuộc; các tổ chức đoàn thể trong Công ty. - Ban quản lý dự án khu đô thị: Thực hiện dự án đầu tư phát triển Khu đô thị mới Thái Hưng và khu dân cư phục vụ yêu cầu tái định cư theo quy hoạch và kế hoạch được duyệt của cấp thẩm quyền từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi bàn giao đưa vào sử dụng theo quy định. - Các Công ty, chi nhánh, nhà máy trực thuộc: Hoạt động độc lập, tự chịu trách nhiệm về mọi hoạtđộngsản xuất kinh doanh của từng đơn vị. Số liệu kế toán hàng tháng, hàng quý, hàng năm được báo cáo định kỳ về Công ty.
  • 52. chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Thị Ngọc Uyên Lớp: CQ49/11.08 45 2.1.2.4. Tổchứcbộmáyquản lýtàichính-kế toán của công ty Kế toán trưởng Phóng phòng phụ trách tài chính Thủ quỹ Kế toán thanh toán Nhân viên giao dịch ngân hàng Kế toán đầu tư tài chính và nguồn vốn Kế toán Ngân hàng và tiền vay Kế toán đơn vị hạch toán độc lập và phụ thuộc Kế toán hạch toán Vận tải Kế toán kho hàng Kế toán doanh thu, công nợ phải thu Kế toán thuế, chi phí, công nợ phải trả, TSCĐ Phó phòng phụ trách hạch toán-kế toán